Kì thi học sinh giỏi cấp huyện năm học 2015 - 2016 môn: Lịch sử - Lớp 9 thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

doc 4 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 635Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kì thi học sinh giỏi cấp huyện năm học 2015 - 2016 môn: Lịch sử - Lớp 9 thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kì thi học sinh giỏi cấp huyện năm học 2015 - 2016 môn: Lịch sử - Lớp 9 thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
PHÒNG GD & ĐT KRÔNGNÔ	KÌ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
TRƯỜNG THCS TT ĐĂK MÂM 	 	Năm học 2015 - 2016
	 	 	Môn: Lịch sử - Lớp 9
 Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ: ( ĐỀ SỐ 1)
A.LỊCH SỬ THẾ GIỚI (8,0 điểm).
Câu 1. (4,0 điểm).
Cho biết các xu thế của thế giới sau chiến tranh lạnh? Ngày nay để chiến tranh không xẩy ra các nước trên thế giới cần phải thực hiện những nguyên tắc nào?
Câu 2. (4,0 điểm). 
Cho biết những thành tựu nổi bật của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật từ năm 1945 đến nay? Trước sự phát triển của cách mạng khoa học kĩ thuật, theo em huyện Krông Nô chúng ta cần phải làm gì? 
B. LỊCH SỬ VIỆT NAM
Câu 3. ( 4,0 điểm).
Hãy trình bày chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp ở Việt Nam? Tác động của cuộc khai thác đến kinh tế Việt Nam?
Câu 4. (4,0. điểm). 
Cho biết sự phân hóa của giai cấp tư sản Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất? Trình bày phong trào đấu tranh của giai cấp tư sản dân tộc Việt Nam trong những năm 1919 - 1925? Ngày nay để chấn hưng nội hóa chúng ta nên làm gì?
Câu 5. (4,0 điểm). 
Trình bày sự ra đời và ý nghĩa lịch sử của ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam năm 1929? 
--------------------------------------HẾT------------------------------------
PHÒNG GD & ĐT KRÔNGNÔ	KÌ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
TRƯỜNG THCS TT ĐĂK MÂM 	 	Năm học 2015 - 2016
	 	 	Môn: Lịch sử - Lớp 9
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐÁP ÁN
LỊCH SỬ THẾ GIỚI 
Câu 1. (4,0 điểm). Cho biết các xu thế của thế giới sau chiến tranh lạnh? Ngày nay để chiến tranh không xẩy ra các nước trên thế giới cần phải thực hiện những nguyên tắc nào?
a.Cho biết các xu thế của thế giới sau chiến tranh lạnh:
- Từ sau năm 1991, thế giới bước sang thời kỳ “Sau chiến tranh lạnh”. Nhiều xu hướng mới đã xuất hiện:
+ Xu hướng hoà hoãn và hoà dịu trong quan hệ quốc tế. (0,25 điểm)
+ Một trật tự thế giới mới đang hình thành và ngày càng theo chiều hướng đa cực, nhiều trung tâm. (0,5 điểm)
+ Dưới tác động của cách mạng khoa học- công nghệ, hầu hết các nước đều điều chỉnh chiến lược phát triển, lấy kinh tế làm trọng điểm. (0,5 điểm)
+ Ở nhiều khu vực (như châu Phi, Trung Á), lại xảy ra các cuộc xung đột, nội chiến với những hậu quả nghiêm trọng. (0,25 điểm)
- Tuy nhiên, xu thế chung của thế giới ngày nay là hoà bình, ổn định và hợp tác phát triển. (0,5 điểm)
b. Ngày nay để chiến tranh không xẩy ra các nước trên thế giới cần phải thực hiện những nguyên tắc
- Tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của các nước. (0,5 điểm)
- Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. (0,5 điểm)
- Giải quyết mọi tranh chấp bằng phương pháp hoà bình. (0,5 điểm)
- Hợp tác cùng phát triển kinh tế,văn hóa, KHKT, Y tế, Giáo dục.... (0,5 điểm)
Câu 2. (4,0 điểm) 
Cho biết những thành tựu nổi bật của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật từ năm 1945 đến nay? Trước sự phát triển của cách mạng khoa học kĩ thuật theo em huyện Krông Nô ta cần phải làm gì? 
a. Những thành tựu nổi bật của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật từ năm 1945 đến nay:
- Một là, trong lĩnh vực khoa học cơ bản: Đạt được những phát minh to lớn trong Toán học, Vật lí, Hóa học và Sinh học. à Con người đã ứng dụng vào kỹ thuật và sản xuất để phục vụ cuộc sống. (0,5 điểm)
- Hai là, đã phát minh ra được những công cụ sản xuất mới, nhất là máy tính điện tử, máy tự động, hệ thống máy tự động. (0,5 điểm)
- Ba là, Con người tìm ra được những nguồn năng lượng mới: Mặt trời, gió, thủy triều, nguyên tử(0,5 điểm)
- Bốn là, Sáng chế được những vật liệu mới, trong đó, chất dẻo giữ vị trí quan trọng.
- Năm là, Thành công cuộc cách mạng xanh trong nông nghiệp, con người đã khắc phục được nạn đói kéo dài. (0,5 điểm)
- Sáu là, Đạt được những tiến bộ thần kỳ trong giao thông vận tải, thông tin liên lạc, chinh phục vũ trụ(0,5 điểm)
b) Huyện Krông Nô ta cần phải: 
- Tích cực ứng dụng các thành tựu mới nhất của khoa học - kĩ thuật để phát triển kinh tế văn hóa, giáo dục.. (0,25 điểm) 
- Thu hút nguồn vốn đầu tư của bên ngoài, khai thác thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên và các lợi thế của huyện Krông Nô (0,25 điểm) 
- Có chính sách đào tạo, thu hút nguồn nhân lực hợp lí, có chất lượng.. (0,25 điểm) 
- Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, phải phát huy tốt nội lực và tăng cường hợp tác kinh tế trong nước và thế giới..,(0,25 điểm) 
B. LỊCH SỬ VIỆT NAM
Câu 3. ( 4,0 điểm)
Hãy trình bày chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của Phápở Việt Nam? Tác động của cuộc khai thác đến nền kinh tế Việt Nam?	
a. Nguyên nhân : 
- Sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918), Pháp tuy là nước thắng trận, nhưng đất nước bị tàn phá nặng nề, nền kinh tế kiệt quệ. Để bù đắp lại những thịêt hại do chiến tranh gây ra, thực dân Pháp đẩy mạnh khai thác thuộc địa, trong đó có Việt Nam. ( 0,5 điểm)
b.Nội dung.
- Nông nghiệp : chủ yếu là đồn điền cao su. ( 0,5 điểm)
- Công nghiệp : chủ yếu là khai thác than đá, mở rộng một số cơ sở công nghiệp chế biến : nhà máy sợi Nam Định, rượu Hà Nội, nhà xay xát gạo Chợ Lớn... ( 0,5 điểm)
- Thương nghiệp : Để nắm chặt thị trường Việt Nam và Đông Dương, tư bản Pháp đánh thuế nặng hàng hóa các nước nhập vào VN. ( 0,5 điểm)
- Giao thông vận tải : Được đầu tư phát triển thêm, đường sắt xuyên Đông Dương được nối liền nhiều đoạn : Đồng Đăng – Na Sầm, Vinh – Đông Hà. ( 0,5 điểm)
- Tài chính : Ngân hàng Đông Dương nắm quyền chỉ huy các ngành kinh tế. ( 0,5 điểm)
c Tác động : 
Nền kinh tế đan xen tồn tại phương thức sản xuất TBCN và phương thức sản xuất phong kiến. Kinh tế Việt Nam có bước phát triển mới những vấn là nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, què quặt lệ thuộc vào Pháp..( 1,0 điểm)
Câu 4. (4,0. điểm). 
Cho biết sự phân hóa của giai cấp tư sản Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất? Trình bày phong trào đấu tranh của giai cấp tư sản dân tộc Việt Nam trong những năm 1919 - 1925? Ngày nay để chấn hưng nội hóa chúng ta nên làm gì?
a. Sự phân hóa giai cấp tư sản Việt Nam.
- Giai cấp tư sản ra đời sau chiến tranh thế giới thứ nhất, số lượng ít, dưới tác động của cuộc khai thác, phân hoá làm hai bộ phận: tư sản mại bản và tư sản dân tộc. (0,5 điểm)
- Tư sản mại bản có quyền lợi gắn chặt với đế quốc nên câu kết chặt chẽ với đế quốc áp bức bóc lột nhân dõn nên không có tinh thần cách mạng. (0,5 điểm)
- Bộ phận tư sản dân tộc có khuynh hướng kinh doanh độc lập nên có tinh thần dân tộc, dân chủ, nhưng thái độ không kiên định. (0,5 điểm)
b. Phong trào đấu tranh của giai cấp tư sản dân tộc Việt Nam trong những năm 1919 – 1925:
- Giai cấp tư sản Việt Nam nhân đà làm ăn thuận lợi, muốn vươn lên giành vị trí khá hơn trong nền kinh tế Việt Nam. (0,5 điểm)
- Phát động phong trào chấn hưng nộ hóa, bài trừ ngoại hóa ; (0,5 điểm)
- Đấu tranh chống thức dân Pháp độc quyền cảng Sài Gòn và độc quyền xuất khẩu lúa gạo ở Nam Kì. (0,5 điểm)
c. Ngày nay để chấn hưng nội hóa chúng ta nên làm:
- Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam. (0,5 điểm)
- Việt Nam cần phải sản xuất các sản phẩm, hàng hóa phải có chất lượng tốt để cạnh tranh với các nước khác, chống các hàng hóa kém chất lượng, hảng giả, hàng nhái....phải xây dựng thương hiệu, bản quyền..... (0,5 điểm)
Câu 5. (4,0 điểm). Trình bày sự ra và ý nghĩa lịch sử đời của ba tổ chức cộng sản năm 1929? 
a.Trình bày sự ra đời ba tổ chức cộng sản năm 1929? 
- Cuối năm 1928 đầu năm 1929, phong trào dân tộc, dân chủ phát triển mạnh, cần phải có một đảng cộng sản lãnh đạo. Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên không đủ sức lãnh đạo cách mạng. (0,5 điểm)
- Tháng 3/1929, Chi bộ cộng sản đầu tiên được thành lập tại số nhà 5D, phố Hàm Long- Hà Nội. (0,5 điểm)
- Tháng 5/1929, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên họp đại hội lần I, đoàn đại biểu Bắc Kỳ đưa ra ý kiến thành lập đảng, song không được chấp nhận. Họ bỏ đại hội về nước. (0,5 điểm)
- Tháng 6/1929, Đông Dương Cộng sản đảng thành lập ở Bắc Kỳ. (0,5 điểm)
- Tháng 7/1929, An Nam Cộng sản đảng thành lập ở Nam Kỳ. (0,5 điểm)
- Tháng 9/1929, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn thành lập ở Trung Kỳ. (0,5 điểm)
b. Ý nghĩa lịch sử: 
- Ba tổ chức cộng sản nối tiếp nhau ra đời trong vòng chưa đầy 4 tháng, chứng tỏ chủ nghĩa Mác – Lê nin đã thu hút được đông đảo các tầng lớp xã hội khác nhau ( 0,5 điểm)
- Chứng tỏ giai cấp công nhân đã nhận thức được sứ mệnh của mình là giai cấp lãnh đạo cách mạng, điều kiện thành lập đảng cộng sản ở Việt Nam đã chín muồi ( 0,5 điểm)
=================================================

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_THI_HSG_SU_9.doc