SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ Số báo danh . ........................ ĐỀ CHÍNH THỨC KÌ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH Năm học: 2013 – 2014 Môn thi: Địa lí Lớp 9 – THCS Ngày thi: 21/03/2014 Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian phát đề) Đề thi có 01 trang, gồm 04 câu. Câu I (4,0 điểm): 1. Nước ta có bao nhiêu dân tộc? Trình bày tình hình phân bố của các dân tộc ở nước ta. 2. Cơ cấu lao động nước ta phân theo ngành kinh tế và thành phần kinh tế đang thay đổi theo chiều hướng tích cực. Hãy trình bày và giải thích sự thay đổi đó. Câu II (5,0 điểm): 1. Trình bày tình hình phát triển và phân bố ngành thủy sản của nước ta. 2. Phân tích tác động của các nhân tố tự nhiên đối với cơ cấu ngành công nghiệp nước ta. Câu III (5,0 điểm): 1. Chứng minh Đông Nam Bộ có điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế biển. 2. Dựa trên những cơ sở nào để khẳng định Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất lương thực, thực phẩm lớn nhất nước ta ? Câu IV (6,0 điểm): Cho bảng số liệu sau: Diện tích cây công nghiệp nước ta giai đoạn 1990 - 2010 (Đơn vị: nghìn ha) Năm 1990 1995 2000 2007 2010 Cây công nghiệp hàng năm 542,0 716,7 778,1 864,0 797,6 Cây công nghiệp lâu năm 657,3 902,3 1.451,3 1.821,0 2.010,5 Tổng số 1.199,3 1.619,0 2.229,4 2.685,0 2.808,1 Em hãy: 1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tình hình phát triển diện tích cây công nghiệp của nước ta giai đoạn 1990 - 2010. 2. Nhận xét về tình hình phát triển diện tích cây công nghiệp của nước ta giai đoạn 1990 - 2010 và giải thích vì sao diện tích cây công nghiệp lâu năm liên tục tăng? .......................................Hết.................................... Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam của Nhà xuất bản Giáo dục từ 2009 đến nay. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ ĐỀ CHÍNH THỨC HƯỚNG DẪN CHẤM KÌ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH Năm học: 2013 – 2014 Môn thi: Địa lí Lớp 9 – THCS Ngày thi: 21/03/2014 Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian phát đề) Hướng dẫn chấm có 04 trang, gồm 04 câu. Câu Ý Nội dung Điểm I 4,0 1 Số dân tộc và sự phân bố các dân tộc ở nước ta: 2,0 * Việt Nam có 54 dân tộc cùng chung sống gắn bó với nhau trong suốt quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước. * Sự phân bố các dân tộc: - Người Việt phân bố rộng khắp trong cả nước song tập trung hơn ở các vùng đồng bằng, trung du và duyên hải. - Các dân tộc ít người phân bố chủ yếu ở miền núi và trung du. * Có sự khác nhau về dân tộc và phân bố dân tộc giữa: - Trung du và miền núi Bắc Bộ : + Là địa bàn cư trú đan xen của trên 30 dân tộc. + Ở vùng thấp người Tày, Nùng sống tập trung ở tả ngạn sông Hồng; người Thái, Mường phân bố từ hữu ngạn sông Hồng đến sông Cả. Người Dao sinh sống chủ yếu ở các sườn núi từ 700 -1000 m. Trên các vùng núi cao là địa bàn cư trú của người Mông. - Khu vực Trường Sơn - Tây Nguyên : + Có trên 20 dân tộc ít người. + Các dân tộc ở đây cư trú thành từng vùng khá rõ rệt: người Ê-đê ở Đắk Lắk; người Gia-rai ở Kon Tum và Gia Lai; người Cơ-Ho chủ yếu ở Lâm Đồng - Các tỉnh cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ : Có các dân tộc Chăm, Khơ me cư trú thành từng dải hoặc xen kẽ với người Việt. Người Hoa chủ yếu tập trung ở các đô thị, nhất là ở Thành phố Hồ Chí Minh. 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 2 2,0 * Cơ cấu lao động nước ta phân theo ngành kinh tế và thành phần kinh tế đang thay đổi theo chiều hướng tích cực: - Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế đang thay đổi theo hướng: + Giảm tỉ lệ lao động trong khu vực nông, lâm, ngư nghiệp: giai đoạn 2000 - 2005 giảm từ 65,1% xuống còn 57,3%. Tuy nhiên, lao động trong khu vực này vẫn còn chiếm tỉ lệ cao. + Tăng tỉ lệ lao động trong khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ: giai đoạn 2000 - 2005 tỉ lệ lao động khu vực công nghiệp - xây dựng tăng từ 13,1% lên 18,2%; tỉ lệ lao động ngành dịch vụ tăng từ 21,8% lên 24,5%. - Theo thành phần kinh tế: + Giảm tỉ lệ lao động trong khu vực nhà nước. + Tăng tỉ lệ lao động trong các khu vực kinh tế khác (dẫn chứng). * Cơ cấu lao động ở nước ta có sự chuyển dịch là do: - Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. - Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. - Chính sách mở cửa; luật đầu tư... 0,5 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 II 5,0 1 Sự phát triển và phân bố ngành thủy sản 2,5 - Do thị trường mở rộng mà hoạt động của ngành thủy sản trở nên sôi động. - Gần một nửa số tỉnh nước ta giáp biển, hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản đang được đẩy mạnh. Nghề cá ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ phát triển mạnh. - Khai thác hải sản: + Sản lượng khai thác tăng khá nhanh, chủ yếu do tăng số lượng tàu thuyền và tăng công suất tàu. + Các tỉnh dẫn đầu về sản lượng khai thác là Kiên Giang, Cà Mau, Bà Rịa -Vũng Tàu và Bình Thuận. - Nuôi trồng thủy sản: + Nuôi trồng thủy sản gần đây phát triển nhanh, đặc biệt là nuôi tôm, cá. + Các tỉnh có sản lượng thủy sản nuôi trồng lớn nhất là Cà Mau, An Giang và Bến Tre. - Tổng sản lượng thủy sản ở nước ta năm 2002 là 2.647,4 nghìn tấn, trong đó sản lượng khai thác là 1802,6 nghìn tấn và nuôi trồng là 844,8 nghìn tấn. - Xuất khẩu thủy sản đã có bước phát triển vượt bậc. Giá trị xuất khẩu năm 2002 đạt 2.014 triệu USD (đứng thứ ba sau dầu khí và may mặc). Xuất khẩu thủy sản đã là đòn bẩy tác động đến toàn bộ các khâu khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản. - Hiện nay sản lượng khai thác vẫn chiếm tỉ trọng lớn, sản lượng nuôi trồng tuy chiếm tỉ lệ nhỏ nhưng đang có tốc độ tăng nhanh. 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5 0,25 2 Tác động của các nhân tố tự nhiên đối với cơ cấu ngành công nghiệp nước ta 2,5 * Thuận lợi: - Tài nguyên thiên nhiên của nước ta phong phú, tạo cơ sở nguyên liệu, nhiên liệu, năng lượng cho phát triển cơ cấu công nghiệp đa ngành. Các nguồn tài nguyên có trữ lượng lớn là cơ sở để phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm. - Tài nguyên khoáng sản đa dạng, được chia thành 4 nhóm + Khoáng sản nhiên liệu: Than, dầu, khí là cơ sở phát triển công nghiệp năng lượng, hóa chất. + Khoáng sản kim loại: sắt, man gan, crôm, thiếc, chì, kẽmnguyên liệu cho ngành luyện kim đen, luyện kim màu. + Phi kim loại: apatit, piritlà cơ sở phát triển ngành công nghiệp hóa chất. + Khoáng sản vật liệu xây dựng: sét, đá vôi phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng. - Thủy năng của sông suối là điều kiện cho phát triển thủy điện. - Tài nguyên đất, nước, khí hậu, rừng, biển là điều kiện thuận lợi cho phát triển ngành nông - lâm - ngư nghiệp, cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản và sản xuất hàng tiêu dùng. * Khó khăn: - Sự phân bố tài nguyên thiên nhiên ảnh hưởng lớn đến sự phát triển và phân bố ngành công nghiệp. -Quy mô các mỏ khoáng sản ảnh hưởng đến quy mô sản xuất công nghiệp. 0,25 0, 25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 III 5,0 1 Đông Nam Bộ có điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế biển. 2,0 - Có vùng biển ấm, ngư trường rộng, nguồn hải sản phong phú tạo điều kiện thuận lợi để phát triển hoạt động đánh bắt hải sản. - Thềm lục địa nông, rộng, giàu tiềm năng dầu khí thuận lợi để phát triển công nghiệp khai thác dầu khí ở vùng thềm lục địa. - Vùng biển rộng, gần đường hàng hải quốc tế thuận lợi để phát triển dịch vụ và giao thông vận tải biển. - Khí hậu cận xích đạo ổn định và nóng ấm quanh năm, có bãi tắm đẹp, nhiều đảo và quần đảo thuận lợi cho phát triển du lịch, nghỉ dưỡng. 0,5 0,5 0,5 0,5 2 Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất lương thực, thực phẩm lớn nhất nước ta: 3,0 - Diện tích lúa chiếm 51,1%, sản lượng lúa chiếm 51,5% của cả nước. Lúa được trồng ở tất cả các tỉnh của đồng bằng. - Bình quân lương thực trên đầu người của vùng đứng đầu cả nước (đạt hơn 1000kg/ người). - Là vùng xuất khẩu lúa gạo chủ lực của nước ta. - Đồng bằng sông Cửu Long còn là vùng trồng cây ăn quả lớn nhất cả nước với nhiều loại hoa quả nhiệt đới ( xoài, dừa, cam, bưởi). - Nghề chăn nuôi vịt được phát triển mạnh. Vịt được nuôi nhiều ở các tỉnh Bạc liêu, Cà Mau, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Trà Vinh. - Tổng sản lượng thủy sản của vùng chiếm hơn 50% cả nước, các tỉnh nuôi nhiều là Kiên Giang, Cà Mau. - Nghề nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nghề nuôi tôm, cá xuất khẩu đang phát triển mạnh. 0,5 0,25 0,25 0,5 0,5 0,5 0,5 IV 6,0 1 * Vẽ biểu đồ - Vẽ biểu đồ cột chồng giá trị tuyệt đối. - Yêu cầu: đúng dạng biểu đồ, chính xác, có tên biểu đồ, đơn vị, chú giải, số liệu ghi trên biểu đồ. - Lưu ý: + Vẽ biểu đồ khác: không cho điểm. + Nếu thiếu 1 trong các yêu cầu trên thì trừ 0,25 điểm/yêu cầu. 3,0 2 Nhận xét về tình hình phát triển diện tích cây công nghiệp và giải thích vì sao diện tích cây công nghiệp lâu năm ở nước ta liên tục tăng. a Nhận xét 2,0 Trong giai đoạn 1990 - 2010, tổng diện tích cây công nghiệp, cây công nghiệp lâu năm và cây công nghiệp hàng năm đều tăng. Trong đó: - Tổng diện tích cây công nghiệp tăng nhanh từ 1.199,3 nghìn ha lên 2.808,1 nghìn ha, trong vòng 20 năm tăng thêm 1.608,8 nghìn ha, tăng gấp 2,34 lần. + Diện tích cây công nghiệp lâu năm tăng rất nhanh từ 657,3 nghìn ha lên 2.010,5 nghìn ha, trong vòng 20 năm tăng thêm 1.353,2 nghìn ha, tăng gấp 3,1 lần. + Diện tích cây công nghiệp hàng năm tăng chậm từ 542,0 nghìn ha lên 797,6 nghìn ha, trong vòng 20 năm tăng thêm 255,6 nghìn ha, tăng gấp 1,5 lần. - Cơ cấu diện tích cây công nghiệp có sự thay đổi: + Cây công nghiệp lâu năm chiếm ưu thế và đang có xu hướng tăng dần tỉ trọng từ 54,8 % lên 71,6%. + Cây công nghiệp hàng năm giảm dần tỉ trọng từ 45,2% xuống 28,4%. 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5 0,25 b Diện tích cây công nghiệp lâu năm tăng là do: 1,0 - Nước ta có điều kiện tự nhiên (đất , khí hậu...) thuận lợi cho sản xuất cây công nghiệp. - Thị trường mở rộng, nhất là thị trường xuất khẩu; sự hình thành và phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp có quy mô lớn. - Chính sách phát triển cây công nghiệp của nhà nước. - Các điều kiện khác: công nghiệp chế biến, lao động, cơ sở vật chất... 0,25 0,25 0,25 0,25 Tổng Câu I + Câu II + Câu III + Câu IV 20,0
Tài liệu đính kèm: