Kiểm tra chất lượng cuối kì II môn : Toán (thời gian 60 phút)

doc 7 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 562Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra chất lượng cuối kì II môn : Toán (thời gian 60 phút)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra chất lượng cuối kì II môn : Toán (thời gian 60 phút)
 Thứ ngày thỏng năm 20..
Họ và tờn:.......... KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG CUỐI Kè II
Lớp :... MễN : TOÁN (Thời gian 60phỳt)
 Điểm
 Lời nhận xột của giỏo viờn.
Đề bài: I/ Trắc nghiệm(5 điểm): Hóy khoanh vào chữ đặt trước cõu trả lời đỳng:
Cõu 1: Phõn số bằng:
A. B. C. D. 
Cõu 2: Kết quả của phộp tớnh : là.
A. B. 	C. 
Cõu 3: Kết quả của phộp nhõn 428 123 là.
A.52 644	 B. 25 644 C. 56 424 D . 46 524
Cõu 4: Kết quả của phộp tớnh chia 7 350 : 42 là.
A. 751 B. 517 C. 157 D. 175
Cõu 5: Kết quả của phộp tớnh là ?
A. B. C. D. 
II/Tự luận (5 điểm):
Cõu 1: Một mảnh vườn hỡnh chữ nhật cú nửa chu vi là 90 dm, chiều rộng bằng chiều dài.
a/ Tớnh chiều dài và chiều rộng của mảnh vườn đú.
 b/Tớnh diện tớch của mảnh vườn đú ra đơn vị một vuụng.
 Giải.
Cõu 2:Viết tất cả giỏ trị của biết rằng 33 48 chia hết cho 3.
Câu hỏi ôn tập Lịch sử
Câu 1: Hãy nối tên các nhân vật lịch sử ở cột A với các sự kiện lịch sử ở cột B sao cho đúng:
A
B
1. Hồ Quý Ly
a)-Tác phẩm Dư địa chí đã xác định rõ lãnh thổ của quốc gia.
 - Bình Ngô Đại Cáo phản ánh khí phách anh hùng và lòng tự hào dân tộc
2. Lê Lợi
b) - Đại phá quân Thanh
- Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa
3. Lê Thánh Tông
c) Hồng Đức quốc âm thi tập, tác phẩm thơ nôm nổi tiếng.
4. Nguyễn Trãi
d) Khởi nghĩa Lam Sơn
5. Quang Trung
e) Đổi tên nước là Đại Ngu
6. Nguyễn ánh
g) Năm 1802 chọn Phú Xuân (Huế) làm Kinh đô
Câu 2: Vì sao Lý Thái Tổ chọn vùng đất Đại La làm kinh đô
Trả lời: 
	- Vì vua thấy đây là vùng đất ở trung tâm đất nước, đất rộng lại bằng phẳng, dân cư không khổ vì ngập lụt muôn vật phong phú tốt tươi.
	- Vua tin rằng muốn con cháu đời sau xây dựng được đời sống ấm no thì phải dời đô từ miền núi chật hẹp Hoa Lư về vùng đất đòng bằng rộng lớn này. 
Câu 3: Em biết Thăng Long còn có tên gọi nào khác:
Trả lời: Thăng Long còn có tên gọi là : Đại La, Hà Nội
Câu 4: Em hãy tóm tắt diễn biến trận Chi Lăng
Trả lời: 
Đạo quân của địch do Liễu Thăng cầm đầu đến cửa ải Chi Lăng.
Kị binh của ta nghênh chiến rồi giả vờ thua để nhử kị binh của địch vào ải.
Khi quân địch vào ải, từ hai bên sườn núi quân của ta bắn tên và phóng lao vào kẻ thù.
 Liễu Thăng bị giết, quân bộ theo sau cũng bị phục binh của ta tấn công.
Hàng vạn quân Minh bị giết, só còn lại rút chạy.
Câu 5: ý nghĩa của chiến thắng Chi Lăng:
Trả lời: 
Đánh tan mưu đồ cứu viện của nhà Minh
Góp phần giúp cuộc kháng chiến chống quân Minh thắng lợi hoàn toàn.
Lê Lợi lên ngôi vua, mở đầu thời kì Hậu Lê.
Câu 6: Nội dung cơ bản của bộ luật Hồng Đức: 
Trả lời: 
Bảo vệ quyền lợi của vua, quan lại, địa chủ.
Bảo vệ chủ quyền Quóc gia.
Khuyến khích việc phát triển kinh tế.
Giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Bảo vệ một số quyền lợi của phụ nữ.
Câu 7: Nhà Hậu Lê vẽ bản đồ Hồng Đức để làm gì?
Trả lời: Nhà Hậu Lê vẽ bản đồ Hồng Đức để: 
	- Quản lí đất đai.
	- Bảo vệ chủ quyền dân tộc. 
Câu 8: Nhà Hậu Lê đã làm gì để quản lí đất nước?
Trả lời: Để quản lí đất nước, nhà Hậu Lê đã:
Vẽ bản đồ Hổng Đức.
Soạn Bộ luật Hồng Đức.
Câu 9: Nhà Hậu Lê đã làm gì để khuyến khích việc học tập?
Trả lời: Để khuyến khích việc học tập, nhà Hậu Lê đã:
Đặt ra lễ xướng danh ( Lễ đọc tên người đỗ).
 Lễ vinh quy ( Lễ đón rước người đỗ cao về làng)
Khắc tên tuổi người đỗ cao vào bia đá dựng ở Văn Miếu.
Câu 10: Em hãy mô tả tổ chức giáo dục dưới thời Hậu Lê?
Trả lời:
Nhà Hậu Lê cho dựng nhà Thái học, dựng lại Quốc Tử Giám.
Tại đây có lớp học , có chỗ ở cho HS và cả kho sách.
Trường thu nhận cả con cháu vua, con cháu các quan và cả con em gia đình thường dân nếu học giỏi.
Nội dung học tập để thi cử là Nho giáo.
Cứ ba năm có một kì thi Hương ở các địa phương và thi Hội ở Kinh thành. Những người đỗ kì thi hội thì được dự kì thi Đình để chọn Tiến sĩ.
Câu 11: Chọn từ ngữ cho trước sau đây để điền vào chỗ chấm (....) trong đoạn văn cho phù hợp:
chính quyền họ Nguyễn
lật đổ chính quyền họ Trịnh
thống nhất đất nước
Đàng Trong
dựng cờ khởi nghĩa
 Mùa xuân năm 1771, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ ......... (1) chống chính quyền họ Nguyễn. Sau khi lật đổ ........ (2) , làm chủ toàn bộ vúng đất .......... (3), Nguyễn Huệ quyết định tiến ra Thăng Long, .......... (4). Năm 1786, nghĩa quân Tây Sơn làm chủ Thăng Long, mở đầu cho việc ......(5)
sCâu 12: Hãy ghi vào ăchữ Đ trước ý đúng, chữ S trước ý sai
Mục đích của quân Tây Sơn khi tiến ra Thăng Long là: 
 o a) Lật đổ chính quyền họ Trịnh
 o b) Mở rộng căn cứ của nghĩa quân Tây Sơn
 ă c) Thống nhất giang sơn
 ă d) Chiếm vàng bạc, châu báu ở Đàng ngoài.
 12 Đáp án: a) Đ, b) S c) Đ d) S
Câu 13: Đánh dấu x vào trước ý đúng nhất:
 Các trận đánh lớn của quân Tây Sơn trong cuộc đại phá quân Thanh là:
 o a) Hà Hồi, Ngọc Hồi, Đống Đa
 o b)Tây Sơn, Khương Thượng, Hải Dương
 ă c) Yên Thế, Lạng Giang, Phượng Nhãn
 ă d) Hà Hồi, Đống Đa, Tây Sơn
 13 Đáp án: a
Câu 14: Đánh dấu x vào trước ý đúng nhất:
 UNESCO đã công nhận cố đô Huế là di sản Văn hoá thế giới vào ngày, tháng, năm nào? 
 o a) 12 - 11 - 1993
 o b)11 - 12 - 1993
 ă c) 22 - 12 - 1993
 ă d) 5 - 12 - 1999
 14 Đáp án: b
Câu 15: Đánh dấu x vào trước ý đúng:
 Tác phẩm nào dưới đây không phải là của Nguyễn Trãi?
 o a) Bộ Lam Sơn thực lục
 o b) Bộ Đại Việt sử kí toàn thư
 ă c) Dư địa chí
 ă d) Quốc âm thi Tập
 15 Đáp án: b
Câu 16 : Đánh dấu x vào trước ý đúng:
 Tháng 1 năm 1789, Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc (Thăng Long) để là gì?
 o a) Lên ngôi Hoàng Đế
 o b) Tiêu diệt chúa Trịnh
 ă c) Thống nhất đất nước
 ă d) Đại phá quân Thanh.
