Hoạt độngt rải nghiệm Lớp 3 – Chủ đề 2: Lớp học sắc màu

doc 7 trang Người đăng duthien27 Lượt xem 683Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Hoạt độngt rải nghiệm Lớp 3 – Chủ đề 2: Lớp học sắc màu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hoạt độngt rải nghiệm Lớp 3 – Chủ đề 2: Lớp học sắc màu
LỚP 3 – CHỦ ĐỀ 2 
LỚP HỌC SẮC MÀU 
1. MỤC TIÊU 
Sau chủ đề này, học sinh: 
Mô tả được không gian lớp học của em. 
Tìm hiểu được lợi ích và một số cách trang trí lớp học. 
Đề xuất được ý tưởng trang trí lớp học. 
Lập và thực hiện được kế hoạch trang trí lớp học. 
Hình thành thói quen giữ gìn lớp học sạch đẹp. 
Chủ đề này góp phần hình thành và phát triển cho học sinh: 
Năng lực: Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động, năng lực thẩm mỹ. 
Phẩm chất: Chăm chỉ 
CHUẨN BỊ 
2.1. Giáo viên 
Thẻ hình các góc trang trí trong lớp học: Góc thiên nhiên, góc thư viện, góc học tập, góc sáng tạo, góc chia sẻ, góc bạn bè, góc cộng đồng(ở mỗi thẻ hình có tên của góc); 
Phiếu đánh giá hoạt động trang trí lớp học. 
2.2. Học sinh 
Bút viết, bút màu, thước kẻ; 
Các đồ dùng tuỳ theo bản kế hoạch trang trí lớp học của học sinh. 
GỢI Ý TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG 
3.1. Gợi ý tổ chức tiết 1, 2 
Hoạt động 1: Vẽ sơ đồ không gian lớp học 
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc nhiệm vụ trong sách học sinh và kiểm tra việc hiểu nhiệm vụ của học sinh. 
Giáo viên yêu cầu mỗi học sinh tự thực hiện nhiệm vụ: 
Quan sát không gian lớp học từ vị trí ngồi của mình, xác định vị trí của các đồ vật khác (bảng, bàn giáo viên, các góc trong lớp học). 
Vẽ sơ đồ lớp học theo những gì đã quan sát được. 
Giáo viên cho học sinh chia sẻ theo cặp về sơ đồ lớp học của mình. 
Giáo viên gọi một số học sinh giới thiệu sơ đồ của mình và mời một số học sinh khác nhận xét, đóng góp ý kiến. 
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách trang trí lớp học 
Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu trong sách học sinh cho cả lớp nghe và kiểm tra việc hiểu nhiệm vụ của học sinh. 
Giáo viên yêu cầu mỗi học sinh tự thực hiện nhiệm vụ: 
Quan sát các bức ảnh và viết tên nơi được trang trí dưới mỗi hình ảnh. Đáp án: 
+ Ảnh trang trí phòng truyền thống của trường 
+ Ảnh trang trí bàn tiệc sinh nhật 
+ Ảnh trang trí bức tường cuối lớp học 
+ Ảnh trang trí phòng khách trong nhà 
Viết những điểm khác biệt trong cách trang trí ở lớp học so với các cách trang trí ở các không gian còn lại. 
Gợi ý trả lời: Trang trí lớp học nhằm mục đích hỗ trợ cho học sinh trong quá trình học tập, là nơi để các đồ dùng học tập, phiếu bài tập, tranh ảnh cần thiết của giáo viên và học sinh; đây cũng là nơi trưng bày sản phẩm, kết quả học tập của từng học sinh trong lớp theo các chủ điểm hoặc môn học. 
Viết ra những đồ vật, hình ảnh, có thể sử dụng để trang trí lớp học. 
Gơi ý trả lời: Có rất nhiều đồ vật, tranh ảnh có thể sử dụng để trang trí lớp học, ví dụ: 
Báo tường 
Bài thơ, bài văn, bài báo, những bài viết có nội dung hay, phù hợp theo các chủ điểm 
Sản phẩm của HS: bài vẽ, mô hình, sản phẩm sáng tạo (thiệp, đồ chơi), lời nhắn nhủ, chúc mừng nhân các dịp lễ, ngày đặc biệt 
Đồ dùng học tập: bản đồ, quả địa cầu, bộ đồ dùng học Toán, Tiếng Việt 
Sách, truyện, thơ 
3. Giáo viên cho một số học sinh chia sẻ kết quả trước lớp, giáo viên ghi lại câu trả lời của học sinh lên bảng và tổng kết hoạt động. Hoạt động 3: Tìm hiểu tác dụng của việc trang trí lớp học 
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc nhiệm vụ trong sách học sinh cho cả lớp nghe và kiểm tra việc hiểu nhiệm vụ của học sinh. 
Giáo viên yêu cầu mỗi học sinh tự thực hiện nhiệm vụ. Giáo viên khuyến khích học sinh viết thêm các tác dụng khác. 
Giáo viên gọi một số học sinh chia sẻ về tác dụng của việc trang trí lớp học trước lớp. 
Giáo viên tổng kết hoạt động 
Gợi ý đáp án: a, b, c, e, g, h, i, k, l. 
Hoạt động 4: Đề xuất ý tưởng trang trí lớp học 
a. Quan sát lại lớp học của em. Đề xuất ý tưởng trang trí làm cho lớp em rực rỡ sắc màu. Viết ý tưởng vào các phiếu sáng tạo sau: 
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc nhiệm vụ trong sách học sinh cho cả lớp nghe. 
Giáo viên kiểm tra việc hiểu nhiệm vụ của học sinh. 
Giáo viên yêu cầu mỗi học sinh tự thực hiện nhiệm vụ. Giáo viên gợi ý học sinh quan sát kĩ lớp học của mình để lên ý tưởng đề xuất xem những đồ vật, tranh ảnh hay vật dụng nào trong lớp đã cũ, chưa được đẹp mắt mà học sinh muốn trang trí lại, hay những thứ nào quá rườm rà, rối mắt học sinh muốn bỏ bớt và khuyến khích học sinh lên ý tưởng trang trí thêm cho lớp học. 
Giáo viên cho học sinh chia sẻ theo cặp về những ý tưởng trang trí lớp học của mình. 
b. Em hãy cùng 3 bạn ngồi xung quanh em lập thành một nhóm 4 người. Làm việc nhóm theo các bước sau: 
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc nhiệm vụ trong sách học sinh cho cả lớp nghe và kiểm tra việc hiểu nhiệm vụ của học sinh. 
Giáo viên yêu cầu mỗi học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm 4. Mỗi bạn trình bày trước nhóm ý tưởng trang trí lớp học của mình. Sau khi cả 4 bạn trình bày hết ý tưởng, cả nhóm thống nhất chọn 1 ý tưởng trang trí hay nhất, hợp lí nhất và viết vào phiếu đăng kí trong sách học sinh. 
Giáo viên cho các nhóm chia sẻ ý tưởng trang trí của nhóm mình trước lớp và thu lại phiếu đăng kí của các nhóm. 
Hoạt động 5: Lập kế hoạch trang trí lớp học 
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc nhiệm vụ và kiểm tra việc hiểu nhiệm vụ của học sinh. 
Giáo viên yêu cầu các nhóm đã chia ở hoạt động 4 tiếp tục thực hiện nhiệm vụ. Giáo viên gợi ý: 
Cách viết mục tiêu: Các em hãy trả lời câu hỏi “Việc trang trí lớp học nhằm mục đích gì? 
Thời gian: Dự kiến thời gian phù hợp để triển khai trang trí lớp học (số ngày, bao giờ bắt đầu, bao giờ kết thúc). 
Tên các thành viên: Viết tên các thành viên trong nhóm. 
Nội dung: Viết tên ý tưởng, các đồ dùng cần chuẩn bị (bút màu, bút viết, giấy màu, giấy báo, bìa, kéo, hồ dán) xác định các hoạt động cụ thể sẽ thực hiện. Lưu ý: Giáo viên cần lưu ý học sinh: để có thể thực hiện được hoạt động này cần căn cứ vào nội dung ý tưởng mà nhóm đã đề suất. 
Giáo viên gọi một số nhóm chia sẻ kế hoạch trước lớp, các nhóm khác góp ý. 
Giáo viên nhận xét, góp ý, chỉnh sửa để giúp kế hoạch của học sinh hoàn thiện. 
 Chuẩn bị cho tiết học sau 
 – Dặn học sinh chuẩn bị các đồ dùng tuỳ theo Bản kế hoạch trang trí lớp mà nhóm đã lập. – Dặn học sinh tiếp tục hoàn thiện Bản kế hoạch trang trí lớp theo sự góp ý, chỉnh sửa của giáo viên. 
3.2. Gợi ý tổ chức tiết 3, 4 
Hoạt động 6: Khởi động – Trò chơi Đuổi hình bắt chữ 
1. Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Đuổi hình bắt chữ” Chuẩn bị: 
Thẻ hình các góc trang trí trong lớp học như: Góc thiên nhiên, góc thư viện, góc học tập, góc sáng tạo, góc chia sẻ, góc bạn bè, góc cộng đồng(ở mỗi thẻ hình có tên của góc). 
Cử ra 1 quản trò để điều khiển trò chơi. – Quản trò chia lớp thành 4 - 5 đội, các đội có số lượng người chơi đều nhau, mỗi đội chơi đứng thành một hàng dọc. 
Cách chơi: 
Quản trò mời người đứng đầu hàng của mỗi đội lên bốc thăm thẻ hình, tất cả các thành viên khác trong đội quay lưng lại. Người đầu tiên lên bốc thăm thẻ hình sử dụng điệu bộ, cử chỉ để mô tả nội dung thẻ đó cho thành viên đứng sau mình, có thể sử dụng khẩu hình miệng nhưng không được phát ra âm thanh. Người thứ hai tiếp tục sử dụng điệu bộ, cử chỉ để mô tả cho người thứ ba. Tiếp tục như vậy cho đến hết đội. Người chơi cuối cùng của đội nói đúng nội dung của thẻ hình và nhanh nhất là đội chiến thắng. 
2. Giáo viên nêu câu hỏi cho cả lớp trao đổi sau khi chơi trò chơi: 
Cảm nhận của em sau khi chơi trò chơi này là gì? 
Theo em, trò chơi có ý nghĩa gì? 
3. Giáo viên tổng hợp các ý kiến của học sinh và giới thiệu vào chủ đề hoạt động. 
Hoạt động 7: Thực hiện trang trí lớp học 
1. Giáo viên dựa vào bản kế hoạch mà các nhóm đã đăng kí ở tiết trước để làm căn cứ chia nhóm. 
– Với các bản kế hoạch không bị trùng lặp về mặt ý tưởng và cách thức thực hiện, giáo viên cho học sinh tiếp tục hoạt động theo nhóm như đã chia ở tiết trước. – Với những kế hoạch có sự trùng lặp về ý tưởng, giáo viên ghép các nhóm đó lại thành những nhóm lớn hơn với số lượng thành viên đông hơn. Ở các nhóm ghép, các ý tưởng vẫn cố gắng giữ nguyên nhưng giáo viên cần hỗ trợ các nhóm điều chỉnh lại kế hoạch cho phù hợp với hoạt động. 
Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh: Bút màu, bút viết, bút vẽ, màu nước, giấy, bìa, vải, hồ, keo, băng dính (căn cứ trên bản kế hoạch hoạt động cụ thể). 
Giáo viên tổ chức cho các nhóm tiến hành trang trí lớp học. 
Giáo viên quan sát và hỗ trợ học sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. 
Hoạt động 8: Triển lãm các góc trang trí 
Giáo viên tổ chức cho học sinh đi xung quanh lớp học tham quan các góc trang trí của các nhóm. 
Giáo viên yêu cầu các nhóm thảo luận để phân công từng bạn giới thiệu về một sản phẩm/một phần của góc trang trí mà nhóm đã thực hiện. Yêu cầu: – Mỗi bạn trình bày không quá 1 phút. 
– Nội dung trình bày ngắn gọn, khoảng từ 3 – 5 câu mô tả về một sản phẩm/một phần của góc đã được thiết kế và cảm xúc của minh khi hoàn thiện góc trang trí đó. 
Giáo viên hỗ trợ học sinh trong quá trình các em trình bày. 
Giáo viên cho các nhóm khác quan sát, nhận xét, nêu cảm nghĩ về sản phẩm/góc trang trí của các nhóm bạn. 
Giáo viên nhận xét và tổng kết hoạt động. 
Hoạt động 9: Đánh giá hoạt động trang trí lớp học 1. Giáo viên phát phiếu đánh giá cho mỗi học sinh. 
Mẫu: 
PHIẾU ĐÁNH GIÁ 
HOẠT ĐỘNG “TRANG TRÍ LỚP HỌC” 
Tên em là: .. 
Nội dung trang trí lớp học của nhóm em là: .. 
Tự đánh giá: 
Em hãy vẽ vào những việc em đã thực hiện được qua hoạt động Trang trí lớp học (Rất tốt: 3 ; Tốt: 2 ; Đạt: 1 ; Cần cố gắng: Không vẽ ) 
STT 
Điều em đã thực hiện được 
Em tự đánh giá 
1 
Tự chuẩn bị đầy đủ đồ dùng theo sự phân công. 
2 
Tự hoàn thành công việc được giao. 
3 
Giữ vệ sinh trong quá trình thực hiện trang trí. 
4 
Hợp tác với bạn trong nhóm. 
Nhóm đánh giá em: 
Xin ý kiến đánh giá của các bạn trong nhóm về việc thực hiện trang trí lớp học của em. Nếu đồng ý với các nội dung đánh giá thì bạn trong nhóm sẽ vẽ 1 và không vẽ nào nếu không đồng ý với các nội dung đánh giá. 
STT 	Nội dung đánh giá 	Nhóm đánh giá em 
1 
Tôn trọng ý kiến các thành viên trong nhóm. 
2 
Làm việc theo kế hoạch đã phân công. 
3 
Luôn sẵn sàng thực hiện các công việc được giao. 
4 
Tích cực trong quá trình thực hiện công việc. 
5 
Tự tin khi thuyết trình về sản phẩm của nhóm. 
Giáo viên cho học sinh tự đánh giá cá nhân qua hoạt động trang trí lớp học (Mục 1. Tự đánh giá) 
Giáo viên cho học sinh ngồi theo các nhóm thực hiện trang trí lớp học để đánh giá lẫn nhau. (Mục 2. Nhóm đánh giá em) 
Giáo viên thu lại phiếu đánh giá của học sinh và tổng kết hoạt động. 
Hoạt động 10: Đánh giá 
Giáo viên đề nghị học sinh hoàn thành phần tự đánh giá ở trang 18. 
Giáo viên tổ chức cho học sinh trao đổi với bạn để nhận xét lẫn nhau. 
Giáo viên ghi nhận xét vào mục c trang 18. 

Tài liệu đính kèm:

  • dochoat_dongt_rai_nghiem_lop_3_chu_de_2_lop_hoc_sac_mau.doc