Kiểm tra cuối học kì II ( năm học 2015 - 2016) môn đọc hiểu – Lớp 4 (thời gian làm bài: 30 phút)

doc 6 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1465Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra cuối học kì II ( năm học 2015 - 2016) môn đọc hiểu – Lớp 4 (thời gian làm bài: 30 phút)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra cuối học kì II ( năm học 2015 - 2016) môn đọc hiểu – Lớp 4 (thời gian làm bài: 30 phút)
TRƯỜNG TH TRẦN QUỐC TOẢN
Họ và tên: ........................................
Lớp : 4
Ngày kiểm tra:
KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II
 ( Năm học 2015 - 2016)
MÔN ĐỌC HIỂU– LỚP 4
 (Thời gian làm bài: 30 phút)
Đọc thầm bài: 
Con sẻ
Tôi đi dọc lối vào vườn. Con chó chạy trước tôi. Chợt nó dừng chân và bắt đầu bò, tuồng như đánh hơi thấy vật gì. Tôi nhìn dọc lối đi và thấy một con sẻ non mép vàng óng, trên đầu có một nhúm lông tơ. Nó trơi từ trên tổ xuống.
Con chó chậm rãi lại gần. Bỗng từ trên cây cao gần đó, một con sẻ già có bộ ức đen nhánh lao xuống như hòn đá rơi trước mõm con chó. Lông sẻ già dựng ngược, miệng rít lên tuyệt vọng và thảm thiết. Nó nhảy lên hai ba bước về phía cái mõm há rộng đầy răng của con chó.
Sẻ già lao đến cứu con, lấy thân mình phủ kín sẻ con. Giọng nó yếu ớt nhưng hung dữ và khản đặc. Trước mắt nó, con chó như một con quỷ khổng lồ. Nó sẽ hi sinh. Nhưng một sức mạnh vô hình vẫn cuốn nó xuống đất.
Con chó của tôi dừng lại và lùiDường như nó hiểu rằng trước mặt nó có một sức mạnh. Tôi vội lên tiếng gọi con chó đang bối rối ấy tránh xa, lòng đầy thán phục.
Vâng, lòng đầy thán phục, xin bạn đừng cười. Tôi kính cẩn nghiêng mình trước con chim sẻ bé bỏng dũng cảm kia, trước tình yêu của nó.
 Theo Tuốc-ghê-nhép.
Dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng (khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng):
Điểm
Lời phê của giáo viên
1.Trên đường đi con chó thấy gì?
A. Một người lạ.
B. Một con sẻ non.
C. Một hòn đá.
2. Việc gì đột ngột xảy ra khiến con chó dừng lại?
A. Sẻ già lao xuống cứu con.
B. Sẻ con bay đi mất.
C. Có người đi đến.
3. Vì sao tác giả bày tỏ lòng kính phục đối với con sẻ nhỏ bé?
A. Vì lòng dũng cảm và tình yêu con của con sẻ.
B. Vì sợ con sẻ.
C. Vì con sẻ quá hung dữ.
4. Sự ngưỡng mộ của Tác giả trước sẻ già như thế nào?
A. Ngạc nhiên, ngỡ ngàng.
B. Buồn cười, sợ quá.
C. Kính cẩn nghiêng mình, lòng đầy thán phục.
5. Câu: “ Sẻ già lao đến cứu con, lấy thân mình phủ kín sẻ con.”, thuộc kiểu câu kể nào?
A. Ai thế nào?
B. Ai Làm gì?
C. Ai là gì?
6. Chủ ngữ trong câu: “ Con chó của tôi dừng lại và lùi.” là:
A. Tôi
B. Dừng lại và lùi.
C. Con chó của tôi.
TRƯỜNG TH TRẦN QUỐC TOẢN KIỂM TRA HỌC KÌ II/ 2015-2016
Họ và tên:  MÔN ĐỌC HIỂU, LTVC – LỚP 4
Lớp: 4 Ngày kiểm tra:
A. Đọc thầm bài văn sau:
	Tiếng cười là liều thuốc bổ
	Một nhà văn đã từng nói: “Con người là động vật duy nhất biết cười”.
	Theo một thống kê khoa học, mỗi ngày, trung bình người lớn cười 6 phút, mỗi lần cười kéo dài độ 6 giây. Một đứa trẻ trung bình mỗi ngày cười 400 lần.
	Tiếng cười là liều thuốc bổ. Bởi vì khi cười, tốc độ thở của con người lên đến 100 ki-lô-mét một giờ, các cơ mặt được thư giãn thoải mái và não thì tiết ra một chất làm người ta có cảm giác sảng khoái, thỏa mãn. Ngược lại, khi người ta ở trong trạng thái nổi giận hoặc căm thù, cơ thể sẽ tiết ra một chất làm hẹp mạch máu.
	Ở một số nước, người ta đã dùng biện pháp gây cười để điều trị bệnh nhân. Mục đích của việc làm này là rút ngắn thời gian chữa bệnh và tiết kiệm tiền của cho nhà nước.
	Bởi vậy, có thể nói: ai có tính hài hước, người đó chắc chắn sẽ sống lâu hơn.
Điểm
Lời phê của giáo viên
B.Dựa vào nội dung bài văn trên, khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất
1. Vì sao nói tiếng cười là liều thuốc bổ?
A. Vì con người cảm thấy dễ chịu.
B. Vì con người cảm thấy vui vẻ.
C. Vì khi cười, tốc độ thở của con người tăng lên, các cơ mặt được thư giãn thoải mái và não thì tiết ra một chất làm người ta có cảm giác sảng khoái, thỏa mãn. 
4. Dòng nào sau đây có những từ chứa tiếng vui chỉ cảm giác?
A. Vui chơi, vui nhộn, vui tươi. 
B. Vui vẻ, vui mừng, vui sướng.
C. Mua vui, góp vui, vui thích.
2. Người ta tìm cách tạo ra tiếng cười cho bệnh nhân để làm gì?
A. Để bệnh nhân không bị căng thẳng
B. Để rút ngắn thời gian chữa bệnh và tiết kiệm tiền.
C. Để bệnh nhân tin tưởng là bệnh của mình sẽ chóng khỏi.
5. Thế nào là một người vui tính?
A. Thỉnh thoảng nói cười.
B. Nói huyên thuyên suốt ngày.
C. Lúc nào cũng vui vẻ, cởi mở, nói năng dí dỏm.
3. Em rút ra được điều gì qua bài này?
A. Cần phải biết sống một cách vui vẻ.
B. Cần phải cười thật nhiều.
C. Nên cười đùa thoải mái trong bệnh viện.
6.Trạng ngữ trong câu: Vì vắng tiếng cười, vương quốc nọ buồn chán kinh khủng.
A. Vì vắng tiếng cười
B. Vương quốc nọ
C. Buồn chán kinh khủng
Trường Tiểu học Trần Quốc Toản
Họ tên: ................................................
Lớp : 4 ..... 
Ngày kiểm tra: ...............................................
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
Năm học 2015-2016
MÔN: TIẾNG VIỆT LỚP 4
Điểm
Nhận xét
Chữ kí của GV coi, chấm
A. Đọc thầm bài văn sau: 	 
Con chuồn chuồn nước
	Ôi chao! Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao! Màu vàng trên lưng chú lấp lánh. Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng. Cái đầu tròn và hai con mắt long lanh như thuỷ tinh. Thân chú nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu. Chú đậu trên một cành lộc vừng ngả dài trên mặt hồ. Bốn cánh khẽ rung rung như đang còn phân vân.
	Rồi đột nhiên, chú chuồn chuồn nước tung cánh bay vọt lên. Cái bóng chú nhỏ xíu lướt nhanh trên mặt hồ. Mặt hồ trải rộng mênh mông và lặng sóng. Chú bay lên cao hơn và xa hơn. Dưới tầm cánh chú bây giờ là luỹ tre xanh rì rào trong gió, là bờ ao với những khóm khoai nước rung rinh. Rồi những cảnh đẹp của đất nước hiện ra: cánh đồng với những đàn trâu thung thăng gặm cỏ; dòng sông với những đoàn thuyền ngược xuôi. Còn trên tầng cao là đàn cò đang bay, là trời xanh trong và cao vút. 	
Nguyễn Thế Hội)
A. Dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng (khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng):
Câu 1. Chú chuồn chuồn nước được miêu tả bằng những hình ảnh so sánh nào?
 A. Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng; Hai con mắt 
 long lanh như thuỷ tinh. 
 B. Chú đậu trên một cành lộc vừng ngả dài trên mặt 
 hồ.
 C. Màu vàng trên lưng chú lấp lánh.
Câu 4: Theo em, bài “Con chuồn chuồn nước” ca ngợi gì?
A. Ca ngợi vẻ đẹp sinh động của chú 
 chuồn chuồn nước.
B. Ca ngợi cảnh đẹp của quê hương.
C. Ca ngợi vẻ đẹp sinh động của chú 
 chuồn chuồn nước và cảnh đẹp của 
 quê hương.
Câu 2.  Tác giả tả chú chuồn chuồn nước bay như thế nào?
a. Bay ngang qua
b. Bay vọt lên, cao hơn và xa hơn.
c. Bay lướt nhanh
Câu 5. Dòng nào sau đây là câu khiến?
A. Nam đi học.
B. Giang cần phải chăm học!
C. Ngân chăm chỉ.
Câu 3. Tình yêu quê hương, đất nước của tác giả thể hiện qua những câu văn nào?
 A. Mặt hồ trải rộng mênh mông và lặng sóng; Dưới tầm cánh chú bây giờ là luỹ tre xanh rì rào trong gió, là bờ ao với những khóm khoai nước rung rinh.
 B. Rồi những cảnh đẹp của đất nước hiện ra: cánh đồng với những đàn trâu thung thăng gặm cỏ; dòng sông với những đoàn thuyền ngược xuôi. Còn trên tầng cao là đàn cò đang bay, là trời xanh trong và cao vút. 
 C. Cả hai ý A và B.
Câu 6. Trạng ngữ trong câu “Trong vườn, muôn loài hoa đua nở.” Là:
A. Trong vườn
B. Muôn loài hoa
C.  Hoa đua nở
TRƯỜNG TH TRẦN QUỐC TOẢN
Họ và tên: ........................................
Lớp : 4
Ngày kiểm tra:
KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II
 ( Năm học 2015 - 2016)
MÔN ĐỌC HIỂU– LỚP 4
 (Thời gian làm bài: 30 phút)
Đọc thầm bài: 
Chiếc lá
Chim sâu hỏi chiếc lá:
- Lá ơi! Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi!
- Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu.
- Bạn đừng có giấu! Nếu bình thường vậy, sao bông hoa kia lại có vẻ rất biết ơn bạn?
- Thật mà ! Cuộc đời tôi rất bình thường. Ngày nhỏ, tôi là một búp non. Tôi lớn dần lên thành một chiếc lá và cứ là như thế cho đến bây giờ.
- Thật như thế sao?Đã có lần nào bạn biến thành hoa, thành quả, thành một ngôi sao, thành vầng mặt trời đem lại miền vui cho mọi người như trong các câu chuyện cổ tích mà bác gió thường rầm rì kể suốt đêm ngày chưa?
- Chưa, chưa một lần nào tôi biến thành một thứ gì khác tôi cả. Suốt đời , tôi chỉ là một chiếc lá nhỏ nhoi bình thường.
- Thế thì chán thật! Bông hoa kia đã làm tôi thất vọng. Hoa ơi, bạn chỉ khéo bịa chuyện.
- Tôi không bịa chút nào đâu. Mãi mãi tôi kính trọng những chiếc lá bình thường như thế. Chính nhờ họ mới có chúng tôi- những hoa, những quả, những niềm vui mà bạn vừa nói đến.
Dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng (khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng):
Điểm 
1.Trong câu chuyện trên, có những nhân vật nào nói với nhau?
A. Chim sâu và bông hoa
B. Chim sâu và chiếc lá
C. Chim sâu, bông hoa và chiếc lá
2. Vì sao bông hoa biết ơn chiếc lá?
A. Vì lá suốt đời chỉ là một chiếc lá bình thường.
B. Vì lá đem lại sự sống cho cây.
C. Vì lá có lúc biến thành mặt trời
3. Câu chuyện muốn nói với em điều gì?
A. Hãy biết quý trọng những người bình thường
B. Vật bình thường mới đáng quý.
C.Lá đóng vai trò rất quan trọng đối với cây.
4. Trong câu chuyện trên, có khi nào chiếc lá biến thành hoa, thành vầng mặt trời chưa?
A.Chỉ có một lần biến thành hoa.
B.Chưa một lần nào biến thành một thứ gì khác.
C.Có nhiều lần biến thành hoa, thành vầng mặt trời .
5. Chủ ngữ trong câu Cuộc đời tôi rất bình thường là:
A. Tôi
B. Cuộc đời tôi
C. Rất bình thường
6. Trong câu chuyện trên có những kiểu câu kể nào?
A. Chỉ có kiểu câu Ai Làm gì?
B.Có hai kiểu câu Ai Làm gì? Ai thế nào?
C.Có ba kiểu câu Ai Làm gì? Ai thế nào?Ai là gì?
TRƯỜNG TH TRẦN QUỐC TOẢN KIỂM TRA HỌC KÌ II /2015-2016
HỌ VÀ TÊN. MÔN ĐỌC HIỂU-LUYỆN TỪ VÀ CÂU
LỚP 4 NGÀY KIỂM TRA . Thời gian làm bài phút      
A. đọc thầm câu chuyện sau:
Chiếc lá
Chim sâu hỏi chiếc lá:
- Lá ơi! Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi!
- Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu.
- Bạn đừng có giấu! Nếu bình thường vậy, sao bông hoa kia lại có vẻ rất biết ơn bạn?
- Thật mà ! Cuộc đời tôi rất bình thường. Ngày nhỏ, tôi là một búp non. Tôi lớn dần lên thành một chiếc lá và cứ là như thế cho đến bây giờ.
- Thật như thế sao?Đã có lần nào bạn biến thành hoa, thành quả, thành một ngôi sao, thành vầng mặt trời đem lại miền vui cho mọi người như trong các câu chuyện cổ tích mà bác gió thường rầm rì kể suốt đêm ngày chưa?
- Chưa, chưa một lần nào tôi biến thành một thứ gì khác tôi cả. Suốt đời , tôi chỉ là một chiếc lá nhỏ nhoi bình thường.
- Thế thì chán thật! Bông hoa kia đã làm tôi thất vọng. Hoa ơi, bạn chỉ khéo bịa chuyện.
- Tôi không bịa chút nào đâu. Mãi mãi tôi kính trọng những chiếc lá bình thường như thế. Chính nhờ họ mới có chúng tôi- những hoa, những quả, những niềm vui mà bạn vừa nói đến.
Dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng (khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng):
Điểm 
1.Trong câu chuyện trên, có những nhân vật nào nói với nhau?
A. Chim sâu và bông hoa
B. Chim sâu và chiếc lá
C. Chim sâu, bông hoa và chiếc lá
2. Vì sao bông hoa biết ơn chiếc lá?
A. Vì lá suốt đời chỉ là một chiếc lá bình thường.
B. Vì lá đem lại sự sống cho cây.
C. Vì lá có lúc biến thành mặt trời
3. Câu chuyện muốn nói với em điều gì?
A. Hãy biết quý trọng những người bình thường
B. Vật bình thường mới đáng quý.
C.Lá đóng vai trò rất quan trọng đối với cây.
4. Trong câu “Chim sâu hỏi chiếc lá.”sự vật nào được nhân hóa?
A. Chỉ có chiếc lá được nhân hóa.
B.Chỉ có chim sâu được nhân hóa.
C. Cả chim sâu và chiếc lá đều được nhân hóa.
5. Câu “Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi!” thuộc loại câu nào?
A. Câu kể
B.Câu hỏi
C.Câu khiến
6. Phần in đậm trong câu « Ngày nhỏ, tôi là một búp non. » trả lời cho câu hỏi nào ?
A. Ai ?
B. thế nào?
C. Làm gì?
 TRƯỜNG TH TRẦN QUỐC TOẢN KIỂM TRA CUỐI KÌ II NĂM HỌC 2015 - 2016
Họ và tên:  MÔN TIẾNG VIỆT - LỚP 4
Lớp : 4 .. Ngày kiểm tra: .. / .. /2016 
KIỂM TRA ĐỌC HIỂU - LUYỆN TỪ VÀ CÂU
A. Đọc thầm:
Đường đi Sa Pa
	Xe chúng tôi leo chênh vênh trên dốc cao của con đường xuyên tỉnh. Những đám mây trắng nhỏ sà xuống cửa kính ô tô tạo nên cảm giác bồng bềnh huyền ảo. Chúng tôi đang đi bên những thác trắng xóa tựa mây trời, những rừng cây âm âm, những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa. Tôi lim dim mắt ngắm mấy con ngựa đang ăn cỏ trong một vườn đào ven đường. Con đen huyền, con trắng tuyết, con đỏ son, chân dịu dàng, chùm đuôi cong lướt thướt liễu rủ.
	Buổi chiều, xe dừng lại ở một thị trấn nhỏ. Nắng phố huyện vàng hoe. Những em bé Hmông, những em bé Tu Dí, Phù Lá cổ đeo móng hổ, quần áo sặc sỡ đang chơi đùa trước cửa hàng. Hoàng hôn, áp phiên của phiên chợ thị trấn, người ngựa dập dìu chìm trong sương núi tím nhạt. 
	Hôm sau, chúng tôi đi Sa Pa. Phong cảnh ở đây thật đẹp. Thoắt cái, lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu. Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận. Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn với những bông hoa lay ơn màu đen nhung hiếm quý.
	Sa Pa quả là món quà tặng diệu kì mà thiên nhiên dành cho đất nước ta.
	Theo NGUYỄN PHAN HÁCH
B. Dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng nhất (khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng).
Điểm
Nhận xét của giáo viên
1. Sa Pa là một huyện thuộc vùng nào của đất nước ta?
A. Vùng núi.
B. Vùng đồng bằng. 
C. Vùng biển. 
2. Cảm giác bồng bềnh huyền ảo trên đường lên Sa Pa được tạo nên do đâu?
A. Do những đám mây nhỏ bay trên đỉnh núi tạo nên.
B. Do những đám mây nhỏ lang thang trên các ngọn cây tạo nên.
C. Do những đám mây nhỏ sà xuống cửa kính ô tô tạo nên.
3. Vì sao tác giả gọi Sa Pa là “món quà tặng diệu kì” của thiên nhiên?
A. Vì phong cảnh của Sa Pa rất đẹp.
B. Vì sự đổi mùa trong một ngày của Sa Pa rất lạ lùng, hiếm có. 
C. Cả hai ý trên.
4. Bài văn thể hiện tình cảm của tác giả đối với cảnh đẹp Sa Pa như thế nào?
A. Ca ngợi Sa Pa là món quà kì diệu. 
B. Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa.
C. Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa và thể hiện tình cảm yêu mến, tha thiết của tác giả đối với cảnh đẹp của đất nước.
5. Chủ ngữ trong câu “Thoắt cái, lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu” là:
A. Thoắt cái.
B. Lá vàng.
C. Lá vàng rơi.
6. Trạng ngữ trong câu “Hôm sau, chúng tôi đi Sa Pa” là trạng ngữ chỉ:
A. Thời gian.
B. Nơi chốn.
C. Nguyên nhân.

Tài liệu đính kèm:

  • docĐề KT Đọc hiểu+LT&C HKII (￴n).doc