Kiểm tra định kì cuối học kì II năm học: 2010 - 2011 môn: Tiếng Việt lớp 4 thời gian (70 phút cho phần bài đọc thầm và bài viết)

doc 5 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 679Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra định kì cuối học kì II năm học: 2010 - 2011 môn: Tiếng Việt lớp 4 thời gian (70 phút cho phần bài đọc thầm và bài viết)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra định kì cuối học kì II năm học: 2010 - 2011 môn: Tiếng Việt lớp 4 thời gian (70 phút cho phần bài đọc thầm và bài viết)
PHÒNG GD & ĐT THANH OAI
TRƯỜNG TIỂU HỌC BÌNH MINH B
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ II
NĂM HỌC:2010 - 2011
 Môn: Tiếng Việt Lớp 4
 Thời gian (70 phút cho phần bài đọc thầm và bài viết. )
Họ và tên............................................ ..............Lớp ........................
Điểm đọc
Điểm viết
 Điểm chung
Giám khảo 1: (Kí ghi rõ họ tên ) 
Giám khảo 2: (Kí ghi rõ họ tên)
PHẦN A: KIỂM TRA ĐỌC (10®iÓm): 
I. Đọc thành tiếng: ( 5 điểm) GV kiểm tra học sinh đọc một trong các bài tập đọc đã học trong học kì 2.
II- §äc thÇm: ( 5 điểm)
Đọc thầm và trả lời câu hỏi.
Tôi đã trở về trên núi cao
Chúng tôi đi ngược về phía mặt trời. Mặt trời đang ở phía sau dãy núi kia, mới chỉ thấy những tia nắng hình nan quạt hắt lên. Con đường đầy những vết chân dê càng lúc càng dốc, những con bọ gậy bò lổm ngổm trên đám lá vàng ướt sũng sương đêm. Càng lên cao rừng càng âm u. Ở những cánh rừng như thế này trời tối khi nào đám trẻ mải chơi không kẹp biết. Trên đầu, tán cây ken dày khít, ong bay vù vù.
Và đây, tôi đang đứng trên đỉnh của một trong những ngọn đồi hùng vĩ nhất Tây Côn Lĩnh. Gió lồng lộng thổi như muốn cuốn tôi bay lên cao... Và kia, oà ra trước tôi, xanh rợp, tím ngắt, bàng bạc trắng, dập dềnh như những con sóng là cả triền núi mơn mởn ngải đắng vừa thức dạy từ sương mù. Tôi lao vào đấy, úp mặt lên nó, một trạng thái nửa mê nửa tỉnh, tựa hồ quay về những năm tháng rất xa. Những năm tháng mà có lúc tưởng như nó chỉ còn phảng phất trong cuộc sống cuồn cuộn chảy, dữ dội vật lộn hôm nay. Tôi gặp cha tôi ở đây. Ông vẫn cường tráng, vâm vấp, tôi rúc vào ông như một con gấu non...
Tôi đã trở về nơi tôi sinh ra, nơi mặt trời lên muộn nhất và đi ngủ sớm nhất.
Tôi đã trở về trên núi cao.
 (ĐỖ BÍCH THUỶ)
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời phù hợp nhất cho từng câu trả lời sau:
Bài văn trên miêu tả cảnh vật gì ? ( 0,5 đ)
Cảnh mặt trời lúc bình minh.
Cảnh núi rừng Tây Côn Linh.
Cảnh con đường đầy những vết chân dê.
Tại sao tác giả cho rằng: “Ở những cánh rừng như thế này trời tối khi nào đám trẻ mải chơi không kịp biết”? ( 0,5 đ)
Rừng có nhiều cây cối, muông thú lạ, lôi cuốn đám trẻ.
Rừng có nhiều cây, tán cây chen dày khít che hết ánh mặt trời.
Cây cối trong rừng dày đặc, đường dốc, núi cao chắn hết ánh sáng.
Tác giả như gặp lại những gì khi trở về quê hương ? ( 0,5 đ)
Những cây ngải đắng mơn mởn khắp triền núi.
Cuộc sống nhộn nhịp, tưng bừng, khẩn trương.
Những năm tháng tuổi thơ và người bố kính yêu.
Bài văn cho thấy tình cảm của tác giả đối với núi rừng quê hương như thế nào? ( 0,5 đ)
Rất nhớ cảnh vật nơi núi rừng quê hương.
Rất gắn bó, rất am hiểu núi rừng quê hương.
Yêu quí, tự hào về núi rừng quê hương.
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi sau:
Hình ảnh nhân hoá trong câu “ Và kia, oà ra trước mắt tôi, xanh rợp, tím ngắt, bàng bạc trắng, dập dềnh như những con sóng là cả triền núi mơn mởn ngải đắng vừa thức dậy từ sương mù.” được thể hiện qua những từ ngữ nào? ( 0,5 đ)
Những con sóng.
Ngải đắng vừa thức dậy.
Triền núi mơn mởn ngải đắng.
Hình ảnh so sánh trong câu “Ông vẫn cường tráng, vâm vấp, tôi rúc vào ông như một con gấu non”. Là những từ ngữ nào ? ( 0,5 đ)
Một con gâu non.
Như một con gấu non.
Tôi rúc vào ông như một con gấu non.
Vị ngữ trong câu “ Gió lồng lộng thổi như muốn tôi bay lên cao” là những từ ngữ nào? ( 0,5 đ)
Bay lên cao.
Muốn tôi bay lên cao.
Lồng lộng thổi như muốn tôi bay lên cao.
Chủ ngữ trong câu “ Và kia, oà ra trước tôi, xanh rợp, tím ngắt, bàng bạc trắng, dập dềnh như những con sóng là cả triền núi mơn mởn ngải đắng vừa thức dạy từ sương mù. ( 0,5 đ)
A .Những con sóng là cả triền núi mơn mởn ngải đắng.
B. Oà ra trước tôi, xanh rợp, tím ngắt, bàng bạc trắng, dập dềnh như những con sóng.
C. Dập dềnh như những con sóng là cả triền núi mơn mởn ngải đắng.
Kết thúc bài thơ Mẹ vắng nhà ngày bão, nhà thơ Đặng Hiển viết:
Thế rồi cơn bão qua
Bầu trời xanh trở lại.
Mẹ về như nắng mới
Sáng ấm cả gian nhà.
 Theo em hình ảnh nào đã làm nên vẻ đẹp của đoạn thơ trên ? Vì sao.
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
PHẦN B: KIỂM TRA VIẾT ( 10 điểm)
I.Chính tả: 5 điểm ( Nghe viết) Giáo viên đọc cho học sinh viết.
II. Tập làm văn: (5 điểm)
Mỗi loài hoa đều có hương sắc riêng. Em hãy tả một loài hoa mà em biết.
PHÒNG GD & ĐT THANH OAI
TRƯỜNG TIỂU HỌC BÌNH MINH B
ĐÁP ÁN CHẤM THI CUỐI HỌC KÌ II
NĂM HỌC:2010 - 2011
 Môn: Tiếng Việt Lớp 4
 Thời gian (70 phút cho phần bài đọc thầm và bài viết. )
PHẦN A: KIỂM TRA ĐỌC (10®iÓm): 
I. Đọc thành tiếng: ( 5 điểm) GV kiểm tra học sinh đọc một trong các bài tập đọc đã học trong học kì 2.
II- §äc thÇm: ( 5 điểm)
1.
B
0,5 đ
2.
B
0,5 đ
3.
C
0,5 đ
4.
C
0,5 đ
5.
B
0,5 đ
6.
C
0,5 đ
7.
C
0,5 đ
8.
B
0,5 đ
PHẦN B: KIỂM VIẾT (10®iÓm): 
I- ChÝnh t¶(5 ®):
	- ViÕt ®ñ, kh«ng sai lçi, s¹ch ®Ñp cho 4®iÓm.
	- ViÕt sai 1 lçi trõ 0,25 ®iÓm (1 lçi viÕt sai nhiÒu lÇn chØ trõ 0,25®).
II. Tập làm văn: (5 đ)
- Më bµi ( cho 1®): Giíi thiÖu loài hoa định tả.
- Th©n bµi (3®): 
+ Hình dáng, màu sắc, hương thơm của loài hoa em định tả
+Chú ý đến đặc điểm riêng biệt. 
+Khuyến khích học sinh sử dụng những từ ngữ chỉ đặc điểm, tính chất, từ chỉ sự so sánh.. 
 (HS có thể trích câu văn, câu thơ, câu hát để bài làm sinh động )
- KÕt bµi (1®): Nªu c¶m nghÜ của em về loài hoa đó.
	 Tuú theo møc ®é häc sinh viÕt sai ch÷, sai tõ gi¸o viªn trõ ®iÓm.

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_kiem_tra_cuoi_hoc_ky_2_mon_TV_lop_4.doc