Câu 17 : Đánh dấu x vào trước ý đúng:
Các vua nhà Nguyễn thường quan tâm đến việc xây dựng các công trình gì?
 o a) Trường học
 o b) Chùa chiền
 ă c) Lăng tẩm
 ă d) Đê điều
Câu 18: Chọn từ ngữ cho trước sau đây để điền vào chỗ chấm (....) trong đoạn cho phù hợp: a) kiến trúc; b) nghệ thuật; c) di sản văn hoá ; d) quần thể.
 “ Kinh thành Huế là một ...................(1) các công trình ................(2) và ............(3) tuyệt đẹp.
 Đây là một .............................(4) chứng tỏ sự tài hoa và sáng tạo của nhân dân ta” .
Câu 19: Chọn từ ngữ cho trước sau đây để điền vào chỗ chấm (....) trong đoạn cho phù hợp: đầu làng, xâm lược, Hậu Lê, Hoàng đế, quân Minh, Lam Sơn.
 	“ Dựa vào địa hình hiểm trở của ải Chi Lăng, nghĩa quân ..... đã đánh tan ........ ở Chi Lăng.
	Thua trận ở Chi Lăng và một số trận khác, quân Minh ............ phải .........., rút quân về nước. Lê Lợi lên ngôi ................. mở đầu thời .........”
Câu hỏi ôn tập Địa lí
Câu 1: Hãy nêu đặc điểm của đồng bằng Nam Bộ:
Trả lời: Đồng bằng Nam Bộ nằm ở phía nam nước ta. Đây là đồng bằng lớn nhất của đất nước, do phù sa của hệ thống sông Mê Công và sông Đồng Nai bồi đắp. Đồng bằng có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. Ngoài đất phù sa màu mỡ, đồng bằng còn nhiều đất phèn, mặn cần phải cải tạo 
Câu 2: Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng
 ở nước ta, đồng bằng còn nhiều đất chua, đất mặn là:
 A) Đồng bằng Bắc Bộ
 B) Đồng bằng duyên hải Miền trung
 C) Đồng bằng Nam Bộ
 2 
Câu 3: Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng
 ở đồng bằng duyên hải Miền Trung:
 A) Dân cư tập trung đông đúc, chủ yếu là người Kinh
 B) Dân cư tập trung khá đông đúc, chủ yếu là người Kinh, người Chăm
 C) Dân cư thưa thớt, chủ yếu là người Kinh, Chăm.
 D) Dân cư thưa thớt, chủ yếu là dân tộc ít người 
 Câu 4: Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng
 ý nào dưới đây không phải là điều kiện để phát triển hoạt động du lịch ở duyên hải Miền trung:
 A) Bãi biển đẹp
 B) Khí hậu mát mẻ quanh năm
 C) Nước biển trong xanh
 D) Khách sạn, điểm vui chơi ngày càng nhiều
Câu 5: Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng
 ý nào dưới đây không phải là điều kiện để đồng bằng Nam Bộ trở thành vựa lúa, vựa trái cây lớn nhất cả nước:
 A) Đất đai màu mỡ
 B) Khí hậu nắng nóng quanh năm
 C) Có nhiều đất chua, đất mặn
 D) Người dân tích cực sản xuất.
Câu 6: Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng
 ý nào dưới đây không phải là điều kiện để đồng bằng Nam Bộ trở thành vựa lúa, vựa trái cây lớn nhất cả nước:
 A) Đất đai màu mỡ, khí hậu nóng ẩm
 B) Có nhiều đất chua, đất mặn
 C) Người dân cần cù lao động.
Câu7: Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng
 Vùng có ngành công nghiệp phát triển mạnh nhất nước ta là:
 A) Đồng bằng Nam Bộ
 B) Đồng bằng Bắc Bộ
 C) Cả 2 ý A và B đều đúng
 Câu8: Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng
ở nước ta, tài nguyên khoáng sản quan trọng nhất của thềm lục địa là:
 A) Đồng, sắt
 B) Nhôm, dầu mỏ và khí đốt
 C) Dầu mỏ và khí đốt
Câu9: Điền các thông tin còn thiếu vào chỗ chấm (...) trong bảng sau:
Tên hoạt động sản xuất
Một số điều kiện cần thiết để sản xuất ở đồng bằng duyên hải miền Trung
Trồng lúa
...........................................................
Trồng mía, lạc
..........................................................
.....................................................
...........................................................
- Nước biển mặn.
- Nhiều nắng.
.....................................................
...........................................................
- Biển, đầm phá, sông.
- Người dân có kinh nghiệm 
Đáp án:9
Tên hoạt động sản xuất
Một số điều kiện cần thiết để sản xuất ở đồng bằng duyên hải miền Trung
Trồng lúa
Đất phù sa tương đối màu mỡ; khí hậu nóng ẩm.
Trồng mía, lạc
Đất cát pha; khí hậu nóng.
Làm muối
- Nước biển mặn.
- Nhiều nắng.
Nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản
- Biển, đầm phá, sông.
- Người dân có kinh nghiệm 
Câu10: Hãy điền vào ô trống chữ Đ trước ý đúng và chữ S trước ý sai:
 o a) Đồng bằng Nam Bộ là đồng bằng lớn thứ hai cả nước
 o b) Đồng bằng Nam Bộ do phù sa của hệ thống sông Mê Công và sông Đồng Nai bồi đắp 
 ă c) Các đồng bằng duyên Hải miền trung nhỏ, với những cồn cát và đầm phá.
 ă d) Nghề chính của cư dân đồng bằng duyên hải Miền Trung là khai thác dầu khí và trồng các loại rau xứ lạnh.
Câu11: Hãy nối tên các thành phố ở cột A với các thông tin ở cột B sao cho phù hợp:
1. Thành phố Hồ Chí Minh
a) Là trung tâm kinh tế, văn hoá và khoa học quan trọng của đồng bằng Sông Cửu Long.
2. Thành phố Cần Thơ
b) Là thành phố Cảng lớn, đầu của nhiều tuyến đường giao thông ở đồng bằng duyên hải Miền Trung
3. Thành phố Huế
c) Là thành phố và trung tâm công nghiệp lớn nhất của đất nước.
4.Thành phố Đà Nẵng
d)Thành phố nổi tiếng với các kiến trúc cung đình, thành quách, đền miếu, lăng tẩm,.... của các vua triều Nguyễn.
Câu12: Hãy nêu vai trò của Biển Đông đối với nước ta 
 Đáp án:
Biển Đông có vai trò điều hoà khí hậu.
Là kho muối vô tận.
Có nhiều khoáng sản, hải sản quý.
Có nhiều bãi biển đẹp, nhiều vũng, vịnh thuận lợi cho việc phát triển du lịch và xây dựng các cảng biển.
Câu13: Hãy nêu sự khác nhau về đặc điểm thiên nhiên của đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ:
Đặc điểm thiên nhiên
Khác nhau
Đồng bằng Bắc Bộ
Đồng bằng Bắc Bộ
- Địa hình
khá bằng phẳng và đang tiếp tục mở rộng ra biển.
- Sông ngòi
- Đất đai
- Khí hậu
 Câu14: Hãy nêu đặc điểm của khí hậu vùng đồng bằng duyên hải miền Trung:
 Đáp án:
Mùa hạ: Mưa ít, không khí khô, nóng làm đồng ruộng nứt nẻ, sông hồ cạn nước.
Những tháng cuối năm, thường có mưa lớn và bão.
Mưa bão làm nước sông dâng lên đột ngột, đồng ruộng bị ngập lụt, nhà cửa đường giao thông bị phá hoại gây thiệt hại về người và của.
- Khu vực phía bắc dãy Bạch Mã có mùa đông lạnh.
 Câu15: Em đã làm gì để ủng hộ đồng bào miền trung khi bị lũ lụt? 
 Đáp án:
	- Hàng năm chúng em quyên góp tiền, quần áo, sách vở để ủng hộ các bạn miền trung khi bị lũ lụt.......
 Câu16: Em hãy nêu những thuận lợi để đồng bằng Nam Bộ trở thành vùng sản xuất lúa gạo trái cây và thủy sản lớn nhất cả nước? 
 Đáp án:
	- Nhờ có đất đai màu mỡ, khí hậu nóng ẩm, người dân cần cù lao động nên đồng bằng Nam Bộ trở thành vùng sản xuất lúa gạo trái cây và thủy sản lớn nhất cả nước.
	- Vùng biển có nhiều cá tôm và các hải sản khác, mạng lưới sông ngòi dày đặc là điều kiện thuận lợi cho việc nuôi và đánh bắt thủy sản ở đồng bằng Nam Bộ.
 Câu17: Vì sao ngày càng có nhiều khách du lịch đén than quan miền Trung?
 Đáp án:
	- Vì miền Trung có nhiều bãi biển đẹp, bằng phẳng, phủ cát trắng rợp bóng dừa và phi lao, nước biển trong xanh.
	- Có những địa điểm du lịch hấp dẫn như: bãi biển Sầm sơn ( Thanh Hóa); Lăng Cô ( Thừa Thiên Huế); Mĩ Khê; Non Nước (Đà Nẵng); Nha Trang (Khánh Hòa); Mũi Né ( Bình Thuận); ..... Ngoài ra còn có nhiều di sản văn hóa như Cố Đô Huế; phố cố Hội An, khu di tích Mĩ Sơn .....
 Câu18: Vì sao Huế được gọi là thành phố du lịch?
 Đáp án:
	- Vì Thành phố Huế được xây dựng cách đây hơn 400 năm và đã từng là kinh đô của nước ta thời Nguyễn.
	- Huế có nhiều cảnh thiên nhiên đẹp, nhiều công trình kiến trúc cố sog giá trị nghệ thuật cao nên thu hút rất nhiều khách du lịch.
Câu19: Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng
Những địa danh nào dưới đây là của thành phố Huế?
 A) Chợ Đông Ba, cầu Trường Tiền
 B) Chợ Bến Thành, 
 C) lăng Tự Đức,núi Ngự Bình,
 D)Ngọ Môn, chùa Thiên Mụ
 E) sông Hồng, hồ Hoàn Kiếm
Câu20: Hãy nêu vai trò của biển, đảo và quần đảo đối với nước ta?
 Đáp án:
	- Nước ta có vùng biển rộng với nhiều đảo và quần đảo, có nhiều thắng cảnh đẹp phù hợp cho ngành du lịch phát triển.
	- Biển, đảo và quần đảo của nước ta có nhiều tài nguyên quý.
Câu21: Đọc và ghép các ý ở cột A với các ý ở cột B sao cho phù hợp:
A
B
1. Tây Nguyên.
a) Sản xuất nhiều lúa gạo, trái cây, thủy sản nhất cả nước.
2. Đồng bằng Bắc Bộ
b) Nhiều đất đỏ ba dan, trồng nhiều cà phê nhất nước ta.
3. Đồng bằng Nam Bộ
c)Vựa lúa lướn thứ hai, trồng nhiều rau xứ lạnh.
4. Các đồng bằng duyên hải miền Trung
d) Nghề đánh bắt hải sản, làm muối phát triển.
5. Hoàng Liên Sơn
đ) Trồng rừng để phủ xanh đất trống đồi trọc; có nhiều chè nổi tiếng ở nước ta.
6.Trung du Bắc Bộ
e) Trồng lúa nước trên ruộng bậc thang, cung cấp quặng a-pa-tít để làm phân bón.
Câu22: Nêu dẫn chứng cho thấy biển nước ta rất phong phú về hải sản?
 Đáp án:
	- Biển nước ta rất giàu hải sản. Riêng cá cũng có tới hàng nghìn loài, trong đó có những loài ngon nổi tiếng như cá chim, cá thu, cá nhụ, cá hồng, cá song, ...... Biển nước ta cso hàng chục loại tôm, trong đó có một số loại có giá trị như tôm hùm, tôm he,... Ngoài ra còn có nhiều loài hải sản quý khác như hải sâm, bào ngư, đồi mồi, sò huyết, ốc hương, trai ngọc, .... 

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_thi_toan_va_LSDL_HK_II.doc