Kiểm tra công nghệ lớp 10 thời gian 15 phút

doc 3 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 945Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra công nghệ lớp 10 thời gian 15 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra công nghệ lớp 10 thời gian 15 phút
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BÌNH ĐỊNH
TRƯỜNG THPT TRƯNG VƯƠNG
– « —
KIỂM TRA CÔNG NGHỆ LỚP 10
Họ tên:  Lớp:10A
PHẦN 1: Hãy ghép nội dung của cột A và cột B để thấy được tác dụng của từng biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng 
Cột A
Cột B
Trả lời
1. Cày bừa, phơi ải đất.
2. Vệ sinh đồng ruộng.
3. Tưới tiêu, bón phân hợp lí.
4. Luân canh cây trồng.
5. Kiểm tra đồng ruộng thường xuyên.
a. Không cho sâu, bệnh sống lâu với một loại cây trồng.
b. Kịp thời phát hiện sâu, bệnh.
c. Phá hủy nơi ẩn nấp của sâu, bệnh.
d. Giúp cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt, nâng cao khả năng kháng sâu, bệnh.
e. Diệt trừ sâu hại trong đất.
1- E
2- C
3- D
4- A
5- B
PHẦN 2: Điền nội dung đúng vào chỗ trống:
(1)IPMlà chữ viết tắt của biện pháp Phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng. Trong đó, biện pháp(2)SINH HỌClà biện pháp sử dụng sinh vật có ích hay (3)SẢN PHẨMcủa chúng để ngăn chặn, làm giảm thiệt hại do sâu, bệnh gây ra. Đây là biện pháp (4)TIÊN TIẾN....nhất, không(5) GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG. và là yếu tố để phát triển một nền nông nghiệp bền vững. Tuy nhiên, biện pháp này khó chủ động khi sâu bệnh đã phát triển thành dịch.
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BÌNH ĐỊNH
TRƯỜNG THPT TRƯNG VƯƠNG
– « —
KIỂM TRA CÔNG NGHỆ LỚP 10
Họ tên:  Lớp:10A
PHẦN 1: Hãy chọn nội dung đúng ghi “ Đ ” hoặc sai ghi “ S ” vào cột Đáp án về những vấn đề liên quan đến phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng.
Nội dung
ĐA
1. Luân canh cây trồng để tìm ra giống cây tốt là một nội dung trong biện pháp sinh học. 
S
2. Nguyên lý quan trọng trong xây dựng biện pháp IPM là mỗi nông dân là một chuyên gia.
Đ
3. Đốt ruộng sau khi thu hoạch góp phần tiêu diệt, phá hủy nơi ẩn nấp của sâu, bệnh.
Đ
4. Trong chế phẩm SH BVTV, chế phẩm nấm phấn trắng có thể tiêu diệt hơn 200 loài sâu bọ khác nhau
Đ
5. Trong quy trình sản xuất chế phẩm virut NPV, có bước chuẩn bị môi trường nhân tạo để nuôi cấy virut
S
PHẦN 2: Điền nội dung đúng vào chỗ trống:
(1)IPM..là chữ viết tắt của biện pháp Phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng. Trong đó, sử dụng giống cây (2)MANG GEN CHỐNG CHỊU...nhằm hạn chế, ngăn ngừa sự phát triển của sâu bệnh hại. Biện pháp này có hiệu quả là nâng cao được (3)NĂNG SUẤT.cây trồng. Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của biện pháp này là mỗi giống chỉ(4)KHÁNG ĐƯỢC 1 SỐ LOẠI SÂU BỆNH,không có hiệu quả khi (5)CÓ DỊCH..
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BÌNH ĐỊNH
TRƯỜNG THPT TRƯNG VƯƠNG
– « —
KIỂM TRA CÔNG NGHỆ LỚP 10
Họ tên:  Lớp:10A
PHẦN 1: Hãy ghép nội dung cột A và cột B để thấy ý nghĩa của nguyên lí trong phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng.
Cột A: Nguyên lí của IPM
Cột B: Ý nghĩa của nguyên lí
Trả lời
1. Trồng cây khỏe
2. Bảo tồn thiên địch.
3. Thăm đồng ruộng thường xuyên.
4. Nông dân trở thành chuyên gia.
a. Là bảo tồn những sinh vật có ích để nó tiêu diệt sâu hại trên đồng ruộng. VD: Nhện nước, Chim sâu, ếch nhái, bọ rùa
b. Nông dân là người chủ động và trực tiếp phòng trừ sâu bệnh hiệu quả nhất khi họ có hiểu biết về bảo vệ thực vật. 
c. Để cây sinh trưởng tốt, có sức chống chịu và cho năng suất cao.
d. Phát hiện sâu, bệnh sớm và có biện pháp xử lí kịp thời.
1- C
2- A
3- D
4- B
PHẦN 2: Điền nội dung đúng vào chỗ trống:
(1)IPM..là chữ viết tắt của biện pháp Phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng. Trong đó, biện pháp(2)hóa họclà biện pháp chỉ được sử dụng khi dịch tới ngưỡng gây hại mà các biện pháp khác không có hiệu quả vì diệt trừ nhanh, dập tắt được dịch bệnh nhưng dễ gây(3)ô nhiễm môi trườngvà phá vỡ(4)cân bằng sinh thái.Nếu sử dụng thuốc hóa học không đúng liều lượng có thể dẫn đến hiện tượng(5)sâu kháng thuốcvà ảnh hưởng đến (6)sức khỏe.của con người.
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BÌNH ĐỊNH
TRƯỜNG THPT TRƯNG VƯƠNG
– « —
KIỂM TRA CÔNG NGHỆ LỚP 10
Họ tên:  Lớp:10A
PHẦN 1: Hãy ghép nội dung của cột A và cột B để thấy được ưu điểm của các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng 
Cột A
Cột B
Trả lời
1. Biện pháp kĩ thuật.
2. Biện pháp sinh học.
3. Biện pháp hóa học.
4. Biện pháp cơ giới, vật lí.
5. Sử dụng giống cây trồng chống chịu sâu, bệnh.
a. Diệt trừ nhanh, dập tắt được dịch bệnh. Chỉ được sử dụng khi dịch hại tới ngưỡng gây hại mà các biện pháp phòng trừ khác không có hiệu quả.
b. Là biện pháp quan trọng, đơn giản, dễ làm. Chỉ tiêu diệt 1 số sâu, bệnh. 
c. Là biện pháp hạn chế, ngăn ngừa sự phát triển của dịch hại.
d. Là biện pháp phòng trừ chủ yếu nhất, đơn giản, dễ thực hiện.
 e. Là biện pháp tiên tiến nhất. Là yếu tố để phát triển một nền nông nghiệp bền vững.
1- D
2- E
3- A
4- B
5- C
PHẦN 2: Chọn đáp án đúng và đánh chéo “ X” hoặc khoanh tròn vào các chữ cái A hoặc B hoặc C hoặc D:
Câu 1: Chọn ý Đúng khi nói về ảnh hưởng của thuốc hóa học bảo vệ thực vật đến quần thể sinh vật?
A. Làm xuất hiện quần thể dịch hại kháng thuốc. B. Sử dụng càng nhiều cây trồng càng sinh trưởng, phát triển tốt.
C. Không có ảnh hưởng gì đến quần thể sinh vật. D. Sử dụng không hợp lý không làm phá vỡ cân bằng sinh thái.
Câu 2: Kết hợp các biện pháp phòng trừ dịch hại cây trồng nhằm mục đích:
A. Phát huy các ưu điểm, khắc phục nhược điểm	 B. Bảo tồn thiên địch
C. Khắc phục nhược điểm của mỗi biện pháp	 D. Phát huy các ưu điểm của mỗi biện pháp
Câu 3: Chọn ý SAI khi nói về ảnh hưởng xấu của thuốc hóa học bảo vệ thực vật đến môi trường?
A. Gây ô nhiễm môi trường nước.	 B. Gây ô nhiễm môi trường không khí.
C. Bón vôi để cải tạo tính chua do thuốc hóa học gây ra.	 D. Gây ô nhiễm môi trường đất.
Câu 4: Vì sao sử dụng thuốc hóa học bảo vệ thực vật có ảnh hưởng xấu?
A. Thường được sử dụng với nồng độ, liều lượng cao.	 B. Tác động đến mô, tế bào
C. Có phổ độc rộng.	 D. Có phổ độc rộng, thường được sử dụng với nồng độ, liều lượng cao.
Câu 5: Một trong những nguyên lí cơ bản phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng là
A. Kĩ thuật canh tác.	B. Sử dụng hoá chất.	 C. Cơ giới vật lí.	 D. Thăm đồng thường xuyên
Cột A
Cột B
Trả lời
1. Biện pháp kĩ thuật.
2. Biện pháp sinh học.
3. Biện pháp hóa học.
4. Biện pháp cơ giới, vật lí.
5. Sử dụng giống cây trồng chống chịu sâu, bệnh.
a. Diệt trừ nhanh, dập tắt được dịch bệnh. Chỉ được sử dụng khi dịch hại tới ngưỡng gây hại mà các biện pháp phòng trừ khác không có hiệu quả.
b. Là biện pháp quan trọng, đơn giản, dễ làm. Chỉ tiêu diệt 1 số sâu, bệnh. 
c. Là biện pháp hạn chế, ngăn ngừa sự phát triển của dịch hại.
d. Là biện pháp phòng trừ chủ yếu nhất, đơn giản, dễ thực hiện.
 e. Là biện pháp tiên tiến nhất. Là yếu tố để phát triển một nền nông nghiệp bền vững.
1-d 
2- e
3- a
4- b
5- c
HS chọn đáp án đúng nhất, dùng bút chì tô vào bảng đáp án:
01
6
11
16
02
 7
12
17
03
8
13
18
04
9
14
19
05
10
15
20
Câu 1: Biện pháp nào là biện pháp sử dụng các SV có ích và chế phẩm của nó để tiêu diệt sâu, bệnh hại?
A. Biện pháp kĩ thuật. B. Biện pháp hóa học. C. Biện pháp sinh học. D. Biện pháp điều hòa.
Câu 2: Biện pháp nào chỉ được sử dụng khi dịch tới ngưỡng gây hại mà các biện pháp khác không có hiệu quả: 
A. Biện pháp kĩ thuật. B. Biện pháp hóa học. C. Biện pháp sinh học. D. Biện pháp điều hòa.
Câu 3: Biện pháp nào có nội dung “ cày bừa, tiêu hủy tàn dư cây trồng, tưới tiêu, bón phân hợp lí,..”: 
A. Biện pháp kĩ thuật. B. Biện pháp hóa học. C. Biện pháp sinh học. D. Biện pháp cơ giới, vật lí.
Câu 4: Một trong những biện pháp chủ yếu nhất trong phòng trừ dịch hại tổng hợp cây trồng:
 A. Biện pháp hóa học B. Biện pháp điều hòa C. Biện pháp kĩ thuật D. Biện pháp cơ giới, vật lí
Câu 5: Biện pháp nào có nội dung “ dùng bẫy ánh sáng, bẫy màu vàng, bẫy mùi vị; bắt bằng vợt, bằng tay,.”:
A. Biện pháp kĩ thuật. B. Biện pháp hóa học. C. Biện pháp sinh học. D. Biện pháp cơ giới, vật lí.
Câu 6: Ưu điểm chính của biện pháp phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng đối với sản xuất nông, lâm nghiệp là: 
A. Ít sử dụng thuốc trừ sâu, bệnh. B. Sinh thái đồng ruộng được cân bằng, không gây ô nhiễm môi trường. 
C. Tránh được quần thể sâu bệnh tái phát trên đồng ruộng. D. Không xuất hiện dòng sâu bệnh hại kháng thuốc. 
Câu 7: Hãy ghép nội dung của cột A và cột B để thấy được tác dụng của từng biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng 
Cột A
Cột B
Trả lời
1. Cày bừa, phơi ải đất.
2. Vệ sinh đồng ruộng.
3. Tưới tiêu, bón phân hợp lí.
4. Luân canh cây trồng.
5. Kiểm tra đồng ruộng thường xuyên.
a. Không cho sâu, bệnh sống lâu với một loại cây trồng.
b. Kịp thời phát hiện sâu, bệnh.
c. Phá hủy nơi ẩn nấp của sâu, bệnh.
d. Giúp cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt, nâng cao khả năng kháng sâu, bệnh.
e. Diệt trừ sâu hại trong đất.
1- e
2- c
3- d
4- a
5- b
Câu 1: Chế phẩm Bt là: 
A. Chế phẩm vi khuẩn trừ sâu.	 	B. Chế phẩm virut trừ sâu.
C. Chế phẩm nấm trừ sâu.	D. Chế phẩm thảo mộc trừ sâu.
Câu 2: Chế phẩm Bt được sản xuất trên:
A. Môi trường nuôi cấy nhân tạo. B. Cơ thể sâu trưởng thành. C. Sâu non. D. Côn trùng. 
Câu 3: Sâu bị nhiễm chế phẩm Bt có biểu hiện:
A. Cơ thể sâu bị tê liệt sau 2 – 4 ngày thì chết. 	B. Cơ thể sâu mềm nhũn ra.
C. Cơ thể sâu bị trương phồng lên. 	D. Cơ thể sâu bị cứng lại và trắng như rắc bột.
Câu 4: Cơ thể sâu bọ bị tê liệt, chết sau 2 - 4 ngày khi nuốt phải chế phẩm chứa:
 A. Virut NPV B. Nấm phấn trắng C. Nấm túi D. Tinh thể protein độc của Vi khuẩn Bt
----------- HẾT ----------

Tài liệu đính kèm:

  • docKT_15_BP_PHONG_TRU_DICH_HAI_CO_DAP_AN.doc