Trường tiểu học ––––––––––– Kiểm tra định kì lần 3 Môn : Tiếng việt - Lớp 5 Thời gian làm bài đọc hiểu và kiểm tra viết : 70 phút. Họ và tên: ........................................................................ Lớp 5.......... Điểm đọc ............. Điểm viết......... Điểm chung......................... Nhận xét Họ tên chữ kí của giáo viên chấm Chữ kí của phụ huynh I. Kiểm tra đọc (10 đ). 1) Đọc thành tiếng (5 điểm). Giáo viên gọi học sinh bắt thăm và đọc một đoạn (130 tiếng) ở các bài tập đọc đã học(tuần 19 -> tuần 26) và trả lời 1 ->2 câu hỏi về nội dung bài do giáo viên chọn. 2) Đọc thầm và làm bài tập (5 điểm). Con đường quê em Con đường làng em có một cây đa già sừng sững trên bờ đê như một người lính gác. Bắt đầu từ đó, đường đổ dốc xuống, chạy qua giữa làng làm ranh giới cho hai xóm. Mặt đường vào làng không rộng lắm, chỉ vừa một xe trâu đi. Những phiến đá to gần bằng bàn nước xếp hàng tư lát dọc, nhiều chỗ lóm xuống như lòng mâm. Hai bên đường, nhà cửa san sát. Cứ nhìn những phiến đá ven đường là biết ngay cổng từng nhà. Phiến đá to nhất, nhẵn bóng vẽ đủ ba bốn “ bàn cờ tướng” đúng là cổng nhà cậu Toàn. Phiến đá màu trắng ngà, nổi vân như đầu con rồng chính là nhà thầy Hoán dạy em năm ngoái. Còn kia là phiến đá vuông màu xanh ghi quen thuộc, đó chính là lối đi vào nhà em. Vui nhất là những lúc chiều tà, trâu bò thả cỏ ở ven đê đi về làng, những chiếc móng gõ côm cốp trên mặt đường. Xe trâu, xe cải tiến lóc cóc lăn bánh, xe đạp thồ xuống dốc nhảy tưng tưng qua các phiến đá mấp mô trên mặt đường. Những tối sáng trăng, mặt đường như chiếc khăn sọc trắng vắt qua vai làng em. Dưới ánh trăng , chúng em vui đùa, chạy nhảy trên con đường quen thuộc ấy. ( Theo Hoàng Lan ) Dựa vào nội dung bài đọc hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi sau: Câu 1: Bài văn tả cảnh gì? Con đường. b. Phiến đá c. Làng quê. Câu 2: Mặt đường làng được miêu tả như thế nào? Không rộng lắm, lát bằng những phiến đá to, bằng phẳng. Không rộng lắm, chỉ vừa một xe trâu đi. Rất rộng và lát đá bằng phẳng. Câu 3: Căn cứ vào đâu để biết được cổng của từng nhà ? a. Hình dáng, màu sắc, đặc điểm của từng nhà. b. Cây cối ở hai bên đường. c. Hình dáng, màu sắc, đặc điểm của từng phiến đá ven đường. Câu 4: Tác giả nhớ con đường vào khi nào ? Chiều tà. Những tối sáng trăng. Cả hai ý trên. Câu 5: Câu: “ Mặt đường vào làng không rộng lắm, chỉ vừa một xe trâu đi.”. Tiếng “mặt” trong “mặt đường” có nghĩa giống tiếng “mặt” trong từ: a. Mặt người b. Vắng mặt c. Mặt biển Câu 6: Câu nào sau đây là câu ghép Xe trâu, xe cải tiến lóc cóc lăn bánh, xe đạp thồ xuống dốc nhảy tưng tưng qua các phiến đá mấp mô trên mặt đường. Những tối sáng trăng, mặt đường như chiếc khăn sọc trắng vắt qua vai làng em. c. Dưới ánh trăng , chúng em vui đùa, chạy nhảy trên con đường quen thuộc ấy. Câu 7: Trong câu: “ Con đường làng em có một cây đa già sừng sững trên bờ đê như một người lính gác.” Từ “già” có thể thay thế bằng các từ: a. cổ kính b. cổ thụ. c. cổ điển. Câu 8: Dòng nào sau đây chỉ toàn các từ láy trong bài a . Sừng sững, san sát, nhẵn bóng, côm cốp, lóc cóc. b. Sừng sững, san sát, chạy nhảy, côm cốp, lóc cóc, tưng tưng. c. Sừng sững, san sát, côm cốp, lóc cóc, tưng tưng, mấp mô. II. Kiểm tra viết (10 đ). 1/ Chính tả(5đ): Giáo viên đọc cho học sinh nghe viết bài: Tình quê hương (TViệt 5/ tập II trang 101): Đoạn “Làng quê tôi ................ có ngày trở về” 2/ Tập làm văn (5đ): Em hãy tả một người mà em yêu quý. Bài làm
Tài liệu đính kèm: