Kiểm tra 1 tiết chương 2, 3 – Đề 4 môn: Vật lý 9 thời gian: 45 phút

doc 6 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 2049Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra 1 tiết chương 2, 3 – Đề 4 môn: Vật lý 9 thời gian: 45 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra 1 tiết chương 2, 3 – Đề 4 môn: Vật lý 9 thời gian: 45 phút
PHÒNG GD&ĐT TP. BẢO LỘC
Trường: . Lớp: 
Họ tên: 
KT1T CHƯƠNG 2,3(TN+TL)– ĐỀ 4
MÔN: VẬT LÝ 9
Thời gian: 45 phút 
A. TRẮC NGHIỆM. (4,0 đ) Chọn câu trả lời đúng cho các câu sau.
Câu 1. Máy phát điện xoay chiều là thiết bị dùng để:
 A. biến đổi điện năng thành cơ năng.	B. biến đổi cơ năng thành điện năng.
 C. biến đổi nhiệt năng thành điện năng.	 D. biến đổi quang năng thành điện năng.
Câu 2. Khi đường kính dây dẫn tăng lên 2 lần và hiệu điện thế hai đầu đường dây cũng tăng lên hai lần thì công suất hao phí giảm đi bao nhiêu lần?	
A. 2 lần. 	B. 4 lần.	 	C. 8 lần. 	 D. 16 lần.
Câu 3. Một máy biến thế dùng trong nhà cần phải hạ hiệu điện thế từ 220V xuống còn 110V, cuộn dây sơ cấp có 4400 vòng. Hỏi cuộn dây thứ cấp có bao nhiêu vòng?
A. 220 vòng.	 B. 2200 vòng.	C. 880 vòng.	 D. 8800 vòng.
Câu 4. Tia phản xạ và tia khúc xạ có chung các tính chất nào kể sau?
A. Cùng nằm trong mặt phẳng tới. 	B. Xuất phát từ điểm tới I.
C. Ở về phía bên kia pháp tuyến với tia tới. 	D. Các tính chất nêu ở A, B, C.
Câu 5. Khi nói về thấu kính, câu kết luận nào dưới đây không đúng?
A. Thấu kính hội tụ có rìa mỏng hơn phần giữa.	B. Thấu kính phân kì có rìa dày hơn phần giữa
C. Thấu kính phân kì luôn cho ảnh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật.
B
A
B/
A/
D. Thấu kính hội tụ luôn cho ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật.
Câu 6. Có thể kết luận thế nào về thấu kính ở hình vẽ bên?
A. Thấu kính là thấu kính hội tụ.
B. Thấu kính là thấu kính phân kì.
C. Thấu kính có thể là thấu kính hội tụ hay phân kì tuỳ vị trí đặt thấu kính.
D. Không đủ yếu tố để kết luận về loại thấu kính
Câu 7: Dùng ampe kế có kí hiệu AC (~) ta có thể đo được:
A. giá trị cực đại của cường độ dòng điện xoay chiều. 	B. giá trị không đổi của cường độ dòng điện 1 chiều.
C. giá trị nhỏ nhất của dòng điện một chiều.	D. giá trị hiệu dụng của cường độ dòng điện xoay chiều.
Câu 8: Khi truyền tải điện năng đi xa bằng dây dẫn người ta dùng hai máy biến thế đặt ở hai đầu đường dây tải điện. Các máy biến thế này có tác dụng gì? Chọn phương án trả lời đúng trong các phương án sau?
A. Cả hai máy biến thế đều dùng để tăng hiệu điện thế.	
B. Cả hai máy biến thế đều dùng để giảm hiệu điện thế.
C. Máy biến thế ở đầu đường dây dùng để giảm hiệu điện thế, máy biến thế ở cuối đường dây dùng tăng hiệu điện thế.
D. Máy biến thế ở đầu đường dây dùng để tăng hiệu điện thế, máy biến thế ở cuối đường dây dùng giảm hiệu điện thế.
B. TỰ LUẬN. (6,0 đ)
Câu 9. Nêu cách vẽ đường truyền của ba tia sáng đặc biệt qua thấu kính hội tụ? Ảnh của một vật đặt trong khoảng tiêu cự của thấu kính hội tụ có đặc điểm gì?
Câu 10. Một máy biến thế có số vòng dây ở cuộn sơ cấp là 1000 vòng, cuộn thứ cấp là 2500 vòng. Cuộn sơ cấp nối vào nguồn điện xoay chiều có hiệu điện thế 110V.
	a) Tính hiệu điện thế hiệu dụng ở hai đầu cuộn thứ cấp khi mạch hở?
b) Người ta muốn hiệu điện thế ở hai đầu cuộn thứ cấp (khi mạch hở) bằng 220V, thì số vòng dây ở cuộn thứ cấp phải bằng bao nhiêu? 
Câu 11. Đặt một vật AB hình mũi tên dài 2 cm, vuông góc với trục chính của một thấu kính phân kì có tiêu cự 6 cm, cho vật cách thấu kính 8cm. 
a) Hãy dựng ảnh và nêu tính chất của ảnh
b) Xác định vị trí và chiều cao của ảnh.
1.3. ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM
A. TRẮC NGHIỆM: 4,0 điểm (chọn đúng đáp án mỗi câu cho 0,5 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
B
C
B
A
D
B
A
D
B. TỰ LUẬN: 6,0 điểm
Câu 9: (2,0 điểm)
 - Đường truyền của ba tia sáng đặc biệt qua thấu kính hội tụ:
 + Tia tới đến quang tâm thì tia ló tiếp tục truyền thẳng theo phương của tia tới. 
 + Tia tới song song với trục chính thì tia ló qua tiêu điểm
 + Tia tới qua tiêu điểm thì tia ló song song với trục chính.
	- Vật đặt trong khoảng tiêu cự của thấu kính hội tụ cho ảnh ảo, lớn hơn vật và cùng chiều với vât.
0,5 điểm
05 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
Câu 10. (2,0 điểm)
 a) Từ biểu thức = 275V
 c) Từ biểu thức = 2000 vòng
1,0 điểm
1,0 điểm
Câu 11. (2,0 điểm)
0,75 điểm
- Ảnh, cùng chiều, nhỏ hơn vật. 0,25 điểm
b) Ta có : ∆A’B’O ഗ ∆ABO 
 => 6 OA’ = 48 - 8.OA’
 Ta cũng có: ∆A’B’F ഗ ∆OIF 	=> 14 OA’ = 48 
	 => OA’ = 3,43cm
 Tiết 52, Tuần 27/HKII
	Ngày dạy: 15 ,16/03/2013
	Lớp: 9A2, 9A3, 9A1
I. Mục đích kiểm tra.
1. Phạm vi kiến thức: Từ tiết thứ 37 đến tiết thứ 49 theo PPCT (sau khi học xong bài 49: Ảnh của vật tạo bởi thấu kính phân kỳ).
2. Mục đích:
- Đối với học sinh: Giúp học sinh tự đánh giá, kiểm tra được năng lực và hiệu quả học tập của bản thân để có kế hoạch học tập tốt hơn.
- Đối với giáo viên: Căn cứ vào kết quả của học sinh, giáo viên đánh giá được chất lượng và hiệu quả giảng dạy của bản thân. Từ đó điều chỉnh nội dung, lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp.
II. Hình thức kiểm tra: Kết hợp giữa TNKQ và TL theo tỷ lệ ( 40%TNKQ và 60%TL)
III. Thiết lập ma trận:
1.Tính tỉ lệ thực dạy và trọng số của mỗi chủ đề.
Nội dung
Tổng số tiết
Lí thuyết
Tỉ lệ thực dạy
Trọng số
LT
VD
LT
VD
1. Hiện tượng cảm ứng điện từ
9
7
4,9
4,1
30,6
25,6
2. Khúc xạ ánh sáng
7
6
4,2
2,8
26,3
17,5
Tổng 
16
13
9,1
6,9
56,9
43,1
 2. Tính số câu hỏi và điểm số mỗi chủ đề kiểm tra 
Nội dung (chủ đề)
Trọng số
Số lượng câu (chuẩn cần kiểm tra)
Điểm 
số
T.số
TN
TL
1. Hiện tượng cảm ứng điện từ
30,6
3,36 ≈ 3
2 (1,0)
TG: 4,5'
1 (2,0)
TG: 9,0’
3,0
2. Khúc xạ ánh sáng
26,3
2,89 ≈ 3
2 (1,0)
TG: 4,5'
1 (2,0)
TG: 9,0’
3,0
1. Hiện tượng cảm ứng điện từ
25,6
2,81 ≈ 3
3 (1,5)
TG: 6,75’
1,5
2. Khúc xạ ánh sáng
17,5
1,92 ≈ 2
1 (0,5)
TG: 2,25’
1 (2,0)
TG: 9,0’
2,5
Tổng
100
11
8 (4,0)
TG: 18,0’
3 (6,0)
TG: 27’
10,0
TG: 45’
2.21. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA.
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TNKQ
TL
TNKQ
TL
1. Cảm ứng điện từ
9 tiết
1. Nêu được nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của máy phát điện xoay chiều có khung dây quay hoặc có nam châm quay.
2. Nêu được các máy phát điện đều biến đổi cơ năng thành điện năng.
3. Nêu được dấu hiệu chính phân biệt dòng điện xoay chiều với dòng điện một chiều và các tác dụng của dòng điện xoay chiều.
4. Nhận biệt được ampe kế và vôn kế dùng cho dòng điện một chiều và xoay chiều qua các kí hiệu ghi trên dụng cụ. 
5. Nêu được các số chỉ của ampe kế và vôn kế xoay chiều cho biết giá trị hiệu dụng của cường độ hoặc của điện áp xoay chiều.
6. Nêu được công suất điện hao phí trên đường dây tải điện tỉ lệ nghịch với bình phương của điện áp hiệu dụng đặt vào hai đầu đường dây.
7. Nêu được nguyên tắc cấu tạo của máy biến áp. 
8. Mô tả được thí nghiệm hoặc nêu được ví dụ về hiện tượng cảm ứng điện từ.
9. Nêu được dòng điện cảm ứng xuất hiện khi có sự biến thiên của số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây kín.
10. Phát hiện được dòng điện là dòng điện một chiều hay xoay chiều dựa trên tác dụng từ của chúng.
11. Giải thích được nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xoay chiều có khung dây quay hoặc có nam châm quay.
12. Giải thích được vì sao có sự hao phí điện năng trên dây tải điện.
13. Nêu được điện áp hiệu dụng giữa hai đầu các cuộn dây của máy biến áp tỉ lệ thuận với số vòng dây của mỗi cuộn và nêu được một số ứng dụng của máy biến áp.
14. Giải được một số bài tập định tính về nguyên nhân gây ra dòng điện cảm ứng.
15. Mắc được máy biến áp vào mạch điện để sử dụng đúng theo yêu cầu.
16. Nghiệm lại được công thức bằng thí nghiệm.
17. Giải thích được nguyên tắc hoạt động của máy biến áp và vận dụng được công thức .
Số câu hỏi
3
6,75’
C2.1; C4.7; C6.8
1
2,25’
C9.2
1
2,25’
C17.3
1
9,0’
C17.10
6
Số điểm
1,5
0,5
0,5
2,0
4,5 (45%)
2. Khúc xạ ánh sáng
7 tiết
18. Chỉ ra được tia khúc xạ và tia phản xạ, góc khúc xạ và góc phản xạ. 
19. Nhận biết được thấu kính hội tụ, thấu kính phân kì .
20. Nêu được các đặc điểm về ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ, thấu kính phân kì.
21. Mô tả được hiện tượng khúc xạ ánh sáng trong trường hợp ánh sáng truyền từ không khí sang nước và ngược lại.
22. Mô tả được đường truyền của các tia sáng đặc biệt qua thấu kính hội tụ, thấu kính phân kì. Nêu được tiêu điểm (chính), tiêu cự của thấu kính là gì.
23. Xác định được thấu kính là thấu kính hội tụ hay thấu kính phân kì qua việc quan sát trực tiếp các thấu kính này và qua quan sát ảnh của một vật tạo bởi các thấu kính đó.
24. Vẽ được đường truyền của các tia sáng đặc biệt qua thấu kính hội tụ, thấu kính phân kì.
25. Dựng được ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ, thấu kính phân kì bằng cách sử dụng các tia đặc biệt.
26. Xác định được tiêu cự của thấu kính hội tụ bằng thí nghiệm.
Số câu hỏi
2
4,5’
C18.4; C19.5
1
9,0’
C22.9
1
2,25’
C25.6
1
9,0’
C25.11
5
Số điểm
1,0
2,0
0,5
2,0
5,5 (55%)
TS câu hỏi
5
2
4
11
TS điểm
2,5
2,5
5,0
10,0 (100%)

Tài liệu đính kèm:

  • docDeDA_kiem_tra_1_tiet_ly_9_chuong_23.doc