SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC ĐỀ CHÍNH THỨC KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG CHUYÊN MÔN GIÁO VIÊN LẦN 2 NĂM HỌC 2015 - 2016 MÔN: VẬT LÝ- CẤP THCS Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề. Câu 1 (2,0 điểm). Trộn lẫn rượu và nước người ta thu được hỗn hợp nặng 140g ở nhiệt độ 360C. Tính khối lượng của nước và khối lượng của rượu đã trộn. Biết rằng ban đầu rượu có nhiệt độ 190C và nước có nhiệt độ 1000C, cho biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/Kg.K, của rượu là 2500J/Kg.K. Câu 2 (2,0 điểm). Lúc 7 giờ một người đi bộ khởi hành từ A đến B với vận tốc 4km/h. Lúc 9 giờ một người đi xe đạp cũng khởi hành từ A về B với vận tốc 12km/h. a) Hai người gặp nhau lúc mấy giờ? Lúc gặp cách A bao nhiêu? b) Lúc mấy giờ hai người cách nhau 2km? Câu 3 (1,0 điểm). Bình thông nhau gồm hai nhánh hình trụ tiết diện lần lượt là S1, S2 có chứa nước như hình vẽ. Trên mặt nước có đặt các pittông mỏng, khối lượng m1, m2 . Mực nước hai nhánh chênh nhau một đoạn h = 10cm. a) Tính khối lượng m của quả cân đặt lên pittông lớn để mực nước ở hai nhánh ngang nhau. b) Nếu đặt quả cân trên sang pittông nhỏ thì mực nước hai nhánh lúc bấy giờ sẽ chênh nhau một đoạn H bằng bao nhiêu? Cho khối lượng riêng của nước D = 1000kg/m3, S1 = 200cm2, S2 = 100cm2 và bỏ qua áp suất khí quyển. Câu 4 (2,0 điểm). Có hai loại bóng đèn dây tóc, loại D1 có ghi 110V – 100 W, loại đèn D2 có ghi 110V – 40W. a) Tính tỷ số điện trở của bóng đèn D2 và D1. b) Có thể mắc nối tiếp hai đèn này rồi mắc vào hiệu điện thế 220 V được không ? Nếu phải sử dụng ở hiệu điện thế 220V với hai loại đèn này thì có mấy cách mắc thích hợp để các đèn sáng bình thường khi số đèn cả hai loại được đưa vào mạch không quá 14 chiếc (giải thích có tính toán). Câu 5 (2,0 điểm). Cho hai điểm M và N ở ngay trên trục chính của một thấu kính hội tụ, một vật phẳng nhỏ có chiều cao h = 1 cm vuông góc với trục chính. Nếu đặt vật ở M thì thấu kính cho ảnh thật cao cm ; nếu đặt vật ở N thì thấu kính cho ảnh thật cao h2 = 4 cm. Không sử dụng công thức thấu kính, hãy cho biết: a) M hay N ở gần thấu kính hơn ? Vì sao ? b) Nếu đặt vật đó ở tại I là trung điểm của MN thì thấu kính cho ảnh cao bao nhiêu ? Câu 6 (1,0 điểm). Cho một hộp kín và hai đầu dây dẫn ra ngoài, bên trong hộp có chứa ba điện trở loại 1W, 2W, 3W. Cho phép sử dụng một nguồn điện, một vôn kế, một ampe kế lí tưởng và các dây dẫn. Hãy trình bày một phương án xác định sơ đồ của mạch điện trong hộp kín với các dụng cụ đã cho. ------- HẾT ------- Thí sinh không sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm! Họ và tên thí sinh..................................................................Số báo danh...................................... ĐÁP ÁN KHẢO SÁT GIÁO VIÊN KHỐI THCS, NĂM HỌC 2015-2016 MÔN: VẬT LÝ Câu Nội dung Điểm 1 (2,0đ) - Theo bài ra ta biết tổng khối lượng của nước và rượu là 140g m1 + m2 = m m1 = m - m2 (1) - Nhiệt lượng do nước tỏa ra: Q1 = m1. c1 (t1 - t) - Nhiệt lượng rượu thu vào: Q2 = m2. c2 (t - t2) - Theo PTCB nhiệt: Q1 = Q2 m1. c1 (t1 - t) = m2. c2 (t - t2) m14200(100 - 36) = m22500 (36 - 19) 268800 m1 = 42500 m2 (2) - Thay (1) vào (2) ta được: 268800 (m - m2) = 42500 m2 37632 - 268800 m2 = 42500 m2 311300 m2 = 37632 m2 = 0,12 (Kg) - Thay m2 vào pt (1) ta được: (1) m1 = 0,14 - 0,12 = 0,02 (Kg) Vậy ta phải pha trộn là 0,02Kg nước vào 0,12Kg. rượu để thu được hỗn hợp nặng 0,14Kg ở 360C. 0,25 0,25 0.25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 2a (1,5đ) a/ Thời điểm và vị trí lúc hai người gặp nhau: - Gọi t là khoảng thời gian từ khi người đi bộ đến khởi hành khi đến lúc hai người gặp nhau tại C. - Quãng đường người đi bộ đi được: S1 = v1t = 4t (1) - Quãng đường người đi xe đạp đi được: S2 = v2(t-2) = 12(t - 2) (2) - Vì cùng xuất phát tại A đến lúc gặp nhau tại C nên: S1 = S2 - Từ (1) và (2) ta có: 4t = 12(t - 2) 4t = 12t - 24 t = 3(h) - Thay t vào (1) hoặc (2) ta có: (1) S1 = 4.3 =12 (Km) (2) S2 = 12 (3 - 2) = 12 (Km) Vậy: Sau khi người đi bộ đi được 3h thì hai người gặp nhau và cách A một khoảng 12Km và cách B 12Km. 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5 2b (0,5đ) b/ Thời điểm hai người cách nhau 2Km. - Nếu S1 > S2 thì: S1 - S2 = 2 4t - 12(t - 2) = 2 4t - 12t +24 =2 t = 2,75 h = 2h45ph. - Nếu S1 < S2 thì: S2 - S1 = 2 12(t - 2) - 4t = 2 12t +24 - 4t =2 t = 3,35h = 3h15ph. 0,25 0,25 3a (0,5đ) a. -Áp suất ở mặt dưới pittông nhỏ là : (1) - Khi đặt quả cân m lên pittông lớn mực nước ở hai bên ngang nhau nên: (2) Từ (1) và (2) ta có : ó => m = DS1h = 2kg 0,25 0,25 3b (0,5đ) b. Khi chuyển quả cân sang pittông nhỏ thì ta có : ó ó (3) Kết hợp (1), (3) và m = DhS1 ta có : H = h( 1 +) → H = 0,3m 0,25 0,25 4a (0,5đ) - Từ công thức : P = U.I = U2/ R =>R = U2/p - Nên : R1 = U12/P1 = 1102/100 = 121 (W) - Tương tự : R2 = U22/P2 = 1102/40 = 302.5 (W) - Vậy ta có : 2,5 (lần) 0,25 0,25 4b (1,5đ) b) * Không nên mắc vì : - Mắc nối tiếp hiệu điện thế đặt vào mỗi đèn tỷ lệ với điện trở mỗi đèn nên U2 = I. R2 = 157(V) U2 lớn hơn Uđm2 nhiều nên đèn D2 cháy. U1 = 220 -157 = 63(V) không đủ sáng bình * Tìm cách mắc thích hợp : Vì hiệu điện thế là 220V nên không thể mắc song song các đèn mà phải mắc thành hai đoạn mạch nối tiếp, mỗi đoạn mạch gồm một số đèn mỗi loại mắc song song sao cho hiệu điện thế chia đều cho mỗi đoạn mạch UAB = UBC = 110V. Khi đó điện trở của mỗi đoạn mạch nối tiếp có giá trị là : RAB = RBC * Trước hết ta xét mỗi đoạn mạch nối tiếp chỉ mỗi loại đèn trên mắc song song: Hay trong đó x, y là số đèn D1 và D2 . Theo so sánh trên nên y = 2,5 x x, y là số nguyên dương và x + y ≤ 14 (đề bài). Vậy y nguyên nên x = 2,4,6,.. Vậy y = 5; 10 nên có 2 cách mắc sau : x 2 4 y 5 10 x + y 7 14 0,5 0,25 0,25 0,25 0,25 5a (1,0đ) a) Vẽ được hình bên. - Từ A vẽ tia tới AD song song với trục chính, tia ló là DF’. Các ảnh A’, B’, C’ đều nằm trên DF’ kéo dài. - Từ A vẽ tia AFA1 qua tiêu điểm vật của TK, tia ló tương ứng là A1x // với trục chính. Tia ló cắt DF’ kéo dài tại A’. Hạ A’M’ vuông góc với trục chính, A’M’ là ảnh của AM qua TK. - Theo hình vẽ : OA1 = M’A’ = h1 ; OB1 = N’B’ = h2 ; OC1 = I’C’ = h3. - Ta có : (1) (2) - Tương tự : (3) (4) - Theo bài ra, h2 > h1 nên từ (2) và (4) ta có : MF > NF, nghĩa là N ở gần TK hơn M. 0,25 0,25 0,25 0,25 5b (1,0đ) b) Ảnh của vật IC là I’C’ có độ cao là I’C’ = h3. - Ta có : (5) (6) - Từ (2), (4) và (6) ta có : (7) - Từ (7) ta có : (8); thay số vào (8) ta tính được h3 = 2 (cm) 0,25 0,25 0,25 0,25 6 (1,0đ) - Cơ sở lý thuyết: Với 3 điện trở trong hộp được mắc với nhau và có 2 đầu dây dẫn ra ngoài thì ta có 8 cách mắc và điện trở tương đương của mạch trong mỗi cách mắc như sau: - Phương án thực hiện: Mắc mạch điện như hình vẽ: - Đọc số chỉ I của ampe kế và số chỉ U của vôn kế. - Điện trở tương đương của mạch trong hộp là: So sánh giá trị điện trở tương đương vừa tính với giá trị điện trở tương đương trong 8 cách mắc ta sẽ xác định được mạch điện trong hộp 0,25 0,25 0,25 0,25 Học sinh có thể làm theo phương pháp khác mà vẫn đúng thì cho điểm tối đa. Bài làm kết quả thiếu hoặc sai đơn vị hai lần thì trừ 0,25 điểm. --- Hết ---
Tài liệu đính kèm: