Kiểm tra : 1 tiết Lớp: 8 A ( Đề lẻ) Môn: Ngữ Văn

doc 3 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 2207Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra : 1 tiết Lớp: 8 A ( Đề lẻ) Môn: Ngữ Văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra : 1 tiết Lớp: 8 A ( Đề lẻ) Môn: Ngữ Văn
Trường THCS Chu Văn An Kiểm tra : 1 tiết
Lớp: 8 A ( Đề lẻ) Môn: Ngữ Văn.
Phần 1(4 điểm) Cho đoạn văn: 
“ Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học không biết rõ đạo”. Đạo là lẽ đối xử hàng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điểu ấy. Nước Đại Việt ta, từ khi lập quốc đến giờ, nền chính học đã bị thất truyền. Người ta đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương, ngũ thường. Chúa tầm thường, thần nịnh hót. Nước mất, nhà tan, đều do những điều tệ hại ấy”
Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào ? Của ai ? Nêu hoàn cảnh sáng tác văn bản ?( 1 đ)
Hãy xác định hành động nói, cách thức thực hiện hành động nói của câu: “ Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học không biết rõ đạo”. (1đ)
Hãy cho biết đoạn văn trên trình bày luận điểm gì? Từ luận điểm này, em hãy viết một đoạn văn từ 10 đến 12 câu để trình bày ý kiến của mình về mục đích học tập của học sinh hiện nay. Trong đoạn văn sử dụng một câu cầu khiến và một câu cảm thán. (2đ)
Phần 2 (6 điểm) Trong bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ có câu thơ sau:
“Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối”
Em hãy chép chính xác 7 câu thơ tiếp ( 1 đ)
Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm nào ? Của ai ? Giới thiệu về tác giả ?(1đ)
Em hiểu thế nào là “ đêm vàng” ? Tại sao con hổ lại có thể “ uống ánh trăng tan” ? Phân tích hiệu quả nghệ thuật của cách nói ấy ( 2 đ).
Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về khổ thơ vừa chép. (đoạn văn T - P - H, từ 10 - 12 câu, sử dụng một câu nghi vấn không dùng với chức năng chính, một câu chứa thán từ) (2 đ).
Trường THCS Chu Văn An Kiểm tra : 1 tiết
Lớp: 8 A ( đề chẵn ) Môn: Ngữ văn.
PHẦN I: (4 điểm ) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
“Biết bao hứng thú khác nhau ta tập hợp được nhờ cách ngao du thú vị ấy, không kể sức khỏe được tăng cường, tính khí trở nên vui vẻ. Tôi thường thấy những kẻ ngồi trong các cỗ xe tốt chạy rất êm nhưng mơ màng, buồn bã, cáu kỉnh hoặc đau khổ; còn những người đi bộ lại luôn vui vẻ, khoan khoái và hài lòng với tất cả. Ta hân hoan biết bao khi về gần đến nhà! Một bữa cơm đạm bạc mà sao có vẻ ngon lành thế!”
Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Của tác giả nào? (0,5đ)
Câu Ta hân hoan biết bao khi về gần đến nhà! Xét về mục đích nói thuộc kiểu câu gì? Vì sao? (0,75đ)
Mục đích của câu Một bữa cơm đạm bạc mà sao có vẻ ngon lành thế! là gì? Thực hiện hành động nói trực tiếp hay gián tiếp? (0,75đ)
Viết một đoạn văn diễn dịch làm rõ lợi ích của việc đi bộ ngao du trong đoạn văn trên, trong đoạn có sử dụng một câu hỏi tu từ, một câu cảm thán. (2đ)
PHẦN II ( 6 điểm )
Cho câu thơ:
 " Như nước Đại Việt ta từ trước”
Chép chính xác 7 câu thơ tiếp ( 1 đ).
Phần trích trên được trích trong văn bản nào? Tác phẩm nào? Do ai sáng tác? ( 1đ)
Tại sao nói văn bản trên có ý nghĩa như bản tuyên ngôn độc lập? (1đ)
Nêu tác dụng của trật tự từ trong câu :
 Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập,
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương(1đ)
Từ đoạn văn trên, hãy viết đoạn văn làm rõ chân lý về sự tồn tại độc lập dân tộc có chủ quyền của Đại Việt. Trong đoạn có sử dụng một câu ghép, một câu cảm thán.( 2đ)

Tài liệu đính kèm:

  • docthi_ki_2_van_8.doc