BẢNG HỆ THỐNG CÁC TÁC GIẢ TG Tiểu sử Đặc điểm, phong cách sáng tác. Tác phẩm chính Nguyễn Dữ - Sống ở thế kỉ 16, thời kì chế độ phong kiến đang từ đỉnh cao của sự thịnh vượng cuối TK 15 bắt đầu lâm vào tình trạng loạn lạc suy yếu. Thi đậu cử nhân, ra làm quan một năm rồi lui về sống ẩn dật ở quê nhà nuôi mẹ già, đóng cửa viết sách. - Là nhà văn lỗi lạc, là học trò xuất sắc của Nguyễn Bỉnh Khiêm. - Là người mở đầu cho dòng văn xuôi Việt Nam, với bút lực già dặn, thông minh và tài hoa. Truyền kì mạn lục: viết bằng chữ Hán; ghi chép tản mạn những truyện kì lạ được lưu truyền. Phạm Đình Hổ - (1768- 1839)Tên chữ là Tùng Niên hoặc Bình Trực, hiệu Đông Dã Tiều. Quê Hải Dương sinh ra trong một gia đình khoa bảng, cha từng đỗ cử nhân, làm quan dưới triều Lê. - Là một nho sĩ sống dưới thời p/k đã khủng hoảng trầm trọng nên có tư tưởng muốn ẩn cư và sáng tác những TP văn chương, khảo cứu về nhiều lĩnh vực - Vũ trung tuỳ bút (Tuỳ bút viết trong những ngày mưa) - Tác phẩm chữ Hán, được viết đầu thế kỉ 19. Ngô gia văn phái Nhóm các tác giả thuộc dòng họ Ngô Thì ở làng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai-Hà Tây. Trong đó có hai tác giả chính là Ngô Thì Chí (1758- 1788) làm quan dưới thời Lê Chiêu Thống và Ngô Thì Du (1772- 1840) làm quan dưới thời Nguyễn. Là dòng họ nổi tiếng về khoa bảng và làm quan. HLNTC (TP viết bằng chữ Hán ghi chép về sự thống nhất của vương triều nhà Lê vào thời điểm Tây Sơn diệt Trịnh trả lại Bắc Hà cho vua Lê) Nguyễn Du - (1765- 1820), tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên quê ở Nghi Xuân-Hà Tĩnh. - Sinh ra trong một gia đình quí tộc nhiều đời làm quan và có truyền thống văn học, cha là Nguyễn Nghiễm từng làm tể tướng. Ông cũng thi đậu tam trường và làm quan dưới triều Lê và Nguyễn. Có cuộc đời từng trải, từng chạy vào Nam theo Nguyễn Ánh, bị bắt giam rồi được thả. Khi làm quan dưới triều Nguyễn được cử làm chánh sứ đi TQ 2 lần, nhưng lần thứ 2 chưa kịp đi thì bị bệnh mất tại Huế. Là người có kiến thức sâu rộng, am hiểu văn hoá dân tộc và văn chương Trung Quốc. Cuộc đời từng trải, đi nhiều, tiếp xúc nhiều đã tạo cho Nguyễn Du một vốn sống phong phú và niềm cảm thông sâu sắc với những đau khổ của nhân dân. Nguyễn Du là một thiên tài văn học, là đại thi hào dân tộc, là danh nhân văn hoá thế giới và là một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn. - Tác phẩm chữ Hán: Thanh Hiên thi tập, Bắc hành tạp lục, Nam trung tạp ngâm. - Tác phẩm chữ Nôm: Truyện Kiều, Văn chiêu hồn, Văn tế sống hai cô gái Trường Lưu.. Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888)Quê cha ở Phong Điền- Thừa Thiên Huế, quê mẹ ở Tân Bình-Gia Định (nay là TPHCM). Xuất thân từ một gia đình quan lại nhỏ, cuộc đời ông gặp nhiều bất hạnh, khổ đau nhưng với ý chí và nghị lực mạnh mẽ, vượt lên số phận sống có ích. - Là tấm gương sáng về lòng yêu nước và tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm. Ông là nhà thơ lớn của dân tộc, nhà thơ yêu nước. - Thơ văn của ông mang phong cách của người dân Nam Bộ, là vũ khí chiến đấu sắc bén. Dương Từ - Hà Mậu, Truyện Lục Vân Tiên, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Văn tế Trương Định Chính Hữu (1926- 2007) - Tên thật là Trần Đình Đắc quê Can Lộc- Hà tĩnh. Năm 1946 ông gia nhập trung đoàn thủ đô. - Là nhà thơ quân đội, tham gia cả hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. Ông được nhà nước trao tặng Giải thưởng HCM về VHNT (2000) - Thơ ông thường viết về người lính và chiến tranh, với cảm xúc dồn nén, ngôn ngữ và hình ảnh chọn lọc, hàm súc. Tập thơ: Đầu súng trăng treo (1966) Phạm Tiến Duật - Sinh năm 1941 mất 2007, quê ở Thanh Ba- Phú Thọ. - Thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. - Thơ ông thường thường tập trung thể hiện hình ảnh thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ với giọng điệu sôi nổi, trẻ trung hồn nhiên, tinh nghịch mà sâu sắc. Vầng trăng quầng lửa (1970), Thơ một chặng đường (1971) Ở hai đầu núi (19981) Tuyển tập Phạm Tiến Duật (2007)... Huy Cận - Tên thật là Cù Huy Cận (1919- 2005), quê ở làng Ân Phú- Vũ Quang- Hà Tĩnh. - Là một trong những cây bút nổi tiếng trong phong trào Thơ mới, đồng thời là một trong những nhà thơ tiêu biểu của nền thơ Hiện đại Việt Nam. Huy Cận được tặng Giải thưởng HCM về VHNT (1996) - Cảm hứng chính trong trong sáng tác của ông là cảm hứng về thiên nhiên, vũ trụ và cảm hứng về con người lao động. Lửa thiêng (1940), Vũ trụ ca (1942), Trời mỗi ngày lại sáng (1958), Đất nở hoa (1960) Bằng Việt - Tên khai sinh là Nguyễn Việt Bằng sinh 1941, quê ở Thạch Thất- Hà Tây. - Thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Từng là Chủ tịch Hội liên hiệp VHNT Hà Nội. - Thơ của Bằng Việt thường khai thác những kỉ niệm và gợi ước mơ của tuổi trẻ với giọng thơ trầm lắng, mượt mà, trong trẻo, ttràn đầy cảm xúc. Tập thơ: Hương cây- Bếp lửa (Bằng Việt - Lưu Quang Vũ) Những gương mặt, những khoảng trời (1973). Khoảng cách giữa lời (1983) Nguyễn Khoa Điềm - Sinh năm 1943, quê ở xã Phong Hoà- Phong Điền tỉnh Thừa Thiên- Huế. - Là nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ, từng là Tổng thư kí Hội nhà văn Việt Nam, từ năm 2000 ông giữ cương vị Uỷ viên Bộ Chính Trị - Thơ ông giàu chất suy tư, dồn nén cảm xúc, thể hiện tâm tư của người trí thức tham gia vào cuộc chiến đấu của nhân dân. Trường ca Mặt đường khát vọng, Đất nước. Nguyễn Duy - Tên khai sinh là Nguyễn Duy Nhuệ sinh năm 1948, quê ở Quảng Xá nay là phường Đông Vệ, thành phố Thanh Hoá. - Là nhà thơ quân đội, trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Được trao giải Nhất cuộc thi thơ Báo Văn nghệ năm 1972- 1973. - Thơ ông thường giàu chất triết lí, thiên về chiều sâu nội tâm với những trăn trở day dứt suy tư. Các tập thơ Cát trắng, ánh trăng Kim Lân Tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài (1920- 2007), quê ở Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.. - Là nhà văn có sở trường viết truyện ngắn, là người am hiểu và gắn bó với nông thôn và người nông dân. - Đề tài chính trong sáng tác của Kim Lân là sinh hoạt làng quê và cảnh ngộ của người nông dân sau luỹ tre làng. Con chó xấu xí, Nên vợ nên chồng, Vợ nhặt Nguyễn Thành Long Sinh 1925 mất 1991, quê ở Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. - Là cây bút chuyên viết truyện ngắn và kí từ thời kháng chiến chống thực dân Pháp. - Truyện của ông thường giàu chất thơ trong trẻo, nhẹ nhàng, thể hiện khả năng cảm nhận đời sống phong phú. - Kí: Bát cơm cụ Hồ (1952, Gió bấc gió nồm (1956) - Truyện: Chuyện nhà chuyện xưởng (1962) Trong gió bão (1963) Tiếng gọi (1966), Giữa trong xanh (1972) Nguyễn Quang Sáng Sinh năm 1932 mất 2003, quê ở huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. - Là một nhà văn Nam Bộ, am hiểu và gắn bó với mảnh đất Nam Bộ. - Sáng tác của ông chủ yếu tập trung viết về cuộc sống và con người Nam Bộ trong chiến tranh và sau hoà bình. Đất lửa, Cánh đồng hoang, Mùa gió chướng, Chiếc lược ngà Chế Lan Viên (1920- 1989), - Tên khai sinh là Phan Ngọc Hoan quê ở Cam Lộ- Quảng Trị nhưng lớn lên ở Bình Định. - Ông là nhà thơ xuất sắc của nền thơ ca hiện đại Việt nam. được nhà nước truy tặng Giải thưởng HCM về VHNT (1996) - Thơ ông giàu chất triết lí chứa đựng nhiều suy tưởng đậm tính trí tuệ và hiện đại. Hoa ngày thường,chim báo bão; Điêu tàn; Di cảo. Thanh Hải Tên khai sinh là Phạm Bá Ngoãn (1930- 1980), quê ở Phong Điền, tỉnh Thừa thiên - Huế - Là nhà thơ cách mạng tham gia hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, là một trong những cây bút có công xây dựng nền văn học cách mạng miền nam từ những ngày đầu. - Thơ Thanh Hải thường ca ngợi tình yêu quê hương đất nước, ca ngợi sự hy sinh của nhân dân miền Nam và khẳng định niềm tin vào chiến thắng của cách mạng. Những đồng chí trung kiên (1962), Huế mùa xuân, Dấu võng Trường Sơn (1977) Viễn Phương Tên khai sinh là Phan Thanh Viễn (1928- 2005) quê ở Chợ Mới- An Giang. - Là một trong những cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng Miền Nam thời kì chống Mĩ. - Thơ Viễn Phương thường nhẹ nhàng, giàu chất trữ tình sâu lắng. Như mây mùa xuân (1978) Măt sáng học trò, Nhớ lời di chúc... Hữu Thỉnh - Tên khai sinh là Nguyễn Hữu Thỉnh sinh năm 1942 quê ở Tam Dương - Vĩnh Phúc. - Là nhà thơ- chiến sĩ - Ông viết hay, viết nhiều về con người, cuộc sống nông thôn, và về mùa thu. - Thơ ông ấm áp tình người và giàu sức gợi cảm. Nhiều vần thơ thu của Hữu Thỉnh mang cảm xúc bâng khuâng vấn vương trước đất trời trong trẻo đang biến chuyển nhẹ nhàng. Tập thơ Từ chiến hào đến thành phố Y Phương Tên khai sinh là Hứu Vĩnh Sước sinh năm 1948, quê ở huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. - Là nhà thơ người dân tộc Tày. Ông có nhiều bài viết về quê hương mình, dân tộc mình. - Thơ ông hồn nhiên, trong sáng, chân thật mà mạnh mẽ. Cách tư duy trong thơ ông độc đáo, giàu hình ảnh, thể hiện phong cách của người miền núi. Người hoa núi(kịch bản sân khấu, 1982), Tiếng hát tháng Giêng( 1986), Lửa hồng một góc(thơ, 1987),Nói với con... Lê Minh Khuê - Sinh năm 1949, quê ở Tĩnh Gia - Thanh Hoá. - Bà thuộc thế hệ những nhà văn trường thành trong thời kì k/c chống Mĩ. Đạt giải thưởng VH quốc tế - Là nhà văn có sở trường viết truyện ngắn với ngòi bút miêu tả tâm lí tinh tế sắc sảo, đặc biệt là nhân vật phụ nữ. Những ngôi sao xa xôi, Những ngôi sao, trái đất, dòng sông (tuyển tập truyện ngắn)... Nguyễn Minh Châu -(1930 – 1989), quê ở Quỳnh Lưu, Nghệ An. - Ông là cây bút xuất sắc của văn học hiện đại, là hiện tượng nổi bật của văn học Việt Nam thời kì đổi mới, ông được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về VHNT (2000) - Truyện của ông thường mang ý nghĩa triết lí mang đậm tính nhân sinh. Dấu chân người lính, Cỏ lau, Mảnh trăng cuối rừng NỘI DUNG - NT TÁC PHẨM VĂN HỌC TRUNG ĐẠI TG/TP PTBĐ NĂM ST Nội dung Nghệ thuật Chuyện NCGNX Ng. Dữ - Truyện truyền kì. - Tự sự, biểu cảm - Thế kỉ 16 Khẳng định vẻ đẹp tâm hồn truyền thống của người phụ nữ Việt Nam, niềm cảm thương số phận bi kịch của họ dưới chế độ phong kiến. - Truyện truyền kì viết bằng chữ Hán; kết hợp các yếu tố hiện thực và yếu tố hoang đường kì ảo với cách kể chuyện, xây dựng nhân vật rất thành công. Hoàng Lê nhất thống chí(hồi 14) -Thể chí- tiểu thuyết lịch sử - TS+MT - TK 18 Hình ảnh người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ- Quang Trung với chiến công thần tốc đại phá quân Thanh; sự thất bại thảm hại của quân Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống phản nước hại dân. Tiểu thuyết lịch sử chương hồi viết bằng chữ Hán; cách kể chuyện nhanh gọn, chọn lọc sự việc, khắc hoạ nhân vật chủ yếu qua hành động và lời nói. Truyện Kiều- Nguyễn Du - Truyện thơ Nôm - Tự sự, MT, BC - TK 18- 19 - Thời đại, gia đình và cuộc đời của Nguyễn Du. - Tóm tắt Truyện Kiều. - Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo. - Thơ Nôm lục bát. Ngôn ngữ có chức năng biểu đạt, biểu cảm và thẩm mĩ. - NT tự sự: xây dựng nhân vật, miêu tả thiên nhiên Chị em Thuý Kiều- -Tự sự, MT+BC (nổi bật là MT) - TK 18- 19 - Trân trọng ngợi ca vẻ đẹp của chị em Thuý Kiều, dự cảm về số phận nhân vật. -> cảm hứng nhân văn sâu sắc. - Bố cục chặt chẽ, hoàn chỉnh; bút pháp ước lệ tượng trưng; ngôn ngữ tinh luyện, giàu cảm xúc; khai thác triệt để biện pháp tu từ Kiều ở lầu Ngưng Bích- - Tự sự, biểu cảm, miêu tả - TK 18- 19 Cảnh ngộ cô đơn, buồn tủi và tấm lòng thuỷ chung, hiếu thảo của Thuý Kiều. NT tả cảnh ngụ tình, miêu tả nội tâm, sử dụng ngôn ngữ độc thoại, điệp từ, điệp cấu trúc HOÀN CẢNH SÁNG TÁC – NỘI DUNG - NT CÁC TÁC PHẨM TRUYỆN HIỆN ĐẠI TG-TP TL+PTBĐ HCST - Tác dụng Nội dung Nghệ thuật Làng- Kim Lân -Truyện ngắn - Tự sự, miêu tả, biểu cảm - Năm 1948. Thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. - Tác phẩm được rút từ tập truyện cùng tên của Kim Lân - Hoàn cảnh đó giúp ta hiểu được cuộc sống và tinh thần kháng chiến, đặc biệt là nét chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân đó là tình yêu làng gắn bó, thống nhất với tình yêu đất nước. Qua tâm trạng đau xót, tủi hổ của ông Hai ở nơi tản cư khi nghe tin đồn làng mình theo giặc, truyện thể hiện tình yêu làng quê sâu sắc thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến của người nông dân. Xây dựng cốt truyện tâm lí, tình huống truyện đặc sắc; miêu tả tâm lí nhân vật sâu sắc, tinh tế; ngôn ngữ nhân vật sinh động, giàu tính khẩu ngữ, thể hiện cá tính của nhân vật; cách trần thuật linh hoạt, tự nhiên. Lặng lẽ Sa Pa- Nguyễn Thành Long -Truyện ngắn - Tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận. - Sáng tác năm 1970, là kết quả của chuyến thực tế ở Lào Cai của tác giả, khi miền Bắc tiến lên xây dựng CNXH, xây dựng cuộc sống mới. Rút từ tập truyện “Giữa trong xanh” (1972). - Hoàn cảnh sáng tác đó giúp ta hiểu đựợc cuộc sống, vẻ đẹp của những con người lao động thầm lặng, có cách sống đẹp, cống hiến sức mình cho đất nước. Cuộc gặp gỡ tình cờ của ông hoạ sĩ, cô kĩ sư mới ra trường với người thanh niên làm việc một mình tại trạm khí tượng trên núi cao Sa Pa. Qua đó, truyện ca ngợi những người lao động thầm lặng, có cách sống đẹp, cống hiến sức mình cho đất nước. Truyện xây dựng tình huống hợp lí, cách kể chuyện hợp lí, tự nhiên; miêu tả nhân vật từ nhiều điểm nhìn; ngôn ngữ chân thực giàu chất thơ và chất hoạ; có sự kết hợp giữa tự sự, trữ tình với bình luận. Chiếc lược ngà- Nguyễn Quang Sáng - Truyện ngắn. - Tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận. - Sáng tác năm 1966, khi tác giả đang hoạt động ở chiến trường Nam Bộ, tác phẩm được đưa vào tập truyện cùng tên. - Tác phẩm được rút từ truyện ngắn cùng tên của NQS. - Hoàn cảnh sáng tác đó giúp ta hiểu được cuộc sống chiến đấu và đời sống tình cảm của người lính, của những gia đình Nam Bộ - tình cha con sâu nặng và cao đẹp trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh. Câu chuyện éo le và cảm động về tình cảm của hai cha con: ông Sáu và bé Thu trong lần ông về thăm nhà và ở khu căn cứ. Qua đó truyện ca ngợi tình cha con thắm thiết trong hoàn cảnh chiến tranh. Nghệ thuật miêu tả tâm lí, tính cách nhân vật, đặc biệt là nhân vật trẻ em; xây dựng tình huống truyện bất ngờ mà tự nhiên. Những ngôi sao xa xôi Lê Minh Khuê - Truyện ngắn. - Tự sự, miêu tả, biểu cảm. - Sáng tác năm 1971, khi cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc đang diễn ra ác liệt trên tuyến đường TS. - Tác phẩm được in trong tập truyện ngắn của Lê Minh Khuê, NXB Kim Đồng, Hà Nội 2001. - Hoàn cảnh sáng tác giúp ta hiểu hơn về c/s chiến đấu và vẻ đẹp tâm hồn của những nữ thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn trong những năm chống Mĩ. Cuộc sống chiến đấu của 3 cô gái TNXP trên một cao điểm ở tuyến đường Trường Sơn trong những năm chiến tranh chống Mĩ cứu nước. Truyện làm nổi bật tâm hồn trong sáng, giàu mơ mộng, tinh thần dũng cảm, cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh nhưng rất hồn nhiên lạc quan của họ. Sử dụng vai kể là nhân vật chính; cách kể chuyện tự nhiên, ngôn ngữ sinh động trẻ trung; nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật sắc tinh tế, sắc sảo. Bến quê- Nguyễn Minh Châu -Truyện ngắn. - Tự sự, miêu tả, biểu cảm. - Truyện ngắn thức tỉnh ở mọi người sự trân trọng những giá trị và vẻ đẹp bình dị, gầngũi của cuộc sống của quê hương. - Tác phẩm được in trong tập “Bến quê” của Nguyễn Minh Châu năm 1985 Qua cảm xúc và suy ngẫm của nhân vật Nhĩ vào lúc cuối đời trên giường bệnh, truyện thức tỉnh ở mọi người sự trân trọng những giá trị và vẻ đẹp bình dị, gần gũi của cuộc sống của quê hương. - Tạo tình huống nghịch lí; trần thuật qua dòng nội tâm nhân vật; miêu tả tâm lí tinh tế; hình ảnh giàu tính biểu tượng; ngôn ngữ và giọng điệu giàu chất suy tư. HOÀN CẢNH ST – NỘI DUNG - NT CÁC TÁC PHẨM THƠ HIỆN ĐẠI TG-TP PTBĐ Hoàn cảnh sáng tác-Tác dụng Nội dung cơ bản Nghệ thuật Đồng chí Chính Hữu Thơ tự do- biểu cảm, tự sự, miêu tả - Viết đầu năm 1948, sau khi tác giả tham gia chiến dịch Việt Bắc (thu đông 1947). Rút từ tập “Đầu súng trăng treo” (1966) - Hoàn cảnh giúp cho ta hiểu sâu sắc hơn về cuộc sống chiến đấu gian khổ của những người lính và đặc biệt là tình đồng chí, đồng đội thiêng liêng cao cả. Bài thơ ca ngợi tình đồng chí, đồng đội thiêng liêng của những người lính vào thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. - Hình ảnh thơ mộc mạc, giản dị, có sức gợi cảm lớn. - Sử dụng bút pháp tả thực, có sự kết hợp hài hoà giữa yếu tố hiện thực và lãng mạn Bài thơ về tiểu đội xe KK Phạm Tiến Duật Kết hợp thể 7 chữ và thể tám chữ - Biểu cảm, tự sự, miêu tả - Viết năm 1969 khi cuộc kháng chiến chống Mĩ đang trong giai đoạn vô cùng ác liệt trên tuyến đường Trường Sơn. Rút rừ tập “Vầng trăng quầng lửa” - HCST giúp ta hiểu thêm về cuộc K/C gian khổ, ác liệt của dân tộc và tinh thần dũng cảm, lạc quan của những người lính trên tuyến đường TS Hình ảnh những chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn trong những năm chống Mĩ với tư thế hiên ngang, tinh thần lạc quan, dũng cảm, bất chấp khó khăn nguy hiểm và ý chí chiến đấu giải phóng Miền Nam. - Giọng điệu ngang tàng, phóng khoáng pha chút nghịch ngợm. - Hình ảnh thơ độc đáo, ngôn từ có tính khẩu ngữ gần với văn xuôi. - Nhan đề độc đáo. Đoàn thuyền đánh cá Huy Cận. Thất ngôn trường thiên - Biểu cảm, miêu tả - Sáng tác năm 1958, trong chuyến đi thực tế dài ngày ở vùng mỏ Quảng Ninh của nhà thơ. Rút trong tập “Trời mỗi ngày lại sáng” - HCST giúp ta hiểu thêm về hình ảnh con người lao động mới, niềm vui, niềm tự hào của nhà thơ đối với đất nước và C/S mới. Bài thơ là sự kết hợp hài hoà giữa cảm hứng về thiên nhiên vũ trụ, cảm hứng về lao động và cuộc sống mới. Qua đó, bộc lộ niềm vui, niềm tự hào của con người lao động được làm chủ thiên nhiên và làm chủ c/s - Âm hưởng thơ vừa khoẻ khoắn sôi nổi, vừa phơi phơi bay bổng. - Cách gieo vần có nhiều biến hoá linh hoạt - Nhiều hình ảnh tráng lệ, trí tưởng tượng phong phú. Bếp lửa- Bằng Việt Kết hợp 7 chữ và 8 chữ BC+MT+TS. - Viết năm 1963, khi ông đang là sinh viên ngành Luật ở Liên Xô (cũ). Bài thơ được đưa vào tập “Hương cây- Bếp lửa” (1968). - Hoàn cảnh này cho ta hiểu thêm tình yêu quê hương đất nước và gia đình của tác giả qua những kỉ niệm về người bà và bếp lửa. Gợi lại những kỉ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu, đồng thời thể hiện lòng kính yêu trân trọng và biết ơn của cháu đối với bà và cũng là đối với g/đ, q/h, đất nước. - Hình tượng thơ sáng tạo “Bếp lửa” mang nhiều ý nghĩa biểu tượng. - Giọng điệu và thể thơ phù hợp với cảm xúc hồi tưởng và suy ngẫm. Khúc hát ru ... Nguyễn Khoa Điềm Chủ yếu là 8 chữ - Biểu cảm, tự sự - Viết năm 1971, khi tác giả đang công tác ở chiến khu miền Tây Thừa Thiên. - Hoàn cảnh sáng tác giúp ta hiểu được tình yêu con gắn liền với tình yêu quê hương đất nước của người người phụ nữ dân tộc Tà-ôi. Thể hiện tình yêu thương con của người mẹ dân tộc Tà-ôi gắn với lòng yêu nước, tinh thần chiến đấu và khát vọng về tương lai. Giọng điệu ngọt ngào, trìu mến, mang âm hưởng của lời ru. Ánh tr¨ng -NguyÔn Duy ThÓ th¬ 5 ch÷- BiÓu c¶m, tù sù. - §îc viÕt n¨m 1978, 3 n¨m sau ngµy gi¶i phãng miÒn Nam thèng nhÊt ®Êt níc. In trong tËp th¬ cïng tªn cña t¸c gi¶. - Hoµn c¶nh s¸ng t¸c gióp ta hiÓu ®ưîc cuéc sèng trong hoµ b×nh víi ®Çy ®ñ c¸c tiÖn nghi hiÖn ®¹i khiÕn con ngưêi dÔ quªn ®i qu¸ khø gian khæ khã kh¨n; hiÓu ®ưîc c¸i giËt m×nh, tù vÊn l¬ng t©m ®¸ng tr©n träng cña t¸c gi¶ Nh mét lêi nh¾c nhë cña t¸c gi¶ vÒ nh÷ng n¨m th¸ng gian lao cña cuéc ®êi ngêi lÝnh g¾n bã víi thiªn nhiªn ®Êt níc. Qua ®ã, gîi nh¾c con ngêi cã th¸i ®é ©n nghÜa thuû chung víi thiªn nhiªn víi qu¸ khø. - Nh mét c©u chuyÖn riªng cã sù kÕt hîp hµi hoµ gi÷a tù sù vµ tr÷ t×nh. - Giäng ®iÖu t©m t×nh, tù nhiªn, hµi hoµ, s©u l¾ng. - NhÞp th¬ tr«i ch¶y, nhÑ nhµng, thiÕt tha c¶m xóc khi trÇm l¾ng suy t. Con cò- Chế Lan viên Thể thơ tự do - Biểu cảm, tự sự, miêu tả. - Được sáng tác 1962, in trong tập “Hoa ngày thường - Chim báo bão” (1967) Từ hình tượng con cò trong những lời hát ru, ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa của lời ru đối với đời sống của mỗi con người. - Vận dụng sáng tạo hình ảnh và giọng điệu lời ru của ca dao. Liên tưởng, tưởng tượng phong phú, sáng tạo. - Hình ảnh biểu tượng hàm chứa ý nghĩa mới có giá trị biểu cảm, giàu tính triết lí. Mùa xuân nho nhỏ- Thanh Hải - Thơ 5 chữ - Biểu cảm, miêu tả. - Được viết vào tháng 11/1980, khi tác giả đang nằm trên giường bệnh không bao lâu nhà thơ qua đời. Tác phẩm được in trong tập thơ “Thơ Việt Nam 1945- 1985” - Được sáng tác vào hoàn cảnh đặc biệt đó, bài thơ giúp cho người đọc hiểu được tiếng lòng tri ân, thiết tha yêu mến và gắn bó với đất nước với cuộc đời; thể hiện ước nguyện chân thành được cống hiến cho đất nước, góp một mùa xuân nho nhỏ của mình vào mùa xuân rộng lớn của đất nước. Cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên và đất nước, thể hiện tình yêu tha thiết với cuộc đời và ước nguyện chân thành góp mùa xuân nho nhỏ của đời mình vào cuộc đời chung, cho đất nước. - Thể thơ 5 chữ có âm hưởng nhẹ nhàng, tha thiết, giàu chất nhạc và gắn với các làn điệu dân ca. - Hình ảnh tiêu biểu, sử dụng biện pháp chuyển đổi cảm giác và thay đổi cách xưng hô hợp lí. Viếng lăng Bác - Viễn Phương Thơ 8 chữ - Biểu cảm, miêu tả - Năm 1976, khi cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc, đất nước thống nhất, lăng Bác vừa khánh thành, VP ra thăm miền Bắc, vào lăng viếng Bá. Bài thơ được sáng tác trong dịp đó và in trong tập thơ “Như mây mùa xuân” (1978) - Hoàn cảnh đó giúp ta hiểu được tấm lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ, của đồng bào miền Nam, của dân tộc Việt Nam đối với Bác Hồ kính yêu. Niềm xúc động thành kính, thiêng liêng, lòng biết ơn, tự hào pha lẫn đau xót của tác giả khi vào lăng viếng Bác - Giọng điệu trang trọng, tha thiết, sâu lắng. - Nhiều hình ảnh ẩn dụ đẹp, giàu tính biểu tượng vừa gần gũi thân quen, vừa sâu sắc. Sang thu- Hữu Thỉnh Thơ 5 chữ - Biểu cảm+MT - Viết vào năm 1977, được in lần đầu trên báo Văn nghệ, sau được in trong tập thơ “Từ chiến hào đến thành phố” Cảm nhận tinh tế về những chuyển biến nhẹ nhàng mà rõ rệt của đất trời từ hạ sang thu, qua đó bộc lộ lòng yêu thiên nhiên gắn bó với quê hương đất nước của tác giả. - Dùng những từ ngữ độc đáo, cảm nhận tinh tế sâu sắc. - Từ ngữ, hình ảnh gợi nhiều nét đẹp về cảnh về tình. Nói với con- Y Phương Tự do - Biểu cảm, miêu tả - Sau 1975. - In trong tập thơ “Việt Nam 1945- 1985” Là lời tâm tình của người cha dặn con thể hiện tình yêu thương con của người miền núi, về tình cảm tốt đẹp và truyền thống của người đồng mình và mong ước con xứng đáng với truyền thống đó. - Thể thơ tự do thể hiện cách nói của người miền núi, hình ảnh phóng khoáng vừa cụ thể vừa giàu sức khái quát vừa mộc mạc nhưng cũng giàu chất thơ. - Giọng điều thiết tha trìu mến, lời dẫn dắt tự nhiên. TÓM TẮT, TÌNH HUỐNG, NGÔI KỂ TRUYỆN HIỆN ĐẠI VIỆT NAM Truyện Tóm tắt Tình huống -Tác dụng Ngôi kể - Tác dụng Làng (Kim Lân) - Ông Hai là người nông dân tha thiết yêu làng Chợ Dầu của mình. Do yêu cầu của uỷ ban kháng chiến, ông Hai phải cùng gia đình đi tản cư. Xa làng, ông nhớ làng da diết nên thường kể về làng mình một cách đầy tự hào. Nhưng rồi một hôm, một tin đồn quái ác- làng Chợ Dầu làm Việt gian theo Tây khiến ông Hai vô cùng buồn khổ, tủi nhục suốt mấy hôm, không dám bước chân ra ngoài, chỉ biết tâm sự với thằng con út. Ông Hai nhất định không muốn quay về làng vì theo ông: "làng thì yêu thật nhưng làng đã theo Tây rồi thì phải thù". - Sau đó, có người ở làng lên kể chuyện chiến đấu anh dũng của làng mình, cải chính lại tin đồn thất thiệt đó, ông hết sức vui mừng vì biết làng mình không theo giặc, ông đã hồ hởi đi khoe tin này cho mọi người, dù nhà ông đã bị Tây đốt cháy. - Ông Hai vốn rất yêu làng, lúc nào cũng tự hào và khoe khoang về ngôi làng của mình với sự giàu có và tinh thần kháng chiến. Nhưng đột nhiên ông nhận được tin sét đánh - làng ông theo Tây, làm việt gian. Ông vô cùng đau đớn tủi hổ và nhục nhã. - Tình huống làm nổi bật lòng yêu làng gắn liền với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến của người nông dân Việt Nam thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. - N3, theo cái nhìn và giọng điệu của n/v ông Hai - Không gian truyện được mở rộng hơn, tính khách quan của hiện thực được tăng cường hơn; người kể dễ dàng linh hoạt điều khiển mạch kể. Lặng lẽ Sa Pa (Ng. Thành Long) Câu chuyện xảy ra ở Sa Pa, tỉnh Lào Cai vào năm 1970. Trên chuyến xe khách chạy từ thị xã Lào Cai đi Lai Châu, qua nơi nghỉ mát nổi tiếng ở Sa Pa, có một hoạ sĩ già và một cô kĩ sư nông nghiệp trẻ vừa ra trường, lên Lai Châu nhận công tác. Xe chạy qua thị trấn Sa Pa, đến đỉnh Yên Sơn thì dừng lại nghỉ 30 phút. Trong thời gian nghỉ này, ông hoạ sĩ gìa, cô kĩ sư trẻ, bác lái xe và anh thanh niên làm việc ở trạm khí tượng trên đỉnh Yên Sơn, Sa Pa đã gặp gỡ nhau. Và anh thanh niên đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng người hoạ sĩ già và cô kĩ sư trẻ. Hoàn cảnh sống và làm việc của anh; cách sống, suy nghĩ và tình cảm của anh đối với mọi người đã làm cho người hoạ sĩ già cảm nhận được rằng: Trong cái lặng im của Sa Pa ... có những người làm việc và lo nghĩ cho đất nước. - Cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa ba người trên đỉnh Yên Sơn 2600m. - Tình huống làm nổi bật h/a những con người đang lao động âm thầm lặng lẽ, đầy trách nhiệm để cống hiến hết mình cho đất nước, cho công cuộc xây dựng CNXH ở Miền Bắc những năm 70 của thế kỷ XX. - Ngôi thứ 3, đặt vào nhân vật ông hoạ sĩ. - Điểm nhìn trần thuật đặt vào nhân vật ông hoạ sĩ, có đoạn là cô kĩ sư, làm cho câu chuyện vừa có tính chân thực, khách quan, vừa tạo điều kiện thuận lợi làm nổi bật chất trữ tình. Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng) Sau nhiều năm xa cách vợ con, ông Sáu được về nhà nghỉ phép. Thế nhưng, con gái ông là bé Thu lại không nhận ra cha mình do có vết sẹo mới trên mặt khiến ông không giống như trong ảnh. Trong ba ngày nghỉ phép ngắn ngủi đó, ông ở nhà suốt để vỗ về con và cho con cái cảm giác có cha ở bên. Thế nhưng bé Thu không chịu nhận cha, càng ngày càng ương bướng, thậm chí lúc được cha gắp cho cái trứng cá, bé đã hất ra. Ông Sáu nổi giận, đánh cho. Bé buồn chạy sang nhà bà, kể hết mọi chuyện cho bà. Được bà giải thích, bé hiểu ra và trong giây phút cuối cùng trước khi cha trở lại chiến trường, bé đã nhận cha trong sự xúc động của mọi người và bé đã vòi cha mua cho mình một chiếc lược. Xa con, ông Sáu nhớ mãi lời dặn của con. Tình cờ một lần cả tiểu đội săn được con voi, anh cưa lấy khúc ngà, và ngày ngày tỉ mẩn làm cho con gái cây lược. Ngày ngày, ông đem chiếc lược ra ngắm cho đỡ nhớ. Chiếc lược ngà được người đồng đội ấy trao lại cho Thu một cách tình cờ, khi cô làm giao liên dẫn đường cho đồng chí ấy trong kháng chiến chống Mĩ. - Ông Sáu xa nhà đi kháng chiến khi