Kì thi học sinh giỏi lớp 8 năm học: 2012 – 2013 môn: Ngữ văn thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)

docx 5 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1424Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kì thi học sinh giỏi lớp 8 năm học: 2012 – 2013 môn: Ngữ văn thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kì thi học sinh giỏi lớp 8 năm học: 2012 – 2013 môn: Ngữ văn thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
[HSG Văn 8] Học sinh giỏi văn 8 Huyện Hạ Hòa năm 2013-2014
KÌ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 8
Năm học: 2012 – 2013
Môn: Ngữ văn
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1 ( 4 điểm ).
  Chỉ ra và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ sau:
'' Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
   Mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
             Rất đậm hương và rộn tiếng chim ''
                                                                (Từ ấy-Tố Hữu )
Câu 2 ( 4 điểm )
                   Trình bày cảm nhận của em về hai câu thơ sau :
                           “ Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
                             Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”.
                                                   ( Quê hương - Tế Hanh )
Câu 3 ( 12 điểm )
         Nhận xét về hai bài thơ “ Nhớ rừng” ( Thế Lữ ) và “ Khi con tu hú” ( Tố Hữu), có ý kiến cho rằng :
“ Cả hai bài thơ đều thể hiện lòng yêu nước và niềm khao khát tự do cháy bỏng của tầng lớp thanh niên trí thức. Tuy nhiên thái độ đấu tranh cho tự do ở mỗi bài lại hoàn toàn khác nhau”.
Bằng hiểu biết của mình về hai bài thơ, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM THI HỌC SINH GIỎI
 Môn Ngữ văn lớp 8 năm học  2012 - 2013
Câu 1 ( 4 điểm ).
          a- Chỉ ra được các phép tu từ có trong đoạn thơ ( 1 điểm ).
          b- Nêu được tác dụng của các phép tu từ được sử dụng trong đoạn thơ  ( 3 điểm )
          - Hai câu đầu sử dụng biện pháp nghệ thuật ẩn dụ '' Bừng nắng hạ '' ( sự giác ngộ ở trong lòng ), '' Mặt trời chân lí '' ( lí tưởng cách mạng ): Là những hình ảnh nghệ thuật đặc sắc diễn tả sự cao đẹp sáng ngời của lí tưởng cách mạng. Đó là sự giác ngộ, sự nhận thức sâu sắc bằng lí trí của người chiến  sỹ cách mạng ( 1.5 điểm ).
          - Hai câu sau sử dụng nghệ thuật so sánh: '' Hồn tôi là một vườn hoa lá'' là biện pháp nghệ thuật so sánh độc đáo với từ so sánh '' là '' mang ý nghĩa khẳng định, đem cái trừu tượng '' hồn tôi '' so sánh với hình ảnh cụ thể '' vườn hoa lá '': tất cả toát lên niềm vui sướng tràn ngập của nhà thơ khi được giác ngộ lý tưởng cách mạng ( 1.5 điểm ).
Câu 2 ( 4 diểm)
a.     Về hình thức : 1 diểm)   Học sinh viết thành bài văn cảm thụ có bố cục 3 phần : mở – thân – kết  rõ ràng ; diễn đạt, trình bày rõ ràng , lưu loát.
b.     Về nội dung : ( 3 điểm)  Cần chỉ rõ
     * Biện pháp nghệ thuật :
          -  Nhân hoá : con thuyền
          -  Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác : nghe
* Tác dụng : Hai câu thơ miêu tả chiếc thuyền nằm im trên bến sau khi vật lộn với sóng gió biển khơi trở về. Tác giả không chỉ “thấy” con thuyền đang nằm im trên bến mà còn thấy sự mệt mỏi , say sưa, còn “ cảm thấy” con thuyền ấy như đang lắng nghe chất muối thấm dần trong từng thớ vỏ của nó. Con thuyền vô tri đã trở nên có hồn, một tâm hồn rất tinh tế. Cũng như người dân chài, con thuyền lao động ấy cũng thấm đậm vị muối mặn mòi của biển khơi. Không có một tâm hồn tinh tế, tài hoa và nhầt là nếu không có tấm lòng gắn bó sâu nặng với con người cùng cuộc sống lao động làng chài quê hương thì không thể có những câu thơ xuất thần như vậy 
Câu 3 ( 12 điểm)
 A.Yêu cầu chung :
-         Kiểu bài : Nghị luận chứng minh
-         Vấn đề cần chứng minh : Sự giống và khác nhau về niềm khao khát tự do trong “ Nhớ rừng” ( Thế Lữ ) và “ Khi con tu hú” ( Tố Hữu ).
-         Phạm vi dẫn chứng : Hai bài thư “Nhớ rừng” , “ Khi con tu hú”
  B. Yêu cầu cụ thể :     Cần đảm bảo những ý sau
    I. Mở bài : ( 1.5 điểm)
- Giới thiệu khái quát bối cảnh Việt Nam trước CMT8 : Dân tộc ta chìm trong ách nô lệ của TD Pháp, nhiều thanh niên trí thức có tâm huyết với non sông đất nước đều khao khát tự do.
- Bài thơ “ Nhớ rừng” ( Thế Lữ ) , “ Khi con tu hú” ( Tố Hữu ) đều nói lên điều đó.
- Trích ý kiến
   II. Thân bài : ( 8 điểm)         Lần lượt làm rõ 2 luận điểm sau
1.     Luận điểm 1 :  ( 4 điểm)   Cả hai bài thơ đều thể hiện lòng yêu nước và niềm khao khát tự do cháy bỏng :
-         Vì yêu nước nên mới thấy hết nỗi tủi cực của cuộc sống nô lệ ( d/c : Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt) , mới uất ức khi bị giam cầm ( d/c : Ngột làm sao , chết uất thôi)
-         Không chấp nhận cuộc sống nô lệ , luôn hướng tới cuộc sống tự do :
          + Con hổ nhớ về cuộc sống tự do vùng vẫy  ở núi rừng đại ngàn : Những đêm trăng đẹp , những ngày mưa, những bình minh rộn rã tưng bừngCon hổ lúc mơ màng như một thi sĩ, lúc lại như một bậc đế vương đầy quyền uy ( d/c)
          + Người thanh niên yêu nước tuy thân bị tù đày nhưng tâm hồn vẫn hướng ra ngoài song sắt để cảm nhận bức tranh mùa hè rữc rỡ sắc màu, rộn rã âm thanh, đầy hương vị ngọt ngào( d/c)
2.     Luận điểm 2 : ( 4 điểm )       Thái độ đấu tranh cho tự do khác nhau
-         “Nhớ rừng” là tiếng nói của một tầng lớp thanh niên có tâm sự yêu nước , đau đớn về thân phận nô lệ nhưng chưa tìm được con đường giải thoát, đành buông xuôi, bất lực. Họ đã tuyệt vọng, đã hết ước mơ chiến thắng, đã thôi nghĩ đến hành độngĐây là thái độ đấu tranh tiêu cực(d/c)
-         Khi con tu hú là tiếng nói của một chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi, đại diện cho những thanh niên đã đi theo con đường cứu nước mà cách mạng chỉ ra, biết rõ con đường cứu nước là gian khổ nhưng vẫn kiên quyết theo đuổi. Họ tin ở tương lai chiến thắng của cách mạng, đất nước sẽ độc lập, dân tộc sẽ tự do. Họ không ngừng đấu tranh để giải phóng dân tộc . Đây là thái độ đấu tranh rất tích cực.( d/c)
3. Kết bài :    ( 1.5 điiểm)       Khẳng định lại giá trị của hai bài thơ
- Trân trọng nỗi niềm yêu nước sâu kín. Đó là nỗi đau nhức nhối vì thân phận nô lệ, khơi dậy niềm khao khát tự do và nhớ tiếc thời oanh liệt của dân tộc.
- Tiếng nói khao khát tự do ,ý thức đấu tranh giành tự do mạnh mẽ trong “Khi con tu hú” có tác dụng tích cực đối với thanh niên đương thời.
                           Hình thức trình bày  : 1 điểm

Tài liệu đính kèm:

  • docxDe_thi_HSG_Van.docx