PGD&ĐT Châu Thành Trường THCS Thái Bình KÌ THI HỌC KÌ I Năm học 2015 - 2016 MÔN: SINH HỌC 6 Thời gian: 45 phút ĐỀ 1 Câu 1: Trình bày thí nghiệm về sự vận chuyển chất hữu cơ trong thân? (3đ) Câu 2: Giữa vật sống và vật không sống có những điểm gì khác nhau? (1đ) Câu 3: Trình bày khái niệm quang hợp của cây xanh? (1đ) Câu 4: Có mấy loại rễ biến dạng. Mỗi loại rễ biến dạng lấy 2 ví dụ? (3đ) Câu 5: Kể tên 5 loại cây mà người ta thường giâm cành, 5 loại cây người ta thường chiết cành? (2 đ) Thái Bình, ngày 25 tháng 11 năm 2015 Tổ trưởng CM GVBM Lê Ngọc Châu Nguyễn Thị Phụng ĐÁP ÁN SINH 6 ĐỀ 1 SỐ CÂU ĐÁP ÁN BIỂU ĐIỂM Câu 1 Thí nghiệm về sự vận chuyển chất hữu cơ của mạch rây: - Tiến hành thí nghiệm: Chọn một cành cây bóc vỏ một khoanh vỏ. - Hiện tượng: Sau một tháng mép vỏ ở phía trên phình to ra. - Giải thích: Do khi bóc vỏ làm mất luôn mạch rây. Vì vậy chất hữu cơ được hình thành trên lá vận chuyển xuống rễ qua mạch rây đến chỗ vỏ bị bóc sẽ bị ứ lại ở mép trên lâu ngày làm cho mép trên phình to. - Kết luận: Các chất hữu cơ được vận chuyển trong cây nhờ mạch rây. 0,5 đ 0,5 đ 1,5 đ 0,5 đ Câu 2 Nhận dạng vật sống và vật không sống: - Vật sống: Lấy các chất cần thiết vào cơ thể và thải các chất thải ra ngoài, nhờ đó lớn lên và sinh sản. - Vật không sống: Không lấy thức ăn, không lớn lên. 0,5 đ 0,5đ Câu 3 Khái niệm quang hợp: - Quang hợp là quá trình nhờ lá cây có chất diệp lục, sử dụng nước, khí cacbonic và năng lượng ánh sáng mặt trời chế tạo ra tinh bột và nhả khí ôxi. 0,1 đ Câu 4 - Có 4 loại rễ biến dạng + Rễ củ: rễ phình to chứa chất dự trữ cho cây khi ra hoa tạo quả. VD: Cải củ, cà rốt + Rễ móc: rễ phụ mọc từ thân và cành trên mặt đất, móc vào trụ bám giúp cây leo lên. VD: Trầu không, hồ tiêu, vạn niên thanh + Rễ thở: Sống trong điều kiện thiếu không khí, rễ mọc ngược lên trên mặt đất, lấy ôxi cung cấp cho các phần rễ dưới đất VD: Bụt mọc, mắm, bần + Giác mút: Rễ biến đổi thành giác mút đâm vào thân và cành của cây khác VD: Tơ hồng, tầm gửi 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ 0,5 đ 0,25 đ 0,5 đ 0,25 đ 0, 5 đ 0,25 đ Câu 5 - 5 loại cây trồng bằng cách giâm cành: khoai lang, rau muống, sắn, dâu tằm, mía.. - 5 loại cây trồng bằng cách chiết cành: Bưởi, cam, nhãn, cà phê, hồng,.. 1 đ 1 đ Thái Bình, ngày 25 tháng 11 năm 2015 Tổ trưởng CM GVBM Lê Ngọc Châu Nguyễn Thị Phụng MA TRẬN MÔN SINH HỌC 6 ĐỀ 1 Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng CĐ1: Thân Trình bày được thí nghiệm chứng minh mạch rây vận chuyển chất hữu cơ. 1 câu 3 đ = 30% 1 câu 3 đ = 30% CĐ2: Đặc điểm của cơ thể sống - Nhận biết được vật sống và vật không sống 1 câu 1 đ = 10% 1 câu 1 đ = 10% CĐ3: Lá - Nhận biết được quá trình quang hợp 1 câu 1 đ = 10% 1 câu 1 đ = 10% CĐ4: Rễ - Biết được các loại rễ biến dạng 1 câu 3 đ = 30% 1 câu 3 đ = 30% CĐ4: Sinh sản sinh dưỡng - Phân biệt được 2 loại cây (giâm cành và chiết cành) 1 câu 2 đ = 20% 1 câu 2 đ = 20% Tổng số câu: 5 Tổng số điểm: 10 Tỷ lệ: 100% 3 câu 5 đ 50% 1 câu 3 đ 30% 1 câu 2 đ 20% Thái Bình, ngày 25 tháng 11 năm 2015 Tổ trưởng CM GVBM Lê Ngọc Châu Nguyễn Thị Phụng PGD&ĐT Châu Thành Trường THCS Thái Bình KÌ THI HỌC KÌ I Năm học 2015 -2016 MÔN: SINH HỌC 6 Thời gian: 45 phút ĐỀ 2 Câu 1: Trình bày thí nghiệm chứng minh mạch gỗ của thân vận chuyển nước và muối khoáng? (3đ) Câu 2: Giữa vật sống và vật không sống có những điểm gì khác nhau? (1đ) Câu 3: Trình bày ý nghĩa sự biến dạng của lá? (4đ) Câu 4: Kể tên 10 loại cây và sắp xếp chúng vào 2 nhóm rễ cọc và rễ chùm? (2đ) Thái Bình, ngày 25 tháng 11 năm 2015 Tổ trưởng CM GVBM Lê Ngọc Châu Nguyễn Thị Phụng ĐÁP ÁN SINH 6 ĐỀ 2 SỐ CÂU ĐÁP ÁN BIỂU ĐIỂM Câu 1 Thí nghiệm về sự vận chuyển nước va muối khoáng của mạch gỗ: Dụng cụ: Bình thuỷ tinh chứa nước pha màu (thuốc đỏ và mực tím) Dao con, kính lúp Một cành hoa trắng ( hoa huệ hoặc hoa cúc, hoa hồng) Tiến hành Cắm cành hoa vào bình nước màu, để ra chỗ thoáng Hiện tượng Sau một thời gian, cánh hoa có màu sắc của nước trong bình. Các gân lá cũng bị nhuộm màu, chứng tỏ nước màu đã vận chuyển từ bình lên lá qua mạch gỗ vì ta dùng dao cắt ngang cành hoa thì phần mạch gỗ cũng bị nhuộm. Kết luận Nước và muối khoáng vận chuyển từ rễ lên nhờ mạch gỗ. 1 đ 0,5 đ 1 đ 0,5 đ Câu 2 Nhận dạng vật sống và vật không sống: Vật sống: Lấy các chất cần thiết vào cơ thể và thải các chất thải ra ngoài, nhờ đó lớn lên và sinh sản. Vật không sống: Không lấy thức ăn, không lớn lên. 0,5 đ 0,5 đ Câu 3 Ý nghĩa của sự biến dạng của lá: Để phù hợp với chức năng trong các hoàn cảnh khác nhau, lá của một số loài cây đã biến đổ hình thái thích hợp như xương rồng lá biến đổi thành gai để giảm sự thoát hơi nước, lá đậu Hà Lan thành tua cuốn để giúp cây leo lên 4 đ Câu 4 10 loại cây: Đậu xanh, hành, cà chua, ngô, cây tre, lúa, bưởi, cải, hồng xiêm, tỏi tây Cây có rễ cọc: Đậu xanh, cà chua, bưởi, cải, hồng xiêm Cây có rễ chùm: Hành, ngô, lúa, tỏi tây, cây tre. mút đâm vào thân và cành của cây khác VD: Tơ hồng, tầm gửi 1 đ 0,5 đ 0,5 đ Thái Bình, ngày 25 tháng 11 năm 2015 Tổ trưởng CM GVBM Lê Ngọc Châu Nguyễn Thị Phụng MA TRẬN MÔN SINH HỌC 6 ĐỀ 2 Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng CĐ1: Thân - Trình bày thí nghiệm chứng minh mạch gỗ của thân vận chuyển nước và muối khoáng. 1 câu 3 đ = 30% 1 câu 3 đ = 30% CĐ2: Đặc điểm của cơ thể sống - Nhận biết được vật sống và vật không sống 1 câu 1 đ = 10% 1 câu 1 đ = 10% CĐ3: Đặc điểm bên ngoài của lá - Nhận biết ý nghĩa sự biến dạng của lá 1 câu 4 đ = 40% 1 câu 4 đ = 40% CĐ4: Rễ - Phân biệt được 2 loại rễ (rễ cọc và rễ chùm) 1 câu 2 đ = 20% 1 câu 2 đ = 20% Tổng số câu: 4 Tổng số điểm: 10 Tỷ lệ: 100% 2 câu 5 đ 50% 1 câu 3 đ 30% 1 câu 2 đ 20% Thái Bình, ngày 25 tháng 11 năm 2015 Tổ trưởng CM GVBM Lê Ngọc Châu Nguyễn Thị Phụng
Tài liệu đính kèm: