Kì thi học sinh giỏi lớp 8 năm học: 2015 – 2016 môn: Địa lý thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)

doc 5 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 912Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kì thi học sinh giỏi lớp 8 năm học: 2015 – 2016 môn: Địa lý thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kì thi học sinh giỏi lớp 8 năm học: 2015 – 2016 môn: Địa lý thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
PHÒNG GD&ĐT HẠ HÒA
Đề chính thức
KÌ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 8
Năm học: 2015 – 2016 
Môn: Địa lý
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
( Đề thi có 1 trang)
Câu 1. (5,0 điểm)
 a, Vùng biển nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa, em hãy chứng minh điều đó qua các yếu tố khí hậu biển?
 b, Vì sao phải bảo vệ tốt môi trường biển Việt Nam? Cần phải làm gì để khai thác lâu bền và bảo vệ tốt môi trường biển ở nước ta?
Câu 2. (4,0 điểm) 
Dựa vào Át lát địa lý và kiến thức đã học hãy:
 Kể tên và xắp xếp tỉ lệ diện tích lưu vực theo thứ tự giảm dần của chín hệ thống sông lớn ở nước ta. Nêu cách phòng chống lũ ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 3. (5,0 điểm) 
Dựa vào Át lát địa lý và kiến thức đã học em hãy:
 Chứng minh rằng nước ta có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng. Vì sao cần phải thực hiện nghiêm chỉnh Luật khoáng sản của Nhà nước?
Câu 4. (6,0 điểm) 
Cho bảng số liệu sau:
 Diện tích rừng ở Việt Nam ( Đơn vị: Triệu ha)
Năm 
1943
1976
1983
1990
2001
2010
Diện tích rừng
14,3
11,1
7,2
9,2
11,8
13,4
a, Tính tỷ lệ (%) che phủ rừng so với diện tích đất liền ( làm tròn 33 triệu ha)
b, Vẽ biểu đồ thể hiện diện tích rừng và độ che phủ rừng ở nước ta.
c, Những nguyên nhân nào làm suy giảm tài nguyên rừng. Nêu biện pháp bảo vệ tài nguyên rừng ở nước ta.
HẾT
 Họ và tên thí sinh....................................................................Số báo danh...........
 Thí sinh được sử dụng ATLAT địa lí Việt Nam của nhà xuất bản giáo dục 
 Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN ĐỊA LÍ 
Năm học 2015- 2016
Câu 
Nội dung
Điểm
1
( 5 điểm)
Vùng biển nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa:
* Chế độ gió: 
+ Từ tháng 10 đến tháng tư gió đông bắc chiến ưu thế, các tháng còn lại thuộc về gió tây nam.
+ Gió trên biển mạnh hơn trên đất liền, tốc độ TB đạt 5- 6 m/s cực đại tới 50m/s
* Chế độ nhiệt
+ Nhiệt độ TB tầng nước mặt là 230C
+ Ở biển mùa hạ mát mùa đông ấm, biên độ nhiệt trong năm nhỏ
* Chế độ mưa: Lượng mưa trên biển thấp hơn trên đất liền, đạt từ 1100 đến 1300mm/ năm
0,5
0,5
0,5
Phải bảo vệ tốt môi trường biển Việt Nam vì:
- Một số vùng biển ven bờ, ven các đảo bị ô nhiễm do chất thải sinh hoạt, sản suất và giao thông
- Nguồn lợi thủy sản của biển có chiều hướng giảm sút
- Môi trường biển suy giảm ảnh hưởng tới kinh tế ( Khai thác nuôi trồng, du lịch..) đời sống nhân dân
Để khai thác lâu bền và bảo vệ tốt môi trường biển ở nước ta cần:
- Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường biển cho dân cư, xử lí đúng các trường hợp vi pham
- Nâng cao trình độ công nghệ khai thác, chế biến các nguồn tài nguyên biển
- Hạn chế đánh bắt ven bờ, đẩy mạnh đánh bắt xa bờ
- Hợp tác với các nước trong khu vực để bảo vệ môi tường biển
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
2
( 4 điểm)
Kể tên và xắp xếp tỉ lệ diện tích lưu vực theo thứ tự giảm dần của chín hệ thống sông lớn.
Dựa vào át lát địa lí bản đồ: Các hệ thống sông lớn trang 10.
 Tỉ lệ diện tích lưu vực các hệ thống sông đơn vị %
STT
Hệ thống sông lớn
Tỷ lệ diện tích (%)
1
Hệ thống sông Hồng
21.91
2
HT Sông Mê Công (chảy LTVN)
21.40
3
HT sông Đồng Nai
11.27
4
HT sông Cả
5.34
5
HT sông Mã
5.31
6
HT Sông Thái Bình
4.58
7
HT sông Ba ( Đà Rằng)
4.19
8
HT sông Kỳ Cùng- Bằng Giang
3.38
9
HT sông Thu Bồn
3.12
2
Giải pháp hạn chế lũ
+ Đồng bằng Sông Hồng:
- Đắp đê củng cố đê
-Tiêu lũ ở các sông nhánh và ở các ô trũng
- Phát triển các công trình thủy điện lớn ở sông chính, và các phụ lưu không chỉ có ý nghĩa đối với ngành năng lượng và còn có ý nghĩa to lớn trong việc kiểm soát lũ ở sông Hồng 
- Bảo vệ rừng nhất là rừng đầu nguồn
+ Đồng bằng Sông Cửu Long:
- Sống chung với lũ. Dùng nước ngọt của Sông Tiền, sông Hậu để thau chua rửa mặn
- Kiểm soát lũ từng phần, đắp các tuyến đê bao các tuyến đê vượt lũ
- Chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, làm nhà nổi, làng nổi cho người dân vùng lũ
 - Hợp tác với các nước trong khu vực trong vấn đề khai thác sử dụng hợp lý sông Mê Công
1
1
3
( 5 điêm)
Dựa vào át lát địa lí bản đồ: Địa chất khoáng sản trang 8
Chứng minh rằng nước ta có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng
Nước ta đã thăm dò và phát hiện được 5000 điểm quặng và tụ khoáng của 60 loại khoáng sản khác nhau thuộc các nhóm.
- Khoáng sản năng lượng (dẫn chứng át lát)
- Khoáng sản kim loại( dẫn chứng át lát)
- Khoáng sản phi kim loại (dẫn chứng át lát)
- Khoáng sản vật liệu xây dựng (dẫn chứng át lát)
* Nước ta có nhiều khoáng sản vì:
- Nước ta nằm ở nơi giao nhau của 2 vành đai sinh khoáng lớn Địa Trung Hải và Thái Bình Dương. Lịch sử phát triển địa chất lâu dài và phức tạp
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
Cần phải thực hiện nghiêm chỉnh luật khoáng sản của nhà nước vì:
- Khoáng sản là nguồn tài nguyên quý của đất nước, là loại tài nguyên không thể phục hồi 
- Một số khoáng sản đang đứng trước nguy cơ bị cạn kiệt, và sử dụng lãng phí ( DC)
- Việc khai thác vận chuyển và chế biến làm môi trường một số vùng bị suy thoái ( DC)
- Tình trạng khai thác, vận chuyển, mua bán trái phép khoáng sản ở một số địa phương đã gây ô nhiễm môi trường và thất thoát tài nguyên khoáng sản ( DC)
(Lưu ý nếu không có dẫn chứng chỉ cho nửa số điểm mỗi ý)
0,5
0,5
0,5
0,5
4
(6 điểm)
a, Tính tỷ lệ (%) che phủ rừng so với diện tích đất liền ( làm tròn 33 triệu ha) ta có bảng sau:
Độ che phủ rừng ở Việt Nam ( Đơn vị: % )
Năm 
1943
1976
1983
1990
2001
2010
Độ che phủ rừng
43,3
33,6
21,8
27,8
35,7
40,6
b, Vẽ biểu đồ thể hiện diện tích rừng và độ che phủ rừng ở nước ta.
- Vẽ biểu đồ kết hợp cột và đường ( diện tích cột, độ che phủ đường )
(Lưu ý khoảng cách năm, đảm bảo chính xác khoa học có ghi chú, tên biểu đồ. Nếu thiếu trừ 0,25 điểm)
c, Những nguyên nhân nào làm suy giảm tài nguyên rừng. Nêu biện pháp bảo vệ tài nguyên rừng ở nước ta.
Nguyên nhân suy giảm tài nguyên rừng:
- Khai thác quá mức phục hồi, thiên tai
- Đốt rừng làm rẫy, phá rừng để lấy đất canh tác hay nuôi trồng thủy sản ( rừng ngập mặn)
- Chiến tranh hủy diệt( bom đạn, chất độc hóa học) 
- Quản lí bảo vệ còn yếu kém dẫn đến tình trạng khai thác lâm sản trái phép ở một số vùng, 
Biện pháp bảo vệ tài nguyên rừng:
- Nâng cao độ che phủ rừng của cả nước hiện tại 40 % lên 45- 50 %, vùng dốc phải đạt 70- 80 %.
- Khai thác đi đôi với bảo vệ. Lập các khu bảo tồn, quản lí tốt vốn rừng.
- Chấp hành tốt chính sách và luật bảo vệ tài nguyên. Sử lí nghiêm các trường hợp vi phạm luật lâm nghiệp.
- Tuyên truyền giáo dục ý thức bảo vệ tài nguyên rừng.
1,5
2,5
1
1
Lưu ý học sinh phải ghi rõ sử dụng Átlát trang , bản đồ nào. Nếu thiếu trừ 0,25 điểm nội dung câu có khai thác Átlát địa lí.

Tài liệu đính kèm:

  • docde_vong_huyen_2016.doc