Kì thi tuyển sinh lớp 10 thpt năm hoc: 2016 - 2017 đề chính thức môn thi: Ngữ văn (chuyên) thời gian làm bài: 150 phút

pdf 3 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1638Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kì thi tuyển sinh lớp 10 thpt năm hoc: 2016 - 2017 đề chính thức môn thi: Ngữ văn (chuyên) thời gian làm bài: 150 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kì thi tuyển sinh lớp 10 thpt năm hoc: 2016 - 2017 đề chính thức môn thi: Ngữ văn (chuyên) thời gian làm bài: 150 phút
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
BÌNH PHƯỚC
KÌ THI TUYỂN SINH LỞP 10 THPT 
Năm hoc: 2016 - 2017
ĐÊ CHÍNH THỨC Môn thi: Ngữ văn (chuyên)
Thời gian làm bài: 150 phút(Đề thi gồm 01 trang)
Ngày thi: 11/6/2016 
Câu 1 (2,0 điểm). Đọc lời bài hát sau rồi thực hiện các yêu cầu ở dưới:
Hãy sổng như đời sông, đế biết yêu nguồn cội 
Hãy sống như đời núi, vươn tới những tầm cao 
Hãy sống như biển trào, để thấy bờ bến rộng 
Hãy sổng và ước vọng, để thấy đời mênh mông
Và sao không là gió, là mây để thấy trời bao la 
Và sao không là phù sa dâng mỡ màu cho hoa 
Sao không là bài ca của tình yêu đôi lứa 
Sao không là mặt trời gieo hạt nắng vỏ tư
Và sao không là bão, là giông, là ánh lửa đêm đông 
Và sao không là hạt giống xanh đất mẹ bao dung 
Sao không là đàn chim gọi bình minh thức giấc 
’ Sao không là mặt trời gieo hạt nang vô tư...
(Khát vọng - Phạm Minh Tuấn)
a. Phân tích ý nghĩa của các điệp ngữ: ''Hãy sổng", “Và sao không”, “Sao không” 
ở đầu mỗi câu hát.
b. Nêu ý nghĩa chung của các từ ngữ thuộc trường từ vựng về thiên nhiên trong lời 
bài hát trên.
Câu 2 (3,0 điểm). Viết bài văn (khoảng 300 chữ) trình bày suy nghĩ của em về ý kiến sau: 
Đừng nên hận thù vì hận thù chỉ đem đến những điều tai hại.
Câu 3 (5,0 điểm).
về bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy (SGK Ngữ văn 9, tập I, NXBGD) có ý kiến 
cho răng: “Anh trăng là một lời thú tội.”; ý kiến khác lại khẳng định: uẢnh trăng là tình 
cảm của con người với thiên nhiên và quá khứ nghĩa tình.”
Qua bài thơ Ánh trăng, em hãy bình luận hai ý kiến trên.
Họ và tên thí sinh:
- HẼT -
(Giám thị không giải thích gì thêm)
.........................................Số báo danh
Giám thị 1: Giám thị 2:
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM ĐÈ THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN
BÌNH PHƯỚC Năm hoc: 2016-2017
ĐÈ SỐ 1
Môn thi: Ngữ văn (chuyên) 
(Đáp án gồm 02 trang) Thời gian làm bài: 150 phút
I. Hướng dẫn chung:
- Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí 
sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm.
- Do đặc trưng bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng 
hướng dẫn chấm và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.
- Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của 
mỗi ý và được thống nhất trong hội đồng chấm thi.
II. Đáp án và thang điểm
CAU NÔI DUNG ĐIẼM
1
a. Ý nghĩa của các điệp ngữ: Hãy song, Và sao không, Sao không
Những điệp ngữ trên có tác dụng như một lời kêu gọi, giục giã, hối thúc yêu 
cầu, mong mupn khẩn thiết; một lời hỏi, lời trách móc, nhắc nhở, khích lệ con 
người hãy sống một cuộc sống có ý nghĩa, đem lại hạnh phúc cho người, cho đời.
b. Ý nghĩa chung của các từ ngữ thuộc trường từ vựng về thiên nhiên:
Đó đều là những hình ảnh của thiên nhiên đẹp đẽ, vừa nhỏ bé, vừa kì vĩ, tráng 
lệ thể hiện khát vọng hướng đến một cuộc sống cao đẹp, lớn lao, làm nên những 
điều kì diệu cho cuộc sống.
1,0
1,0
a) Yêu cầu về kĩ năng: biết cách làm bài văn nghị luận xã hội; kết cấu chặt chẽ, 
diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
b) Yêu cầu về kiến thức: học sinh có thể đưa ra những ý kiển riêng và trình bày 
theo nhiều cách khác nhau nhưng cần chân thành, nghiêm túc và đúng đắn. cần 
