KẾ HOẠCH DẠY HỌC Môn: Khoa học Bài 29: TIẾT KIỆM NƯỚC I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Biết được những việc nên làm và không nên làm để tiết kiệm nước. 2. Kĩ năng: Hiểu được ý nghĩa của việc tiết kiệm nước và vẽ tranh cổ động tuyên truyền tiết kiệm nước. 3. Thái độ: Kĩ năng xác định giá trị bản thân trong việc tiết kiệm, tránh lãng phí nước. II. Đồ dùng dạy - học: - GV: Hình trang 60, 61 SGK. - Phiếu bài tập các nhóm. -Máy tính, máy chiếu. -HS: SGK, bảng con, dụng cụ vẽ tranh, tranh sưu tầm. III. Hoạt động dạy - học: Nội dung chủ yếu Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: Bảo vệ nguồn nước. 3. Bài mới: Hoạt động 1: Hoạt động nhóm. * Mục tiêu: - Nêu những việc nên không nên làm để tiết kiệm nước. - Giải thích được lí do phải tiết kiệm nước. phí nước . Hoạt động 2: Vẽ tranh hoặc sưu tầm tranh cổ động tuyên truyền tiết kiệm nước. Mục tiêu: Biết vẽ tranh cổ động tuyên truyền tiết kiệm nước. 4. Củng cố: 5. Dặn dò: - Yêu cầu học sinh hát. Hỏi tựa bài cũ. Kiểm tra bằng hình thức trắc nghiệm ( Đúng – Sai) 1. Vứt các loại rác xuống kênh, sông để bảo vệ môi trường? - GV nhận xét, khen. 2. Giữ vệ sinh sạch sẽ xung quanh nguồn nước: giếng nước, hồ nước, đường ống dẫn nước? - GV nhận xét, khen. 3. Cải tạo, bảo vệ hệ thống thoát nước, nước thải sinh hoạt và công nghiệp trước khi xả vào hệ thống thoát nước chung. - GV nhận xét, khen. - Nhận xét KTBC. GTB: Tiết kiệm nước. - Yêu cầu HS đọc lại tựa bài. - Cho HS quan sát tranh tranh trang 60 SGK từ hình 1 đến hình 6 thảo luận nhóm 2 ( 3 phút) và ghép tranh dựa vào nội dung câu hỏi. * Ghép tranh những việc nên làm để tiết kiệm nước thể hiện qua các hình? * Ghép tranh những không nên làm để tiết kiệm nước thể hiện qua các hình? Cho Học sinh quan sát tranh 7, 8 và nêu nội dung tranh? + Bạn nam ở hình 7a nên làm gì? Vì sao? * Lý do cần phải tiết kiệm nước? + Cho học sinh quan sát tranh ngoài thưc tế. * GDKNS: Nước sạch không phải tự nhiên mà có, chúng ta nên làm theo những việc làm đúng và phê phán những việc làm sai để tránh gây lãng phí nước. + Vì sao chúng ta cần phải tiết kiệm nước? Kết luận: - Phải tốn nhiều công sức, tiền của mới có nước sạch để dùng. Vì vậy, không được lãng phí nước. - Tiết kiệm nước là để dành tiền cho mình và cũng là để có nước cho nhiều người khác được dùng. * Em đã làm gì để tiết kiệm nước ở nhà? * Em đã làm gì để tiết kiệm nước ở trường? - GV nhận xét, khen ngợi. Hoạt động nhóm 4(5 phút) * Vẽ hoặc sưu tầm tranh cổ động, tuyên truyền tiết kiệm nước. - Tổ chức cho HS vẽ tranh hoặc sưu tầm tranh theo nhóm 4(5 phút). - YC các nhóm vẽ tranh hoặc sưu tầm với nội dung tuyên truyền, cổ động mọi người cùng tiết kiệm nước. - Y\C đại diện nhóm trình bày và giới thiệu ý tưởng của nhóm mình. - GV HD động viên, khuyên khích để những HS có khả năng được vẽ tranh, triển lãm. - GV nhận xét, tuyên dương. GV kết luận: Chúng ta không những thực hiện bảo vệ nguồn nước, tiết kiệm nước mà còn phải vận động, tuyên truyền mọi người cùng thực hiện. - Trò chơi: Ai nhanh, ai đúng. + Vì sao chúng ta phải tiết kiệm nước? - GV nhận xét đánh giá tiết học. - Dặn HS luôn có ý thức tiết kiệm nước và tuyên truyền vận động mọi người cùng thực hiện. - Xem lại bài và chuẩn bị bài sau. - HS hát vui. - HS nêu. - Trả lời vào bảng con. - HS nhận xét bạn. - Cả lớp làm bảng con. - Nhận xét - Cả lớp làm bảng con. - Nhận xét - Cả lớp làm bảng con. - Nhận xét - HS nhắc lại tựa bài. - HS quan sát tranh. - HS trả lời nội dung từng tranh. - HS thảo luận nhóm. +H.1: Khoá vòi nước không để nước chảy tràn. +H.3: Gọi thợ sửa ống nước khi bị hỏng. +H.5: Lấy nước đánh răng vào cốc xong, khóa ngay. +H.2: Nước chảy tràn không khóa nước. +H.4: Vẽ một bạn vừa đánh răng vừa xả nước chảy tràn. +H.6: Vẽ một bạn đang tưới cây, để nước chảy tràn lan. + H.7: Vẽ cảnh 1 bạn nam tắm dưới vòi nước rất to (7a), tương phản với cảnh 1 bạn tắm mà nước không chảy (7b). - Tiết kiệm nước để người khác có nước dùng. + H.8: Vẽ cảnh 1 bạn tắm dưới vòi sen vặn nước vừa phải nhờ thế có nước cho người khác tiêu dùng. - HS suy nghĩ và phát biểu ý kiến. * Phải tiết kiệm nước vì tiết kiệm nước để người khác có nước dùng, tiết kiệm nước là tiết kiệm tiền của. - HS quan sát tranh. - Phải tốn nhiều công sức, tiền của mới có đủ nước sạch để dùng. Tiết kiệm nước là dành tiền cho mình và cũng là để có nước cho người khác được dùng. + HS lắng nghe. - Vài HS đọc lại ghi nhớ. - HS nêu suy nghĩ của mình. - HS nêu suy nghĩ của mình. - HS nhận xét - HS vẽ tranh hoặc sưu tầm tranh theo nhóm. + Vẽ tranh hoặc sưu tầm tranh. - Các nhóm vẽ tranh hoặc sưu tầm tranh. - Đại diện nhóm trình bày. - HS nhận xét, tuyên dương bạn. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe và thực hiện. + HS nêu lại nội dung. DUYỆT BGH Thạnh hòa, ngày 4 tháng 12 năm 2018 Giáo viên soạn giảng Trần Thành phùng
Tài liệu đính kèm: