NGÀY SOẠN: .. TUẦN: 18 NGÀY LÊN LỚP: .. TIẾT: 36 KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I Môn: SINH HỌC 8 Năm học: 2015-2016 Thiết lập ma trận 2 chiều: Cấp độ Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng ở cấp độ thấp Vận dụng ở cấp độ cao Chủ đề1: Khái quát về cơ thể người.(5 tiết) Số câu: 0. Số điểm : Chủ đề 2: Vận Động. (6 tiết) Thành phần hóa học của xương Số câu: 1 Số điểm : 1,5 Tỉ lệ 15% 1 1,5điểm 15% Chủ đề 3: Tuần hoàn (5tiết ) Đường đi của máu trong vòng tuần hoàn Số câu: 1 Số điểm : 2 20% 1 2điểm 20% Chủ đề 4 Hô Hấp (4tiết) Sự TĐK ở phổi và TB Số câu: 1 Số điểm : 1,5 Tỉ lệ 15% 1 1,5điểm 15% Chủ đề 5 Tiêu hóa (7 tiết ) Sự tiêu hóa thức ăn tinh bột ở ruột non Số câu: 1 Số điểm : 2đ Tỉ lệ :20% 1 2điểm 20% Chủ đề 6 Trao đổi chất và năng lượng 2 tiết Sự phối hợp Hệ tuàn hoàn , HHH, Hệ tiêu Hóa trong TĐC Số câu: 1 Số điểm : 3đ Tỉ lệ : 30% 1 3đ 30% Tổng số câu:5 Số điểm : 10 Tỉ lệ 100% 1 câu 1,5điểm 15% 2 câu 4,5điểm 45% 2 câu 4 điểm 40% PHÒNG GD&ĐT CƯMGAR KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS ĐINH TIÊN HOÀNG Môn: SINH HỌC 8 Năm học: 2015-2016 Họ và tên: Thời gian: 45 phút Lớp 8A1 (Không kể thời gian giao đề) ĐIỂM : LỜI PHÊ CỦA GIÁO VIÊN: Câu 1.(2đ)Trình bày đường đi của máu trong vòng tuần hoàn lớn. Vì sao máu trong mạch không bị đông? Câu 2. (3đ)Hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, tiêu hóa đã tham gia vào hoạt động trao đổi chất và chuyển hóa như thế nào? Câu 3.(1,5đ) Sự trao đổi khí ở phổi và tế bào diễn ra như thế nào? Câu 4.(1,5đ) Thành phần hóa học của xương có ý nghĩa gì đối với chức năng của xương? Câu 5.(2đ)Trình bày sự tiêu hóa thức ăn tinh bột ở khoang miệng và dạ dày? BÀI LÀM: PHÒNG GD&ĐT CƯMGAR ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ TRƯỜNG THCS ĐINH TIÊN HOÀNG KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I Môn: SINH HỌC 8 Năm học: 2015-2016 ***** Câu 1: a/Đưa máu đỏ tươi từ tâm thất trái vào động mạch chủ, rồi qua các động mạch nhỏ tới các cơ quan giúp tế bào thực hiện trao đổi chất ( cung cấp O2 và chất dinh dưỡng nhận vào khí CO2 và các chất thải ) trở về tâm nhĩ phải theo các tĩnh mạch chủ (1đ). b/ Máu trong mạch không bị đông vì : thành mạch máu trơn và lành lặn, tiểu cầu không bị vỡ. (1đ) Câu 2: - Hệ tuần hoàn tham gia vận chuyển các chất: + Mang O2 từ hệ hô hấp và chất dinh dưỡng từ hệ tiêu hóa tới các TB.(0,5đ) + Mang các sản phẩm thải từ các TB đi tới hệ hô hấp và hệ bài tiết..(0,5đ) - Hệ hô hấp giúp các TB trao đổi khí: + Lấy O2 từ môi trường ngoài cung cấp cho các tế bào.(0,5đ) + Thải CO2 do các TB thải ra khỏi cơ thể.(0,5đ) - Hệ tiêu hóa biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng cung cấp cho TB (1đ) Câu 3: -Sự TĐK phổi: Gồm sự khuếch tán của khí Oxi từ không khí ở phế nang vào máu và CO2 từ máu vào không khí phế nang (0,75đ) -Sự TĐK ở TB: Nồng độ O2 trong máu cao hơn trong TB nên O2 khuếch tán từ máu vào TB.Nồng độ CO2 trong TB cao hơn trong máu, CO2 khuếch tán từ TB vào máu (0,75đ). Câu 4: Thành phần hóa học của xương có chất hữu cơ là chất kết dính và đảm bảo tính đàn hồi của xương.(0,75đ) Thành phần vô cơ là muối Ca và P làm tăng độ rắn chắc của xương.Nhờ vậy xương vững chắc là trụ cột cơ thể (0,75đ) Câu 5: Sự tiêu hóa thức ăn tinh bột ở khoang miệng và dạ dày: -Khi thức ăn đưa vaò miệng được nhai nhỏ mềm nhuyễn,đảo trộn cho thấm đều nước bọt. (0,5đ) -Một phần tinh bột được enzim amilaza biến đổi thành đường Mantôzơ.(0,5đ) - Nhờ động tác nuốt thức ăn được đưa xuống thực quản rồi xuống dạ dày nhờ sự co thắt của các cơ thực quản..(0,5đ) - Trong dạ dày thức ăn gluxxit vẫn chịu tác dụng của enzim amilaza phân giải một phần tinh bột thành Glucozơ giai đoạn đầu. Ngoài ra không có enzim nào ở dạ dày phân hủy.(0,5đ).
Tài liệu đính kèm: