Kiểm tra điều kiện cuối học kỳ II, năm học 2015 - 2016 môn: Tiếng Vệt – Lớp 4 kiểm tra đọc

doc 6 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 580Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra điều kiện cuối học kỳ II, năm học 2015 - 2016 môn: Tiếng Vệt – Lớp 4 kiểm tra đọc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra điều kiện cuối học kỳ II, năm học 2015 - 2016 môn: Tiếng Vệt – Lớp 4 kiểm tra đọc
PHÒNG GD&ĐT CẨM MỸ
TRƯỜNG TIỂU HỌC SÔNG NHẠN
Họ tên HS: 	
Lớp: 	
SBD: .
KTĐK CUỐI HỌC KỲ II, NĂM HỌC 2015-2016
Môn: Tiếng Việt – Lớp 4
KIỂM TRA ĐỌC 
Giám thị
Giám thị
ĐIỂM
A. ĐỌC THÀNH TIẾNG: (1 điểm) .
B. ĐỌC THẦM: (25 phút)
CÁ HEO Ở BIỂN TRƯỜNG SA
Đêm trăng. Biển yên tĩnh. Tàu Phương Đông của chúng tôi buông neo trong vùng biển Trường Sa.
Một số chiến sĩ thả câu. Một số khác quây quần trên boong sau, ca hát, thổi sáo. Buổi văn nghệ đang đầy ắp tiếng cười, bỗng biển có tiếng động mạnh, nước đập ùm ùm như có người tập bơi. Một người kêu lên: “Cá heo!”. Thì ra chú cá heo thấy các anh chiến sĩ hò hát vui quá, gọi nhau quây đến quanh tàu để chia vui.
Cá heo giống tính trẻ em, thích nô đùa, thích được cổ vũ. Anh em ùa ra vỗ tay, hoan hô: “A! Cá heo nhảy múa đẹp quá!”. Thế là cá thích, nhảy vút lên thật cao. Có chú quá đà vọt lên boong tàu cách mặt nước đến một mét. Có lẽ va vào sắt bị đau, chú nằm im, mắt nhắm nghiền, phía đuôi bị rách một mảng.
Một anh chiến sĩ đến nâng con cá lên hai bàn tay, nói nựng:
Có đau không chú heo? Lần sau khi nhảy múa phải chú ý nhé, đừng nhảy lên boong tàu.
Anh ta vuốt ve con cá rồi thả xuống nước. Cả đàn cá quay ngay lại, quay đầu về phía boong tàu, nhảy vung lên một cái như để cám ơn rồi toả ra biển rộng.
Hôm sau, tàu nhổ neo. Đàn cá heo lại kéo đến. Đúng là đàn cá heo đêm qua
 Theo Hà Đình Cẩn
C.ĐỌC HIỂU/4đ
Câu 1:./0,5đ
Câu 2:./0,5đ
Câu 3:./0,5đ
Câu 4:./0,5đ
Câu 5:./0,5đ
Câu 6:./0,5đ
Câu 7:./0,5đ
Câu 8:./0,5đ
 C. Dựa vào nội dung bài đọc, đánh dấu X vào ô o trước ý trả lời đúng nhất hoặc viết câu trả lời vào chỗ chấm.
1. Tàu Phương Đông của các anh chiến sĩ buông neo ở đâu? 
 Vùng biển Hoàng Sa.
 Vùng biển Trường Sa.
 Vùng biển yên tĩnh.
2. Các chiến sĩ thấy loại cá nào ở vùng biển Trường Sa của Việt Nam?
Cá mập
Cá voi 
Cá heo 
3. Dấu hiệu nào cho thấy các anh chiến sĩ biết cá heo xuất hiện?
Tiếng một anh chiến sĩ reo lên
Biển có tiếng động mạnh, nước đập ùm ùm.
Cá heo nhảy vọt lên boong tàu
4. “Cá heo giống tính trẻ em, thích nô đùa, thích được cổ vũ. Anh em ùa ra vỗ tay, hoan hô. “A ! Cá heo nhảy múa đẹp quá!”. Thế là cá thích, nhảy vút lên thật cao.”
Đoạn văn trên nói lên điều gì về tính cách của cá heo?
.
5. Khi anh chiến sĩ thả con cá heo xuống nước, đàn cá quay đầu lại boong tàu, nhảy vung lên như để làm gì?
Cám ơn
 Tạm biệt
 Xin lỗi
6. Thành phần trạng ngữ trong câu “Hôm sau, tàu nhổ neo.” là:
7. Câu A! Cá heo nhảy múa đẹp quá! là loại câu gì?
Câu kể
 Câu khiến
 Câu cảm
8. Trong câu Tàu Phương Đông của chúng tôi buông neo trong vùng biển Trường Sa. Bộ phận nào là chủ ngữ?
Tàu Phương Đông
 Chúng tôi
 Tàu Phương Đông của chúng tôi
PHÒNG GD - ĐT CẨM MỸ
TRƯỜNG TIỂU HỌC SÔNG NHẠN
(KIỂM TRA VIẾT)
ĐỀ KTĐK HỌC KỲ II, NĂM HỌC 2015 - 2016
Môn Tiếng Việt 4 
( Thời gian làm bài 40 phút )
I. Chính tả ( nghe - viết) (2 đ)
Giáo viên đọc cho học sinh nghe viết tên bài, đoạn văn và tên tác giả bài Trống đồng Đông Sơn - thời gian khoảng 15 phút
Trống đồng Đông Sơn
Niềm tự hào chính đáng của chúng ta trong nền văn hoá Đông Sơn chính là bộ sưu tập trống đồng hết sức phong phú.
Nổi bật trên hoa văn trống đồng là hình ảnh con người hoà với thiên nhiên. Con người lao động, đánh cá, săn bắn. Con người đánh trống, thổi kèn. Con người cầm vũ khí bảo vệ quê hương và tưng bừng nhảy múa mừng chiến công hay cảm tạ thần linh, Đó là con người thuần hậu, hiền hoà, mang tính nhân bản sâu sắc.
 Theo NguyễnVăn Huyên
II. Tập làm văn (3 đ) – 25 phút.
 Đề bài: Hãy viết bài văn tả lại một cây (cây hoa, cây bóng mát) ở trường em mà lớp em được phân công chăm sóc.
* Lưu ý: Giáo viên đọc bài chính tả cho học sinh viết theo trình tự đoạn văn trong đề, sau đó chép đề tập làm văn lên bảng.
PHÒNG GD - ĐT CẨM MỸ
TRƯỜNG TH SÔNG NHẠN
BIỂU ĐIỂM KTĐK HỌC KỲ II, NĂM HỌC 2015 - 2016
Môn Tiếng Việt 4 
KIỂM TRA ĐỌC
A. ĐỌC THÀNH TIẾNG: (1 điểm) giáo viên tự kiểm tra và lấy điểm khi thực hiện các tiết ôn tập tuần 35 – phần ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.
B. ĐỌC THẦM: 
C. ĐỌC HIỂU/4đ
Câu 1: 0,5đ
Câu 2: 0,5đ
Câu 3: 0,5đ
Câu 4: 0,5đ
Câu 5: 0,5đ
Câu 6: 0,5đ
Câu 7: 0,5đ
Câu 8: 0,5đ
 C. Dựa vào nội dung bài đọc, học sinh đánh dấu X vào ô o trước ý trả lời đúng hoặc viết đúng các câu trả lời như sau:
Vùng biển Trường Sa.
Cá heo 
Biển có tiếng động mạnh, nước đập ùm ùm.
Tính cách của cá heo giống tính trẻ con (giống tính trẻ con) 
Cám ơn
 Hôm sau
 Câu cảm
Tàu Phương Đông của chúng tôi
PHÒNG GD - ĐT CẨM MỸ
TRƯỜNG TH SÔNG NHẠN
(KIỂM TRA VIẾT)
BIỂU ĐIỂM KTĐK HỌC KỲ II, NĂM HỌC 2015 - 2016
Môn Tiếng Việt 4 
( Thời gian làm bài 40 phút )
I. Chính tả (2đ)
 - Đánh giá cho điểm: bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, sạch đẹp, trình bày đúng đoạn văn. (2đ)
 - Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai - lẫn phụ âm đầu hoặc vần thanh; không viết hoa đúng quy định) trừ 0,25đ/lỗi
- Lưu ý nếu chữ viết không rõ ràng sai về độ cao khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn trừ (0,5đ) toàn bài.
II. Tập làm văn (3đ) 
* Đảm bảo các yêu cầu sau được 3 điểm :
 - Viết được một bài văn tả cây mà lớp em được phân công chăm sóc; có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài, bài viết có sự sáng tạo, độ dài bài viết khoảng 15 câu trở lên. 
 - Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả. 
 - Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ. 
* Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể cho mức điểm: 2,5đ – 2,0đ - 1,5đ – 1,0đ - 0,5đ
	* Mở bài:
Giới thiệu cây định tả là cây gì, ở đâu, trong hoàn cảnh nào? phải giới thiệu được cây đó là do lớp em chăm sóc. (0,5 điểm) 
	* Thân bài: 
- Tả bao quát, tả chi tiết các bộ phận nổi bật của loại cây định tả. (1,5 điểm)
- Tả các hoạt động chính của em hoặc các bạn trong lớp thể hiện việc chăm sóc cây. (0,5 điểm)
	* Kết bài: 
Nêu tình cảm, thái độ của em đối với cây đó. (0,5 điểm)
* Lưu ý:
	Tuỳ vào mức độ bài viết của các em, giáo viên có thể cho các thang điểm: 
Mở bài: 0,5 đ – 0,25 đ
Thân bài: 2,0 đ - 1,5 đ – 1,25 đ – 1,0 đ – 0,75 đ – 0,5 đ
Kết bài: 0,5 đ – 0,25 đ
- Lạc đề: Không cho điểm

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_TIENG_VIET_LOP_4_KY_2.doc