nêu bật các ý chính sau:
2
- Dân dăt, giói thiệu ý kiên.
- Giải thích :
+ Hận thù: là thù oán, căm hờn sâu sắc, không bao giờ nguôi quên, luôn thôi thúc 
phải trả thù.
+ Ý kiến trên khuyên con người không nên hận thù vì hận thù không đem đến điều 
gì tôt đẹp mà chỉ đem lại những điêu không hay.
0,25
0,5
- Bàn luận:
+ Cuộc sống có nhiều mâu thuẫn, xung đột. Hận thù là khó tránh khỏi. Đỏ là một 
cảm xúc bình thường, tự nhiên của con người.
+ Lòng hận thù đem đến nhiều điều không hay: tâm hồn không được thanh thản, 
luôn cảm thấy khó chịu, bực tức; luôn phải lo nghĩ cách trả thù; Nếu không biết 
kiêm chế có thế dẫn đến những hành động trả thù mù quáng hại người vô tội, hại 
mình...
0,25
0,75
+ Nhưng nói rằng hận thù chỉ đem đến những điều tai hại là không chính xác. Hận 
thù nhiều khi còn là động lực để làm nên những điều tốt đẹp. Con người phải biết 
căm thù cái ác, cái xấu để đấu tranh loại bỏ. Trong chiến tranh, căm thù giặc là 
biểu hiện của lòng yêu nước; trong thời bình, căm hận trước những thế lực đen tối 
để đấu tranh loại bỏ là đem lại hạnh phúc cho nhân dân...
+ Phê phán những người để cho lòng hận thù sai khiến mà làm những việc phi 
nghĩa, những người vô cảm trước cái xấu, cái ác.
0,75
0,25
- Bài học:
+ Người không biết căm thù sâu sắc thì không biết yêu thương nồng nàn. Hãy 
khoan dung, độ lượng nhưng cũng phải học cách căm thù.
+ Hãy biến hận thù thành động lực để làm nên những điều tốt đẹp cho cuộc sống.
0,25
- Lưu ỷ:
+ Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải nêu đủ các ý, 
diên đạt rõ ràng mới cho điếm toi đa.
+ Thí sinh có thể có những kiến giải riêng, nhưng bài viết phải có lập luận chặt 
chẽ, có sức thuyết phục và không trái với chuẩn mực đạo đức, pháp luật.
a) Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận về ý kiến bàn về văn học 
(bàn về một tác phẩm thơ) với bổ cục chặt chẽ, diễn đạt tốt, lời văn giàu cảm xúc 
và hình ảnh. Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu, dựng đoạn.
b) Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở những hiểu biết về bài thơ Ảnh trăng của 
Nguyễn Duy bàn luận về hai ý kiến. Thí sinh có thể có những cách diễn đạt khác 
nhau nhưng bài làm phải đảm bảo những ý cơ bản sau:
1. Giói thiệu tác giả, tác phẩm, ý kiến.
- Nguyên Duy là nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chổng Mĩ cứu nước.
- Ánh trăng được sáng tác năm 1978, khi đất nước đã hòa bình.
- Ý kiến: “Ánh trăng là một lời thú tội.”; “Ảnh trăng là tình cảm của con người với 
thiên nhiên và quá khứ nghĩa tình.”
0,5
2. Bàn luận: khắng định đây là hai ý kiến đúng.
- “Ánh trăng là íình cảm của con người với thiên nhiên và quá khứ nghĩa tình.”
+ Vầng trăng là hình ảnh của thiên nhiên hồn nhiên, tươi mát là người bạn tri kỉ 
suốt thời tuổi nhỏ rồi thời chiến tranh ở rừng.
+ Ớ thành phố, nhà thơ xúc động khi bất ngờ gặp lại vầng trăng bao năm quên 
lãng. Bao nhiêu kí ức đẹp đẽ lại ùa về.
- “Ánh trăng là một lời thú tội.”
+ về với thành phổ hiện đại lắm ánh điện, cửa gương, con người vô tình quên đi 
vầng trăng.
+ Cuộc gặp gỡ bất ngờ, cảm động với vầng trăng kỉ niệm, con người nhận ra sự vô 
tình của mình.
2,0
2,0
3 3. Đánh giá chung
Hai ý kiến đều đúng, mỗi ý kiến đánh giá về một khía cạnh nội dung của bài 
thơ. Bên cạnh đó bài thơ Ánh trăng còn là lời nhắc nhở con người về lẽ sống chung 
thủy với thiên nhiên, nguồn cội, quá khứ nghĩa tình và với chính mình.
0,5
Lưu ý:
+ Thỉ sinh đạt được cả hai yêu cầu về k ĩ năng và kiến thức mới cho điếm tối đa.
+ Những bài viết sa vào phân tích bài thơ: không cho quả 1,5 điểm so với tổng 
điếm toàn bài viết.
Chú ỷ: Khi cộng điểm toàn bài, giám khảo không làm tròn điểm sổ.
-HẾT-

Tài liệu đính kèm:

  • pdfchuyen_Binh_Phuoc_2017.pdf