Kiểm tra định kì cuối học kì II năm học: 2010 - 2011 môn: Tiếng Việt lớp 5 thời gian (70 phút cho phần bài đọc thầm và bài viết. )

doc 4 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1242Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra định kì cuối học kì II năm học: 2010 - 2011 môn: Tiếng Việt lớp 5 thời gian (70 phút cho phần bài đọc thầm và bài viết. )", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra định kì cuối học kì II năm học: 2010 - 2011 môn: Tiếng Việt lớp 5 thời gian (70 phút cho phần bài đọc thầm và bài viết. )
PHÒNG GD & ĐT THANH OAI
TRƯỜNG TIỂU HỌC BÌNH MINH B
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ II
NĂM HỌC:2010 - 2011
 Môn: Tiếng Việt Lớp 5
 Thời gian (70 phút cho phần bài đọc thầm và bài viết. )
Họ và tên............................................ ..............Lớp ........................
Điểm đọc
Điểm viết
 Điểm chung
Giám khảo 1: (Kí ghi rõ họ tên ) 
Giám khảo 2: (Kí ghi rõ họ tên)
 PHẦN A: KIỂM TRA ĐỌC (10®iÓm): 
I. Đọc thành tiếng: ( 5 điểm) GV kiểm tra học sinh đọc một trong các bài tập đọc đã học trong học kì 2.( SGK Tiếng Việt 5 - Tập 2)
II- §äc thÇm: ( 5 điểm)
Đọc thầm bài và trả lời câu hỏi.
Tấm vé về miền quê thơ ấu.
Sau bao nhiêu năm xa, tôi đã về thăm lại làng mình, nhưng đứng giữa cái làng đã đổi thay trong ngọn gió thời gian vù vù thổi, tôi vẫn day dứt nhớ tới một điều gì đó thật sâu xa. Rồi tôi lại tạm biệt làng quê, theo chuyến tàu đi tới thành phố, đi tới nơi bao công việc đang đợi tôi.
Nhưng “ cái điều gì đó” lại trỗi dạy trong tôi. Và tôi đi ra ga tàu.
Tôi đi nhanh tới ga và hỏi mua tấm vé về miền quê thơ ấu của mình. Chị bán vé quen biết mỉm cười với tôi, vẻ thông cảm. “ Không có tàu”- chị nói. Có thể chị muốn bảo rằng, chuyến tàu đi về quê tôi đã rời ga mất rồi.Nhưng từ nụ cười thông cảm của chị, tôi còn nhận được một niềm cảm thông thầm kín: không có chuyến tàu nào mang con người về miền quê thơ ấu của mình được. Khi người ta đã trưởng thành, miền quê tuổi nhỏ cũng đổi thay.Những người già trong tuổi thơ ấu của ta không còn lại cùng với cây đa, giếng nước nữa. Bạn bè tuổi thơ đã lớn, đã tung cánh bay xa tới nhiều chân trời đất nước...
Ôi, bao nhiêu câu hát, ta biết bao giờ hát lại! Ôi nơi thơ ấu, ta biết bao giờ trở lại! Tôi nghe hồn tôi âm vang một câu hát mà tôi đã từng hát trong những ngày xa cách quê hương. Câu hát buồn buồn, đầy vơi thương nhớ.
Tạm biệt chị bán vé, tôi đi lang thang trên đường phố. Và tôi gặp trên đường chị cán bộ biên tập sách thiếu nhi. Cuộc gặp gỡ tình cờ giữa hai người quen biết từ trước thật thú vị. Chị quả quyết là sẽ tặng tôi tấm vé về miền quê thơ ấu. Rồi chị nói chị cũng rất nhớ miền quê thơ ấu của chị. Miền quê thơ ấu. với tâm hồn trong sáng giúp con ngưòi đi tới những chân trời rộng mở đẹp tươi.
 (NGUYỄN TRỌNG TẠO)
Khoanh trong chữ cái trước ý trả lời phù hợp nhất cho từng câu hỏi sau:
1. Bài văn miêu tả về điều gì?
a. Tả tấm vé về miền quê thơ ấu.
b.Việc mua vé về quê thời thơ ấu.
c. Nỗi khát khao về miền quê thơ ấu.
2. Tại sao nhà văn đã về thăm lại làng mình mà lòng vẫn day dứt nhớ?
a. Trong tâm tưởng của ông hình ảnh của làng gắn với kỉ niệm tuổi thơ.
b. Làng đổi thay, ông nhớ hình ảnh làng của ngày mình còn thơ bé. 
c. Cả a và b đúng.
3. Tại sao chị bán vé cho rằng không thể có chuyến tàu về miền thơ âu? 
a. Chị đã bán hết vé.
b. Trên trời đất này chỉ có miền đất, miền quê.
c.Miền thơ ấu là tuổi thơ của đời người, nó qua đi, không bao trở lại.
4. Chị bán vé cảm thông với nhà văn về điều gì?
a. Chuyến tàu về quê nhà văn đã rời ga trước khi ông đến.
b. Nỗi khát khao về miền quê thơ ấu.
c. Niềm nhớ thương quê hương.
5. Chị biên tập viên sách thiếu nhi chia sẻ điều gì với nhà văn?
a. Chị sẽ tặng nhà văn tấm vé về miền quê thơ ấu.
b. Thông cảm với niềm mong ước được trở về quê hương.
c. Miền quê thơ ấu giúp con người trưởng thành đi tới miền tươi sáng.
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi sau:
6. Từ in đậm trong dòng nào dưới đây được dùng với nghĩa gốc?
a. Câu hát buồn buồn, đầy vơi thương nhớ.
b. Chị cũng rất nhớ miền quê thơ ấu của chị.
c. Trong ngọn gió thời gian vù vù thổi, tôi vẫn day dứt nhớ.
7. Những từ nào trong câu “ Nhưng cái điều gì đó lại trỗi dạy trong tôi” là đại từ.?
a. Cái, gì.
b. Đó, tôi.
c. Gì, đó, tôi.
8. Chủ ngữ trong câu “ Khi người ta đã trưởng thành, miền quê tuổi nhỏ cũng đổi thay” là những từ ngữ nào? Đây là câu đơn hay câu ghép?
a. Miền quê tuổi nhỏ; câu đơn
b. Khi người ta đã trưởng thành; câu đơn
c. Người ta, miền quê tuổi nhỏ; câu ghép.
9. Các vế trong câu “ Tôi nghe hồn tôi âm vang một câu hát mà tôi đã từng hát trong những ngày xa cách quê hương.” được nối với nhau bằng cách nào?
a. Nối bằng quan hệ từ.
b. Nối bằng từ ngữ hô ứng. 
10. Hai câu “ Chị quả quyết là sẽ tặng tôi tấm vé về miền quê thơ ấu. Rồi chị nói chị cũng rất nhớ miền quê thơ ấu của chị.”liên kết với nhau bằng cách nào?
a.Lặp từ ( chị, tấm vé, miền quê thơ ấu).
b.Dùng từ ngữ nối ( rồi) lặp từ ngữ ( chị, miền quê thơ ấu).
a.Thay thế từ ngữ ( cũng rất thớ thay quả quyết là sẽ tặng tôi).
PHẦN B: KIỂM TRA VIẾT ( 10 điểm)
1.Chính tả - Nghe viết ( 5 điểm) GV đọc cho học sinh viết bài.
2. Tập làm văn:( 5 điểm)
Em hãy chọn một loài hoa mà theo em là tiêu biểu cho một mùa và miêu tả loài hoa đó.
PHÒNG GIÁO DỤC THANH OAI
TRƯỜNG TIỂU HỌC BÌNH MINH B
ĐÁP ÁN CHẤM THI CUỐI HỌC KÌ 2
MÔN: TIẾNG VIỆT LỚP 5
Năm học: 2010 -2011.
PHẦN A: KIỂM TRA ĐỌC ( 10 điểm)
Đọc thành tiếng: 5 điểm
Đọc thầm và trả lời câu hỏi: 5 điểm
1
c
0,5 đ
2
c
0,5 đ
3
c
0,5 đ
4
b
0,5 đ
5
c
0,5 đ
6
b
0,5 đ
7
c
0,5 đ
8
a
0,5 đ
9
a
0,5 đ
10
b
0,5 đ
I- ChÝnh t¶(5 ®):
	- ViÕt ®ñ, kh«ng sai lçi, s¹ch ®Ñp cho 4®iÓm.
	- ViÕt sai 1 lçi trõ 0,25 ®iÓm (1 lçi viÕt sai nhiÒu lÇn chØ trõ 0,25®).
II. Tập làm văn: (5 đ)
- Më bµi ( cho 1®): Giíi thiÖu loài hoa định tả.
- Th©n bµi (3®): 
+ Đặc điểm của loài hoa đó ( nở hoa vào mùa xuân hay mùa hạ, mùa thu hay mùa đông; hình dáng , màu sắc hương vị....)
+Cảnh sắc thiên nhiên, vạn vật xung quanh.
+Khuyến khích học sinh sử dụng những từ ngữ chỉ đặc điểm, tính chất, từ chỉ sự so sánh.. 
 (HS có thể trích câu văn, câu thơ, câu hát để bài làm sinh động )
- KÕt bµi (1®): Tình cảm của em về loài hoa đó.
	 Tuú theo møc ®é häc sinh viÕt sai ch÷, sai tõ gi¸o viªn trõ ®iÓm.

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_kiem_tra_cuoi_ky_2_mon_Tieng_Viet_lop_5.doc