Giáo án tổng hợp Lớp 5 - Tuần 4 Năm học 2015

doc 25 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 767Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tổng hợp Lớp 5 - Tuần 4 Năm học 2015", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án tổng hợp Lớp 5 - Tuần 4 Năm học 2015
Tuần 4
Thứ hai ngày 21 tháng 9 năm 2015
Tập đọc
Những con sếu bằng giấy
I. Mục đích- Yêu cầu: Giúp HS
 - Biết đọc trôi chảy,đúng tên người nước ngoài: Xa-da- cô Xa- xa-ki; Hi-rô- xi- ma; Na- ga- da- ki.
 - Đọc diễn cảm với giọng trầm buồn, nhấn các từ miêu tả hậu quả nặng nề của chiến tranh.
 - Hiểu nội dung bài: Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân, nói lên khát vọng sống, khát vọng hoà bình của toàn thế giới.
II. Các hoạt động dạy và học:
1 KTBC (2-3’)
 ! Đọc phân vai phần 2 đoạn kịch “ Lòng dân”
2. Dạy bài mới:
a) Giới thiệu bài (1-2’)
 Những con sếu bằng giấy.
b) Luyện đọc đúng (10-12’)
+) GV đọc mẫu. Y/c HS đọc thầm, xác định đoạn.
 - Gọi HS đọc đề bài . HS đọc nối tiếp đoạn
+) Đoạn 1: Từ đầu đến. Nhật Bản.
 - Đọc đúng : Ngắt nghỉ ở các dấu câu, đọc đúng từ: Ngày 16-7-1945
 - Hiểu: bom nguyên tử
 - Cho HS luyện đọc đoạn 1
+) Đoạn 2: Tiếp đến. Nguyên tử.
 - Đọc đúng: Hi- rô- xi- ma; Na- ga- da- ki.
 - Hiểu: Phóng xạ nguyên tử.
 - CHo HS luyện đọc đoạn.
+) Đoạn 3: Tiếp đến. 644 con.
 - Đọc đúng: Xa- da- cô Xa- xa-ki.
 Câu 4 dài: viện/ mình/ thơ/ nói rằng/giấy/ phòng/bệnh.
 Câu 6 dài: chuyện/Nhật/ giới/giấy/cô.
 - Cho HS luyện đọc đoạn
+) Đoạn 4: Phần còn lại
 - Đọc đúng : Câu 1 dài: em/ Hi- rô- si- ma/tiền/đài/nhân/hại.
 - Cho HS luyện đọc đoạn
+) Đọc nối tiếp đoạn trong nhóm đôi.
+) Cả bài: Đọc đúng các tiếng ghi phiên âm nước ngoài, ngắt nghỉ đúng các dấu câu.
- Đọc mẫu.
c) Tìm hiểu bài ( 10-12’):
 - Đọc thầm đoạn 1 cho biết:
 - Xa- da- cô bị nhiễm bom nguyên tử khi nào?
 - Cô bé hi vọng kéo dài cuộc sống của mình bằng cách nào?
 - Các bạn nhỏ đã làm gì để bày tỏ tình đoàn kết với cô bé?
 - Họ đã làm gì để chứng tỏ nguyện vọng hoà bình?
 - Nếu đứng trước tượng đài, em sẽ nói gì với Xa- da- cô?
 - Nêu ý chính!
=> Chốt ý chính: Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân, nói lên khát vọng sống, khát vọng hoà bình của toàn thế giới.
d) Luyện đọc diễn cảm (10-12’)
 +) Đoạn 1: Đọc với giọng thông báo, nhấn quyết định của Mỹ.
 +) Đoạn 2: Đọc nhấn vào các từ : cướp đi, nửa triệu, 100 000 người,chết.
 +) Đoạn 3: Đọc giọng nghẹn ngào, trầm buồn, châm rãi.
 +) đoạn 4:Đọc nhấn câu: “ Chúng tôi muốn thế giới này mãi mãi hoà bình”.
 +) Toàn bài đọc giọng trầm buồn, nhấn các từ nói đến hậu quả nặng nề do chiến tranh hạt nhân đem lại.
 - GV đọc mẫu.
- HS đọc thầm, xác định đoạn.
- Đọc nối tiếp đoạn.
- Luyện đọc câu.
- Đọc thầm chú giải.
- Luyện đọc đoạn 1(2 - 3 HS).
- Luyện đọc câu.
- Đọc thầm chú giải.
- Luyện đọc đoạn 2.
- Luyện đọc câu có tiếng khó, câu dài.
- Luyện đọc đoạn 3.
- Luyện đọc câu 1.
- Luyện đọc đoạn 3.
+) Đọc cho nhau nghe.
- Luyện đọc cả bài.
- Khi Hi- rô- si- ma bị ném bom.
- Cô tin vào truyền thuyết nếu gấp đủ 1000 con sếu bằng giấy treo quanh phòng thì sẽ khỏi bệnh.
- Các bạn đã tới tấp gửi sếu đến cho cô bé.
- Họ đã góp tiền để xây tượng đài thể hiện lòng yêu chuộng hoà bình của trẻ em toàn thế giới.
- HS trả lời theo ý riêng.
- Trao đổi nhóm đôi, nêu ý chính.
- Luyện đọc đoạn 1.
- Luyện đọc đoạn 2
- Luyện đọc đoạn 3.
- Luyện đọc đoạn 4.
- Luyện đọc cả bài.
Toán
Tiết 16: Ôn tập và bổ sung về giải toán
I. Mục tiêu: 
 - Giúp HS qua ví dụ cụ thể, làm quen với một dạng quan hệ tỉ lệ và biết cách giải bài toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ đó.
 - Rèn kĩ năng giải toán cho HS .
II. Đồ dùng dạy học
 - GV: Bảng phụ.
 - HS: Bảng con.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt dộng của trò
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (3-5’)
 - GV nêu đề bài: Một người đi bộ trong 2 giờ đi được 4 km. Hỏi 5 giờ người ấy đi được tất cả bao nhiêu km?
 - Chữa bài, chốt cách làm.
 Hoạt động 2: Ôn tập củng cố (12-13’)
2.1: Giới thiệu ví dụ dẫn đến quan hệ tỉ lệ: 
 - GV nêu ví dụ trong SGK/18 yêu cầu HS tìm quãng đường đi được trong 1 giờ, 2 giờ, 3 giờ rồi ghi kết quả vào bảng.
 - Dựa vào bảng nhận xét về mối quan hệ giữa thời gian và quãng đường đi?
 - Rút nhận xét : Khi thời gian gấp lên bao nhiêu lần thì quãng đường đi được cũng gấp lên bấy nhiêu lần.
2.2: Giới thiệu bài toán và cách giải:
 - GV hướng dẫn HS giải bài toán bằng 2 cách và chốt 2 cách giải: 
	+ Cách 1: Rút về đơn vị 
	+ Cách 2: Tìm tỉ số.
 Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành (20-22’)
Bài 1/19: (6’) (NH).
- KT : Giải toán bằng cách: Rút về đơn vị 
 - Y/c HS đọc đề bài. Làm nháp.
 - Chữa bài trên bảng phụ.
=> Chốt: Đây là dạng toán gì? 
 Với bài này em nên làm cách nào thuận tiện hơn?
Bài 2/19: (6’) Làm nháp
 - KT : Giải toán 1 trong 2 cách: Rút về đơn vị hoặc Tìm tỉ số.
 - Y/c HS đọc đề bài. Làm nháp.
 - Chữa bài trên bảng phụ.
 => Chốt: Giải bài toán này có mấy cách làm ? Là những cách nào ?
Bài 3/20: (10’) Làm vở
 - KT : Giải toán có liên quan đến tỉ lệ.
 - Y/c HS đọc đề bài. Làm vở.
 - Chốt : Với bài này em nên chọn cách làm nào?
 Hoạt động 4: Củng cố (2-3’)
 - Nêu tên dạng toán hôm nay chúng ta vừa ôn lại? 
 - Dạng toán này có mấy cách giải? Nhắc lại các bước giải trong mỗi cách? 
 - HS làm b/c, nhận xét.
- HS làm bảng
- Khi thời gian gấp lên bao nhiêu lần thì quãng đường đi được cũng gấp lên bấy nhiêu lần.
- HS nêu lại 2 cách làm.
- HS đọc đề bài. Làm nháp. 1 HS làm bảng phụ .
Bài giải
1m vải mua hết số tiền là:
 80 000 : 5 = 16 000 ( đồng)
Mua 7m vải hết số tiền là:
 16 000 x 7 = 112 000 ( đồng)
 Đáp số : 112 000 đồng 
- Dạng toán : Nếu đại lượng này tăng thì đại lượng kia cũng tăng và ngược lại.
- Rút về đơn vi. 
- HS đọc đề bài. Làm nháp. 1 HS làm bảng phụ .
	Bài giải
12 ngày gấp 3 ngày số lần là: 
 12 : 3 = 4 ( lần)
12 ngày đội đó trồng được số cây là:
 1200 x 4 = 4800 ( cây) 
Đáp số : 4800 cây
 2 cách giải. Cách tìm tỉ số hoặc rút về đơn vị.
- HS đọc đề bài. Làm vở. 1 HS làm bảng phụ .
	Bài giải
4000 người gấp 1000 người số lần là: 
 4000 : 1000 = 4 (lần)
 Một năm dân số ở đó tăng là:
21 x 4 = 84 ( người) 
b) Sau một năm dân số ở đó tăng là:
 15 x 4 = 60 ( người)
 Đáp số : 84 người
 60 người
- Tìm tỉ số
- HS nêu
- 2 cách
- HS nêu lại 
 - Sai lầm: Bài 3: HS còn lúng túng trong cách trình bày bài giải.
 - Cách khắc phục: Cho HS đọc kĩ lại cách trình bày mẫu. 
---------------------------------------------------
Địa Lý
Sông ngòi
I. Mục tiêu: HS biết 
 - Chỉ trên bản đồ một số sông chính của Việt Nam.
 - Trình bày được đặc điểm của sông ngòi Việt Nam và ảnh hưởng của nó đến đời sống và sản xuất.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Bản dồ địa lý Việt Nam.
III. Các hoạt động dạy và học :
1. KTBC (3-5’):
 - Nêu đặc điểm khí hậu Việt Nam!
 - Khí hậu ảnh hưởng gì đến đời sống và sản xuất?
2. Dạy bài mới:
Hoạt động 1: Mạng lưới sông ngòi Việt Nam.
 * Mục tiêu: HS biết Việt Nam có mạng lưới sông ngòi dày đặc và biết một số sông lớn ở Việt Nam.
 * Cách tiến hành:
 - HS thảo luận nhóm, trả lời các nội dung:
 - Quan sát lược đồ cho biết hệ thống sông ngòi nước ta phân bố như thế nào?
 - Kể tên và chỉ trên bản đồ các con sông lớn ở nước ta!
 - Vì sao sông miền Trung thường ngắn và dốc?
 - Thành phố ta có những con sông nào? Chúng là sông lớn hay nhỏ?
Hoạt động 2: Đặc điểm sông ngòi
 * Mục tiêu: HS biết đặc diểm sông ở Việt Nam là thay đổi theo mùa và biết được ảnh hưởng của nó đến đời sống sản xuất.
 * Cách tiến hành:
 - HS thảo luận nhóm đôi trả lời:
 - Vào mùa mưa và mùa khô sông ở Việt Nam có đặc điểm gì?
 - Điều đó có ảnh hưởng gì đến đời sống của con người?
=>KL: Vào mùa mưa, nước sông dâng nhanh, có khi tràn ngập cả hai bờ, gây lũ lụt. Vào mùa khô, nước sông hạ thấp, có khi gây thiếu nước dẫn đến hạn hán. Về mùa lũ, sông thường rất đục vì nhiều phù sa.
Hoạt động 3: Vai trò của sông ngòi 
 * Mục tiêu: HS biết vai trò của sông ngòi trong đời sống, sản xuất của nhân dân.
 * Cách tiến hành:
 - Quan sát lược đồ cho biết đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ do những sông nào bồi đắp?
 - Em biết người ta tận dụng sức nước vào việc gì?
 - Chỉ trên lược đồ các nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, Y-a-li, Trị An!
 - Nêu vai trò của sông ngòi ở Việt Nam!
=>KL: KL: Ghi nhớ: SGK/Tr 76
-Sông ngòi nước ta có hầu hết trên toàn quốc được phân bố dày đặc.
- S. Hồng, s. Lô, s. Cả, s.Đà, s. Mã
- Miền Trung hẹp ngang, có dãy Trường Sơn và một số núi cao ở phía Tây.
- HS kể tên.
- Mùa mưa nước sông dâng nhanh gây ngập lũ. Mùa khô nươcs sông hạ thấp gây hạn hán.
- Khiến đời sống con người gặp khó khăn.
Băc Bộ: s. Hồng; s. Thái Bình.
- Nam Bộ: s. Tiền; s. Hậu; s. Đồng Nai.
- Xây dựng nhà máy thuỷ điện.
- HS chỉ.
- HS nêu
3. Củng cố- Dặn dò (2-4’):
 - Sông ngòi ở Việt Nam có ảnh hưởng gì đến đời sống và sản xuất của người dân?
***********************
Đạo đức
Có trách nhiệm với việc làm của mình
I. Mục tiêu:
 - Giúp HS có kĩ năng đưa ra quyết định và thực hiện quyết định,
 - Tán thành với những hành vi đúng và không tán thành với việc trốn tránh trách nhiệm, đổ lỗi cho người khác.
II. Các hoạt động dạy và học:
1. KTBC (3-5’)
 - Theo em bạn Đức nên làm như thế nào?
2. Dạy bài mới:
Hoạt động1: Làm bài tập 1; 2/ SGK 
 * Mục tiêu: HS xác định được việc làm nào đúng, có trách nhiệm, việc làm nào không có trách nhiệm và bày tỏ thái độ.
 * Cách tiến hành:
Bài1/7: 
 - Khoanh vào ý em cho là đúng!
=>KL: Nên học tập theo các biểu hiện a; b; d; g vì đó là biểu hiện của việc sống có trách nhiệm.
Bài 2/8
 - Khoanh vào câu em tán thành !
=>KL: Tán thành a; đ và không nên tán thành hành động b; c; d vì đó là hành động thiếu trách nhiệm
Hoạt động 2: Xử lý tình huống:
 * Mục tiêu: Giúp HS có kĩ năng đưa ra quyết định đúng.
 * Cách tiến hành:
Bài 3/21
 - Chia lớp thành 4 nhóm để giải quyết tình huống.
=>KL: Người sống có trách nhiệm cần giải quyết thể hiện được trách nhiệm của mình
Hoạt động 3: Tự liên hệ bản thân:
 * Mục tiêu: Mỗi HS tự liên hệ kể việc làm của mình và rút ra bài học .
 * Cách tiến hành:
Gợi ý:
 - Chuyện xảy ra ở đâu?
 - Lúc đó em đã làm gì?
 - Bây giờ em nghĩ thế nào?
 - Em rút ra bài học gì qua viẹc mình làm?
 - Khi hành động đúng xong em cảm thấy thế nào?
- HS khoanh vào câu đúng.
- Nêu và giải thích .
- HS khoanh câu tán thành.
- Nêu và giải thích.
- Mỗi nhóm giải quyết một tình huống.
- Các nhóm khác nhận xét.
- HS kể trong nhóm cho nhau nghe.
- HS kể trước lớp.
Kết luận:Khi hành động đúng, có trách nhiệm ta thấy vui và thoải mái nên chúng ta hãy sống có trách nhiệm.
3. Củng cố- Dặn dò (2-3’): - Chúng ta cần sống như thế nào ?
***************************
Ôn toán
Ôn tập về giải toán
I. Mục tiêu : 
 Giúp HS nhớ và làm được các dạng toán. 
- Tìm 2 ssố khi biết tổng ( hiệu ) và tỉ số của 2 số đó. 
- Tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của 2 số.
II. Chuẩn bị : 
 Hệ thống bài tập.
 III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ :
- GV nêu câu hỏi : Nêu cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
- GV nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới:
2.1 Giới thiệu bài :
- GV giới thiệu bài, ghi tên bài lên bảng.
2.2 Hướng dẫn HS luyện tập :
a, Ôn cách làm các dạng toán:
- GV y/c HS nêucách làm bài toán:
+ Tìm 2 số khi biết tổng ( hiệu ) và tỉ số của 2 số đó. 
+ Tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó.
 Lưu ý học sinh khi làm bài nên vẽ sơ đồ. 
b, Thực hành:
 - GV nêu bài tập lên bảng:
Bài 1: Hai thùng dầu có 168 lít dầu . Tìm số dầu mỗi thùng biết thùng thứ nhất có nhiều hơn thùng thứ hai là 14 lít.
- Y/c HS làm bài cá nhân.
- Gọi HS chữa bài.
- GV hỏi: Bài toán này thuộc dạng toán nào?
- GV nhận xét, tuyên dương HS
Bài 2: Có hai túi bi . Túi thứ nhất có số bi bằng số bi túi thứ hai và kém túi thứ hai là 26 viên bi . Tìm số bi mỗi túi ?
- Y/c HS làm bài cá nhân.
- Gọi HS chữa bài và nêu cách làm.
- GV củng cố thêm cho HS.
- Cho HS đổi bài để kiểm tra kết quả.
Bài 3 : Chu vi của một hình chữ nhật là 56 cm , chiều rộng bằng chiều dài. Tìm diện tích hình chữ nhật đó ?
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Gọi HS xác định dạng toán, tìm cách làm.
- Cho HS làm bài cá nhân.
- GV giúp thêm học sinh yếu.
- GV tổ chức cho HS chữa bài. 
3. Củng cố, dặn dò:
- Về nhà ôn các dạng toán vừa học.
- 2 HS trả lời. Lớp theo dõi và nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS lần lượt trả lời.
- HS làm bài vào vở. 1 HS làm trên bảng.
- 2HS chữa bài. Lớp theo dõi và nhận xét.
- HS trả lời.
- HS làm bài vào vở, 1 HS làm bài trên bảng. Lớp theo dõi và nhận xét.
- 2 HS đọc bài làm của mình.
- HS đổi bài để kiểm tra kết quả.
- 2 HS đọc.
- 2 HS nêu.
- HS làm bài cá nhân. 1 HS làm trên bảng.
- HS chữa bài.
- HS thực hiện theo y/c.
*********************************
Thứ ba ngày 22 tháng 9 năm 2015
Tiết 17: luyện tập
I. Mục tiêu:
 - Giúp học sinh củng cố, rèn kĩ năng giải bài toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ.
 - Rèn kĩ năng trình bày bài toán.
II. Đồ dùng dạy học :
 - GV: Bảng phụ
 - HS: Bảng con
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (3- 5’) 
 - Dựa vào tóm tắt sau giải bài toán :
 4 bao: 160 kg
 9 bao:  kg ? 
 - Bài toán thuộc dạng toán gì?
 - Với dạng toán này ta có mấy cách làm? 
 - Bài này nên làm bằng cách nào ? Tại sao? 
 Hoạt động 2: Luyện tập, thực hành (30-32’)
Bài 1/19 ( 6’) Làm b/c
 - KT: Giải toán có liên quan đến tỉ lệ.
 - Gọi HS đọc đề bài . 
 - Ghi phép tính ra bảng !
 - Đọc bài giải ! 
 =>Chốt: Bài toán thuộc dạng nào?
 ? Bài này ta nên làm bằng cách nào?
Bài 2/19 ( 8’) Làm nháp
 - KT: Giải toán có liên quan đến tỉ lệ ( Đại lượng này giảm, đại lượng kia cũng giảm).
 - Gọi HS đọc đề bài . 
 - Y/ c HS làm nháp. - Gọi HS đọc đề bài . 1 HS làm bảng phụ .
 - Chữa bài trên bảng phụ 
 => Chốt: Em giải bằng cách nào thuận tiện hơn? Vì sao?
 - Khi làm bài này em cần lưu ý gì khác so với những bài trước?
Bài 3/19 ( 18’) Làm vở
 - KT: Giải toán có liên quan đến tỉ lệ.
 - Gọi HS đọc đề bài . 
 - Y/c HS làm vở.
 - Chữa bài trên bảng phụ .
=> Chốt cách giải.( * Rút về dơn vị)
Bài 4/19 ( 18’) Làm vở
 - KT: Giải toán có liên quan đến tỉ lệ.
 - Gọi HS đọc đề bài . 
 - Y/c HS làm vở.
 - Chữa bài trên bảng phụ .
=> Chốt cách giải.
- Làm b/c, giải thích cách làm.
- HS trả lời
- 2 cách: C1: * Rút về đơn vị.
 C2: Tìm tỉ số.
- * Rút về đơn vị. Vì 9 không chia được cho 4.
- HS đọc đề
- Làm bảng. - Nhận xét 
- 1-2 HS đọc
- Liên quan đến tỉ lệ
- * Rút về đơn vị.
- HS đọc đề bài.
- Làm nháp
- Đổi nháp kiểm tra, nhận xét.
- Tìm tỉ số. Vì 24 chia hết cho 8.
- 2 đại lượng cùng giảm.
- HS đọc
- HS làm vở. - 1 HS làm bảng phụ .
- HS đọc
- HS làm vở. - 1 HS làm bảng phụ .
 Hoạt động 3: Củng cố (2-3’)
- Cần lưu ý gì khi tóm tắt bài toán thuộc dạng toán vừa ôn?
* Dự kiến sai lầm: Bài 2: HS quên 1 tá là 12 cái.Có thể nhầm vì bài này có 2 đại lượng cùng giảm( khác với những bài trước)
 Bài 3: HS lúng túng khi làm bước rút về đơn vị vì đề bài cho đại lượng thứ hai chứ không phải cho đại lượng thứ nhất như mọi hôm.
 - Cách khắc phục: Cho HS nêu lại 1 tá là bao nhiêu. Cho HS đọc kĩ đề , liên hệ với thực tế để xác định mối quan hệ giữa các đại lượng.
********************************************
Chính tả ( Nghe viết)
Anh bộ đội cụ hồ gốc bỉ
I. Mục tiêu:
 - HS nghe, viết đúng, trình bày đẹp bài chính tả “ Anh bộ đội cụ Hồ gốc Bỉ”
 - HS luyện tập củng cố về mô hình cấu tạo vần. Nắm được quy tắc đánh dấu thanh trong tiếng.
II. Các hoạt động dạy và học:
1. KTBC (2-3’)
 - Viết các tiếng sau vào mô hình cấu tạo vần: thế, giới, hoà, bình!
2. Dạy bài mới:
a) Giới thiệu bài (1-2’)
 Chính tả ( Nghe viết): Anh bộ đội cụ Hồ gốc Bỉ
 b) Hướng dẫn chính tả (10-12’)
 - Đọc mẫu bài viết.
 - Các từ khó: Phrăng- đơ- bô-en; xâm lược; chiến tranh; phục kích; dụ dỗ; khuất phục; giam.
c) Viết chính tả (14-16’)
 - HD tư thế ngồi viết.
 - Đọc từng cụm từ cho HS viết.
d) Hướng dẫn chấm, chữa (3-5’)
 - Đọc soát lỗi.
 - Chấm một số bài.
e) Hướng dẫn bài tập chính tả (7-9’)
Bài 2/ 38 (V)
 - Các tiếng này có gì giống và khác nhau về cấu tạo?
Bài 3/ 38 (M): 
 - Nêu quy tắc đánh dấu thanh của các tiếng trên!
- Theo dõi.
- Phát âm, phân tích tiếng, viết bảng.
- Viết bài.
- HS soát lỗi, gạch chân lỗi sai, đổi vở kiểm tra lỗi, chữa lỗi, ghi số lỗi ra lề.
- Đọc thầm.
- Làm vở.
- Đọc yêu cầu.
- Đặt ở âm chính.
3. Củng cố- Dặn dò (1-2’)
 - Nhận xét tiết học.
 - Chuẩn bị bài sau.
**************************************************
Luyện từ và câu
Từ trái nghĩa
I. Mục đích – Yêu cầu:
 - Giúp HS hiểu thế nào là từ trái nghĩa, tác dụng của từ trái nghĩa.
 - Biết tìm từ trái nghĩa trong câu và đặt câu phân biệt từ trái nghĩa.	
II. Các hoạt động dạy và học:
1. KTBC (2-3’)
 - Thế nào là từ đồng nghĩa?
 - Khi sử dụng từ đồng nghĩa ta cần lưu ý gì?
2. Dạy bài mới:
a) Giới thiệu bài:
 Từ trái nghĩa
b)Hình thành khái niệm ( 10-12’)
* Nhận xét 1/ 38 (M)
 - So sánh các từ in đậm!
=> Các từ có nghĩa trái ngược nhau gọi là từ đồng nghĩa.
* Nhận xét 2/ 38 (B)
 - Ghi các từ trái nghĩa tìm được ra bảng con!
 - Tại sao em xếp như vậy?
* Nhận xét 3/ 38 ( Nhóm đôi)
 - Cách dùng cặp từ trái nghĩa cạnh nhau trong các câu tục ngữ có tác dụng như thế nào?
=> Ghi nhớ: SGK/39
- Phi nghĩa trái ngược với chính nghĩa.
- chết >< nhục.
- Nghĩa của chúng trái ngược nhau.
- Làm nổi bật lên quan niêm sống cao đẹp: Thà chết mà được tiếng thơm còn hơn sống mà bị người khinh bỉ.
c) Luyện tập – Thực hành ( 32-34’)
Bài 1/ 39 (S): Tìm các cập từ trái nghĩa trong các câu thành ngữ, tục ngữ; gạch chân các từ đó.
 - Thế nào là từ trái nghĩa?
Bài 2/ 39(S): Điền vào chỗ trống một từ trái nghĩa với từ in đậm.
 - Nêu nghĩa của mỗi câu tục ngữ đó!
 - Các từ trái nghĩa được đặt cạnh nhau trong các câu tục ngữ, thành ngữ có tác dụng gì?
Bài 3/ 18 (V): Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ đã cho!
=> Để tìm được các từ trái nghĩa, em dựa vào đâu?
Bài 4/ 39 (V): Đặt 2 câu để phân biệt một cặp từ trái nghĩa ở bài tập 3!
=> Sử dụng từ trái nghĩa khi dặt câu có tác dụng gì?
- HS đọc yêu cầu.
- Làm sách. Nêu kết quả.
- Những từ có nghĩa trái ngược nhau.
- HS làm sách. Nêu kết quả.
- HS nêu nghĩa.
- Làm nổi bật quan niệm sống của người dân Việt Nam ta.
- Đọc yêu cầu.
- Làm vở.
- Nêu kết quả theo dãy.
- Dựa vào nghĩa của từ.
- HS làm vở- Đọc bài làm theo dãy.
- Làm nổi bật ý chính của câu.
3. Củng cố- Dặn dò:
 - Nhận xét tiết học.	
VN : Sưu tầm các thành ngữ, tục ngữ có các cặp từ trái nghĩa.
---------------------------------------------------
Lịch sử
Xã hội việt nam cuối thế kỉ xix, đầu thế kỉ xx
I. Mục tiêu:
 - HS biết cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, nền kinh tế và xã hội nước ta có nhiều biến đổi do chính sách cai trị của thực dân Pháp.
II.Các hoạtđộng dạy và học:
1. KTBC (3-5’):
 - Nêu nguyên nhân dẫn đến cuộc phản công ở kinh thành Huế!
 - Cuộc phản công ở kinh thành Huế mang lại ý nghĩa gì?
2. Dạy bài mới:
Hoạt động 1: Những thay đổi về kinh tế:
 - Thực dân Pháp đã làm gì để vơ vét tài nguyên nước ta?
 - Chúng đã tăng cường bóc lột sức lao động của nhân dân như thế nào?
 - Nêu những biểu hiện mới về nền kinh tế của nước ta cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX!
=>KL: Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, thực dân Pháp đặt ách thống trị tại Việt Nam, chúng khai thác khoáng sản, vơ vét tài nguyên, bóc lột sức lao động, lập các đồn điền  làm thay đổi nền kinh tế nước ta.
Hoạt động 2: Những thay đổi về xã hội
 - Những thay đổi về kinh tế đã tạo ra những tầng lớp giai cấp nào trong xã hội?
 - Trước đây có những giai cấp nào?
 - Đến đầu thế kỉ XX, có các giai cấp nào?
 - Nêu nhận xét về thân phận người nông dân Việt Nam cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX. 
=>KL: ý nghĩa: SGK/Tr 11
- HS đọc thông tin.
- Đẩy mạnh khai thác khoáng sản để chở về Pháp và bán cho các nước khác.
- Xây dựng các nhà máy, đồn điền, hầm mỏ để sử dụng nguồn nhân công rẻ mạt.
- Các ngành kinh tế mới xuất hiện.
- HS đọc thông tin SGK/ Tr 11’
- Xuất hiện thêm các tầng lớp mới: công nhân, chủ xưởng, nhà buôn, viên chức, trí thức
- Địa chủ phong kiến và nông dân.
- Ngoài địa chủ phong kiến và nông dân còn có công nhân, chủ xưởng, nhà buôn, viên chức, trí thức
- Chuyển từ bị bóc lột bởi địa chủ phong kiến sang bị bóc lột bởi đế quốc Pháp xâm lược.
3. Củng cố- Dặn dò (2-3’):
 - Nêu sự khác biệt cơ bản về tình hình kinh tế, xã hội đến giai đoạn đầu thế kỉ XX ở Việt Nam!
****************************************************************
Khoa học
Từ tuổi vị thành niên đến tuổi già
I. Mục tiêu:	
 - HS biết một số đặc điểm chung của tuổi vị thành niên, tuổi trưởng thành, tuổi già.
 - HS xác định mình đang ở độ tuổi nào.
II. Đồ dùng:
 - Tranh ảnh các độ tuổi.
III. Hoạt động dạy và học:
Hoạt động 1: KTBC (3-5’)
 - Nêu đặc điểm của lứa tuổi dậy thì!
 - Tại sao tuổi dậy thì lại có tầm quan trọng đặc biệt đối với cuộc đời của mỗi con người?
Hoạt động 2: Làm việc với SGK
 * Mục tiêu: HS nêu một số đặc điểm chung của tuổi vị thành niên, tuổi già, tuổi trưởng thành.
 * Cách tiến hành:
 - Chia lớp thành các nhóm thảo luận:
 - Nêu đặc điểm chung của mỗi lứa tuổi: vị thành niên, tuổi già, tuổi trưởng thành.
=>KL: Chốt đặc điểm của từng lứa tuổi.
Hoạt đông 3: Trò chơi “ Ai? Họ đang ở giai đoạn nào của cuộc đời? ”
 * Mục tiêu: - HS được củng cố những hiểu biết ban đầu về tuổi vị thành niên, tuổi trưởng thành, tuổi già.
 - HS xác định được mình đang ở độ tuổi nào của cuộc đời.
 * Cách tiến hành:
 - Chia lớp thành 4 nhóm: Mỗi nhóm có 4 bức tranh của các độ tuổi từ 10 tuổi trở lên và thảo luận:
 - Người đó đang ở độ tuổi nào? Nêu đặc điểm của lứa tuổi đó!
 - Em đang ở lứa tuổi nào?
 - Biết mình đang ở độ tuổi đó có tác dụng gì?
- HS thảo luận, trình bày.
- 1 HS nêu lại các đặc điểm của mỗi độ tuổi.
- HS thảo luận theo nhóm.
- HS trả lời.
- Tuổi vị thành niên.
- Biết sự thay đổi của cơ thể để cư xử đúng mực với những người xung quanh.
KL: Các em đang ở giai đoạn đầu của tuổi đậy thì (vị thành niên). Biết được như vậy, các em hình dung được sự phát triển của cơ thể về thể chất và tinh thần, mối quan hệ xã hội sẽ diễn ra như thế nào. Từ đó, các em hãy sẵn sàng đón nhận mà không sợ hãi, bối rối đồng thời tránh được những nhược điểm,sai lầm có thể xảy ra.
Hoạt động 4: Củng cố- Dặn dò 
 - Nêu đặc điểm chủ yếu của các lứa tuổi từ vị thành niên đến tuổi già!
****************************************************************
Thứ tư ngày 23 tháng 4 năm 2015
Toán
Tiết 18 : Ôn tập và bổ sung về giải toán ( tiếp theo)
I. Mục tiêu: 
 - Giúp HS: Qua ví dụ cụ thể, làm quen với một dạng quan hệ tỉ lệ và biết cách giải bài toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ đó.
II. Đồ dùng dạy học
 - GV: Bảng phụ.	
 - HS: Bảng con.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: (3-5’)
- B/c: Giải bài toán theo tóm tắt sau:	2 người: 4 kg
	6 người: kg?
- Em giải bài toán theo cách nào thì thuận tiện hơn? Vì sao?
 Hoạt động 2: Ôn tập củng cố (12-13’)
2.1. Giới thiệu ví dụ dẫn đến quan hệ tỉ lệ: 
 - GV nêu ví dụ trong SGK/ 20 yêu cầu HS tìm kết quả số bao gạo có được khi chia hết 100 kg gạo vào các bao, mỗi bao đựng 5 kg, 10 kg, 20 kg rồi điền vào bảng (viết sẵn).
 - Quan sát bảng và cho biết em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa số kg gạo ở mỗi bao và số bao gạo có được? 
-> Rút ra nhận xét.
2.2. Giới thiệu bài toán và cách giải: 
 - GV hợp tác với HS tìm hiểu, tóm tắt, giải bài toán theo cách 2 và trình bày bài giải (như SGK/ 21).
 Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành (20-22’)
Bài 1/21:(6’) Làm b/c
 - KT: Giải toán có liên quan đến tỉ lệ.
 - Gọi HS đọc đề bài . 
 - Ghi phép tính vào bc.
 - Nêu bài giải 
=> Chốt: Bài toán thuộc dạng nào ? Có những cách giải nào?
Bài 2/21: (6’) Làm nháp
 - KT: Giải toán có liên quan đến tỉ lệ.
 - Gọi HS đọc đề bài . 
 - Y/ c HS làm nháp. 1 HS làm bảng phụ 
 - Chữa bài trên bảng phụ 
 => Chốt: Em giải bằng cách nào thuận tiện hơn? 
Bài 3/21: (10’) Làm vở
 - KT: Giải toán có liên quan đến tỉ lệ.
 - Gọi HS đọc đề bài . 
 - Y/ c HS làm vở. 1 HS làm bảng phụ 
 - Chữa bài trên bảng phụ 
 => Chốt: Cách thực hiện.
- HS làm bảng
- Nêu bài giải
- Tìm tỉ số.
- Vì 6 chia hết cho 2
- HS nêu miệng kết quả.
- Khi số gạo ở mỗi bao tăng lên bao nhiêu lần thì số gạo ở mỗi bao giảm đi bấy nhiêu lần.
- HS đọc
- HS làm bảng
- HS nêu
- Đại lượng này tăng bao nhiêu lần thì đại lượng kia giảm đi bấy nhiêu lần.Có 2 cách giải ( Tìm tỉ số hoặc rút về đơn vị)
- HS đọc
- HS làm. Đổi nháp - Kiểm tra.
- * Rút về đơn vị.
- HS đọc. Làm vở
- 1 HS làm bảng phụ 
Hoạt động 4: Củng cố (2-3’)
 - Dạng toán chúng ta học hôm nay có mấy cách giải?
 - Nhắc lại các bước giải trong mỗi cách.
* Dự kiến sai lầm: Cả 3 bài HS trình bày lời giải còn chưa chính xác.
 - Cách khắc phục: Yêu cầu HS đọc kĩ câu hỏi để xác định câu trả lời cho chính xác.
------------------------------------------------
Kể chuyện
Tiếng vĩ cầm ở mỹ lai
I. Mục tiêu:
 - HS nói được câu thuyết minh cho tranh. Kể lại được câu chuyện kết hợp với cử chỉ, điệu bộ.
 - Hiểu và nêu được ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi hành động dũng cảm của những người Mỹ có lượng tâm đã ngăn chặn và tố cáo ttội ác man rợ của quân đội Mỹ trong cuộc chiến tranh tại Việt Nam.
II. Các hoạt động dạy và học:
1. KTBC (2-3’)
 ! Kể lại một việc làm góp phần xây dựng quê hương đất nước!
2. Dạy bài mới:
a) Giới thiệu bài (1-2’)
 Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai
b) GV kể (6-8’)
 - GV kể lần 1.
 - GV kể lần 2 kết hợp tranh minh hoạ và giải nghĩa từ: xạ thủ ( người bắn súng); thảm sát ( giết người tạo thảm cảnh); bền bỉ ( kiên nhẫn trong thời gian dài). 
c) HS kể (22-24’)
 - Kể nhóm đôi !
- Tiêu chí nhận xét:
 - Nội dung đủ, đúng chưa?
 - Từ ngữ đã hợp lý, cử chỉ, điệu bộ đã phù hợp chưa?
 - Đã hiểu nội dung chuyện chưa?
d) HD tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện( 3-5’):
 - Câu chuyện cho ta tháy điều gì?
- Theo dõi.
- Quan sát tranh, theo dõi.
- HS kể theo nội dung từng tranh.
- Kể trước lớp.
- Kể trong nhóm cả câu chuyện.
- Kể trước lớp.
- Nhận xét, bình bầu bạn kể hay.
- HS trao đổi và nêu ý nghĩa câu chuyện.
3. Củng cố- Dặn dò (2-4’)
 - Qua các câu chuyện trên, em có nhận xét gì về chiến tranh?
 - Nhận xét tiết học.
 - Sưu tầm, kể cho người khác nghe và chuẩn bị bài sau.
Tập đọc
Bài ca về trái đất
I. Mục đích- Yêu cầu: Giúp HS
 - Đọc trôi chảy, diễn cảm bài thơ.
 - Hiểu ý nghĩa của bài:Kêu gọi đoàn kết chống chiến tranh, bảo vệ cuộc sống bình yên và quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
 - Học thuộc lòng bài thơ.
II. Các hoạt động dạy và học:
1. KTBC (2-3’)
 ! Đọc bài: Những con sếu bằng giấy, nêu ý chính!
2. Dạy bài mới:
a) Giới thiệu bài (1-2’)
 Bài ca về trái đất
b) Luyện đọc đúng( 10-12’)
 - Gv đọc mẫu.
+) Đoạn 1: Khổ 1
 - Ngắt nhịp thơ 3/4.
 - Hiểu: hải âu.
+) Đoạn 2: Khổ 2.
 - 3 câu đầu: nhịp 3/4; 3 câu sau nhịp 4/4 và 5/2.
+) Đoạn 3:Khổ 3
 - Hiểu: bom H; bom A.
 - Câu 2 nhịp thơ 2/2/4; các câu khác nhịp 3/4và 3/5.
+) Cả bài: Ngắt nghỉ đúng các câu thơ và dấu câu.
- Đọc mẫu.
c) Tìm hiểu bài (10-12’):
 - Hình ảnh trái đất có gì đẹp?
 - Em hiểu 2 câu cuối khổ 2 ý nói gì?
 - Chúng ta phải làm gì để giữ bình yên Trái đất?
 - Nêu ý chính!
=> Chốt ý chính.
d) Luyện đọc diễn cảm( 10-12’)
 - Đoạn 1: Vui tươi, hồn nhiên.
 - Đoạn 2: Nhấn các từ gợi tả, miêu tả màu da.
 - Đoạn 3: Phần đầu giọng kiên quyết, phần sau giọng vui tươi, tự tin.
 - Cả bài thay đổi giọng đọc cho phù hợp, nhấn các từ gợi tả.
 +) GV đọc mẫu.
– Cả lớp đọc thầm, xác định đoạn.
- Đọc nối tiếp đoạn.
- Giải nghĩa từ.
- Luyện đọc.
- Luyện đọc đoạn.
- Nêu nghĩa từ.
- Luyện đọc đoạn.
- Luyện đọc cả bài.
- Quả bóng xanh, bồ câu gù
- Tất cả mọi người trên trái đất không phân biệt màu da đều đáng quý.
- Bảo vệ hoà bình; cống chiến tranh.
- Trao đổi nhóm đôi nêu.
- Luyện đọc từng đoạn.
- Luyện đọc cả bài.
3. Củng cố- Dặn dò(2-4’)
 - Trong bài này, em thích hình ảnh nào nhất? Vì sao?
 - Nêu ý chính của bài!
**************************************************************
Thứ năm ngày 24 tháng 9 năm 2015
Tập làm văn
Luỵên tập tả cảnh
I. Mục đích- Yêu cầu: Giúp HS
- Biết quan sỏt, lựa chọn hỡnh ảnh của ngụi trường mỡnh đang học để tả
 - Biết lập dàn ý cho bài văn tả ngôi trường.
 - Biết chuyển một phần dàn ý thành đoạn văn miêu tả hoàn chỉnh.
II. Các hoạt động dạy và học:
1. KTBC (2-3’)
 ! Kiểm tra sự chuẩn bị của HS!
2. Dạy bài mới:
a) Giới thiệu bài:
 Luyện tập tả cảnh
b) Tổ chức hoạt động quan sỏt
- Tập chung hs trước cổng trường
- Giỏo viờn giới thiệu mục tiờu tiết học
- Chia học sinh thành 4 nhúm để quan sỏt.
- Cho hs quan sỏt lần lượt từ cổng trường vào đến trường và ghi chộp những điều quan sỏt được
- Giỏo viờn gợi ý, giỳp đỡ thờm nhúm gặp khú khăn
- Trong nhúm trao đổi kết quả, bổ xung cho nhau và chỉ rừ những điều mỡnh quan sỏt thấy
Bài 1/ 43(NH) Quan sát trường em. Từ những điều đã quan sát được, lập dàn ý cho bài văn miêu tả ngôi trường!
 - HS đọc lưu ý.
 Gv hướng dẫn ví dụ:
* Mở bài: Giới thiệu bao quát:
 - Trường nằm ở đâu? Tên trường là gì? Màu sơn tường?
* Thân bài: Tả từng phần của cảnh:
 Sân trường: Bồn hoa; ảnh Bác Hồ; cột cờ
 Giờ ra chơi, choà cờ.
 Lớp học: trang trí lớp; hành lang; cách sắp xếp các phòng
* Kết bài: Nêu tình cảm gắn bó của em hoặc nhận xét của em về ngôi trường.
 - HS làm bài ra nháp – Trình bày.
Bài 2/ 43 (V): Chọn viết một đoạn theo dàn ý trên!
 - HS làm vở.
 - Đọc bài làm.
 - Nhận xét, chấm một số bài.
3. Củng cố- Dặn dò:
 - Khi viết văn miêu tả em cần quan sát bằng những giác quan nào?
 - Cần chọn hình ảnh như thế nào?
**********************************
Toán
Tiết 19: luyện tập
I. Mục tiêu:
 - Giúp học sinh củng cố, rèn kĩ năng giải bài toán liên quan đến tỉ lệ.
II. Đồ dùng dạy học
 - GV: Bảng phụ
 - HS: Bảng con
III.Các hoạt động dạy học.
	Hoạt động của thầy	
Hoạt động của trò
 Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (3-5’) 
- Bảng con: Dựa vào tóm tắt sau giải bài toán :	
 3 máy bơm: 45 giờ
 6 máy bơm:  giờ?
 - Bài toán thuộc dạng toán nào?
 - Có những cách làm nào?
Hoạt động 2: Luyện tập, thực hành(32’) 
Bài 1/19: (7’) Làm b/c
- KT: Giải toán có liên quan đến tỉ lệ.
 - Gọi HS đọc đề bài . 
 - Y/ c HS làm bảng
=> Chốt: Bài toán thuộc dạng toán gì? Làm bằng cách nào thuận tiện hơn?
Bài 2/19: (8’) Làm nháp
- KT: Giải toán có liên quan đến tỉ lệ.
 - Gọi HS đọc đề bài . 
 - Y/ c HS làm nháp. 1 HS làm bảng phụ 
 - Chữa bài 

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan_4.doc