Kiểm tra 1 tiết học kì 2 môn: Công nghệ 10

docx 2 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1162Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra 1 tiết học kì 2 môn: Công nghệ 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra 1 tiết học kì 2 môn: Công nghệ 10
 TRƯỜNG THPT SỐ 2 PHÙ CÁT
Họ và Tên..lớp
KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ 2 
MÔN: CÔNG NGHỆ 10
Tô vào đáp án đúng nhất
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
A
B
C
D
I.TRẮC NGHIỆM (5)
Câu 1: Cho qui trình: thu hoạch à tách hạt à phân loại và làm sạch à làm khô à xử lí bảo quản à đóng gói àbảo quản àsử dụng. Đây là quy trình bảo quản A củ giống.	B hạt giống.	C cá.	D thịt.
Câu 2: Trong qui trình chế biến gạo từ thóc, công đoạn đánh bóng nhằm mục đích
	A làm sạch cám để tránh ảnh hưởng đến chất lượng gạo. B làm sạch trấu để tránh ảnh hưởng đến chất lượng gạo.
	C tách vỏ trấu để tránh ảnh hưởng đến chất lượng gạo. D làm trắng hạt gạo để tránh ảnh hưởng đến chất lượng gạo.
Câu 3: Khi nói về các nguyên lí trong phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng, ý không đúng là
	A sử dụng thuốc hóa học khi xuất hiện sâu bệnh hại. B bảo tồn thiên địch để chúng khống chế sâu, bệnh.
	C nông dân trở thành chuyên gia. D thăm đồng thường xuyên, phát hiện sâu, bệnh kịp thời.
Câu 4: Phương pháp ướp muối thịt không có ưu điểm nào sau đây?
	A hao hụt dinh dưỡng ít. B được sử dụng rộng rãi trong nhân dân. C duy trì được nhiều tính chất ban đầu của thịt. D dễ thực hiện, đơn giản.
Câu 5: Trong các qui trình sản xuất sau, qui trình sản xuất chế phẩm nấm trừ sâu là
	A giống gốc à sx giống cấp Ià rải mỏng để hình thành bào tử trong đk kị khí à cấy giống sx à thu sinh khối à sấy, đóng gói, bảo quản à sử dụng.
	B giống thuần à MT nhân sinh khối à rải mỏng để hình thành bào tử trong điều kiện thoáng khí à thu sinh khối à sấy, đóng gói, bảo quản à sử dụng.
	C giống thuần à MT nhân sinh khối à rải mỏng để hình thành bào tử trong điều kiện kị khí à thu sinh khối à sấy, đóng gói, bảo quản à sử dụng.
	D giống gốc à sản xuất giống cấp Ià MT nhân sinh khối à cấy giống sản xuất à thu sinh khối à sấy, đóng gói, bảo quản à sử dụng.
Câu 6: Khi làm sữa chua cần sử dụng sữa chua mồi (sữa chua Vinamilk) vì sữa chua mồi cung cấp
	A nguồn chất béo cần thiết để sữa chua có vị ngon hơn. B độ ẩm giúp sữa chua nhanh đông hơn và có mùi thơm.
	C nguồn chất dinh dưỡng cần thiết, giúp tăng chất lượng của sữa chua. D nguồn vi khuẩn lactic làm sữa đông lại và có vị chua đặc trưng.
Câu 7: Để bảo quản lạp xưởng được lâu thì phương pháp đúng nhất là
	A cho lạp xưởng vào đậu tương, đậu đen để bảo quản. B cho 1 li nhỏ rượu trắng vào hộp, xếp lạp xưởng xung quanh và đưa vào tủ lạnh để bảo quản.
	C cho 1 li nhỏ rượu trắng vào hộp, xếp lạp xưởng xung quanh và bảo quản nơi khô ráo. D quấn lạp xưởng trong giấy báo để nơi khô ráo.
Câu 8: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của nông, lâm, thủy sản?
	A Nông sản, thủy sản chứa chủ yếu là chất xơ.	B Lâm sản chứa chủ yếu là chất xơ.
	C Đa số nông sản, thủy sản chứa nhiều nước.	D Dễ bị vi sinh vật xâm nhiễm gây thối hỏng.
Câu 9: Để hạn chế ảnh hưởng xấu của thuốc hóa học bảo vệ thực vật đến quần thể sinh vật và môi trường xung quanh cần tuân thủ một số nguyên tắc khi sử dụng. Ý không đúng khi nói về các nguyên tắc là
	A chỉ dùng thuốc hóa học bảo vệ thực vật khi dịch hại tới ngưỡng gây hại. B sử dụng thuốc có tính chọn lọc cao, phân hủy nhanh trong môi trường. 
	C sử dụng một loại thuốc liên tục hoặc nhiều loại thuốc có tính năng gần giống nhau. D sử dụng đúng thuốc, đúng thời gian đúng nồng độ và liều lượng.
Câu 10: Sau khi hòa đều hộp sữa chua mồi với dung dịch sữa đã pha, rót sữa đã chuẩn bị ở trên vào cốc thủy tinh, đậy nắp kĩ thì nên để sản phẩm ở nơi có điều kiện phù hợp là
	A trong bình nước nóng nhiệt độ 850C. B trong tủ lạnh ở nhiệt độ100C. C trong tủ lạnh ở nhiệt độ 00C. D trong xoong lớn đựng nước nóng khoảng 500C.
