Trường: TH Phú Xuân 2 Lớp: 4/ Họ và tên:.. KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I NĂM HỌC: 2015 – 2016 Môn: Lịch sử & Địa lí Lớp : 4 Thời gian làm bài: 40 phút Mã phách: Mã phách Điểm: I.PHẦN TRẮC NGHIỆM:( 4 điểm) Em hãy khoanh tròn chữ cái trước những ý trả lời đúng: 1. Vua Lý Thái Tổ dời đô ra thành Đại La năm nào? a. Năm 2010. b. Năm 1010. c. Năm 890. d. Năm 1100. 2. Khi Ngô Quyền mất thế lực cát cứ địa phương nổi dậy, chia cắt đất nước ta thành các vùng, lập chính quyền riêng, đánh chiếm lẫn nhau, sử cũ gọi là : a. 12 vùng nguy hiểm. b. Loạn 10 sứ quân. c. Loạn 12 sứ quân. d. 12 cát cứ địa phương. 3. Tại sao ở Đà lạt có nhiều hoa, quả, rau xứ lạnh: a. Vì Đà Lạt nằm trên cao nguyên Lâm Viên, có khí hậu quanh năm mát mẻ. b. Vì Đà Lạt có khí hậu nóng, ẩm, mưa nhiều. c. Vì Đà Lạt có đất đai màu mỡ, nhiều phù sa. 4. Đồng Bằng Bắc Bộ được bồi đắp bởi phù sa của: a. Sông Hồng và sông Cả. b. Sông Hồng và sông Thái Bình. c. Sông Thái Bình và sông Cả. d. Sông Cửu Long và sông Đồng Nai. HỌC SINH KHÔNG VIẾT VÀO Ô NÀY VÌ ĐÂY LÀ PHÁCH SẼ BỊ CẮT MẤT II. PHẦN TỰ LUẬN: (6 điểm) Câu 1: (2 điểm ) Điền từ ngữ ( trong ngoặc đơn) vào chỗ chấm cho phù hợp: ( lũ lụt – đắp đê – Trần – Hà đê sứ ) Nhà ..... rất quan tâm đến việc phòng lụt, đã lập để trông coi việc đắp đê và bảo vệ đê. Năm 1248, nhân dân cả nước được lệnh mở rộng việc đắp đê từ đầu nguồn các con sông lớn đến cửa biển. Hằng năm, khi có, tất cả mọi người không phân biệt trai gái, giàu nghèo đều phải tham gia bảo vệ đê. Câu 2 : (2 điểm ) Tại sao nói đồng bằng Bắc Bộ là vựa lúa lớn thứ hai cả nước? ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Câu 3 : ( 2 điểm ) Kể tên các cao nguyên ở Tây Nguyên. ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ LỚP 4 I. Trắc nghiệm ( 4 điểm ) Trả lời đúng mỗi câu được 0,5 điểm Câu 1 : b. 1010 Câu 2 : c. Loạn 12 sứ quân Câu 3 : a. Vì Đà Lạt nằm trên cao nguyên Lâm Viên, có khí hậu quanh năm mát mẻ. Câu 4 : b. Sông Hồng và sông Thái Bình. II. Tự luận ( 6 điểm ) Câu 1 : ( 2 điểm ) Điền đúng mỗi từ được 0,5 điểm Thứ tự điền đúng là : Trần – đắp đê – Hà đê sứ - lũ lụt Câu 2: ( 2 điểm ) Đồng bằng Bắc Bộ là vựa lúa lớn thứ hai cả nước vì: - Có đất phù sa màu mỡ - Có nguồn nước dồi dào - Người dân có kinh nghiệm trồng lúa nước. Câu 3 : ( 2 điểm ) Trả lời đúng mỗi cao nguyên được 0, 5 điểm. - Cao nguyên Lâm Viên - Cao nguyên Di Linh - Cao nguyên Đắk Lắk - Cao nguyên Kon Tum
Tài liệu đính kèm: