PHÒNG GD-ĐT CAM LỘ ĐỀ CHÍNH THỨC KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I Năm học 2015 – 2016 Môn: vật lí. Lớp 8 Thời gian 45 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1. (3 điểm) a) Độ lớn của vận tốc cho ta biết điều gì? Hãy nêu hai đơn vị hợp pháp của vận tốc. b) Vận tốc của chuyển động thứ nhất là 36km/h, của chuyển động thứ 2 là 10m/s. Điều đó cho ta biết gì? So sánh sự nhanh, chậm của hai chuyển động trên. Câu 2. (3 điểm) Hãy nêu hai trường hợp ma sát có hại xuất hiện giữa các chi tiết khi xe đạp chuyển động. Nêu cách làm giảm ma sát trong hai trường hợp đó. Câu 3. (2 điểm) Một người đi xe đạp trên đoạn đường AB dài 12km. Trên 1/3 đoạn đường đầu người đó đi với vận tốc 10km/h, trên 2/3 đoạn đường còn lại người đó đi với vận tốc 8km/h. a) Tính thời gian người đó đi hết đoạn đường AB. b) Tính vận tốc trung bình của người đó trên cả đoạn đường. Câu 4. ( 2 điểm) Thả một vật hình cầu có thể tích V vào dầu hoả, thấy 1/2 thể tích của vật bị chìm trong dầu. a) Tính khối lượng riêng của chất làm quả cầu. Biết khối lượng riêng của dầu là D = 800kg/m3. b) Tính lực đẩy ác-si-mét tác dụng lên vật. Biết khối lượng của vật: m = 0,2kg. -------------Hết------------- PHÒNG GD - ĐT CAM LỘ HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC KỲ I - MÔN VẬT LÝ - LỚP 8 Năm học: 2015 - 2016 Câu Nội dung Điểm Câu 1 (3 đ) a) Độ lớn của vận tốc cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động và được xác định bằng độ dài quảng đường đi được trong một đơn vị thời gian. 1 Hai đơn vị hợp pháp của vận tốc: m/s và km/h 0,5 b) Vận tốc của chuyển động thứ nhất là 36km/h: trong mỗi giờ, vật đi được 36 km. 0,5 Vận tốc của vật thứ hai là 10 m/s: trong mỗi giây, vật đi được 10 m. 0,5 Đổi 36km/h = = 10m/s. => Vậy hai chuyển động nhanh như nhau. 0,5 Câu 2 (3 đ) HS có thể nêu hai trường hợp sau: Ma sát làm mòn đĩa và xích. Để giảm ma sát phải thường xuyên tra dầu mỡ vào xích. 1,5 Ma sát làm mòn trục xe và cản trở chuyển động quay của bánh. Để giảm ma sát người ta dùng ổ bi ở trục quay. 1,5 Câu 3 (2 đ) Thời gian người đó đi hết 1/3 đoạn đường đầu là: 0.5 Thời gian người đó đi hết 2/3 đoạn đường đầu là: 0.5 Thời gian đi hết đoạn đường AB là: t = t1 + t2 = 0,4 + 1 = 1,4h = 1h24phút 0.5 vận tốc trung bình trên cả đoạn đường AB là: vtb = 0.5 Câu 4 (2 đ) Gọi m và D’ lần lượt là khối lượng và khối lượng riêng của vật. Ta có: m = D’.V Trọng lượng của vật: P = 10.m = 10.D’.V 0,25 Lực đẩy ác si mét: FA = 10D. 0,25 Khi vật nổi: P = FA ó 10D’.V = 10D. 0,25 => D’ = = 0,25 Lực đẩy ác si mét: FA = P ó FA = 10m = 10.0,2 = 2N 1
Tài liệu đính kèm: