Kiểm tra chất lượng học kì I năm học: 2015 - 2016 môn: Vật lí – lớp 6 thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề)

doc 2 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 953Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra chất lượng học kì I năm học: 2015 - 2016 môn: Vật lí – lớp 6 thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra chất lượng học kì I năm học: 2015 - 2016 môn: Vật lí – lớp 6 thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề)
PHÒNG GD & ĐT CAM LỘ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I
ĐỀ CHÍNH THỨC
	 	Năm học: 2015 - 2016
	 Môn: Vật lí – Lớp 6
	Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian phát đề) 
Câu 1: (2,5 điểm) 
- Có mấy loại máy cơ đơn giản? Kể tên các loại máy đó?
	- Mỗi loại máy cơ khi dùng tác dụng gì?	
Câu 2 : (2,5 điểm) 
Nêu định nghĩa trọng lượng riêng? 
- Viết công thức tính trọng lượng riêng của 1 chất? Chỉ ra tên gọi và đơn vị của các đại lượng trong công thức.
Câu 3: (1,5 điểm)
Một vật có khối lượng 2,5 kg đặt trên mặt đất. Tính trọng lượng của vật đó? Nếu kéo vật lên theo phương thẳng thì cần một lực có cường độ ít nhất bằng bao nhiêu?
Câu 4: (3,5 điểm)	
Tính khối lượng và trọng lượng của một tấm nhôm có thể tích là 60 dm3. Biết khối lượng riêng của nhôm là 2700 kg/m3 . 
----HẾT----
PHÒNG GD&ĐTCAM LỘ
HƯỚNG DẪN 
CHẤM THI HỌC KỲ I - MÔN: VẬT LÍ - LỚP 6
Năm học: 2015– 2016
-----------------
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1
(2,5 đ)
- Có 3 loại máy cơ: Mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc
1,0
 + Mặt phẳng nghiêng: 
- Dùng MPN có thể kéo (đẩy) vật lên với lực nhỏ hơn trọng lượng của vật.
- Mặt phẳng càng nghiêng ít, thì lực cần để kéo vật trên mặt phẳng đó càng nhỏ.
0,5
+ Đòn bẩy: 
* Mỗi đòn bẩy đều có: 
 - Điểm tựa O; - Điểm tác dụng của F1 là O1; - Điểm tác dụng của F2 là O2
* Khi OO2 > OO1 Thì F2 < F1
0,5
+ Ròng rọc: 
- Ròng rọc cố định: Giúp làm thay đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp.
 - Ròng rọc động: Giúp làm lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật.
0,5
Câu 2
(2,5 đ)
- Nêu được: Trọng lượng riêng của một chất được xác định bằng trọng lượng của một đơn vị thể tích chất đó: 
0,5
- Viết công thức trọng lượng riêng: 
0,5
- Các đại lượng: * d là trọng lượng riêng (N/m3).	
	 * P là trọng lượng (N).	
	 * V là thể tích (m3).	
1,5
Câu 3
(1,5 đ)
+ Tính trọng lượng của vật: 
- Áp dụng công thức : P = 10.m 
0,5
- Thay số ta có: P = 10. 2,5 = 25 (N)
0,5
- Để kéo vật lên theo phương thẳng đứng cần dùng 1 lực có cường độ ít nhất bằng 25 N
0,5
Câu 4
(3,5 đ)
- Tóm tắt đề:
0,5
- Đổi đơn vị: V = 60 dm3 = 0,06 m3
0,5
- Áp dụng công thức: => m = D.V. 	
1,0
- Thay số:	 m = 2700 . 0,06 = 162 (kg)	
0,5
 - Áp dụng công thức: P = 10.m = 10. 216 = 2160 (N) 
1,0
10
(Nếu HS làm theo các cách khác đúng vẫn cho điểm tối đa)

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_LY_6_co_HDC_KY_I_1516.doc