Kiểm tra cuối học kỳ II năm 2015 - 2016 môn: Lịch sử 8 thời gian làm bài: 45 phút

doc 5 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 838Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra cuối học kỳ II năm 2015 - 2016 môn: Lịch sử 8 thời gian làm bài: 45 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra cuối học kỳ II năm 2015 - 2016 môn: Lịch sử 8 thời gian làm bài: 45 phút
PHÒNG GD-ĐT PHÚ QUỐC KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II 
TRƯỜNG TH- THCS BÃI THƠM Năm 2015-2016
	MÔN: LỊCH SỬ 8
	THỜI GIAN LÀM BÀI: 45 PHÚT
a. Về kiến thức: HS nắm vững các kiến thức sau:
Nhận xét đánh giá đúng thái độ và trách nhiệm của triều đình nhà Nguyễn trong việc để mất nước ta vào tay thực dân Pháp 
Kể tên những sĩ phu tiêu biểu trong phong trào cải cách ở nửa cuối thế kỉ XIX của nước ta 
Vì sao các đề nghị cải cách ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX không được thực hiện 
Trình bày được sự phân hóa giai cấp ở xã hội Việt Nam dưới tác động của chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp 
b. Về kĩ năng:
Rèn kĩ năng tổng hợp, vận dụng kiến thức để làm bài kiểm tra đạt kết quả cao.
c. Về Thái độ:
Hiểu kiến thức, tự tin trong học tập
2. Chuẩn bị:
HS : Viết, thước, các kiến thức trong nội dung trên.
GV: Ma trận, đề thi đáp án.
 :
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II - NĂM HỌC: 2015 – 2016
 MÔN LỊCH SỬ LỚP 8
Nội dung
Nhận biết 
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc 1873-1884
Nhận xét đánh giá đúng thái độ và trách nhiệm của triều đình nhà Nguyễn trong việc để mất nước ta vào tay thực dân Pháp
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1
2.0
20%
1
2.0
20%
Trào lưu cải cách Duy Tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX 
Kể tên những sĩ phu tiêu biểu trong phong trào cải cách ở nửa cuối thế kỉ XIX của nước ta
Vì sao các đề nghị cải cách ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX không được thực hiện
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1
2.0
20%
1
3.0
30%
2
5.0
50%
Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và những chuyển biến kinh tế xã hội ở Việt Nam
Trình bày được sự phân hóa giai cấp ở xã hội Việt Nam dưới tác động của chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1
3.0
30%
1
3.0
30%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
2
5.0
50%
1
3.0
30%
1
2.0
20%
4
10.0
100%
Lớp 8/ 	 KIỂM TRA HỌC KÌ II – Năm học: 2015 – 2016
Họ và tên: ...................................	 Môn: Lịch sử Khối: 8
	Thời gian 45 phút (không kể giao đề)
Điểm 
Lời nhận xét của Giáo viên
Đề Bài:
Câu 1: ( 2 điểm)
 Em có ý kiến gì về trách nhiệm triều đình nhà Nguyễn trong việc để mất nước ta vào tay thực dân Pháp?
Câu 2: (2 điểm)
 Kể tên những nhà cải cách tiêu biểu ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX?
Câu 3: (3 điểm)
 Vì sao các đề nghị cải cách ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX không thực hiện được?
Câu 4: (3 điểm)
 Trình bày sự phân hóa giai cấp của xã hội Việt Nam dưới tác động của chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp?
 Bài làm
KỲ THI HỌC KỲ II NĂM HỌC: 2015 - 2016
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN LỊCH SỬ 8
CÂU
ĐÁP ÁN
ĐIỂM
1
Nhà Nguyễn với chính sách cai trị bảo thủ, lạc hậu,.
Xa rời nhân dân đã làm suy yếu đất nước.
Từng bước phản bội quyền lợi của dân tộc vì lợi ích của dòng họ Nguyễn đã bán rẻ nước ta cho thực dân Pháp.
0,5
0,5 
1,0
2
Tên những nhà cải cách tiêu biểu ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX:
Trần Đình Túc
Nguyễn Huy Tế
Nguyễn Tường Tộ
Nguyễn Lộ Trạch
0,5
0,5 
0,5
0,5
3
Các đề nghị cải cách ở nước ta cuối thế kỉ XIX không thực hiện được bởi vì: 
Triều đình nhà Nguyễn bảo thủ, không muốn thay đổi hiện trạng của đất nước,
Tuy bất lực trước những khó khăn của đất nước nhưng nhà Nguyễn vẫn từ chối mọi cải cách, kể cả những cải cách hoàn toàn có khả năng thực hiện được. 
Điều này đã làm cản trở sự phát triển của những tiền đề mới khiến xã hội lẩn quẩn trong vòng bế tắc của chế độ phong kiến đương thời.
1,0
1,0
1,0
4
Sự phân hóa giai cấp của xã hội Việt Nam sau cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp:
Giai cấp địa chủ phong kiến đã đầu hàng, làm chỗ dựa, tay sai cho thực dân Pháp. Tuy nhiên, có một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước
Giai cấp nông dân, số lượng đông đảo, bị áp bức bóc lột nặng nề nhất, họ sẵn sàng hưởng ứng, tham gia cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc. Một bộ phận nhỏ mất ruộng đất vào làm việc trong các hầm mỏ, đồn điền.
Tầng lớp tư sản đã xuất hiện, có nguồn gốc từ các nhà thầu khoán, chủ xí nghiệp, chủ hãng buônbị chính quyền thực dân kìm hãm, tư bản Pháp chèn ép.
Tiểu tư sản thành thị bao gồm chủ các xưởng thủ công nhỏ, cơ sở buôn bán nhỏ, viên chức cấp thấp và những người làm nghề tự do.
Công nhân phần lớn xuất thân từ nông dân, làm việc trong các đồn điền, hầm mỏ, nhà máy, xí nghiệp, lương thấp nên đời sống khổ cực, có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ chống giới chủ nhằm cải thiện đời sống.
0.5
0.75
0.5
0.5
0.75
	 Ngày 16 tháng 04 năm 2016
 Giáo viên 
 LÊ ĐỨC TRUNG

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_thi_HKII_LS8_2015_2016.doc