bé Thu còn nhỏ. Sau tám năm ông nghỉ phép về thăm nhà, nhưng bé Thu đã không nhận ông là cha. - Ở chiến khu lúc nào anh cũng nhớ về con, anh dồn hết tâm lực vào việc làm cây lược ngà để tặng con. Nhưng chưa kịp trao chiếc lược cho con thì anh đã hy sinh. - Tạo tình huống như vậy TG muốn ca ngợi tình cảm cha con sâu nặng của cha con ông Sáu, vừa là lời lên án tố cáo tội ác của chiến tranh đã gây ra cho bao gia đình Việt Nam. - Ngôi thứ nhất; Nhân vật người kể chuyện xưng “tôi” (bác Ba) –bạn chiến đấu cảu ông Sáu. - Tác dụng: Câu chuyện trở nên chân thực hơn, gần gũi hơn qua cái nhìn và giọng điệu của chính người chứng kiến câu chuyện. Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê) - Truyện kể về ba cô gái TNXP là Thao, Phương Định và Nho; cả ba người làm thành một tổ trinh sát mặt đường tại một trọng điểm ác liệt trên tuyến đường Trường Sơn những năm đánh Mỹ... Công việc của tổ rất nguy hiểm, luôn luôn đối mặt với cái chết nhất là trong mỗi lần phá bom... - Tổ trinh sát ở trong một cái hang, dưới chân cao điểm, cách xa đơn vị. Cuộc sống nơi trọng điểm, mặc dù nguy hiểm nhưng họ vẫn vui nhộn, hồn nhiên yêu đời với những giây phút thanh thản, mơ mộng và đặc biệt là họ rất yêu thương gắn bó với nhau trong tình đồng đội... - Trong một lần đi phá bom, không may Nho bị thương, cô đã được chị Thao, Phương Định tận tình chăm sóc với một tình cảm yêu thương của những người đồng đội. Công việc của ba nữ thanh niên xung phong là theo dõi máy bay địch ném bom, đo đếm khối lượng đất đá bị bom địch đào xới, san lấp mặt đường và phá bom. Công việc khó khăn vất vả và luôn phải đối mặt với cái chết. - Việc tạo tình huống trên cho người đọc thấy sự khốc liệt của CT. Đồng thời cho thấy tâm hồn hồn nhiên trong sáng đầy mơ mộng và lòng dũng cảm, tinh thần đoàn kêt, tình đồng chí đồng đội . - Một người bệnh nặng, sắp chết, không đi đâu được, nghĩ lại cuộc đời mình và hoàn cảnh hiện tại. - Rút ra những trải nghiệm về cuộc đời mình, về qui luật cuộc sống. Tâm trạng và tình cảm đối với quê hương, gia đình. - Ngôi thứ nhất; Người kể chuyện xưng “tôi” - Phù hợp với nội dung tác phẩm, tạo điều kiện thuận lợi để miêu tả và biểu hiện thế giới tâm hồn, những cảm xúc suy nghĩ của nhân vật. Bến quê (Nguyễn Minh Châu) Sau bao năm từng đặt chân lên nhiều miền đất khác nhau, cuối cùng Nhĩ bị cột chặt vào giường bệnh, mọi sinh hoạt đều phải nhờ sự giúp đỡ của người khác mà chủ yếu là vợ con anh. Vào một buổi sáng đầu thu, Nhĩ nhìn qua cửa sổ, ngắm những bông hoa bằng lăng, ngắm cảnh bên kia bờ sông Hồng. Trò chuyện và quan sát, Nhĩ chợt nhận ra sự tần tảo, chịu đựng, hy sinh đầy tình thương của Liên. Cảnh thiên nhiên ở quê hương khiến anh bồi hồi và khao khát được đặt chân lên bãi bồi bên kia sông, nhưng không thể. Nhĩ nhờ Tuấn, con trai thứ hai của mình sang bên kia sông hộ anh, nhưng đứa con trai lại sa vào đám chơi phá cờ thế trên hè phố và có thể sẽ lỡ chuyến đờ ngang duy nhất trong ngày. - Ngôi thứ 3, đặt vào nhân vật Nhĩ. - Không gian truyện được mở rộng hơn, tính khách quan của hiện thực dường như được tăng cường hơn. HỆ THỐNG LUẬN ĐIỂM, LUẬN CỨ CÁC VĂN BẢN Tác phẩm Luận điểm- luận cứ cơ bản Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ) * Giá trị nội dung - Giá trị hiện thực: + Tác phẩm đề cập tới số phận bi kịch của một người phụ nữ dưới chế độ phong kiến qua nhân vật Vũ Nương. + Phản ánh hiện thực về xã hội phong kiến Việt Nam bất công, vô lí. - Giá trị nhân đạo: + Ca ngợi, trân trọng vẻ đẹp của người phụ nữ thông qua hình tượng nhân vật Vũ Nương. + Thương cảm cho số phận đau khổ bi kịch của người phụ nữ dưới chế độ p/k qua nhân vật Vũ Nương. + Lên tiếng tố cáo xã hội phong kiến bất công tàn bạo. + Đề cao nhân nghĩa “ở hiền gặp lành” qua phần kết thúc có hậu. * Nhân vật Vũ Nương: - Vũ Nương là người phụ nữ thuỳ
Tài liệu đính kèm: