Kiểm tra: cuối học kì Lớp 5 môn: Tiếng Việt thời gian: 30 phút năm học: 2015 - 2016

docx 18 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 3634Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra: cuối học kì Lớp 5 môn: Tiếng Việt thời gian: 30 phút năm học: 2015 - 2016", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra: cuối học kì Lớp 5 môn: Tiếng Việt thời gian: 30 phút năm học: 2015 - 2016
PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO PHAN THIẾT
TRƯỜNG TIỂU HỌC TUYÊN QUANG
Họ và tên học sinh ..
Lớp: 5  Năm học: 2015 - 2016
Kiểm tra: Cuối học kì I
Ngày: 
Môn: Tiếng việt
Thời gian: 30 phút
GV coi thi
1.
2.
GVchấm thi
1.
2.
Điểm đọc
Điểm viết
Điểm TV
Đọc
thầm
Đọc
tiếng
Tổng
Chính
tả
TLV
Tổng
Lời phê của giáo viên
.
.
A. KIỂM TRA ĐỌC:
 Đọc thầm bài “ Hoa xoan”.
Hoa xoan
Mùa giêng hai. Mù sương càng bớt thì mưa phùn bay càng nhiều. Bụi mưa li ti hàng triệu triệu hạt trắng đục rắc nhè nhẹ. Đất trời ẩm ướt và hơi lạnh. Ấy là lúc xoan bắt đầu chuyển nhựa rùng rùng chuẩn bị cho mùa hoa mới. Người nhà quê trồng xoan thành vườn hoặc dặm ở hàng rào để lấy gỗ làm nhà, đóng gường, tủ, bàn ghếNgàn đời rồi, cây xoan có sức sống diệu kì và gần gũi vô cùng với người nhà quê.
Khoảng tiết Kinh Chập năm trước, xoan đã trút hết lá, chỉ còn cây gầy guộc, cành khẳng khiu. Âm thầm suốt cuối mùa đông tích nhựa đắng, để đầu xuân thân phận xoan gầy khẳng trào ra các đầu cành những lộc bé xíu xinh xinh như móng gà chíp, phủ một lớp lông tơ trắng mịn.
Rồi ắng đi một dạo không để ý, sáng ra mắt nhắm mắt mở, bất chợt nhìn lên đã thấy các hoa xoan tim tím lăn tăn nơi đầu cành. Và lại bất chợt giữa trưa nào đó, ngợp mắt, rợp trời hoa xoan bung ra trắng tím. Cái hương hoa xoan ngan ngát và mùi quả xoan tươi hăng hăng đi theo mãi cuộc đời, không một loại nước hoa sang trọng đắt tiền nào sánh nổi. Nó luôn gợi ta nhớ nhung về tuổi thơ và một miền quê yêu thương.
Bây giờ, nhà nhà xây mái bằng bê tông cốt sắt, gỗ xoan không còn chỗ làm cột, làm quá giang, đòn bẩy. Đến cái chạn bát cũng bằng i-nốc, bằng nhựa; gỗ xoan đã ra rìa ngoài cuộc sống người dân quê. Không còn ai làm nhà bằng gỗ xoan. Không còn hoa xoan rụng trắng ngõ đất. Ai người trồng, ai người cần xoan nữa xoan ơi ?
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng trong các câu sau:
1. Tác giả dùng biện pháp, hình ảnh nào để miêu tả lộc xoan ?
a/ So sánh lộc xoan với móng gà chíp, phủ một lớp lông tơ trắng mịn.
b/ Nhân hóa lộc xoan đáng yêu như móng gà chíp bé xíu xinh xinh.
c/ Nhân hóa lộc xoan bé xúi xinh xinh như móng gà chíp.
2. Vì sao với tác giả không thể có thứ nước hoa nào so sánh với hương xoan ?
a/ Cây xoan gắn bó với quê hương tác giả.
b/ Tác giả rất thích mùi hương hăng hăng của quả xoan.
c/ Hương hoa xoan luôn gợi nhớ về tuổi thơ và quê hương.
3. Điều gì khiến tác giả ngậm ngùi khi nhắc về cây xoan ?
a/ Tác giả không còn ở quê hương.
b/ Người dân quê đã trồng thứ cây khác thay cây xoan.
c/ Người dân quê không còn dùng xoan làm nhà, làm gường tủ, bàn ghế.
4. “Rồi ắng đi một dạo không để ý, sáng ra mắt nhắm mắt mở, bất chợt nhìn lên đã thấy các hoa xoan tim tím lăn tăn nơi đầu cành”. Tính từ trong câu là:
a/ Tim tím.
b/ Tim tím, lăn tăn.
c/ Ắng, tim tím, lăn tăn.
5. Đoạn 3 của bài, từ “ Rồi ắng đi .miền quê yêu thương” trong đoạn văn có những đại từ là :
a/ Nó, ta.
b/ Nó, đó, ta.
c/ Nào, đó, nó, ta.
6. Câu nào dưới đây có cặp từ in đậm không phải là đồng âm ?
a. Các bạn đã tập trung đông đủ ở phía đông sân trường.
b. Các nước Đông Âu có nhiều gia đình rất đông con.
c. Thịt đông lạnh không ngon bằng thịt nấu đông.
7. Đặt câu có cặp quan hệ từ chỉ nguyên nhân – kết quả.
..
8. Tại sao ngay trong đoạn mở đầu, tác giả đã khẳng định xoan gắn liền với người dân quê hàng ngàn đời nay ?
Xoan được trồng để lấy gỗ làm nhà, đóng gường, tủ, bàn ghế.
Đọc thành tiếng:
 - HS bốc thăm đọc và trả lời câu hỏi các bài tập đọc sau:
1. Cái gì quý nhất.
2. Đất Cà Mau.
3. Người gác rừng tí hon.
4. Thầy thuốc như mẹ hiền.
5. Hành trình của bầy ong.
B. Kiểm tra viết:
1. Chính tả: Công nhân sửa đường.
- GV đọc cho học sinh viết từ: Bác Tâm mẹ của Thư nhẹ nhàng.
2. Tập làm văn:
- Em hãy tả một người thân trong gia đình em.	
Đáp án Tiếng việt
Đề 1:
Phần đọc thầm trả lời câu hỏi: 4 điểm
HS khoanh đúng ý mỗi câu 0,5 điểm
Câu 1: a
Câu 2. c
Câu 3. c
Câu 4. c
Câu 5. c
Câu 6. c
Câu 7. HS đặt câu đúng, đủ các bộ phận có cặp quan hệ từ chỉ nguyên nhân, kết quả.
Câu 8. Xoan được trồng để lấy gỗ làm nhà, đóng gường, tủ, bàn ghế.
Chính tả:
Sai 1 lỗi trừ 0,25 điểm; 2 lỗi đến 3 lỗi trừ 0,5 điểm; từ 4 đến 5 lỗi trừ 1 điểm.
Tập làm văn:
HS viết đúng thể loại, bố cục đầy đủ: 2 điểm
Dùng từ, diễn đạt ý : 1 điểm
PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO PHAN THIẾT
TRƯỜNG TIỂU HỌC TUYÊN QUANG
Họ và tên học sinh ..
Lớp: 5  Năm học: 2015 - 2016
Kiểm tra: Cuối học kì I
Ngày: 
Môn: Tiếng việt
Thời gian: 30 phút
GV coi thi
1.
2.
GVchấm thi
1.
2.
Điểm đọc
Điểm viết
Điểm TV
Đọc
thầm
Đọc
tiếng
Tổng
Chính
tả
TLV
Tổng
Lời phê của giáo viên
.
.
A. KIỂM TRA ĐỌC:
 Đọc thầm bài “ Sầu riêng”.
SẦU RIÊNG
Sầu riêng là một loài trái quý, trái hiếm của miền Nam. Hương vị của nó hết sức đặc biệt, mùi thơm đậm, bay rất xa, lâu tan trong không khí. Còn hàng chục mét mới tới nơi để sầu riêng, hương đã ngào ngạt xông vào cánh mũi. Sầu riêng thơm mùi thơm của mít chín quyện với hương bưởi, béo của trứng gà, ngọt cái vị ngọt của mật ong già hạn. Hương vị quyến rũ đến kỳ lạ.
Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm. Gió đưa hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi tỏa khắp khu vườn. Hoa đậu từng chùm, màu tím ngát. Cánh hoa như vảy cá, hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhụy li ti giữa những cánh hoa. Mỗi cuống hoa ra một trái. Nhìn trái sầu riêng lủng lẳng dưới cành trông giống như những tổ kiến. Mùa trái rộ vào giữa tháng tư, tháng năm ta.
Đứng ngắm cây sầu riêng, tôi cứ nghĩ mãi về cái dáng của giống cây kì lạ này. Thân nó khẳng khiu, cao vút, cành ngang thẳng đuột, thiếu cái dáng cong, dáng nghiêng, chiều quằn, chiều lượn của cây xoài, cây nhãn. Lá nhỏ xanh vàng, hơi khép lại, tưởng như lá héo. Vậy mà khi trái chín, hương tỏa ngạt ngào, vị ngọt đến đam mê.
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng trong các câu sau:
1. Hương vị đặc biệt của sầu riêng:
 a/ Mùi thơm đậm, bay rất xa, mau tan trong không khí.
 b/ Thơm như hương cau, hương bưởi.
 c/ Mùi thơm của mít chín, cái béo của trứng gà, vị ngọt của mật ong.
2 . Nét đẹp của hoa:
 a/ Đậu thành từng chùm, màu tím ngát, cánh hoa hao hao giống cánh hoa mai.
 b/ Đậu rải rác, màu tím ngát, cánh hoa hao hao giống cánh sen con.
c/ Đậu thành từng chùm, màu tím ngát, cánh hoa hao hao giống cánh sen con.
3. Trong câu: “Sầu riêng thơm mùi thơm của mít chín quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái ngọt của mật ong già hạn.” Các từ in đậm thuộc từ loại:
 	a. Động từ.
b. Tính từ.
c. Danh từ.
4. Trong các câu dưới đây, câu nào có từ in đậm là từ nhiều nghĩa ?
a/ Trăng đã lên cao./ Kết quả học tập của em cao hơn năm trước.
b/ Trăng đậu vào ánh mắt./ Hạt đậu đã nảy mầm.
c/ Ánh trăng vàng trải khắp nơi./ Thì giờ quý hơn vàng.
5. Trong câu “ Làng quê em đã yên vào giấc ngủ.”, đại từ em dùng để làm gì ?
a/ Thay thế danh từ.
b/ Thay thế động từ.
c/ Để xưng hô.
6. Câu văn nào dưới đây có dùng quan hệ từ ?
a. Buồn bã, cô vào công viên khóc một mình.
b. Một buổi chiều mùa đông, cô đến công viên tìm cụ nhưng ở đó chỉ còn lại chiếc ghế đá trống không.
c. Cô gái sững người.
7. Qua cách miêu tả của tác giả, em thấy sầu riêng có giá trị và vẻ đẹp như thế nào ?
Sầu riêng là trái cây quý hiếm, ngon và còn đặc sắc về hương hoa, về dáng dấp của thân, lá, cành.
..
8. Hãy chuyển câu sau thành câu có sử dụng cặp quan hệ từ:
Có dịp về Sóc Trăng, bạn nên tới thăm Chùa Dơi.
Phần II: Đọc thành tiếng: 5 điểm
 - HS bốc thăm đọc và trả lời câu hỏi các bài tập đọc sau:
1. Chuyện một khu vườn nhỏ.
2. Mùa thảo quả.
3. Người gác rừng tí hon.
4. Thầy thuốc như mẹ hiền.
5. Hành trình của bầy ong.
B. Kiểm tra viết:
1. Chính tả: Buôn Chư Lênh đón cô giáo.
- GV đọc cho học sinh viết từ: Căn nhà sàn .. giữa nhà sàn.
2. Tập làm văn:
- Em hãy tả thầy (cô giáo) mà em thích nhất.
Đáp án Tiếng việt
Đề 1:
Phần đọc thầm trả lời câu hỏi: 4 điểm
HS khoanh đúng ý mỗi câu 0,5 điểm
Câu 1: c
Câu 2: c
Câu 3. c
Câu 4. a
Câu 5. c
Câu 6. b
Câu 7. Sầ
Sầu riêng là trái cây quý hiếm, ngon và còn đặc sắc về hương hoa, về dáng vấp của thân, lá, cành.
Câu 8. HS chuyển đúng câu có cặp quan hệ từ
Nếu có dịp về Sóc Trăng thì bạn nên tới thăm Chùa Dơi.
Chính tả:
Sai 1 lỗi trừ 0,25 điểm; 2 lỗi đến 3 lỗi trừ 0,5 điểm; từ 4 đến 5 lỗi trừ 1 điểm.
Tập làm văn:
HS viết đúng thể loại, bố cục đầy đủ: 2 điểm
Dùng từ, diễn đạt ý : 1 điểm
PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO PHAN THIẾT
TRƯỜNG TIỂU HỌC TUYÊN QUANG
Họ và tên học sinh ...
Lớp: 5. Năm học : 2015 – 2016 
Kiểm tra : Định kì lần I
Ngày : 
Môn : Toán 
Thời gian : 40 phút
GV COI THI
1.
2.
GV CHẤM THI
1.
2.
ĐIỂM
LỜI PHÊ:
ĐỀ 1:
Bài 1: Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất: (3 điểm)
* Số thập phân nào dưới đây gồm 9 phần mười và 8 phần nghìn ?
a. 0,809 b. 0,908 c. 0,980
 * Trong các số sau đây, số nào lớn hơn 29,206 
a. 29,06 b. 29,116 c. 29,21
 * 0,1 km2 =m2
a. 1000 m2 b. 10000 m2 c. 100000 m2 
 * Tỉ số được viết dưới dạng tỉ số phần trăm là:
 a. b. c. 
 * Thương và số dư của phép chia 24,76 : 6 là:
a. 4,12 (dư 4) b. 4,12 (dư 0,04) c. 4,12 (dư 0,4) 
 * Số thích hợp điền vào chỗ chấm của 0,463m = cm là:
a. 463 b. 4,63 c. 46,3 
Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm: ( 1,5 điểm)
a. 8 tạ 6 kg = tạ b. 5m2 26dm2 = .dm2
c. dm2 = .cm2
Bài 3: Đặt tính rồi tính: (1,5 điểm)
a. 35,76 + 23,52 b. 238,35 – 96,07 c. 18,2 x 3,5 
..
Bài 4: Tính (1 điểm)
60 : 8 x 2,6 = .
 .
Bài 5: Một mảnh đất hình chữ nhật có chiều dài 24m, chiều rộng kém chiều dài 6m, Người ta dành 25% diện tích mảnh đất để làm nhà ở. Tính diện tích đất làm nhà ? (2 điểm)
 ..
Bài 6: Cho một số thập phân, dời dấu phẩy của số đó sang bên phải một chữ số ta được số thứ hai, cộng hai số lại ta được 538,12. Tìm số thập phân ban đầu. (1 điểm)
.
Đáp án đề 1:
Bài 1: 3 điểm khoanh đúng mỗi ý 0,5 điểm
Theo thứ tự: b; c; c; a; b; c
Bài 2: 1,5 điểm đúng mỗi phép tính 0,5 điểm
a. 8,06 tạ b. 526 dm2 c. 20 cm2
Bài 3: 1,5 điểm
HS đặt tính đúng và kết quả đúng mỗi phép tính được 0,5 điểm
Bài 4: 1 điểm
HS tính đúng mỗi bước được 0,5 điểm
Bài 5: 2 điểm
Chiều rộng mảnh đất là: 24 – 6 = 18 (m) (0,5 điểm)
Diện tích mảnh đất là: 24 x 18 = 432 (m2) ( 0,5 điểm)
Diện tích đất làm nhà: 432 x 25 : 100 = 108 (m2) (0,75 điểm)
Đáp số: 108 m2 (0,25 điểm)
Bài 6: 1 điểm
Khi dời dấu phẩy sang phải một chữ số thì số đó gấp số ban đầu là10 lần.
Tổng số phần bằng nhau là: 1 + 10 = 11
Số ban đầu là: 538,12 : 11 = 48,92
Đáp số: 48,92
PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO PHAN THIẾT
TRƯỜNG TIỂU HỌC TUYÊN QUANG
Họ và tên học sinh ...
Lớp: 5. Năm học : 2015 – 2016 
Kiểm tra : Định kì lần I
Ngày : 
Môn : Toán 
Thời gian : 40 phút
GV COI THI
1.
2.
GV CHẤM THI
1.
2.
ĐIỂM
LỜI PHÊ:
Đề 2:
Bài 1: Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất: (3 điểm)
* viết dưới dạng số thập phân là:
a. 5,007 b. 5,07 c. 5,7 
* 7,8dam2 = ..m2
a. 7,08m2 b. 780 m2 c. 78m2 
* Tỉ số phần trăm của 18 và 12 là:
a. 150% b. 60% c. 40% 
* Một mảnh đất hình chữ nhật có diện tích 420 m2. Chiều dài 12,5m. Vậy chiều rộng của mảnh đất đó là:
a. 3,36m b. 33,6cm c. 36cm
* Chữ số 5 trong số 32,579 có giá trị là:
a. 500 b. c. 
 * 4 phút 36 giây = giây
a. 276 giây b. 267 giây c. 436 giây
Bài 2: Điền số hoặc tên đơn vị thích hợp vào chỗ chấm: (1,5 điểm)
a. 41m2 5cm2 = .cm2 b. 67 tấn 520 kg= .kg
c. 223 kg = . tấn
Bài 3: Tính (1 điểm)
 915,6 – ( 315,6 + 250)
..
..
..
Bài 4: Đặt tính rồi tính: (1,5 điểm)
a. 57,75 x 2,5 b. 45,16 : 8,6 c. 57,648 + 35,37
.
Bài 5: Một thửa ruộng hình chữ nhật có diện tích bằng diện tích của một hình vuông có cạnh dài 42m. Trên thửa ruộng đó, người ta dùng 25% diện tích để trồng bắp. Tính diện tích đất còn lại ? (2 điểm)
Bài 6: Tìm một số thập phân, biết rằng lấy số đó chia cho 6,72 rồi cộng với 12,8 thì được kết quả là 19,7. ( 1điểm)
Đáp án đề 2:
Bài 1: 3 điểm khoanh đúng mỗi ý 0,5 điểm
Theo thứ tự: a; b; a; b; b; a
Bài 2: 1,5 điểm đúng mỗi phép tính 0,5 điểm
a. 41,05 cm2 b. 67520 kg c. 0,223 tấn
Bài 3: 1 điểm
HS tính đúng mỗi bước được 0,5 điểm
Bài 4: 1,5 điểm
HS đặt tính đúng và kết quả đúng mỗi phép tính được 0,5 điểm
Bài 5: 2 điểm
Diện tích thửa ruộng là: 42 x 42 = 1764 (m2) ( 0,5 điểm)
Diện tích trồng bắp là: 1764 : 100 x 25 = 441 (m2) (0,75 điểm)
Diện tích đất còn lại là: 1764 – 441 = 1323 (m2) ( 0,5 điểm)
Đáp số: 1323 m2 (0,25 điểm)
Bài 6: 1 điểm
Gọi số cần tìm là x, theo đề bài ta có:
X : 6,72 + 12,6 = 19,7
X : 6,72 = 19,7 – 12,8
X : 6,72 = 6,9
X = 6,9 x 6,72
X = 46,368
Vậy số cần tìm là 46,368
PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO PHAN THIẾT
TRƯỜNG TIỂU HỌC TUYÊN QUANG
Họ và tên học sinh ...
Lớp: 5. Năm học : 2015– 2016
Kiểm tra : Cuối học kỳ I
Ngày: 
Môn: Lịch sử - Địa lý
Thời gian : 40 phút
GV COI THI
1.
2.
GV CHẤM THI
1.
2.
ĐIỂM LS và ĐL
LỜI PHÊ
Phần 1: Lịch sử
Câu 1: Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng: ( 2 điểm)
* Người chỉ huy cuộc phản công ở kinh thành Huế là:
a. Hàm Nghi b. Tôn Thất Thuyết c. Trương Định
* Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước vào thời gian nào ?
a. Ngày 5 – 6 – 1911 tại cảng Nhà Rồng.
b. Ngày 6 – 5 – 1911 tại cảng Nhà Rồng.
c. Ngày 15 – 6 – 1911 tại cảng Nhà Rồng.
* Thực dân Pháp mở cuộc tấn công lên Việt Bắc nhằm mục đích gì ?
a. Tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến của ta.
b. Tiêu diệt bộ đội chủ lực của ta .
c. Cả hai ý trên.
* Sự kiện ngày 2 – 9 – 1945 có ý nghĩa:
a. Ngày 2/ 9/1945, nhân dân cả nước vùng lên phá tan xiềng xích nô lệ.
b. Ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
c. Ngày 2/9/1945, đài tiếng nói Việt Nam phát đi lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ Tịch Hồ Chí Minh.
Câu 2: Điền vào chỗ chấm ( 1 điểm)
Cách mạng tháng Tám thành công, nước ta giành được .. nhưng thực dân Pháp quyết tâm cướp nước ta một lần nữa.
Cả dân tộc Việt Nam đứng lên ..với tinh thần “ thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu ., nhất định không chịu làm .”
Câu 3 : Ý nghĩa của chiến thắng Biên giới thu – đông 1950.(1 điểm)
Câu 4: Trong những năm 1930 – 1931, ở nhiều vùng nông thôn Nghệ - Tĩnh diễn ra điều gì (1 điểm)
..
Phần 2: Địa lí
Câu 5: Khoanh vào câu trả lời đúng. ( 2 điểm)
* Phần đất liền của nước ta chiếm:
a. diện tích là đồi núi, diện tích là đồng bằng.
b. diện tích là đồng bằng, diện tích là đồi núi.
c. Cả hai ý trên đều sai.
*Ngành sản xuất chính trong nông nghiệp của nước ta là ngành nào? 
a. Chăn nuôi và đánh bắt thủy sản. 
b. Ngành trồng trọt.
c. Ngành trồng rừng.
* Đặc điểm vùng biển nước ta ? 
Nước không bao giờ đóng băng.
Miền Bắc và miền Trung hay có bão.
Cả hai ý trên. 
* Đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa ở nước ta? 
Nhiệt độ cao, gió và mưa thay đổi theo mùa.
Mùa đông lạnh, mưa phùn với mùa mưa và mùa khô rõ rệt. 
Cả hai ý trên.
Câu 6: Vì sao Thành phố Hồ Chí Minh trở thành trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước ? ( 1điểm)
Câu 7: Điền vào chỗ chấm: ( 1 điểm)
Thương mại gồm các hoạt động  ở trong nước và với nước ngoài. Nước ta chủ yếu xuất khẩu các ..( dầu mỏ, than,), 
, ; nhập khẩu các máy móc, thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu và vật liệu.
Câu 8: Dân số tăng nhanh gây những khó khăn gì trong việc nâng cao đời sống của nhân dân ta ? 1 điểm
.
gây nhiều khó khăn đối với việc đảm bảo các nhu cầu học hành, chăm sóc y tế của người dân về ăn, mặc, ở, học hành, chăm sóc y tế.
Đáp án đề 1: Phần lịch sử:
Câu 1: 2 điểm đúng mỗi ý 0,5 điểm
Theo thứ tự: b; a; c; b
Câu 2: 1 điểm điền đúng mỗi chỗ 0,5 điểm
Cách mạng tháng Tám thành công, nước ta giành được độc lập nhưng thực dân Pháp quyết tâm cướp nước ta một lần nữa.
Cả dân tộc Việt Nam đứng lên kháng chiến với tinh thần “ thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.”
Câu 3: 1 điểm
Thu - đông 1950, ta chủ động mở chiến dịch Biên giới và đã giành thắng lợi, căn cứ địa Việt Bắc được củng cố và mở rộng. Từ đây, ta nắm quyền chủ động trên chiến trường.
Câu 4: 1 điểm
Trong những năm 1930 - 1931, nhân dân Nghệ Tĩnh đã đấu tranh quyết liệt, giành được quyền làm chủ, xây dựng cuộc sống văn minh, tiến bộ ở những nông thôn rộng lớn . 
Phần địa lí:
Câu 5: 2 điểm đúng mỗi ý 0,5 điểm
Theo thứ tự: a; b; c; a
Câu 6: 1 điểm
Ở gần vùng có nhiều lương thực, thực phẩm; giao thông thuận lợi; dân cư đông đúc, người lao động có trình độ cao; đầu tư nước ngoài; trung tâm văn hóa, khoa học kĩ thuật.
Câu 7: 1 điểm điền đúng mỗi chỗ 0,5 điểm
Thương mại gồm các hoạt động mua bán hàng hóa ở trong nước và với nước ngoài. Nước ta chủ yếu xuất khẩu các khoáng sản ( dầu mỏ, than,), hàng tiêu dùng, nông sản và thủy sản; nhập khẩu các máy móc, thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu và vật liệu.
Câu 8: 1 điểm
-Gây nhiều khó khăn đối với việc đảm bảo các nhu cầu học hành, chăm sóc y tế của người dân về ăn, mặc, ở, học hành, chăm sóc y tế.
PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO PHAN THIẾT
TRƯỜNG TIỂU HỌC TUYÊN QUANG
Họ và tên học sinh ...
Lớp: 5. Năm học : 2015 – 2016
Kiểm tra : Cuối học kỳ I
Ngày: 
Môn: Lịch sử - Địa lý
Thời gian : 40 phút
GV COI THI
1.
2.
GV CHẤM THI
1.
2.
ĐIỂM LS VÀ ĐL
LỜI PHÊ
Phần lịch sử:
Câu 1: Khoanh vào câu trả lời đúng nhất: ( 2 điểm)
* Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khẳng định điều gì? 
a. Sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
b. Cách mạng tháng Tám thành công. c. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời
*Ta chủ động mở chiến dịch Biên giới Thu- đông 1950 nhằm mục đích gì?
a. Giải phóng một phần biên giới. 
b. Củng cố và mở rộng căn cứ địa Việt Bắc, khai thông đường liên lạc
c. Cả hai ý trên.
*Thực dân Pháp mở cuộc tấn công lên Việt Bắc nhằm âm mưu gì? 
 a. Tiêu diệt cơ quan đầu não của thực dân Pháp để nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
b. Tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến và bộ đội chủ lực của ta để nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
c. Tiêu diệt cơ quan đầu não của ta để nhanh chóng kết thúc chiến tranh. 
* Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng họp vào thời gian nào ?
a. Tháng 2- 1950 b. Tháng 5 – 1950 c. Tháng 2 – 1951
Câu 2: Vì sao Nguyễn Tất Thành quyết chí ra đi tìm đường cứu nước ? (1 điểm)
Câu 3: Điền vào chỗ chấm. (1 điểm)
Trong những năm ., nhân dân Nghệ Tĩnh đã đấu tranh quyết liệt, giành được quyền ., xây dựng cuộc sống văn minh, tiến bộ ở những . rộng lớn . Ngày . là ngày kỉ niệm Xô Viết Nghệ Tĩnh.
Câu 4: Em hãy kể lại tấm gương chiến đấu anh hùng La Văn Cầu ? (1 điểm)
..
Anh La Văn Cầu có nhiệm vụ đánh bộc phá vào lô cốt phía đông bắc cứ điểm Đông Khê. Bị trúng đạn, nát một phần cánh tay phải nhưng anh đã nghiến răng nhờ đồng đội dùng lưỡi lê chặt đứt cánh tay để tiếp tục chiến đấu. 
Phần địa lí:
Câu 5: Đúng ghi Đ, sai ghi S ( 2 điểm)
a/ Trên phần đất liền nước ta diện tích là đồng bằng, diện tích là đồi núi. S
b/ Nước ta có 54 dân tộc, trong đó dân tộc Kinh có số dân đông nhất. Đ
c/ Nhờ có hoạt động thương mại mà sản phẩm của các ngành sản xuất đến được tay người tiêu dùng. Người tiêu dùng có được sản phẩm để sử dụng. Đ
 d/ Thành phố Hồ Chí Minh vừa là trung tâm công nghiệp , vừa là nơi có hoạt động thương mại phát triển nhất cả nước. Đ
Câu 6: Sự phân bố dân cư không đồng đều ở nước ta gây hậu quả gì ? (1 điểm)
Hậu quả của sự phân bố dân cư không đều giữa vùng đồng bằng, ven biển và vùng núi là nơi quá đông dân, thừa lao động; nơi ít dân, thiếu lao động.
Câu 7: Điền vào chỗ chấm. (1 điểm)
Ở nước ta, đất phe-ra-lít tập trung chủ yếu ở vùng . Và đất phù sa ở vùng ;  phân bố chủ yếu ở vùng đồi núi, còn . ở ven biển.
Câu 8: Khí hậu miền Bắc và miền Nam khác nhau như thế nào ? 1 điểm
..
Đáp án đề 2: Phần lịch sử
Câu 1: 2 điểm đúng mỗi ý 0,5 điểm
Theo thứ tự: a; c; b; c; 
Câu 2: 1 điểm 
Nguyễn Tất Thành quyết chí ra đi tìm đường cứu nước vì không tán thành con đường cứu nước của các nhà yêu nước trước đó.
Câu 3: 1 điểm điền đúng mỗi chỗ 0,5 điểm
Trong những năm 1930 - 1931, nhân dân Nghệ Tĩnh đã đấu tranh quyết liệt, giành được quyền làm chủ, xây dựng cuộc sống văn minh, tiến bộ ở những nông thôn rộng lớn . Ngày 12 - 9 là ngày kỉ niệm Xô Viết Nghệ Tĩnh.
Câu 4: 1 điểm
Anh La Văn Cầu có nhiệm vụ đánh bộc phá vào lô cốt phía đông bắc cứ điểm Đông Khê. Bị trúng đạn, nát một phần cánh tay phải nhưng anh đã nghiến răng nhờ đồng đội dùng lưỡi lê chặt đứt cánh tay để tiếp tục chiến đấu. 
 Phần địa lí:
Câu 5: 2 điểm đúng mỗi ý 0,5 điểm
Theo thứ tự: S; Đ; Đ; Đ
Câu 6: 1 điểm
Hậu quả của sự phân bố dân cư không đều giữa vùng đồng bằng, ven biển và vùng núi là nơi quá đông dân, thừa lao động; nơi ít dân, thiếu lao động.
Câu 7: 1 điểm điền đúng mỗi chỗ 0,5 điểm
Ở nước ta, đất phe-ra-lít tập trung chủ yếu ở vùng đồi núi và đất phù sa ở vùng đồng bằng. Rừng rậm nhiệt đới phân bố chủ yếu ở vùng đồi núi, còn rừng ngập mặn ở ven biển.
Câu 8: 1 điểm
Miền Bắc có mùa đông lạnh, mưa phùn. Miền Nam nóng quanh năm với mùa mưa và mùa khô rõ rệt.

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_lop_5_theo_ma_tran.docx