Câu 11: Phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng là sử dụng
	A phối hợp các biện pháp phòng trừ dịch hại cây trồng một cách hợp lí. B phối hợp tất cả các biện pháp phòng trừ dịch hại cây trồng.
	C tất cả các biện pháp phòng trừ dịch hại cây trồng cùng lúc. D cùng lúc các biện pháp phòng trừ dịch hại cây trồng một cách hợp lí.
Câu 12: Chế phẩm vi rút trừ sâu làm cơ thể sâu bọ bị nhiễm nó
	A bị tê liệt và chết sau 2-4 ngày, màu sắc và độ căng của cơ thể biến đổi. B trắng ra như rắc bột cơ thể sâu bọ bọ tê liệt và bị chết sau 2 đến 4 ngày.
	C mềm nhũn do các mô bị tan rã, màu sắc và độ căng của cơ thể biến đổi. D màu sắc và độ căng của cơ thể biến đổi, cơ thể trương lên..
Câu 13: Phương pháp dùng nước vôi được sử dụng để bảo quản A cá.	B sữa.	C trứng.	 D thịt.
Câu 14: Để trừ sâu róm thông, sâu khoang hại cải, súp lơ biện pháp có hiệu quả cao, ít ảnh hưởng xấu tới môi trường và con người là
	A thuốc trừ sâu sinh học.	B thuốc trừ sâu hóa học. C dùng vợt bắt sâu.	D dùng tay bắt sâu.
Câu 15: Rau quả tươi sau khi thu hoạch không có đặc điểm
	A dễ bị vi sinh vật xâm nhiễm và phá hoại. B chứa nhiều nước và chất dinh dưỡng
	C chứa 50% đến 80% nước.	 D sau thu hoạch vẫn còn những hoạt động sống: hô hấp, nảy mầm...
Câu 16: Nhận định đúng khi nói về ảnh hưởng của độ ẩm không khí đối với quá trình bảo quản là
	A độ ẩm không khí thấp làm cho nông – lâm – thủy sản khô bị ẩm trở lại, đôi khi quá giới hạn cho phép làm cho vi sinh vật, côn trùng phát triển, phá hại.
	B độ ẩm không khí thấp làm cho nông – lâm – thủy sản khô tăng nhiệt độ, đôi khi quá giới hạn cho phép làm cho vi sinh vật, côn trùng phát triển, phá hại.
	C độ ẩm không khí cao làm cho nông – lâm – thủy sản khô tăng nhiệt độ, đôi khi quá giới hạn cho phép làm cho vi sinh vật, côn trùng phát triển, phá hại.
	D độ ẩm không khí cao làm cho nông – lâm – thủy sản khô bị ẩm trở lại, đôi khi quá giới hạn cho phép làm cho vi sinh vật, côn trùng phát triển, phá hại.
Câu 17: Yếu tố vật lí ảnh hưởng mạnh đến chất lượng nông, lâm, thủy sản trong quá trình bảo quản, chế biến là
	A nhiệt độ, sinh vật hại.	B độ ẩm, sinh vật hại	C ánh sáng, độ ẩm.	D nhiệt độ, độ ẩm.
Câu 18: Khi tiến hành làm xirô từ quả, cần lưu ý phủ một lớp đường trên cùng để
	A tăng nhiệt độ trong bình giúp xirô ngon hơn. B ngăn không cho vi sinh vật xâm nhiễm làm hỏng xirô.
	C tạo điều kiện cho vi sinh vật xâm nhiễm giúp xirô ngon hơn. D ngăn không cho nhiệt độ trong bình tăng lên làm hỏng xirô.
Câu 19: Biện pháp nào sau đây là biện pháp kĩ thuật trong phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng?
	A Bắt sâu bằng vợt. B Gieo trồng đúng thời vụ. C Sử dụng giống kháng bệnh.	D Sử dụng thuốc hóa học.
Câu 20: Công tác chế biến nông, lâm, thuỷ sản không nhằm mục đích
	A đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng và đa dạng của người tiêu dùng. B duy trì chất lượng và số lượng sản phẩm.
	C tạo nhiều sản phẩm có giá trị cao. D duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm.
II. TỰ LUẬN ( 5 Đ)
Câu 1: Một số phương pháp bảo quản rau, hoa, quả tươi?
//./
Câu 2: Bảo quản rau, hoa, quả tươi trong môi trường khí biến đổi là:
Câu 3:Trình bày cơ sở khoa học của công tác bảo quản rau, hoa, quả tươi:
.
Câu 4: Dùng thanh sắt để kiểm tra.có trong dung dịch booc đô. Nếu thanh sắt còn bám đồng thì chúng ta... Môi trường dung dịch booc đô phải là môi trường 
Câu 5: Quy trình chế biến chè xanh?
.
Câu 6: Trình bày cơ sở khoa học của giai đoạn diệt men trong lá chè?
..
Câu 7:Tác dụng giai đoạn vò chè là gì?
..
Câu 8:Quy trình công nghệ chế biến cà phê nhân theo phương pháp ướt?
.
Câu 9: Tác dụng giai đoạn ngâm ủ cà phê?
Câu 10: So sánh sự khác nhau của quy trình bảo quản hạt giống và củ giống?
Câu 11: Quy trình sản xuất chế phẩm Bt theo công nghệ lên men hiếu khí?

Tài liệu đính kèm:

  • docxDE_THI_CONG_NGHE_10_HK2.docx