Kế hoạch bài dạy môn Vật lí 10 - Chủ đề: Chuyển động tròn

doc 8 trang Người đăng hoaian2 Ngày đăng 10/01/2023 Lượt xem 602Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy môn Vật lí 10 - Chủ đề: Chuyển động tròn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế hoạch bài dạy môn Vật lí 10 - Chủ đề: Chuyển động tròn
KẾ HOẠCH BÀI DẠY 
CHỦ ĐỀ: “CHUYỂN ĐỘNG TRÒN” - VẬT LÍ 10
Thời lượng: 4 tiết
I. MỤC TIÊU DẠY HỌC
BIỂU HIỆN NĂNG LỰC
MỤC TIÊU
STT
NĂNG LỰC VẬT LÍ
1.1
+ Nêu được định nghĩa rađian sau khi thảo luận từ tình huống thực tế và biểu diễn được độ dịch chuyển góc theo rađian.
1
1.1
+ Nêu được khái niệm về chuyển động tròn đều, các đại lượng đặc trưng của chuyển động tròn đều (vec-tơ vận tốc, tốc độ dài, tốc độ góc, chu kì, tần số)
2
1.3
+Vận dụng được biểu thức tính gia tốc hướng tâm a = EMBED Equation.DSMT4 EMBED Equation.DSMT4 2r; a = EMBED Equation.DSMT4 .
3
1.3
+ Vận dụng được biểu thức lực hướng tâm F= mr EMBED Equation.DSMT4 2 ; F= m EMBED Equation.DSMT4 .
4
2.6
+ Thảo luận và đề xuất giải pháp an toàn cho một số tình huống chuyển động tròn trong thực tế.
5
NĂNG LỰC CHUNG
Giao tiếp – Hợp tác
- Thảo luận nhóm, báo cáo trao đổi kết quả hoạt động, đưa đến
6
Tự chủ - Tự học
- Chủ động, tích cực thực hiện những công việc dược giao
7
PHẨM CHẤT CHỦ YẾU
Trung thực
- Báo cáo đúng với kết quả quan sát được trong thí nghiệm biểu diễn về chuyển động tròn đều
8
Trách nhiệm
- Có tinh thần tích cực, tự giác tham gia xây dựng bài, giải quyết vấn đề trong tìm hiểu khái niệm, các đại lượng của chuyển động tròn
9
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Video trình chiếu chuyển động tròn của vật, chuyển động cong của ôtô.
- Phiếu học tập.
- Mô hình thí nghiệm chuyển động của ôtô đồ chơi qua đoạn đường cong (với tốc độ của ôtô, vật liệu bề mặt chuyển động có thể điều chỉnh được).
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
TT
Mục tiêu
Nội dung dạy học trọng tâm
PP, KTDH
Phương pháp và công cụ kiểm tra đánh giá
Hoạt động 1. Tìm hiểu chuyển động tròn đều và các đại lượng đặc trưng (45 phút – tiết 1)
1, 2, 7, 8
Biểu diễn độ dịch chuyển góc theo radian, vận dụng khái niệm tốc độ góc
- DH giải quyết vấn đề
- Khăn trải bàn
- Sơ đồ tư duy
GV đánh giá
- Minh chứng đánh giá: Vẽ được quỹ đạo, vec-tơ vận tốc trong chuyển động tròn đều, phần trình bày bằng lời của HS
PP đánh giá: quan sát, nghe
Hoạt động 2. Xây dựng và vận dụng biểu thức gia tốc hướng tâm (45 phút – tiết 2)
3
Biểu thức tính gia tốc hướng tâm
- DH khám phá
- KWL
GV đánh giá
Minh chứng đánh giá: biểu đồ KWL, phần trình bày bằng lời, bài giải của HS
PP đánh giá: quan sát, nghe
Hoạt động 3. Xây dựng và vận dụng biêu thức lực hướng tâm (45 phút – tiết 3)
4
Biểu thức tính lực hướng tâm
- DH khám phá
- KWL
GV đánh giá
Minh chứng đánh giá: biểu đồ KWL, phần trình bày bằng lời, bài giải của HS
PP đánh giá: quan sát, nghe
Hoạt động 4. Thảo luận và đề xuất giải pháp an toàn cho một số tình huống chuyển động tròn trong thực tế (45 phút – tiết 4)
5, 6, 9
2.6
Giao tiếp hợp tác
Trách nhiệm
Đưa ra được giải pháp an toàn cho một số tình huống chuyển động tròn trong thực tế
- DH giải quyết vấn đề.
- Động não.
GV đánh giá
Minh chứng đánh giá: Phiếu học tập, hoạt động thuyết trình của HS, kết quả thực hiện thí nghiệm kiểm chứng.
PP đánh giá: phiếu học tập, rubrics.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 4: Thảo luận và đề xuất giải pháp an toàn cho tình huống chuyển động tròn trong thực tế (45 phút – tiết 4)
1. Mục tiêu: HS đưa ra được giải pháp an toàn cho tình huống chuyển động tròn trong thực tế (5, 6, 9)
2. Sản phẩm học tập: 
	- Kết quả trên phiếu học tập.
	- Bài thuyết trình (trình bày miệng) của đại diện các nhóm.
	- Kết quả tiến hành thí nghiệm kiểm chứng.
3. Tổ chức hoạt động học
- Phân nhóm HS trong lớp để làm việc (4 nhóm, bầu nhóm trưởng, thư kí)
- Nhiệm vụ 1:
	*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV giới thiệu video về ôtô, môtô chuyển động trên các đoạn đường cong (có thể giới thiệu thêm các video về sự cố chuyển động cong tùy vào đối tượng HS). 
	+ Yêu cầu HS cho biết những sự cố thường xảy ra trong chuyển động cong.
	*HS thực hiện nhiệm vụ:
	+ Thảo luận nhóm: quan sát video, trả lời theo yêu cầu của GV
	* HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
	+ GV: Yêu cầu đại diện nhóm trả lời.
	+ HS: đặt câu hỏi, trao đổi, góp ý nhau.
	+ GV: chỉnh lí, hợp thức hóa vấn đề.
- Nhiệm vụ 2:
	*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ học tập: Yêu cầu HS đưa ra các phương án để tăng tính an toàn của chuyển động cong (chuyển động của ôtô, chuyển động của tạ ném).
	- Định hướng HS tìm hiểu thông qua phiếu học tập dược chuẩn bị sẵn sau đây:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
+ Hãy vẽ các vec-tơ tác dụng lên ôtô chuyển động trên đường cong (được xem là cung tròn) trong hình vẽ
+ Lực nào đóng vai trò lực hướng tâm giữ vật chuyển động trên đoạn cong (được xem là một phần của đường tròn). 
..
+ Để tăng mức an toàn của chuyển động (tức là cần duy trì chuyển động cong) của ôtô thì ta phải làm gì ? 
..
..
..
	- Nếu HS gặp khó khăn, GV định hướng bằng các gợi ý: 
	+ Độ lớn lực hướng tâm phụ thuộc vào các yếu tố nào (dựa trên công thức vật lý) ? Trong chuyển động, yếu tố nào khó thay đổi ? yếu tố nào của vật, của đối tượng xung quanh có thể dễ dàng thay đổi ? 
	+ Lực ma sát (đóng vai trò là lực hướng tâm) phụ thuộc vào các yếu tố nào ? Để tăng tính an toàn cho chuyển động cong thì ta có thể thay đổi yếu tố nào ?
	- GV có thể gợi mở thêm phương án: Nếu không thay đổi lực ma sát thì ta còn cách nào khác để tăng cường lực hướng tâm, giữ an toàn cho ôtô khi chuyển động qua đoạn đường cong với tốc độ cao không ? Gợi ý thông qua phiếu học tập sau:
	PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
+ Hãy vẽ các vec-tơ lực tác dụng lên ôtô, vec-tơ hợp lực tác dụng lên ôtô trong các trường hợp chuyển động sau: 
	 Khi ôtô chạy trên đường ngang	Khi ôtô chạy trên đường nghiêng
	*HS thực hiện nhiệm vụ học tập:
	- HS (làm việc nhóm): Tiến hành phân tích lực trên phiếu học tập, thảo luận trả lời câu hỏi.
	- GV: theo dõi để phát hiện những khó khăn HS gặp phải, từ đó đưa ra những hỗ trợ phù hợp. 
	*HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
	- GV yêu cầu đại diện nhóm lên bảng báo cáo kết quả học tập trước lớp.
	- HS: đặt câu hỏi, trao đổi, góp ý toàn lớp.
	- GV: chỉnh lí, hợp thức hóa những phương án được lựa chọn.
- Nhiệm vụ 3:
	*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ học tập: 
	- GV yêu cầu HS dựa trên các phương án lựa chọn, đề xuất các hoạt động tăng mức an toàn của chuyển động cong trên thực tế (mô hình thí nghiệm).
	- GV chuẩn bị mô hình chuyển động của ôtô đồ chơi trên đoạn đường cong, chuẩn bị sẵn các thiết bị (dụng cụ) dự báo HS có thể sử dụng để thực hiện thí nghiệm kiểm chứng các phương án đã được lựa chọn. 
	*HS thực hiện nhiệm vụ học tập:
	- HS thảo luận nhóm để lựa chọn và tiến hành phương án thí nghiệm kiểm chứng tính an toàn của chuyển động cong.
	- GV quan sát và lắng nghe thảo luận, cách tiến hành của các nhóm, từ đó phát hiện các khó khăn và đưa ra định hướng hỗ trợ phù hợp, kịp thời.
	*HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
	- HS đại diện nhóm báo cáo kết quả thực hiện.
	- HS thảo luận, trao đổi góp ý toàn lớp.
	- GV chỉnh lý, hợp thức hóa kiến thức, rút ra kết luận chung.
- Nhiệm vụ 4:
	*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ học tập: 
	- GV yêu cầu HS tự lập dựa trên kiến thức đã có trả lời câu hỏi : “Đề xuất phương án an toàn cho chuyển động tròn của người ngồi trên tàu lượn vòng tròn” 
	*HS thực hiện nhiệm vụ học tập:
	- HS tự lập suy nghĩ để trả lời câu hỏi.
	- GV quan sát và lắng nghe, từ đó phát hiện các khó khăn và đưa ra sự định hướng hỗ trợ phù hợp, kịp thời.
	*HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
	- HS báo cáo thuyết trình.
	- GV chỉnh lý, kết luận.
4. Phương án đánh giá
	- GV dựa trên kết quả phiếu học tập, bài thuyết trình để đánh giá kết quả hoạt động học tập của HS.	
	- GV sử dụng Rubrics sau để đánh giá kết quả hoạt động học tập của HS.
Rubrics đánh giá hoạt động thảo luận, đề xuất giả thuyết, thiết kế và thực hiện thí nghiệm kiểm tra phương án tăng tính an toàn trong chuyển động cong
STT
Tiêu chí
Mức độ tiêu chí
Mức 1
Mức 2
Mức 3
Nhiệm vụ 1: Nhận biết các sự cố trong một chuyển động cong
1
Nhận biết nguy cơ sự cố trong chuyển động cong
Quan sát, tham gia thảo luận nhóm, nhận biết sự cố chuyển động dưới sự hướng dẫn chi tiết của GV
Quan sát, tham gia thảo luận tích cực, nhận biết sự cố chuyển động dưới sự gợi ý của GV 
Quan sát, tham gia thảo luận tích cực, tự nhận biết nguy cơ xảy ra sự cố trong chuyển động cong
Nhiệm vụ 2: Đề xuất phương án tăng tính an toàn cho chuyển động cong cụ thể
2
Các lực tác dụng lên xe chuyển động cong phẳng trên mặt đường
Nêu được vài lực tác dụng lên xe trong chuyển động cong
Nêu được đầy đủ các lực tác dụng lên xe trong chuyển động cong nhưng chưa chính xác hoàn toàn về phương chiều
Vẽ đúng, đủ các lực tác dụng lên xe ảnh hưởng đến chuyển động cong : trọng lực, phản lực, lực ma sát.
3
Xác định được lực hướng tâm tác dụng lên xe chuyển động cong
Tham gia thảo luận xác định lực đóng vai trò lực hướng tâm
Thảo luận và đưa ra ý kiến cá nhân về lực hướng tâm
Thảo luận tích cực và xác định đúng lực đóng vai trò lực hướng tâm trong chuyển động cong
4
Đề xuất một phương án tăng tính an toàn cho chuyển động cong của xe (có liên quan đến thay đổi ma sát, tốc độ) 
Nêu được một phương án tăng tính an toàn cho chuyển động cong (liên quan đến thay đổi ma sát hoặc tốc độ) nhưng chưa dựa trên cơ sở công thức vật lý nào
Nêu được vài phương án tăng tính an toàn cho chuyển động cong có dựa trên cơ sở công thức vật lý nhưng chưa chính xác
Nêu được chính xác các phương án tăng tính an toàn cho chuyển động cong dựa trên công thức đúng xác định lực hướng tâm, lực ma sát: tăng hệ số ma sát, giảm tốc độ
5
Đề xuất một phương án tăng tính an toàn cho một chuyển động cong – không liên quan đến tăng cường ma sát, thay đổi tốc độ
Tham gia thảo luận hoàn thành phiếu học tập xác định lực tác dụng lên xe chuyển động trên mặt đường nghiêng
Tham gia thảo luận hoàn thành phiếu học tập và phát hiện được lực có khả năng tham gia đóng vai trò là lực hướng tâm khi xe chuyển động cong trên mặt đường nghiêng. Nhưng chưa rút ra được phương án tăng tính an toàn một cách rõ ràng
Tham gia thảo luận hoàn thành phiếu học tập và phát hiện được thành phần tham gia đóng vai trò là lực hướng tâm khi xe chuyển động cong trên mặt đường nghiêng. Rút ra phương án tăng tính an toàn chuyển động cong một cách rõ ràng (bằng cách tạo mặt đường nghiêng)
Nhiệm vụ 3: Tiến hành thí nghiệm kiểm tra phương án tăng tính an toàn của chuyển động cong đang khảo sát
6
Thiết kế phương án thí nghiệm kiểm tra phương án an toàn trong chuyển động cong
Không thiết kế được phương án thí nghiệm
Thiết kế được phương án thí nghiệm đầy đủ các thành phần nhưng chưa hợp lí
Thiết kế được đầy đủ phương án thí nghiệm thành phần một cách hợp lí
7
Thực hiện thí nghiệm
Không thực hiện được thí nghiệm
Thực hiện được thí nghiệm nhưng chưa thuần thục, còn mắc phải các sai sót
Thực hiện được thí nghiệm thuần thục chính xác
8
Quan sát, rút ra kết luận
Không rút ra được kết luận
Kết luận chính xác nhưng chưa súc tích
Chính xác, súc tích
Nhiệm vụ 4: Đề xuất phương án an toàn cho tình huống chuyển động cong khác
9
Đề xuất phương án an toàn cho người ngồi trên tàu lượn chuyển động tròn
Suy nghĩ đưa ra được một phương án nhưng chưa chính xác
Tự lập, suy nghĩ đưa ra được vài phương án an toàn nhưng chưa chính xác hoàn toàn
Tích cực suy nghĩ, tự lập đưa ra được các phương án chính xác

Tài liệu đính kèm:

  • docke_hoach_bai_day_mon_vat_li_10_chu_de_chuyen_dong_tron.doc