PHÒNG GD-ĐT CAM LỘ ĐỀ CHÍNH THỨC KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II Năm học 2015 – 2016 Môn: vật lí. Lớp 6 Thời gian 45 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1. (3 điểm) Nêu những điểm giống nhau và khác nhau về sự nở vì nhiệt của các chất rắn, lỏng, khí. Câu 2. (1 điểm) Tại sao khi nấu nước, ta không nên đổ nước thật đầy ấm? Câu 3. (3 điểm) a) Thế nào là sự bay hơi? Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào những yếu tố nào? b) Bằng những hiểu biết của em, hãy giải thích sự tạo thành mưa trong tự nhiên. Câu 4. (3 điểm) Khi theo dõi sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của nước, một học sinh đã lập được một bảng như sau: Thời gian (phút) 0 2 4 6 8 10 12 14 Nhiệt độ (0C) -6 -3 0 0 0 3 6 9 a) Vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của chất đó. b) Trong thời gian theo dõi, nước tồn tại ở những thể nào? Những thể đó ứng với khoảng thời gian nào? -------------Hết------------- PHÒNG GD - ĐT CAM LỘ HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC KỲ II - MÔN VẬT LÝ - LỚP 6 Năm học: 2015- 2016 Câu Nội dung Điểm Câu 1 (3 đ) Giống nhau: các chất rắn, lỏng khí đều nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi. 1 Khác nhau: - Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn. 0,5 - Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau. 0,5 - Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. 0,5 - Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. 0,5 Câu 2 (1 đ) Vì nếu đổ nước đầy ấm thì khi nấu, nước trong ấm nóng lên, nở ra và tràn ra ngoài. 1 Câu 3 (3 đ) a) Sự bay hơi là sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi. 1 Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, gió và diện tích nặt thoáng của chất lỏng. 1 b) Nước từ biển, sông, suối, ao, hồ...bay hơi. Hơi nước bay lên gặp không khí lạnh chúng ngưng tụ lại thành những giọt nước. Các giọt nước rơi xuống tạo thành mưa. 0 3 6 9 -3 -6 4 8 12 t0 (0C) t (phút) 1 Câu 4 (3 đ) 1,5 Từ phút 0 đến phút thứ 4, nước tồn tại ở thể rắn. 0,5 Từ phút thứ 4 đến phút thứ 8, nước tồn tại ở thể rắn và lỏng. 0,5 Từ phút thứ 8 đến phút thứ 14, nước tồn tại ở thể lỏng. 0,5
Tài liệu đính kèm: