PHÒNG GD & ĐT MỎ CÀY BẮC KIỂM TRA 1 TIẾT- ĐỀ 1 TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN TƯ Môn: Lịch Sử 8 *MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA: Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Thấp Cao TN TL TN TL TN TL TN TL Thời kì xác lập của chủ nghĩa tư bản (từ giữa thế kỉ XVIII đến nửa sau thế kỉ XIX) Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên Số câu Điểm Tỉ lệ 4 1 4 1 10% Các nước Âu – Mĩ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX Vị trí kinh tế của các nước Anh – Pháp – Đức - Mĩ Cách mạng Nga (1905-1907) - Thành tựu của cách mạng công nghiệp - Vì sao nông dân Nga nổi dậy đánh phá vào các dinh cơ của địa chủ phong kiến - Tại sao nói công xã Pa – ri là Nhà nước kiểu mới Số câu Điểm Tỉ lệ 1 1 2/3 2 1 +1/3 1 + 1 1 1 4 6 60% Châu Á thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XX Các cuộc đấu tranh của nhân dân lao động ở các nước thuộc địa, cuộc duy tân Minh Trị Nêu nội dung cải cách kinh tế của cuộc duy tân Minh Trị (1868) Ý nghĩa của cuộc duy tân Minh Trị Số câu Điểm Tỉ lệ 1 1 ½ 1 ½ 1 2 3 30% Tổng số câu Điểm Tỉ lệ 6 3 30% 2/3 +1/2 3 30% 1+1/3+1/2 4 40% 10 10 100% * ĐỀ KIỂM TRA : A. TRẮC NGHIỆM: ( 3 đ) * Khoanh tròn 1 chữ cái trước câu trả lời đúng . Từ câu 1 đến câu 4 (mỗi câu 0.25đ) Câu 1 : Cách mạng tư sản Pháp nổ ra năm : A. 1789 B. 1871 C. 1794 D. 1764 Câu 2 : Cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới là : A. Cách mạng tư sản Anh B. Cách mạng tư sản Hà Lan C. Cách mạng tư sản Pháp D. Cách mạng tư sản Mĩ Câu 3 : Cách mạng công nghiệp diễn ra đầu tiên tại : A. Pháp B. Đức C. Mĩ D. Anh Câu 4 : Xã hội nước Pháp trước cách mạng tư sản gồm có : A. 2 đẳng cấp B. 3 đẳng cấp C. 4 đẳng cấp D. 5 đẳng cấp Câu 5: Điền vào chỗ (..) vị trí kinh tế của các nước Đế quốc : Anh – Pháp - Đức - Mỹ ở thời điểm năm 1913(0.25đ) Tên nước Thứ nhất Thứ nhì Thứ ba Thứ tư Kinh tế .................. ................ .................. .................. Câu 6 : Nối cột A và cột B cho phù hợp (mỗi ý đúng 0.25điểm) Cột A Cột B 1. Khởi nghĩa Xi-pay A. Lào 2. Cuộc cách mạng Tân Hợi (1911) B. Ấn Độ 3. Cuộc duy tân Minh Trị C. Trung Quốc 4. Cuộc đấu tranh của nhân dân Xa-van-na-khét D. Cam-pu-chia E. Nhật Bản 1 +. 2 + 3 + 4 +. B.TỰ LUẬN: Câu 7 : Nêu những thành tựu của cách mạng công nghiệp? (2đ) Câu 8 : Tại sao nói công xã Pa – ri là « Nhà nước kiểu mới » ?(1đ) Câu 9 : Trình bày cách mạng Nga (1905-1907) ? Tại sao nông dân Nga nổi dậy đánh vào dinh cơ của địa chủ phong kiến ? (2 đ) Câu 10 : Nêu nội dung của cuộc duy tân Minh Trị (1868) về lĩnh vực kinh tế ? Cuộc duy tân đó có ý nghĩa gì đối với Nhật Bản thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX ? (2 đ) V. ĐÁP ÁN A. TRẮC NGHIỆM : Câu1 :A Câu 2 : B Câu 3 : D Câu 4 : B Câu 5 : Tên nước Thứ nhất Thứ nhì Thứ ba Thứ tư Kinh tế Mĩ Đức Anh Pháp Câu 6 : 1+ B 2+ C 3+ E 4+1 B. TỰ LUẬN : Câu 7 :Thành tựu của cách mạng công nghiệp : + 1764 : Giêm Ha gri vơ phát minh ra máy kéo sợi Gien ni (0,5đ) +1769 : Ác rai tơ chế tạo ra máy kéo sợi chạy bằng sức nước.(0.5đ) +1784 : Giêm Oát phát minh ra máy hơi nước.(0,5đ) +1785 : Et mơn Các rai phát minh ra máy dệt.(0,5đ) Câu 8 : Diễn biến cách mạng Nga (1905-1907) - 9/01/1905 : « Ngày chủ Nhật đẩm máu » ở Nga (0.25đ) - 5/1905 : Nông dân nổi dậy đánh phá dinh cơ của địa chủ phong kiến(0.25đ) - 6/1905 : Thuỷ thủ chiến hạm Pô-tem-kin nổi dậy khởi nghĩa(0.25đ) - 12/1905 : Khởi nghĩa vũ trang ở Mat-xcơ-va(0.25đ) - 1907 : Cách mạng Nga kết thúc(0.25đ) * Nông dân Nga nổi dậy đánh phá dinh cơ của địa chủ phong kiến vì giai cấp địa chủ phong kiến đàn áp nông dân. Dinh cơ là nơi tập trung của cải và là nơi ở của bọn quan lại, địa chủ phong kiến, nông dân đánh phá dinh cơ nhằm thiêu huỷ khế ước, văn tự, lấy của nhà giàu chia cho người nghèo.(0,75đ) Câu 9 : Công xã Pa – ri là nhà nước kiểu mới vì : Hội đồng công xã gồm 86 đại biểu của công nhân, nông dân, trí thức, nhân dân lao động Pa – ri.(0,25đ) Hội đồng công xã được bầu theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu.(0,25đ) Các chính sách của công xã đều phục vụ quyền lợi của quần chúng nhân dân.(0,5đ) Câu 10 :Nội dung cải cách về kinh tế của cuộc duy tân Minh Trị - Thống nhất thị trường (0.5đ) - Phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn(0.5đ) - Xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống,.(0.25đ) * Tác dụng : - Giúp Nhật Bản thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa của chủ nghĩa thực dân phương Tây(0.5đ) - Nhật Bản trở thành nước tư bản công nghiệp (0.25đ)
Tài liệu đính kèm: