Giáo án tổng hợp Lớp 5 - Tuần 11 Năm 2015

doc 14 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 793Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án tổng hợp Lớp 5 - Tuần 11 Năm 2015", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án tổng hợp Lớp 5 - Tuần 11 Năm 2015
TUẦN 12
 Thứ 2 ngày 9 tháng 11 năm 2015
Tiết 1: Toán NHÂN MỘT SỐ THẬP PHÂN VỚI 10, 100, 1000,....
I.MỤC TIÊU: Giúp HS:
Biết nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000...
Chuyển đổi đơn vị đo của số đo độ dài dưới dạng số thập.
Giáo dục HS yêu thích môn học 
II.CHUẨN BỊ:
Bảng phụ; bảng con; bảng nhóm
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết học trước.
- GV nhận xét .
2. Bài mới:
2.1. Giới thiệu bài: 
2.2. Hướng dẫn nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000...
a) Ví dụ 1
- Hãy thực hiện phép tính 27,867 10.
- GV nhận xét phần đặt tính và tính của HS.
- Vậy ta có: 27,867 10 = 278,67
- GV hướng dẫn HS nhận xét để rút ra quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với 10:
b) Ví dụ 2
- Hãy đặt tính và thực hiện tính 53,286 100.
- GV nhận xét phần đặt tính và kết quả tính của HS.
- Vậy 53,286 100 bằng bao nhiêu?
- GV hướng dẫn HS nhận xét để tìm quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với 100.
c) Quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000....
- Hãy nêu quy tắc nhân một số thập phân với 10, 100, 1000...
- GV yêu cầu HS học thuộc quy tắc ngay tại lớp.
2.3.Luyện tập – thực hành
Bài 1
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn 
Bài 2
- GV gọi HS đọc đề bài toán.
- GV viết lên bảng đề làm mẫu của một phần :
12,6m = ...cm
- GV yêu cầu HS làm tiếp các phần còn lại của bài.
- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn 
- GV yêu cầu HS giải thích cách làm của mình.
- GV nhận xét .. 
3.Củng cố – dặn dò:
- GV tổng kết tiết học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
* Tính :
a. 0,256 x 3 = 0,768
b. 60,8 x 45 = 2,736
- HS nghe.
- 1 Hs lên bảng thực hiện, HS cả lớp làm bài vào vở nháp.
 27,867
 10
 278,670
- HS nhận xét theo hướng dẫn của GV.
- 1 HS lên bảng thực hiện phép tính, HS cả lớp làm bài vào giấy nháp.
 53,286
 100
 5328,600
- 53,286 100 = 5328,6
- HS nhận xét theo hướng dẫn của GV.
- 3,4 HS nêu trước lớp.
HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- 1 HS đọc đề bài toán trước lớp.
- 1m = 100cm.
- Thực hiện phép nhân 12,6 100 = 1260.
- 3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- 1 HS nhận xét, nếu bạn làm sai thì sửa lại cho đúng.
Tiết 2: Tập đọc MÙA THẢO QUẢ
I.MỤC TIÊU:
- Đọc diễn cảm toàn bài văn, nhấn mạnh những từ ngữ tả hình ảnh, màu sắc, mùi vị của rừng thảo quả.
 - Hiểu bội dung bài: Miêu tả vẻ đẹp và sự sinh sôi của rừng thảo quả. 
 - Trả lời được các câu hỏi trong SGK.
 - HS khá, giỏi nêu được tác dụng của cách dùng từ, đặt câu để miêu tả sự vật sinh động.
 - Giáo dục HS yêu thích môn học
II.CHUẨN BỊ:
 - Tranh minh hoạ bài học 
- Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1 Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3 HS đọc bài thơ tiếng vọng và trả lời câu hỏi về nội dung bài
- GV nhận xét 
 2. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài
 2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
 a) Luyện đọc
- GV đọc mẫu bài 
- Gọi 1 HS chia đoạn 
- Gọi 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn
- Gọi 3 HS đọc nối tiếp lần 2
- HS đọc chú giải
b) Tìm hiểu bài
- HS đọc thầm đoạn và câu hỏi để thảo luận và trả lời câu hỏi
- Thảo quả báo hiệu vào mùa bằng cách nào?
- Cách dùng từ đặt câu ở đoạn đầu có gì đáng chú ý?
GV chốt ý .
- Tìm những chi tiết cho thấy cây thảo quả phát triển nhanh?
GV TK ý 2
- Hoa thảo quả nảy ở đâu?
- Khi thảo quả chín rừng có gì đẹp?
Đọc bài văn em cảm nhận được điều gì?
- Đó cũng chính là nội dung bài
- GV ghi nội dung bài lên bảng
 c) Thi đọc diễn cảm
 - 3 HS đọc toàn bài 
- GV treo bảng phụ ghi đoạn cần luyện đọc (Thảo quả trên rừng  nếp khăn)
- GV hướng dẫn cách đọc
- GV đọc mẫu
- HS đọc trong nhóm
- HS thi đọc
- GV nhận xét 
3. Củng cố dặn dò:
* Liên hệ :
- Người ta trồng thảo quả để làm gì?
- Nhắc lại nội dung bài
- Nhận xét tiết học; Dặn HS về đọc bài và chuẩn bị bài sau
- 3 HS nối tiếp nhau đọc và trả lời câu hỏi
- HS quan sát 
- HS đọc thầm bài
- 3 HS đọc nối tiếp đoạn. 
- HS nêu từ khó : lướt thướt, quyến, chứa lửa, mạnh mẽ, lan toả,
- Lớp đọc thầm và thảo luận
+ Thảo quả báo hiệu vào mùa bằng mùi thơm đặc biệt quyến rũ lan xa, làm cho gió thơm
+ Các từ thơm , hương được lặp đi lặp lại cho ta thấy thảo quả có mùi hương đặc biệt
+ Qua một năm đã lớn cao tới bụng người. Một năm sau nữa, mỗi thân lẻ đâm thêm hai nhánh mới. Thoáng cái, thảo quả đã thành từng khóm lan toả, vươn ngọn xoè lá, lấn chiếm không gian
* Sự phát triển rất nhanh của thảo quả
+ Hoa thảo quả nảy dưới gốc cây
+ Khi thảo quả chín rừng rực lên những chùm quả đỏ chon chót, như chứa nắng, chứa lửa. Rừng ngập hương thơm. Rừng sáng như có lửa hắt lên từ dưới đáy rừng . Rừng say ngây và ấm nóng. Thảo quả như những đốm lửa hồng thắp lên nhiều ngọn mới, nhấp nháy
* Ý nghĩa:Vẻ đẹp và sự sinh sôi của rừng thảo quả.
- 3 HS đọc nối tiếp bài
* Nhấn giọng: lướt thướt, vào mùa, quyến, ngọt lựng, thơm nồng, thơm, đậm ủ ấp
- 2 HS đọc cho nhau nghe
- 3 HS đại diện 3 nhóm thi đọc
- HS nêu 
- Thảo quả dùng làm thuốc, chế nước hoa, làm men rượu, làm gia vị
 Tiết 3: Toán (Tăng )Toán LUYỆN TẬP
I.MỤC TIÊU: -Biết:
 - Củng cố về trừ hai số thập phân, tìm thành phần chưa biết của phép cộng ,phép trừ các số thập phân.
II.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Bài mới:
a.Giới thiệu bài
b.Thực hành
Bài 1:Đặt tính rồi tính
a)38,81 c) 44,24
 b) 43,73 d) 47,55 
Bài 2: Tìm x
 a) x = 4,3 b) x = 9,5
Gv chấm bài, nhận xét chung
3.Củng cố, dặn dò:
Gv nhận xét tiết học
Về nhà xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
2HS làm bài
HS làm bài
Cả lớp nhận xét
HS làm vào vở
Cả lớp nhận xét
HS làm bài vào vở
 Tiết 4: Tiếng Việt (Tăng )Tập đọc MÙA THẢO QUẢ
I.MỤC TIÊU:
- Rèn đọc toàn bài văn, nhấn mạnh những từ ngữ tả hình ảnh, màu sắc, mùi vị của rừng thảo quả.
 - Giáo dục HS yêu thích môn học
II.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 2. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài
 2. Hướng dẫn luyện đọc 
 a) Luyện đọc
- GV đọc mẫu bài 
- Gọi 1 HS chia đoạn 
- Gọi 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn
- Gọi 3 HS đọc nối tiếp lần 2
 b) Luyện đọc lại
 - 3 HS đọc toàn bài 
- GV hướng dẫn cách đọc
- GV đọc mẫu
- HS đọc trong nhóm
- HS thi đọc
- GV nhận xét 
3. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học; Dặn HS về đọc bài và chuẩn bị bài sau
- HS quan sát 
- HS đọc thầm bài
- 3 HS đọc nối tiếp đoạn. 
- 3 HS đọc nối tiếp bài
* Nhấn giọng: lướt thướt, vào mùa, quyến, ngọt lựng, thơm nồng, thơm, đậm ủ ấp
- 2 HS đọc cho nhau nghe
- 3 HS đại diện 3 nhóm thi đọc
- HS nêu 
 Tiết 5: Tiếng Việt (Tăng ) Tập làm văn LUYỆN TẬP LÀM ĐƠN
I. MỤC TIÊU:
-Viết được một lá đơn (kiến nghị) đúng thể thức, ngắn gọn, rõ ràng, nêu được lí do kiến nghị , thể hiện đầy đủ các nội dung cần thiết.
- Giáo dục có ý thức dùng lời lẽ phù hợp trong đơn..
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Giới thiệu bài.
2.Hdẫn HS làm bài tập
GV cùng cả lớp trao đổi về một số nội dung cần lưu ý trong đơn:
Đầu tiên ghi gì trên lá đơn?
Tên của đơn là gì?
Nơi nhận đơn viết như thế nào?
Nội dung đơn bao gồm những mục nào?
GV nhắc HS: Người đứng tên là bác tổ trưởng dân phố (đề 1) ; bác tổ trưởng dân phố hoặc trưởng thôn (đề 2).
Trình bày lý do viết đơn sao cho gọn, rõ, có sức thuyết phục để các cấp thấy rõ tác động nguy hiểm của tình hình đã nêu, tìm ngay biện pháp khắc phục hoặc ngăn chặn
Gv kết luận
3.Củng cố, dặn dò:
GV nhận xét tiết học
Chuẩn bị bài tuần sau
HS đọc đề bài
Quốc hiệu, tiêu ngữ.
 Đơn kiến nghị.
Kính gửi: UBND xã Phú Thuận
Nội dung đơn bao gồm:
Giới thiệu bản thân.
Trình bày tình hình thực tế.
Nêu những tác động xấu đã xảy ra hoặc có thể xảy ra.
Kiến nghị cách giải quyết.
Lời cảm ơn.
HS nêu.
HS viết vào vở.
HS đọc.
HS nhắc lại bài học 
 	Thứ 3 ngày 10 tháng 11 năm 2015
Tiết 1: Toán	 LUYỆN TẬP
I.MỤC TIÊU: Giúp HS :
- Nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000....
- Nhân một số thập phân với một số tròn chục, tròn trăm.
- Giải bài toán có 3 bước tính.
- Giáo dục HS yêu thích môn học
 II.CHUẨN BỊ:
Bảng phụ; bảng con; bảng nhóm
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết học trước.
- GV nhận xét .
2.Bài mới:
2.1.Giới thiệu bài: nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000...
2.2. Hướng dẫn luyện tập.
Bài 1a) GV yêu cầu HS tự làm phần a.
- GV yêu cầu HS đọc bài làm của mình trước lớp.
Bài 2
- GV yêu cầu HS tự đặt tính và thực hiện phép tính.
- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn.
- GV nhận xét .
Bài 3
- GV gọi 1 HS đọc đề bài toán trước lớp.
-Phân tích đề,HD tóm tắt-HS làm vở.
- GV chữa bài .
3. Củng cố – dặn dò:
- GV tổng kết tiết học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập HD luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét.
* Tính nhẩm :
a. 4,08 x 10 = 40,8
 23,013 x 100 = 2301,3
b. 8,515 x 100 = 851,5
 4,57 x 1000 = 4570
- HS nghe.
- HS làm bài vào vở bài tập.
- 1 HS đọc bài làm trước lớp để chữa bài, HS cả lớp đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
- Vì phép tính có dạng 1,48 nhân với 10 nên ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của 1,48 sang bên phải một chữ số.
Học sinh thi đua làm bài trên bảng con
- 1 HS nhận xét cả về cách đặt tính và thực hiện phép tính của bạn.
- 1 HS đọc đề bài toán trước lớp, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Tiết 2: Chính tả(Nghe-viết) MÙA THẢO QUẢ
I.MỤC TIÊU
 - Nghe- viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
 - Làm đựơc bài tập 2 a/ b, hoặc BT3 a, b.
 - Rèn cho HS giữ vở sạch, viết chữ đẹp. 
II.CHUẨN BỊ:
Các thẻ chữ theo nội dùn bài tập.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3 HS lên bảng tìm các từ láy âm đầu n 
- Nhận xét 
 2. bài mới:
 1. Giới thiệu bài
Bài chính tả hôm nay các em sẽ viết đoạn 2 bài mùa thảo quả và làm bài tập
 2. Hướng dẫn nghe viết
- Gọi HS đọc đoạn văn
H: Em hãy nêu nội dung đoạn văn?
b) Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu HS tìm từ khó
- HS luyện viết từ khó
c) Viết chính tả.
- GV đọc cho lớp viết 
- Thu chấm
3. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 2a) 
- Tổ chức HS làm bài dưới dạng tổ chức trò chơi
Bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu
- HS làm việc theo nhóm làm vào giấy khổ to dán lên bảng, đọc phiếu
- Nghĩa ở các tiếng ở mỗi dòng có điểm gì giống nhau?
- Nhận xét kết luận các tiếng đúng
4. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS học bài
- 3 HS lên làm , cả lớp làm vào vở
- HS đọc đoạn viết
+ Đoạn văn tả quá trình thảo quả nảy hoa kết trái và chín đỏ làm cho rừng ngập hương thơm và có vẻ đẹp đặc biệt
+ HS nêu từ khó
+ HS viết từ khó: sự sống, nảy, lặng lẽ, mưa rây bụi, rực lên, chứa lửa, chứa nắng, đỏ chon chót.
- HS viết chính tả
- HS thi theo hướng dẫn của GV
- HS đọc yêu cầu
- HS làm bài theo nhóm
+ Dòng thứ nhất là các tiếng đều chỉ con vật dòng thứ 2 chỉ tên các loài cây.
 Tiết 5: Kể chuyện KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I.MỤC TIÊU:
 - Kể được câu chuyện đã nghe, đã đọc có nội dung về bảo vệ môi trường.
 - Lời kể rõ ràng, ngắn gọn.
 - Biết trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện đã kể; biết nghe và nhận xét lời kể của bạn. 
GDBVMT- HS kể lại Câu chuyện đã nghe hay đã đọc có nội dung về bảo vệ môi trường, qua đó nâng cao ý thức BVMT.
II.CHUẨN BỊ:
 - HS và GV chuẩn bị một số truyện có nội dung bảo vệ môi trường
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 5 HS kể nối tiếp từng đoạn truyện người di săn và con nai
- 1 hs nêu ý nghĩa câu chuyện
- GV nhận xét 
 2.Dạy bài mới:
 1. Giới thiệu bài: Kể chuyện đã nghe đã đọc
 2. Hướng dẫn kể chuyện
a) Tìm hiểu đề bài
- Gọi HS đọc đề bài
- GV phân tích đề bài dùng phấn màu gạch chân dưới các từ ngữ: đã nghe, đã đọc, bảo vệ môi trường 
- Yêu cầu HS đọc phần gợi ý
b) Kể trong nhóm
- Cho HS thực hành kể trong nhóm
+ Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
 c) Kể trước lớp
- Tổ chức HS thi kể trước lớp
- Nhận xét bạn kể hay nhất hấp dẫn nhất.
 3. Củng cố dặn dò:
GDBVMT:Chúng ta cần làm gì để bả vệ môi trường
- Nhận xét tiết học 
- Dặn HS về nhà kể lại 
- 5 HS kể 
- HS nêu ý nghĩa
- 1 HS đọc đề bài
- HS tự giới thiệu câu chuyện mình sẽ kể: 
- HS trong nhóm kể cho nhau nghevà trao đổi với nhau về ý nghĩa câu chuyện , hành động của nhận vật
- HS thi kể trước lớp
HS nối tiếp nêu
 Thứ 4 ngày 11 tháng 11 năm 2015
 Tiết 4: Toán NHÂN MỘT SỐ THẬP PHÂN VỚI MỘT SỐ THẬP PHÂN
I.MỤC TIÊU:
1. HS biết cách nhân một số thập phân với một số thập phân;phép nhân 2 số thập phân có tinh chất giao hoán.
 2. Làm các bài tập về phép nhân 2 số thập phân
 3. GD tính cẩn thận,trình bày khoa học
II.CHUẨN BỊ: -Bảng phụ, bảng con
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Bài cũ : -Yêu cầu HS lên bảng làm bt4 tiết trước .
 -Kiểm tra vở bài tập ở nhà của HS
 -GV nhận xét ,chữa bài
Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài:Giới thiệu,nêu yêu cầu 
Hoạt động2 Hướng dẫn HS cách nhân 2 số thập phân theo các ví dụ trong sgk.Nhắc lại cách nhân,nêu nhận xét.
Rút Quy tắc sgk(trang59).
Hoạt động2: 
Bài 1: Cho HS ý a,c vào vở;gọi 2 HS lên bảng chữa bài.Nhận xét,thống nhất kết quả.
 a) 25,8 c) 0,24
 ×1,5 × 4,7
 1240 168
 258 96
 38,20 1,128
Bài 2: Tổ chức cho HS dùng bút chì điền ý a vào sgk.Treo bảng phụ kẻ bảng ý a gọi HS chữa bài,nêu nhận xét(sgk trang59)
+Cho HS làmlần lượt viết kết quả phép tính bài tập 2b vào bảng con,nhận xét.
Kết luận: Phép nhân 2 phân số có tính chất giao hoán.
3. Củng cố, dặn dò
Hệ thống bài
Dặn HS về nhà làm bài tập 3 sgk vào vở.
Nhận xét tiết học.
1HS làm bài,lớp nhận xét,chữa bài.
- HS làm các ví dụ trong sgk.
-Đọc quy tắc sgk.
-HS làm vào vở..
HS làm sgk và bảng con.
-Đọc nhận xét trong sgk.
-HS nhắc lại quy tắc nhân.
Tiết 5: Tập đọc HÀNH TRÌNH CỦA BẦY ONG.
I.MỤC TIÊU:
Đọc trôi chảy,lưu loát toàn bài. -Hiểu nội dung bài:Những phẩm chất đáng quý của bầy ong:cần cù làm việc để góp ích cho đời.
Đọc diễn cảm bài văn ,biết nhắt nhịp đúng những câu thơ lục bát.
GD:Yêu lao động,cần cù chăm chỉ.
II.CHUẨN BỊ:
-Tranh minh hoạ bài học
 -Bảng phụ ghi 2 khổ thơ cuối .
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Bài cũ: Gọi HS đọc bài “Mùa thảo quả”Trả lời câu hỏi - GVNX,đánh giá
2.Bài mới:
a.Giới thiệu bài:Giới thiệu bài bằng tranh minh hoạ.
b.Luyện đọc:
-Gọi HS khá đọc bài.NX.
-Tổ chức cho HS đọc nối tiếp 4 khổ thơ,kết hợp giải nghĩa từ khó (chú giải sgk).
 -GV đọc mẫu toàn bài.
c.Tìm hiểu bài: Tổ chức cho học sinh đọc thầm thảo luận và trả lời các câu hỏi trong sgk tr119..
Câu 4: Qua 2 dòng thơ cuối bài cho thấy cộng việc của loài ong có ý nghĩa thật đẹp đẽ,lớp lao:Ong giữ lại cho người những mùa hoa đã tàn nhờ chắt được trong vị ngọt,mùi hương của hoa những giọt mật tinh tuý.
+GV chốt ý rút nội dung của bài(Yêu cầu 1,ý 2)
d.Luyện đọc lại:-Hướng dẫn giọng đọc toàn bài.Treo bảng phụ chép 2 khổ thơ cuối hướng dẫn đọc diễn cảm.
-Tổ chức cho HS luyện đọc diễn cảm và đọc thuộc trong nhóm,thi đọc diễn cảm ,đọc thuộc trước lớp.
 NX bạn đọc.GV NX đánh giá.
3.Củng cố-Dặn dò:
Liên hệ GD:Em học được gì từ những phẩm chất đáng quý của bầy ong?
 Nhận xét tiết học.Dặn HS luyện ở nhà,chuẩn bị tiết sau.
- HS lên bảng,đọc,trả lời 
-Lớp NX,bổ sung.
-HS quan sát tranh,NX.
-1HS khá đọc toàn bài.
-HS đọc nối tiếp khổ thơ.
-Luyện đọc tiếng, từ khó.
- Đọc chú giải trong sgk.
-HS nghe,cảm nhận.
-HS đọc thầm thảo luận trả lời câu hỏi trong sgk,NX bổ sung,thống nhất ý đúng
-Đọc nội dung bài.
 -Học sinh luyện đọc trong nhóm.Thi đọc diễn cảm và đọc thuộc trước lớp.Nhận xét bạn đọc
HS nêu cảm nghĩ.
Nhắc lại nội dung bài.
 Thứ 5 ngày 12 tháng 11 năm 2015
Tiết 1: Toán	 LUYỆN TẬP
I.MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Biết nhân nhẩm một số thập phân với 0,1 ; 0,01 ; 0,001,....
- Rèn luyện kỹ năng thực hiện nhân số thập phân với số thập phân.
- Giáo dục HS yêu thích môn học
II.CHUẨN BỊ:
Bảng phụ; bảng con; bảng nhóm
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Bài cũ:
- Gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết học trước.
- GV nhận xét 
2.Bài mới:
2.1.Giới thiệu bài: 
- GV giới thiệu
2.2. Hướng dẫn luyện tập.
Bài 1
a) Ví dụ 
- Đặt tính và thực hiện phép tính 142,57 0,1.
- GV gọi HS nhận xét kết quả tính của bạn.
- GV hướng dẫn HS nhận xét để rút ra kết quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với 0,1.
+ Em hãy nêu rõ các thừa số, tích của 142,57 0,1 = 14,257
+ Hãy tìm cách viết 142,57 thành 14,257.
+ Như vậy khi nhân 142,57 với 0,1 ta có thể tìm ngay được diện tích bằng cách nào?
-GV yêu cầu HS làm tiếp ví dụ:tương tự
+ Khi nhân một số thập phân với 0,1 ta làm như thế nào ?
+ Khi nhân một số thập phân với 0,01 ta làm như thế nào?
- GV yêu cầu HS mở SGK và đọc phần kết luận in đậm trong SGK.
b) GV yêu cầu HS tự làm bài.
- GV chữa bài.
3. Củng cố – dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
* Tính :
a. 3,8 x 8,4 = 31,92
b. 0,125 x 5,7 = 0,7125
- HS đặt tính và thực hiện phép tính vào vở 
 142,57
 0,1
 14,257
- HS nhận xét theo hướng dẫn của GV.
+ 142,57 và 0,1 là hai thừa số; 14,257 là tích.
+ Khi ta chuyển dấu phẩy của 142,57 sang bên trái một chữ số thì được số 14,257.
+ Khi nhân 142,57 với 0,1 ta có thể tìm ngay được tích là 14,257 bằng cách chuyển dấu phẩy của 142,57 sang bên trái một chữ số.
- HS đặt tính và thực hiện tính.
- 1 HS nhận xét bài của bạn.
HS nhận xét theo hướng dẫn của GV.
+ Khi nhân một số thập phân với 0,1 ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó sang bên trái 1 chữ số.
+ Khi nhân một số thập phân với 0,01 ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó sang bên trái 2 chữ số.
- 1 HS đọc trước lớp, HS cả lớp đọc thầm.
 Tiết 2: Tập làm văn CẤU TẠO CỦA BÀI VĂN TẢ NGƯỜI
I.MỤC TIÊU:
 Giúp HS
 1. Nắm được 3 phần(Mở bài,thân bài,Kết bài) của bài văn tả người.
 2. Lập được dàn ý chi tiết cho bài văn tả một người thân trong gia đình.
 3. GD yêu quý những người thân trong gia đình
II.CHUẨN BỊ:
–Bảng phụ,vở bài tập Tiếng Việt.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Bài cũ :YCHS nhắc lại cấu tạo của bài văn tả cảnh.
 + GV nhận xét.
2Bài mới:	
Hoạt động 1: Giới thiệu bài:-Giới thiệu nêu yêu cầu
Hoạt động2: Hướng dẫn HS làm bài tập Nhận xét. 
-YCHS đọc thầm bài văn,trao đổi cặp,trả lời lần lượt các câu hỏi trong sgk.Gọi HS trả lời ,NX thống nhất ý kiến.
1)Mở bài:từ đầu đến “Đẹp quá”.
2)Ngoại hình của Hạng A Cháng:ngực nở vòng cung,da đỏ như lim,bắp tay,bắp chân rắn như trắc gụ,vóc cao,vai rộng,người đứng như cài cột đá trời trồng,khi đeo cày ,trông hùng dũng như một chàng hiệp sỹ đeo cung ra trận.
3) Hạng A Cháng là người lao động rất khoẻ,rất giỏi,cần cù,say mê lao động,tập trung cao đến mức chăm chăm vào công việc.
4)Phần kết bài: Câu cuối:
5) Rút nhận xét về cấu tạo bài văn tả người.
Ghi nhớ(sgk):Gọi HS đọc sgk, tóm tắt nội dung ghi nhớ. 
Hoạt động3:Tổ chức cho HS làm bài luyện tập. 
 -Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Hướng dẫn HS lập dàn ý theo yêu cầu cảu đề bài:
+Cần bám sát vào cấu tạo 3 phần của bài văn tả người.
+Chọn lọc những chi tiết nổi bật về ngoại hình,tính tình,hoạt động của người định tả.
-YCHS làm vào vở, 1 HS làm bảng phụ.Chấm,nhận xét.
Nhấn mạnh yêu cầu về cấu tạo cảu bài văn tả người.
3. Củng cố, dặn dò
 Hệ thống bài.Nhăc lại ghi nhớ sgk
Dặn HS làm lại bài luyện tập vào vở.
Nhận xét tiết học.
Một số HS trả lời..Lớp nhận xét bổ sung
-HS theo dõi
-HS đọc,trao đổi,phát biểu,nhận xét.,thống nhất ý kiến.
-HS đọc ghi nhớ sgk.
-HS làm bài vào vở,chữa bài trên bảng phụ.
-Đọc lại ghi nhớ trong sgk.
 Tiết 5: Luyện từ và câu MỞ RỘNG VỐN TỪ: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
I.MỤC TIÊU
 - Hiểu đúng nghĩa của một số từ ngữ về môi trường theo yêu cầu BT1.
 - Biết tìm từ đồng nghĩa với từ đã cho theo yêu cầu của BT3.
* GDBVMT: GD lòng yêu quý, ý thức bảo vệ môi trường, có hành vi đúng dắn với môi trường xung quanh. Giáo dục HS ý thức đúng đắn về bảo vệ môi trường 
II.CHUẨN BỊ:
 - Các thẻ có ghi sẵn : phá rừng, trồng cây, đánh cá bằng mìn, trồng rừng, xả rác bừa bãi, đốt nương, san bắn thú ...
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1.Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3 HS lên bảng đặt câu với một cặp quan hệ từ mà em biết.
- Gọi 1 HS đọc ghi nhớ
- GV nhận xét 
 2.Bài mới:
 1. Giới thiệu bài : 
 2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1
a) - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập
- Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm
- Gọi HS lên trả lời.
b) Yêu cầu HS tự làm bài
- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn 
- Nhận xét kết luận lời giải đúng
Bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu 
- yêu cầu HS làm bài tập : tìm từ đồng nghĩa với từ bảo vệ sao cho nghĩa của câu không thay đổi
- Gọi HS trả lời
- GV nhận xét 
3. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà làm lại bài tập
* GDBVMT:Để thiên nhiên luôn tươi đẹp em phải làm gì?
- 3 HS lên bảng đặt câu 
- HS đọc ghi nhớ
- HS nghe
- HS đọc yêu cầu bài tập
- HS hoạt động nhóm
+ Khu dân cư: khu vực làm việc của nhà máy, xí nghiệp 
+ Khu bảo tồn thiên nhiên: khu vực trong đó các loài vật , con vật và cảnh quan thiên nhiên được bảo vệ giữ gìn lâu dài
- HS lên bảng làm, lớp làm vào vở HS
- Nhận xét 
+ Sinh vật: tên gọi chung các vật sống bao gồm động vật, thực vật và sinh, có sinh đẻ, lớn lên và chết.
+ Sinh thái : hình thức biểu hiện ra bên ngoài của sự vật , có thể quan sát được
- HS đọc yêu cầu
- HS nhóm
-HS đọc bài của nhóm mình
+ Tớ đảm bảo cậu sẽ làm được
+ chúng em mua bảo hiểm y tế
+ Thực phẩm được bảo quản đúng cách
HS nêu yêu cầu
+ Chúng em giữ gìn môi trường sạch đẹp bằng cách trồng cây xanh,không xả rác bừa bãi...	
 Thứ 6 ngày 13 tháng 11 năm 2015
Tiết 1: Toán LUYỆN TẬP
I.MỤC TIÊU: Giúp HS : 
 - Biết nhân một số thập phân với một số thập phân.
 - Sử dụng được tính chất kết hợp của phép nhân các số thập phân trong thực hành tính.
- Giáo dục HS yêu thích môn học.
II.CHUẨN BỊ:
Bảng số trong bài tập 1a kẻ sẵn
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Bài cũ:
- Gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết học trước.
- GV nhận xét .
2.Bài mới:
2.1.Giới thiệu bài : 
- GV giới thiệu
2.2.Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1(cá nhân)
a) GV yêu cầu HS đọc yêu cầu phần a)
- GV yêu cầu HS tự tính gía trị của các biểu thức và viết vào bảng.
- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- GV hướng dẫn HS nhận xét để nhận biết tính chất kết hợp của phép nhân các số thập phân.
- Vậy ta có : (ab) c = a (bc)
.- Hãy phát biểu tính chất kết hợp của phép nhân các số thập phân.
b) GV yêu cầu HS đọc đề bài phần b.
- GV yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn cả về kết quả tính và cách tính.
- GV hỏi HS vừa lên bảng làm bài: Vì sao em cho rằng cách tính của em là thuận tiện nhất?
- GV nhận xét .
Bài 2
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- GV yêu cầu HS nêu thứ tự thực hiện các phép tính trong một biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia, biểu thức có dấu ngoặc và không có dấu ngoặc.
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV chữa bài của HS trên bảng lớp, sau đó nhận xét .
3. Củng cố – dặn dò:
- GV tổng kết tiết học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét.
.
- 1 HS đọc trước lớp, cả lớp đọc thầm.
- HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- HS nhận xét bài làm của bạn, nếu sai thì sửa lại cho đúng.
- HS nhận xét theo hướng dẫn của GV.
+ Giá trị của hai biểu thức này luôn bằng nhau.
- HS đọc đề bài, 4 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- 1 HS nhận xét, HS cả lớp theo dõi và tự kiểm tra bài mình.
- 4 HS lần lượt trả lời, Ví dụ :
Khi thực hiện 9,65 0,4 2,5 ta tính 0,4 2,5 trước vì 0,4 2,5 = 1 nên rất thuận tiện cho phép nhân sau là 9,65 1 = 9,65.
- HS đọc thầm đề bài trong SGK.
- 1 HS nêu trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
-HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
Tiết 1: Tập làm văn LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI
 (Quan sát và chọn lọc chi tiết)
I.MỤC TIÊU:
 - Nhận biết được những chi tiết tiêu biểu, đặc sắc về ngoại hình, hoạt động của nhân vật qua 2 bài văn mẫu trong SGK.
 - Giáo dục HS yêu thích môn học .
II.CHUẨN BỊ:
 - Giấy khổ to và bút dạ
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Bài cũ:
2.Bài mới:
a. Giới thiệu bài: 
b. HD HS luyện tập
BT1 Gọi HS đọc bài Bà tôi
- HD HS làm bài.
- GV HD HS nhận xét.
- Mở bảng phụ trình bày vắn tắt đặc điểm ngoại hình của người bà
GV giải thích: Tác giả đã ngắm kĩ, đã chọn lọc những chi tiết tiêu biểu
-Em có nhận xét gì về cách miêu tả ngoại hình của tác giả?
 Bài 2
- Tổ chức HS làm như bài tập 1
- Em có nhận xét gì về cách miêu tả anh thợ rèn đang làm việc của tác giả?
- Em có cảm giác gì khi đọc đoạn văn?
KL: Như vậy biết chọn lọc chi tiết tiêu biểu khi miêu tả sẽ làm cho người này khác biệt với mọi người xung quanh, làm cho bài văn sẽ hấp dẫn hơn, không lan tràn dài dòng.
 3. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà học tập cách miêu tả của nhà văn để lập dàn ý cho bài văn tả một người mà em thường gặp.
BT1: 1 HS đọc bài Bà tôi, trao đổi theo cặp, ghi những đặc điểm ngoại hình của người bà trong đoạn văn.
- HS trình bày kết quả.
- Trao đổi cùng GV, nhận xét bài.
- Một em đọc lại nội dung đã tóm tắt.
- Tác giả quan sát người bà rất kĩ, chọn lọc những chi tiết tiêu biểu về ngoại hình của bà đẻ tả
- HS làm việc theo yêu cầu của GV
- HS nêu:- Tác giả quan sát kĩ từng hoạt động của anh thợ rèn: bắt thỏi thép, quai búa, đập...
- Cảm giác như đang chứng kiến anh thợ làm việc và thấy rất tò mò, thích thú.
 Tiết 3: Kỹ Thuật CẮT, KHÂU, THÊU TỰ CHỌN (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để thực hành làm được một sản phẩm yêu thích.
II. CHUẨN BỊ:
Một số sản phẩm khâu, thêu đã học 
Tranh ảnh của các bài đã học.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Khởi động: 
- HS hát
2. Bài cũ: 
+ Hãy cho biết vì sao phải rửa bát ngay sau khi ăn xong?
- Tuyên dương
- HS nêu 
- HS nhận xét
3.Bài mới: Nêu MT bài: 
“Cắt, khâu, thêu hoặc nấu ăn tự chọn”
- HS nhắc lại 
4. Phát triển các hoạt động: 
*Hoạt động 1 : Ôn tập những nội dung đã học trong chương 1
Hoạt động nhóm, lớp
- GV nêu vấn đề:
+ Trong chương 1, các em đã được học những nội dung gì?
+ Hãy nêu cách đính khuy? Thêu chữ V, thêu dấu nhân.
- GV nhận xét và tóm tắt những nội dung đã học ở chương 1
- HS nêu:
+ Thêu, đính khuy, khâu túi, nấu ăn
*Hoạt động 2: Thảo luận nhóm để lựa chọn sản phẩm thực hành 
Hoạt động cá nhân hoặc nhóm
- GV nêu mục đích, yêu cầu làm sản phẩm tự chọn:
+ Củng cố những kiến thức, kĩ năng về khâu, thêu, đã học 
+ Nếu chọn sản phẩm nấu ăn, mỗi nhóm sẽ hoàn thành một sản phẩm
+ Nếu chọn sản phẩm về khâu, thêu mỗi HS sẽ hoàn thành một sản phẩm 
- HS có thể làm việc theo nhóm hoặc cá nhân 
*Hoạt động 3: Củng cố 
- GV nhắc nhở HS ghi tên vào sản phẩm 
5.Tổng kết- dặn dò:
- Chuẩn bị: “Cắt , khâu, thêu tự chọn 
- Nhận xét tiết học 
 Hoạt động cá nhân , lớp
 - HS tự ghi.
- Lắng nghe
Tiết 4: LUYỆN TỪ VÀ CÂU LUYỆN TẬP VỀ QUAN HỆ TỪ
I.Mục đích yêu cầu:
 1. Tìm được các quan hệ từ và biết chúng biểu thị quan hệ gì trong câu.
 2. Biết đặt câu với các quan hệ từ.
GDMT:Yêu vẻ đẹp của thiên nhiên(bài tập 3).Ý thức bảo vệ môi trường sạch đẹp.
II. Đồ dùng: -Bảng phụ, Bảng nhóm.Vở bài tập Tiếng Việt.
III.Các hoạt động:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Bài cũ : YCHS đọc đoạn văn ở (BT3) tiết trước.
 -GV nhận xét.
Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài:Giới thiệu,nêu yêu cầu
Hoạt động2: Hướng dẫn HS luyện tập
Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu BT
+ của nối cái cày với người HM
+bằng nối bắp cày với gỗ tốt màu đen
+như(1)nối vòng với hình cánh cung
+như(2)nối hùng dũng với một chàng hiệp sỹ cổ đeo cung ra trận.
Bài 2:HS đọc đề,trao đổi nhóm đôi.Gọi một số HS trả lời.
GV nhận xét,chốt lời giải đúng:
a)Từ nhưng biểu thị quan hệ tương phản
b)Từ mà biểu thị mói quan hệ tương phản
c)Từ nếu biểu thị mối quan hệ giả thiết kết quả.
Bài 3: Tổ chức cho HS làm vào vở BT,Một số HS làm bảng nhóm,nhận xét,bổ sung chũă bài trên bảng nhóm.
 Các quan hệ từ cần điền:
a)và; b)và-ở; c)thì-thì; d)và-nhưng
GDMT:Bầu trời,vầng trăng,mảnh đất là những cảnh vật thiên nhiên trong môi trường xung quanh chúng ta.Em phải làmg gì để giữ gìn cho những cảnh vật đó ở quê em ngày càng tươi đẹp?
Bài 4:Gọi HS nối tiệp đọc câu.Nhận xét,tuyên dương những HS có câu dúng và hay
.Hoạt động cuối:	Hệ thống bài
Dặn HS VN làm lại bài tập 4 vào vở.
Nhận xét tiết học.
Một số HS đọc bài.
-Lớp nhận xét bổ sung.
-HS theo dõi.
-HS làm vở ,chữa bài trên bảng phụ.
-HS trao đổi trả lời,thống nhất ý đúng.
HS làm vở,chữa bài trên bảng nhóm.
HS liên hệ phát biểu.
-HS nối tiếp đặt câu
Nhắc lại ghi nhớ về đại từ.
Tiết 5: SINH HOẠT LỚP
I.Đánh giá công tác tuần qua:
 	 -Duy trì nề nếp ra vào lớp.
-Vệ sinh trường lớp sạch,đẹp.
 -Trang phục đầy đủ,đúng quy định.
 -Dạy học đúng chương trình.
 -Rèn chữ , Thi văn nghệ.
 II.Kế hoạch tuần 13:
 -Tiếp tục duy trì nề nếp ra vào lớp.
 -Học chương trình tuần 13. 
 -Rèn chữ hằng ngày.
 -Lao động dọn vệ sinh trường lớp.
 -Phụ đạo Hs yếu	
 III.Ki năng sống: Bài 4: ỨNG XỬ NƠI CÔNG CỘNG (Tiết 2) 
(Thực hành)

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 12.doc