Kiểm tra chất lượng chuyên môn giáo viên lần 2 tỉnh Vĩnh Phúc năm học 2015 - 2016 môn: Sinh học- cấp thcs

doc 4 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1104Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra chất lượng chuyên môn giáo viên lần 2 tỉnh Vĩnh Phúc năm học 2015 - 2016 môn: Sinh học- cấp thcs", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra chất lượng chuyên môn giáo viên lần 2 tỉnh Vĩnh Phúc năm học 2015 - 2016 môn: Sinh học- cấp thcs
 SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC
ĐỀ CHÍNH THỨC
KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG CHUYÊN MÔN GIÁO VIÊN LẦN 2
NĂM HỌC 2015 - 2016
MÔN: SINH HỌC- CẤP THCS
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề.
Câu 1: (1,0 điểm) 
Nêu những điểm khác nhau nổi bật về cấu tạo và chức năng của động mạch, tĩnh mạch và mao mạch trong hệ tuần hoàn của người.
Câu 2: (1,0 điểm) 
Nguyên nhân nào làm cho bộ nhiễm sắc thể trong tế bào của loài được giữ nguyên qua nguyên phân và giảm đi một nửa qua giảm phân? Bộ nhiễm sắc thể được giữ nguyên qua nguyên phân và giảm đi một nửa qua giảm phân có ý nghĩa như thế nào?
Câu 3: (1,0 điểm)
	Những trường hợp nào gen không tạo thành cặp alen?
Câu 4: (1,0 điểm) 
Xét một cặp NST tương đồng trong một tế bào sinh tinh có ký hiệu ABD/Abd, khi tế bào đó giảm phân bình thường (có thể xẩy ra trao đổi chéo tại một điểm giữa B và D) thì hai tế bào tạo thành sau giảm phân I (tinh bào bậc II) được ký hiệu như thế nào? Viết các giao tử có thể có khi tế bào trên hoàn thành giảm phân.
Câu 5: (1,0 điểm).
1. Ở một loài thực vật xét gen A quy định cây cao trội hoàn toàn so với gen a quy định cây thấp. Trên một cánh đồng ở thế hệ I0 có 20% số cây AA, 80% số cây còn lại mang kiểu gen Aa. Các cây trên tự thụ phấn liên tiếp qua hai thế hệ. Hãy xác định tỉ lệ số cây cao đồng hợp, tỉ lệ số cây cao dị hợp và tỉ lệ số cây thấp trên cánh đồng trên ở thế hệ I2.
	2. Cho các cá thể ở thế hệ I0 của quần thể trên giao phấn ngẫu nhiên với nhau qua 5 thế hệ. Xác định tỉ lệ kiểu hình của quần thể ở thế hệ I5.
Câu 6: (1,5 điểm). 	
1. Thế nào là một quần thể sinh vật? Các đặc trưng cơ bản của một quần thể là gì? 
2. Khi nào diễn ra cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể? Kết quả của sự cạnh tranh?
Câu 7: (1,0 điểm). 
 	Trình bày các bước cơ bản trong kĩ thuật gen. Ưu điểm nổi bật của phương pháp tạo giống mới bằng kĩ thuật gen so với tạo giống mới bằng phương pháp thông thường?
Câu 8: (1,0 điểm)
Ưu thế lai là gì? Vì sao ưu thế lai được biểu hiện cao nhất ở F1 sau đó giảm dần qua các thế hệ? Làm thế nào để duy trì ưu thế lai ở F1 qua các thế hệ?
Câu 9: (1,5 điểm)
 1. Một gen dài 4080 Ăngstron, trên một mạch của gen có 150 ađênin và 250 timin. Xác định số lượng từng loại nuclêôtit của gen.
 2. Nếu gen bị đột biến thay thế một cặp nuclêôtit thì số liên kết hyđrô của gen đột biến là bao nhiêu?
----- HẾT -----
Thí sinh không sử dụng tài liệu. 
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm!
Họ và tên thí sinh..................................................................Số báo danh......................................
SỞ GD – ĐT VĨNH PHÚC KỲ THI KTNL CM GV LẦN II NĂM HỌC 2015 - 2016 	 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: SINH HỌC 
Câu
Ý
Nội dung
Điểm
1
(1,đ)
Động mạch
Tĩnh mạch
Mao mạch
 Cấu tạo 
- Thành mạch dày, có nhiều sợi đàn hồi hơn, tiết diện nhỏ hơn so với tĩnh mạch tương ứng.
- Thành mạch mỏng, kém đàn hồi, tiết diện lớn hơn so với động mạch tương ứng, có van tĩnh mạch
- Thành mạch chỉ là một lớp tế bào biểu mô.
- Phân nhánh nhiều, tiết diện rất nhỏ.
 Chức năng 
-Dẫn máu từ tim đến các cơ quan.
- Dẫn máu từ các cơ quan trở về tim.
- Nối thông giữa các tiểu động mạch với các tiểu tĩnh mạch.
- Dẫn máu với tốc độ chậm, đảm bảo cho quá trình trao đổi chất giữa máu với các mô.
0.5
0.5
2
(1,0đ)
- Nguyên nhân làm cho bộ NST giữ nguyên trong nguyên phân: Có sự tự nhân đôi và phân li đồng đều của các nhiễm sắc thể về hai cực của tế bào.........................
- Nguyên nhân làm cho bộ nhiễm sắc thể giảm đi một nửa trong giảm phân:
+ Giảm phân gồm hai lần phân bào liên tiếp nhưng sự tự nhân đôi của NST chỉ xảy ra có 1 lần, có sự phân li của hai nhiễm sắc thể trong cặp NST tương đồng......
- Ý nghĩa
+ Nguyên phân là cơ chế duy trì ổn định bộ NST đặc trưng của loài qua các thế hệ tế bào và qua các thế hệ cơ thể trong sinh sản vô tính.
+ Giảm phân làm cho giao tử chỉ chứa bộ NST đơn bội, khi giao tử đực và cái kết hợp với nhau trong thụ tinh đã khôi phục bộ NST lưỡng bội đặc trưng của loài.
+ Giảm phân kết hợp với thụ tinh và nguyên phân là cơ chế duy trì ổn định bộ NST lưỡng bội của loài qua các thế hệ trong sinh sản hữu tính...............................
0,25
0,25
0,5
3
(1,0đ)
1
- Gen trong các bào quan (ty thể, lạp thể) nằm trong tế bào chất 
- Gen trên X không có alen trên Y hoặc gen trên Y không có alen trên X; Gen trên nhiễm sắc thể còn lại không có alen tương ứng trong thể đột biến một nhiễm...
- Gen trên đoạn NST tương ứng với đoạn bị mất do đột biến.
- Các gen trong giao tử đơn bội bình thường hoặc giao tử thể.
0,25
0,25
0,25
0.25
4
(1,0đ)
* Kí hiệu 2 tinh bào bậc II:
 - Trường hợp 1: Không xẩy ra trao đổi chéo ABD/ABD và Abd/Abd  
 - Trường hợp 2: Có xẩy ra trao đổi chéo ABD/ABd và AbD/Abd ..
* Các giao tử có thể có
 - Trường hợp 1: Không xẩy ra trao đổi chéo: 2 giao tử ABD ; 2 giao tử Abd .
 - Trường hợp 2: Có xẩy ra trao đổi chéo.
 1 giao tử ABD ; 1 giao tử Abd ; 1 giao tử ABd ; 1 giao tử AbD 
0,25
0,25
0,25
0,25
5
(1,0đ)
1
1. - Tỉ lệ số cây thấp(có kiểu gen aa) ở thế hệ I2 là
 0,8[1-(1/2)2]:2= 0,3 ...
 - Tỉ lệ số cây cao dị hợp ở thế hệ I2 là
 0,8x(1/2)2= 0,2 
 - Tỉ lệ số cây cao(có kiểu gen AA và Aa) ở thế hệ I2 là
 1 – 0,3 – 0,2 = 0,5 .
2. Tỉ lệ kiểu hình ở thế hệ I5:
 (0.6)2AA+2(0.6)(0.4)Aa+(0.4)2aa=1 => Tỉ lệ KH: 74% cây cao:16% cây thấp..
0,25
0,25
0,25
0.25
6
(1,5đ)
1
- Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sống trong khoảng không gian nhất định, vào thời điểm nhất định, các cá thể trong QT có khả năng sinh sản tạo thế hệ mới 
- Đặc trưng cơ bản: tỉ lệ giới tính, thành phần nhóm tuổi, mật độ  
0, 5
0,25
2
- Khi số lượng cá thể trong quần thể tang cao=> thiếu thức ăn, nơi ở . => các cá thể trong quần thể cạnh tranh về thức ăn, nơi ở, cá thể cái .
- Kết quả của sự cạnh tranh: Một số cá thể bị chết hoặc tách khỏi bầy đàn di cư sang nơi khác 
0.5
0,25
7
(1,0đ)
* Các bước trong kĩ thuật gen:
- Tách ADN của tế bào cho và ADN là thể truyền từ vi khuẩn hoặc virut ..
- Tạo ADN tái tổ hợp bằng cách cắt và nối đoạn ADN của tế bào cho vào ADN của thể truyền nhờ enzim cắt và enzim nối ..
- Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận ..
* Ưu điểm nổi bật: Ta có thể chuyển gen có lợi từ loài này sang loài khác, tạo ra sinh vật chuyển gen mà bằng phương pháp thông thường không tạo ra được ..
0,25
0,25
0,25
0,25
8
(1,0đ)
* Ưu thế lai là hiện tượng cơ thể lai có khả năng sinh trưởng, phát triển, sức chống chịu vượt trội so với bố mẹ 
* Ưu thế lai được biểu hiện cao nhất ở F1 sau đó giảm dần qua các thế hệ vì:
- Ở F1 phần lớn các gen là dị hợp nên các gen lặn có hại không được biểu hiện...
- Ở các thế hệ sau (F2, F3) tỉ lệ kiểu gen dị hợp tử giảm dần, tỉ lệ đồng hợp tử tăng dần nên các gen lặn có hại được biểu hiện, ưu thế lai giảm .
* Để duy trì ưu thế lai ở F1 qua các thế hệ thì dùng phương pháp nhân giống vô tính, không qua sinh sản hữu tính 
0,25
0.25
0.25
0,25
9
(1,5đ)
1. - Số nucleotit của gen là: (2 x 4080) : 3,4 = 2400 Nu 
 - Số lượng từng loại nucleotit của gen là:
 A = T = 150 + 250 = 400 Nu
 G = X = (2400 : 2) – 400 = 800 Nu .
2. - Số liên kết hydro của gen bình thường là 2 x 400 + 3 x 800 = 3200 .
 - Gen bị đột biến thay thế một cặp Nu thì số liên kết hyđrô của gen đột biến là:
 + Thay thế cặp A-T bằng cặp G-X: 3200 + 1 = 3201 ..
 + Thay thế cặp G-X bằng cặp A-T: 3200 - 1 = 3199 ..
 + Thay thế cặp A-T bằng cặp T-A; G-X bằng cặp X-G: 3200 ...
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
--------------- Hết ---------------

Tài liệu đính kèm:

  • docKTCL_chuyen_mon_GV_mon_Sinh_THCS_lan_2_VPhuc.doc