PHÒNG GD&ĐT SÔNG LÔ ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 6; 7; 8 CẤP HUYỆN - NĂM HỌC 2015 - 2016 ĐỀ THI MÔN: ĐỊA LÍ 8 Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1. (1,5 điểm) a. Mục tiêu hợp tác của Hiệp hội các nước Đông Nam Á đã thay đổi qua thời gian như thế nào? b. Cộng đồng ASEAN được thành lập vào thời gian nào? Nêu các trụ cột chính và mục tiêu cơ bản của tổ chức này. Câu 2. (3,5 điểm) a. Nêu các đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam và chỉ rõ nguyên nhân dẫn đến mỗi đặc điểm đó. b. So với các nước khác trên cùng vĩ độ, khí hậu Việt Nam có gì khác biệt? Điều gì dẫn đến sự khác biệt đó? c. Cho biết khái niệm và hậu quả của hiện tượng En Ninô. Hiện tượng này đang ảnh hưởng đến Việt Nam như thế nào? Miền, vùng nào trên đất nước ta đang chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của En Ninô? Câu 3. (2,5 điểm) Dựa vào Átlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, em hãy: a. Trình bày sự phân hóa đa dạng của địa hình đồi núi nước ta. b. Tại sao những vùng núi cao dễ trở thành khu nghỉ mát vào mùa hè? Kể một vài khu nghỉ mát nổi tiếng của nước ta. Câu 4. (2,5 điểm) Cho bảng số liệu: Diện tích rừng Việt Nam (Đơn vị : triệu ha) Năm 1943 1993 2001 Diện tích rừng 14,3 8,6 11,8 a. Tính tỉ lệ % che phủ rừng so với diện tích đất liền (làm tròn là 33 triệu ha). b. Vẽ biểu đồ theo tỉ lệ đó. c. Tại sao diện tích và tỉ lệ che phủ rừng nước ta ở giai đoạn 1943- 1993 giảm mạnh và có bước tăng phục hồi vào giai đoạn 1993- 2001? ---------------Hết---------------- Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam. Họ và tên thí sinh: .Số báo danh: Phòng thi PHÒNG GD-ĐT SÔNG LÔ KỲ THI KHẢO SÁT HSG LỚP 6; 7; 8 VÒNG III NĂM HỌC 2015 – 2016 Hướng dẫn chấm môn: Địa lí 8 Câu Nội dung trình bày Điểm Câu 1 (1,5 điểm) a. Mục tiêu hợp tác của Hiệp hội các nước Đông Nam Á đã thay đổi qua thời gian: - Trong 25 năm năm đầu , mục tiêu chính là hợp tác về quân sự. - Từ đầu thập niên 90 của thế kỉ XX, mục tiên chung là giữ vững hòa bình, an ninh, ổn định khu vực, xây dựng một cộng đồng hòa hợp, cùng nhau phát triển kinh tế- xã hội. - Từ cuối những năm 90 của thế kỉ XX đến nay, các nước ASEAN gặp một số khó khăn: Khủng hoảng kinh tế, xung đột tôn giáo, thiên tai nên đã có sự đoàn kết hợp tác toàn diện, chặt chẽ hơn để giải quyết những khó khăn đó. b. Cộng động ASEAN: - Thời gian thành lập: Ngày 31tháng 12 năm 2015. - Có 3 trụ cột chính: Cộng đồng An ninh ASEAN, Cộng đồng Kinh tế ASEAN và Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN. - Mục tiêu: Nhằm hình thành một khu vực kinh tế ASEAN ổn định, thịnh vượng và có khả năng cạnh tranh cao, trong đó hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và vốn được lưu chuyển tự do hơn, kinh tế phát triển đồng đều, giảm đói nghèo và chênh lêch kinh tế- xã hội giữa các nước. 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 Câu 2 (3,5 điểm) a. Các đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam: - Việt Nam là một nước nhiệt đới gió mùa ẩm (tính chất nhiệt đới). Nguyên nhân: Do nước ta nằm từ 8034’B- 23023’B, tức là nằm hoàn toàn trong đới nóng, thuộc môi trường nhiệt đới gió mùa. - Việt Nam là một nước ven biển (tính chất ven biển hay tính chất bán đảo). Nguyên nhân: Do nước ta có phần biển rộng lớn, bao bọc phía Đông và Nam đất liền. - Việt Nam là xứ sở của cảnh quan đồi núi (tính chất đồi núi). Nguyên nhân: Ở nước ta, địa hình đồi núi chiếm tới 3/4 diện tích lãnh thổ. Do đó, đồi núi có vai trò quan trọng, trở thành một tính chất chung, phổ biến và tiêu biểu cho thiên nhiên Việt Nam. - Thiên nhiên nước ta phân hóa đa dạng, phức tạp (tính chất đa dạng, phức tạp). Nguyên nhân: Sự đa dạng, phức tạp của cảnh quan thiên nhiên nước ta bắt nguồn từ các nguyên nhân sau: + Vị trí địa lí: cầu nối giữa đất liền và biển, giao thoa giữa các luồng gió mùa và luồng sinh vật + Lịch sử phát triển lâu dài của tự nhiên. + Sự tiếp xúc, quy tụ và đáu tranh của nhiều hệ thống tự nhiên mang tính địa đới và phi địa đới. b. So với các nước khác trên cùng vĩ độ, khí hậu Việt Nam có nhiều nét khác biệt: Việt Nam không bị khô hạn như khu vực Bắc Phi và Tây Nam Á, cũng không nóng ẩm quanh năm như các quốc đảo ở Đông Nam Á. Nguyên nhân chính là do nước ta chịu ảnh hưởng của gió mùa. c. Hiện tượng En Ninô: - Khái niệm: En Ninô là hiện tượng nóng lên khác thường của nước biển thuộc vành đai xích đạo rộng lớn, thường xuất hiện theo chu kỳ, gây ảnh hưởng rất lớn và có thể làm tăng nhiệt độ trung bình trong vùng biển Thái Bình Dương tới 3,50C. - Hậu quả: Khi En Ninô xuất hiện thường xẩy ra thiên tai nặng như mưa lớn, bão, lũ lụt ở vùng này, hạn hán, cháy rừng ở vùng khác làm thiệt hại lớn về người và sản xuất của xã hội. - Ảnh hưởng đến Việt Nam: + Gây nắng nóng, hạn hán trên diện rộng, xâm nhập mặn ở những vùng ven biển, thiếu nước cho sinh hoạt và sản xuất, làm chết cây trồng, thiệt hại mùa màng + Miền đang chịu ảnh hưởng lớn là miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ, trong đó nặng nề nhất là vùng Đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên. 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5 0,25 0,25 0,25 0,25 Câu 3 (2,5 điểm) a. Sự phân hóa đa dạng của địa hình đồi núi nước ta. Đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ nước ta, có sự phân hoá đa dạng, chia làm 4 vùng. - Vùng núi Đông Bắc: + Là vùng đồi núi thấp, nằm ở tả ngạn sông Hồng, đi từ dãy núi Con Voi đến vùng ven biển Quảng Ninh. + Vùng này nổi bật với những cánh cung núi và vùng đồi phát triển rộng, địa hình cacxtơ khá phổ biến. + Có 2 hướng núi : hướng vòng cung và hướng tây bắc - đông nam + Địa hình đón gió mùa Đông Bắc, mùa đông lạnh nhất nước ta. - Vùng núi Tây Bắc : + Nằm giữa sông Hồng và sông Cả, là những dải núi cao, những sơn nguyên đá vôi hiểm trở nằm song song và kéo dài theo hứớng tây bắc - đông nam. + Địa hình cácxtơ khá phổ biến. + Có các cánh đồng nhỏ nằm giữa núi (Mường Thanh ,Than Uyên ) + Địa hình chắn gió mùa đông bắc và gió mùa tây nam, mùa đông ít lạnh và khô hơn Đông Bắc. - Vùng núi Trường Sơn Bắc: + Từ phía Nam sông Cả tới dãy núi Bạch Mã. + Đây là vùng núi thấp có 2 sườn không đối xứng: sườn tây thoải, sườn đông hẹp và dốc, hướng tây bắc - đông nam, có nhiều nhánh núi nằm ngang. + Có nhiều đèo lớn. + Địa hình chắn gió mùa tây nam, tạo ra gió phơn tây nam khô nóng. - Vùng núi và cao nguyên Trường Sơn Nam : + Là vùng núi và cao nguyên hùng vĩ, tạo thành một cánh cung lớn quay lưng về phía đông . + Địa hình nổi bật là các cao nguyên rộng lớn, mặt phủ đất đỏ badan xếp tầng. + Có hai sườn không đối xứng. Sườn đông hẹp và dốc, nhiều núi đâm ra sát biển. + Khí hậu phân theo độ cao. - Địa hình bán bình nguyên Đông Nam Bộ và vùng đồi trung du Bắc Bộ : Phần lớn là những thềm phù sa cổ, mang tính chất chuyển tiếp giữa miền núi và miền đồng bằng. b. Các vùng núi cao dễ trở thành khu nghỉ mát vào mùa hè do khí hậu phân hóa theo độ cao, càng lên cao nhiệt độ càng giảm. Các khu nghỉ mát nổi tiếng của nước ta là Đà Lạt, Sa Pa, Tam Đảo 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 Câu 4 (2,5 điểm) a. Tính tỉ lệ (% ) che phủ rừng: Áp dụng công thức: Tỉ lệ che phủ rừng = Diện tích rừng/ Diện tích đất liền x 100% ta có kết quả ở bảng sau: Tỉ lệ che phủ rừng so với diện tích đất liền (đơn vị: %) Năm 1943 1993 2001 Tỉ lệ che phủ 43,3 26,1 35,8 b. Vẽ biểu đồ: Yêu cầu: + Vẽ biểu đồ cột đơn (biểu đồ khác không cho điểm), đảm bảo tính chính xác. + Ghi đủ trị số, thông số, có tên biểu đồ và chú giải (thiếu mỗi yếu tố trừ 0,25 điểm) c. Giải thích: - Giai đoạn 1943-1993: diện tích và tỉ lệ che phủ rừng giảm mạnh do chiến tranh hủy diệt, khai thác quá mức phục hồi, đốt rừng làm nương rẫy, quản lí bảo vệ kém hiệu quả. - Giai đoạn 1993-2001: diện tích và tỉ lệ che phủ rừng có bước tăng phục hồi do đẩy mạnh công tác trồng và bảo vệ rừng. 0,5 1,0 0,5 0,5 Điểm toàn bài= Điểm câu 1 + Điểm câu 2+ Điểm câu 3+ Điểm câu 4= 10,00 điểm
Tài liệu đính kèm: