Giáo án tổng hợp lớp 4 - Tuần 19

doc 40 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 717Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tổng hợp lớp 4 - Tuần 19", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án tổng hợp lớp 4 - Tuần 19
TUẦN 19
TẬP ĐỌC-KỂ CHUYỆN 	 Ngày dạy : 
Tiết:37
HAI BÀ TRƯNG
I./ MỤC TIÊU :
	A. TẬP ĐỌC
- Đọc đúng,rành mạch ; Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu,giữa các cụm từ ; bước đầu biết đọc với giọng phù hợp với diễn biến của truyện.
- Hiểu nội dung : Ca ngợi tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm của Hai Bà Trưng và nhân dân ta. (trả lời được các câu hỏi trong SGK). 
B. KỂ CHUYỆN
- Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ. 
II./ CHUẨN BỊ :
SGK Tiếng Việt 3
Tranh minh hoạ bài tập đọc .
Bp viết sẳn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.
III./ HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC :
TẬP ĐỌC 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1./ Ổn định : Hát
2./ Kiểm tra bài cũ :
- GV kiểm tra ĐDHT của HS 
- GV nhận xét
3./ Bài mới :
a./ Giới thiệu bài : Cho HS quan sát tranh : đây là hình ảnh Hai Bà Trưng cỡi voi, dẫn đầu đoàn quân khởi nghĩa. Đoàn quân hăng hái xông trận, người mang cung nỏ, giáo mác, người mang rìu búa, người khiêng trống, người phất cờ,  Giặc chết ngổn ngang, số còn lại chạy toán loạnđó là những những hình ảnh mà bài tập đọc hôm nay chúng ta sẽ học.Qua bài : Hai Bà Trưng.
b./ Luyện đọc :
@ GV đọc mẫu toàn bài : giọng đọc to,rõ,mạnh mẽ;nhấn giọng ở những từ ngữ tả tội ác của giặc;tả chí khí của Hai Bà Trưng;tả khí thế oai hùng của đoàn quân khởi nghĩa.
@ HD luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ :
-Y/CHS đọc nối tiếp từng câu trong bài .
- GV theo dõi HS đọc,chỉnh sửa phát âm sai cho HS. (rèn phát âm nhiều hơn cho HS yếu )
- Y/CHS đọc nối tiếp từng đoạn trong bài. 
+ HD luyện đọc đoạn : ( Nhắc HS đọc với giọng chậm rãi, nhấn giọng những từ ngữ nói lên tội các của giạc, sự căm hờn của nhân dân)
Chúng thẳng tay chém giết dân lành, cướp hết ruộng nương màu mỡ. Chúng bắt dân ta lên rừng săn thú lạ, xuống biển mò ngọc trai, khiến bao nhiêu người thiệt mạng vì hổ báo, cá sấu, thuồng luồng, Lòng dân oán hận ngút trời, chỉ chờ dịp vùng lên đánh đuổi quân xâm lược.
- Y/CHS đọc chú giải trong SGK.
-Cho HS đọc bài trong nhóm,Y/C sửa phát âm sai cho bạn. 
-Y/CHS cả lớp đồng thanh
c./ Hướng dẫn HS tìm hiểu bài :
- Y/C 1HS đọc đoạn 1 và hỏi :
+ Nêu những tội ác của giặc ngoại xâm đối với dân ta ?
- Y/C đọc thành tiếng đoạn 2, trao đổi nhóm trả lời : 
+ Hai Bà Trưng có tài và có chí lớn như thế nào ?
- Y/C 1HS đọc đoạn 3 và hỏi :
+ Vì sao Hai Bà Trưng khởi nghĩa ? (HS khá, giỏi )
+ Hãy tìm những chi tiết nói lên khí thế của đoàn quân khởi nghĩa ? (HS khá, giỏi )
- Y/C 1HS đọc đoạn 4 và hỏi :
+ Kết quả của cuộc khởõi nghĩa như thế nào ?
+ Vì sao bao đời nay nhân dân ta tôn kính Hai Bà Trưng ? ( HS khá, giỏi )
d./ Luyện đọc lại :
- Gọi 4HS khá nối tiếp nhau đọc lại bài.
- GV đọc mẫu - Hướng dẫn luyện đọc đoạn 3 
- Nhắc HS đọc đoạn văn với giọng kể thong thả, đầy cảm phục, nhấn giọng những từ ngữ ca ngợi thắng lợi vĩ đại của cuộc khởi nghĩa và tôn kính của nhân dân ta đối với Hai Bà Trưng.
Thành trì của giặc bị sụp đổTô Định ôm đầu chạy về nước. Đất nước ta sạch bóng quân thù. Hai Bà Trưng trở thành hai vị anh hùng chống ngoại xâm đầu tiên trong lịch sử nước nhà.
- Y/C HS luyện đọc bài trong nhóm .
- Tổ chức cho HS các nhóm thi đọc diễn cảm.
- GV nhận xét ,tuyên dương.
- HS để lên bàn GV kiểm tra
-HS lắng nghe
-HS lắng nghe
-HS đọc nối tiếp từng câu-Cả lớp đọc thầm theo
- HS đọc từ khó : ruộng nương, lên rừng, lập mưu, thuở xưa, ngút trời, võ nghệ.
-HS đọc nối tiếp từng đoạn-Cả lớp đọc thầm .
-HS lắng nghe
-HS đọc chú giải trong SGK.
- HS đọc bài trong nhóm.
- Cả lớp đồng thanh
- 1HS đọc –Cả lớp đọc thầm SGK.
+ Chúng thẳng tay chém giết dân lành, cướp hết ruộng nương; bắt dân ta lên rừng săn thú lạ, xuống biển mò ngọc trai làm nhiều người thiệt mạngLòng dân oán hận ngút trời.
- 1HS đọc –Cả lớp đọc thầm SGK.Sau đó thảo luận nhóm đôi. 
+ Hai Bà Trưng rất giỏi võ nghệ, nuôi chí giành lại non sông.
- 1HS đọc –Cả lớp đọc thầm SGK.
+ Vì Hai Bà Trưng yêu nước, thương dân, căm thù quân giặc tàn bạo đã giết hại ông Thi Sách và gây bao tội ác với nhân dân.
+ Hai Bà Trưng mặc áp giáp phục thật đẹp, bước lên bành voi rất oai phong. Đoàn quân rùng rùng lên đường, giáo lao, cung mỏ, rìu búa, khiên mộc cuồn cuộn tràn theo bóng voi ẩn hiện của Hai Bà, tiếng trống đồng dội lên, 
- 1HS đọc –Cả lớp đọc thầm SGK.
+ Thành trì của giặc lần lượt sụp đổ. Tô Định trốn về nước. Đất nước sạch bóng quân thù.
+ Vì Hai Bà Trưng là người đã lãnh đạo nhân dân giải phóng đất nước, là hai vị anh hùng chống ngoại xâm đầu tiên trong lịch sử nước nhà.
- 4HS khá nối tiếp nhau đọc lại bài.
-HS lắng nghe
- HS luyện đọc bài trong nhóm
- HS thi đọc bài.
KỂ CHUYỆN 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
3./ Bài mới :
a./ GV nêu nhiệm vụ : Trong phần kể chuyện hôm nay, các em sẽ quan sát 4 tranh minh hoạ và tập kể từng đoạn của câu chuyện. Chúng ta sẽ xem bạn nào nhớ câu chuyện, kể chuyện hấp dẫn nhất.
b./ HDHS kể toàn bộ câu chuyện theo 
tranh :
- Gọi HS đọc yêu cầu của phần kể chuyện .
- Nhắc HS lưu ý :
+ Để kể được ý chính của mỗi đoạn, các em phải quan sát tranh kết hợp với nhớ cốt truyện vì tranh vẽ nhiều khi không thể hiện được hết nội dung của đoạn, chỉ là gợi ý để kể.
+ Không cần kể đoạn văn hệt theo văn bản trong SGK.
- Quan sát lần lượt từng tranh trong SGK.
c./ Kể theo nhóm :
- Chia nhóm, mỗi nhóm 6 HS. 
- Y/C mỗi em chọn 1 đoạn truyện và kể cho các bạn trong nhóm cùng nghe.
d./ Kể trước lớp :
- Tổ chức cho HS thi kể chuyện trước lớp. (HS khá,giỏi kể được cả câu chuyện)
- GV cùng HS nhận xét : Kể có đúng với cốt truyện không ? Diễn đạt đã thành câu chưa ? Đã biết kể bằng lời của mình chưa ? Kể có tự nhiên không ?
- GV nhận xét, bình chọn nhóm đóng vai hay nhất.
4./ CỦNG CỐ, DẶN DÒ : 
- Câu chuyện này giúp các em hiểu được điều gì ?
- Các em cần phải làm gì để bảo vệ truyền thống đó ?
- Yêu cầu HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài cho tiết sau.
-Nhận xét tiết học.
-HS lắng nghe
- 1HS đọc – Cả lớp theo dõi SGK
-HS lắng nghe
- HS được chia thành các nhóm
- HS tập kể trong nhóm
- HS thi kể chuyện trước lớp.
- HS lắng nghe
- Dân tộc VN ta có truyền thống chống giặc ngoại xâm bất khuất từ bao đời nay. / Phụ nữ VN rất anh hùng, bất khuất.
-bảo vệ,giữ gìn,lưu truyền từ đời này sang đời khác,..
-HS lắng nghe
CHÍNH TẢ	 Ngày dạy : 
Tiết:: 37
HAI BÀ TRƯNG
I./ MỤC TIÊU :
 - Nghe - viết đúng bài CT ; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi ; không mắc quá 5 lỗi trong bài.
 - Làm đúng BT(2) b , BT(3) b,
II. CHUẨN BỊ :
-Bp viết sẵn BT2, bảng con.
III./ HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1./ Ổn định : Hát
2./ Kiểm tra bài cũ :
-GV nhận xét.
3./ Bài mới :
a./ Giới thiệu bài :Trong giờ chính tả hôm nay,cô sẽ HD các em viết đúng đoạn 4 của bài " Hai Bà Trưng" và làm bài tập tìm các từ ngữ có tiếng bắt đầu bằng l/n hoặc có vần iêt/iêc.
b./ Hướng dẫn nghe viết :
- GV đọc mẫu đoạn văn cần viết chính tả.
-Gọi 1HS đọc lại.
+ Các chữ Hai và Bà trong Hai Bà Trưng được viết như thế nào ?
- GV : Viết hoa như thế để tỏ lòng tôn kính, lâu dần Hai Bà Trưng được dùng như tên riêng.
+ Tìm các tên riêng trong bài chính tả ? Các tên riêng đó viết như thế nào ?
-Y/C HS tìm từ khó và viết vào bảng con : lần lượt, sụp đổ, khởi nghĩa, lịch sử,
-Y/C HS viết bài vào vở.GV theo dõi uốn nắn tư thế cho HS.
-GV đọc lần 2
- GV đọc lần 3
- Chấm, chữa bài.
c./ Hướng dẫn HS làm bài tập :
* Bài tập 2 : 
- Gọi 1HS đọc yêu cầu BT2.
-Y/C HS tự làm bài vào SGK
- GV mở bảng phụ,mời 2HS lên bảng thi điền nhanh vào chỗ trống theo hiệu lệnh của GV.
- Gv nhận xét
* Bài tập 3 : 
- Gọi 1HS đọc yêu cầu BT3.
- Y/CHS thảo luận theo nhóm đôi.
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi tiếp sức .Mỗi nhóm 3 em tiếp nối nhau thi làm bài trên bảng lớp. Mỗi em viết 2 từ có vần iêt/iêc ,sau đó chuyền phấn cho bạn viết dòng sau.HS cuối cùng đọc kết quả làm bài của cả nhóm. 
-GV nhận xét.
4./ CỦNG CỐ, DẶN DÒ : 
-Cho 3 nhóm HS thi đua tìm các từ chứa vần - iếc. Nhóm nào đọc nhanh và đúng thì em đó thắng. 
- Về nhà em nào viết sai lỗi viết lại mỗi chữ một hàng,từ 5 chữ trở lên viết lại cả bài .
-Nhận xét tiết học.
-HS lắng nghe
-HS lắng nghe
- Cả lớp đọc SGK
+ Viết hoa cả chữ Hai và chữ Bà.
-HS lắng nghe
+ Tô Định, Hai Bà Trưng - là các tên riêng chỉ người. Viết hoa tất cả các chữ cái đầu của mỗi tiếng.
- Viết bảng con
- HS viết bài.
- Soát bài
- Đổi vở bắt lỗi
- Chữa bài.
-1HS đọc –cả lớp đọc thầm SGK.
-2HS lên bảng–Cả lớp làm SGK
* Lời giải : 
b. đi biền biệt - thấy tiêng tiếc - xanh biêng biếc.
-1HS đọc –cả lớp đọc thầm SGK.
-HS thảo luận theo nhóm đôi
-2HS lên bảng–Cả lớp làm vở.
* Lời giải : 
- Chơi trò chơi tiếp sức
b./ viết, mải miết, tha thiết, da diết, diệt ruồi, tiết kiệm, kiệt sức,  
việc, xanh biếc, con diệc, mỏ thiếc, nhiếc móc, liết mắt, tiếc của
-3 nhóm HS thi đua–cả lớp theo dõi,nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc.
-HS lắng nghe
TẬP ĐỌC	 Ngày dạy : 
Tiết:
CHÍNH TẢ	 Ngày dạy : 
Tiết:
LUYỆN TỪ VÀ CÂU	 	 Ngày dạy:
Tiết :
TẬP LÀM VĂN	 Ngày dạy:
Tiết:
TẬP VIẾT	 Ngày dạy:
Tiết
TỰ NHIÊN XÃ HỘI	 Ngày dạy : 
Tiết: 
ĐẠO ĐỨC	 Ngày dạy:
Tiết:
THỦ CƠNG	 Ngày dạy:
Tiết:
ÂM NHẠC	 Ngày dạy:
Tiết:
TỐN Ngày dạy:
Tiết:: 91
CÁC SỐ CÓ BỐN CHỮ SỐ
I./ MỤC TIÊU :
- Nhận biết các số có bốn chữ số ( trường hợp các chữ số đều khác 0)
- Bước đầu biết đọc, viết các số có bốn chữ số và nhận ra giá trị của các chữ số theo vị trí của nó ở từng hàng.
- Bước đầu nhận ra thứ tự của các số trong nhóm các số có bốn chữ số (trường hợp đơn giản)
II./ CHUẨN BỊ :
Các tấm bìa, mỗi tấm bìa có 100, 10 hoặc 1 ô vuông ( như hình vẽ )
III./ HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1./ Ổn định : Hát
2./ Kiểm tra bài cũ :
-Gọi 2HS lên bảng và hỏi : 
+ Muốn tính chu vi HCN ta làm ntn ?
+ Muốn tính chu vi hình vuông ta làm ntn ?
-GV nhận xét .
3./ Bài mới :
a./ Giới thiệu bài : Tiết toán hôm nay,các em sẽ học đọc, viết các số có bốn chữ số và nhận ra giá trị của các chữ số theo vị trí của nó ở từng hàng.Qua bài : Các số có bốn chữ số. 
b./ Giới thiệu số có bốn chữ số
* Giới thiệu số 1423 
- GV lấy ra 1 tấm bìa rồi quan sát, nhận xét?
- Y/CHS quan sát hình vẽ SGK và nhận xét : mỗi tấm bìa có 100 ô vuông.
+ Nhóm thứ nhất có 10 tấm bìa, vậy nhóm thứ nhất có bao nhiêu ô vuông ? (sử dụng phép đếm thêm 100 để có : 100, 200, 300, 1000)
+ Nhóm thứ hai có 4 tấm bìa như thế, vậy nhóm thứ hai có bao nhiêu ô vuông?
+ Nhóm thứ ba chỉ có 2 cột, mỗi cột có 10 ô vuông, vậy nhóm thứ ba có bao nhiêu ô vuông ?
+ Nhóm thứ tư có bao nhiêu ô vuông ?
- GV : Như vậy trên hình vẽ có 1000, 400, 20 và 3 ô vuông.
- HD HS quan sát bảng các hàng, từ hàng đơn vị đến hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn.
- HS nhận xét, chẳng hạn : 
+ Coi 1 là một đơn vị thì ở hàng đơn vị có 3 đơn vị, ta viết 3 ở hàng đơn vị.
+ Coi 10 là một chục thì ở hàng chục có 2 đơn vị, ta viết 2 ở hàng đơn vị.
+ Coi 100 là một trăm thì ở hàng chục có 4 trăm, ta viết 4 ở hàng trăm.
+ Coi 1000 là một nghìn thì ở hàng nghìn có 1 nghìn, ta viết 1 ở hàng nghìn.
- GV nêu : Số gồm 1 nghìn, 4 trăm, 2 chục, 3 đơn vị. Viết là : 1423, đọc là : "Một nghìn bốn trăm hai mươi ba"
- Y/C vài HS lặp lại.
- HD quan sát rồi nêu :
+ Số 1423 là số có bốn chữ số, kể từ trái sang phải : Chữ số 1 chỉ một nghìn, chữ số 4 chỉ bốn trăm, chữ số 2 chỉ hai chục, chữ số 3 chỉ ba đơn vị.
+ Cho HS chỉ vào từng chữ số rồi nêu tương tự.
c./ HDHS làm bài tập : 
* Bài tập 1 : 
-1HS đọc y/c BT1.
-HDHS : HS nêu nêu mẫu,rồi tự làm bài .
- GV nhận xét . 
* Bài tập 2 : 
- 1HS đọc y/c BT2.
- Y/CHS tự làm bài .
-GV nhận xét .
* Bài tập 3 : 
- 1HS đọc y/c BT3.
-Y/CHS tự làm bài .
-GV nhận xét .
4./ CỦNG CỐ, DẶN DÒ : 
-Cho 3 nhóm HS thi đua viết số sau :7125
-GV nhận xét-tuyên dương nhóm thắng cuộc.
- Về nhà tiếp tục làm lại các bài tập vừa học .
-Nhận xét tiết học.
-2HS lên bảng-Cả lớp theo dõi-nhận xét.
+ Muốn tính chu vi HCN ta có thể lấy chiều dài cộng với chiều rộng (cùng đơn vị đo) rồi nhân với 2.
+ Muốn tính chu vi hình vuông ta lấy độ dài một cạnh nhân với 4
-HS lắng nghe
-HS quan sát, nhận xét để biết mỗi tấm bìa có 10 cột, mỗi cột có 10 ô vuông, mỗi tấm bìa có 100 ô vuông.
- HS quan sát hình vẽ SGK và nhận xét : mỗi tấm bìa có 100 ô vuông.
+ Nhóm thứ nhất có 10 tấm bìa, vậy nhóm thứ nhất có 1000 ô vuông (sử dụng phép đếm thêm 100 để có : 100, 200, 300, 1000)
+ Nhóm thứ hai có 4 tấm bìa như thế, vậy nhóm thứ hai có 400 ô vuông.
+ Nhóm thứ ba chỉ có 2 cột, mỗi cột có 10 ô vuông, vậy nhóm thứ ba có 20 ô vuông.
+ Nhóm thứ tư có 3 ô vuông.
-HS lắng nghe
- HS quan sát bảng các hàng, từ hàng đơn vị đến hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn.
-HS lắng nghe
-HS lắng nghe
- Một vài HS lặp lại.
-HS lắng nghe
-1HS đọc-Cả lớp đọc thầm SGK.
- 1HS lên bảng.Cả lớp thực hiện vào 
* HS trả lời : Viết số : 3442.Đọc số : Ba nghìn bốn trăm bốn mươi hai.
-1HS đọc-Cả lớp đọc thầm SGK.
-3HS lên bảng làm- Cả lớp làm vào
* HS trả lời : 
+ Viết số : 5947.Đọc số : Năm nghìn chín trăm bốn mươi bảy.
+ Viết số : 9174.Đọc số : Chín nghìn một trăm bảy mươi bốn.
+ Viết số : 2835.Đọc số : Hai nghìn tám trăm ba mươi lăm.
-1HS đọc-Cả lớp đọc thầm SGK.
-3HS lên bảng làm- Cả lớp làm vào 
a./ 1984-1985-1986-1987-1988-1989
b./2681-2682-2683-2684-2685-2686
-HS thi đua
-HS lắng nghe
TỐN Ngày dạy:
Tiết:: 92
LUYỆN TẬP 
I./ MỤC TIÊU :
- Biết đọc, viết các số có bốn chữ số ( trường hợp các chữ số đều khác 0)
- Biết thứ tự của các số có bốn chữ số trong dãy số.
- Bước đầu làm quen với các số tròn nghìn ( từ 1000 đến 9000)
II./ HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1./ Ổn định : Hát
2./ Kiểm tra bài cũ :
-Gọi 2HS lên bảng viết số và đọc số :
a./ Từ 2450 đến 2460
b./ Từ 1860 đến 1870
-GV nhận xét .
3./ Bài mới :
a./ Giới thiệu bài : Tiết toán hôm nay,các em sẽ củng cố về đọc, viết các số có bốn chữ số. Qua bài : Luyện tập . 
b./ HDHS làm bài tập : 
* Bài tập 1 : 
-1HS đọc y/c BT1.
-Y/CHS tự làm bài . 
-GV nhận xét . 
* Bài tập 2 : 
- 1HS đọc y/c BT2.
- Y/C HS tự làm bài . 
-GV nhận xét .
* Bài tập 3 : 
- 1HS đọc y/c BT3.
- Y/C HS tự làm bài .
-GV nhận xét .
* Bài tập 4 : 
- 1HS đọc y/c BT4.
- Y/C HS tự làm bài.
-GV nhận xét .
4./ CỦNG CỐ, DẶN DÒ : 
-Cho 3 nhóm HS thi đua viết số sau :8965
-GV nhận xét-tuyên dương nhóm thắng cuộc.
- Về nhà tiếp tục làm lại các bài tập vừa học .
-Nhận xét tiết học.
-2HS lên bảng-Cả lớp theo dõi-nhận xét.
-HS lắng nghe
-1HS đọc-Cả lớp đọc thầm SGK.
-5HS lên bảng làm- Cả lớp làm vào 
* HS Viết số : 9462 ; 1954 ; 4765 ; 1911 ; 5821.
-1HS đọc-Cả lớp đọc thầm SGK.
-5HS lên bảng làm- Cả lớp làm vào 
* HS trả lời : 
+ Viết số : 6358.Đọc số : Sáu nghìn ba trăm năm mươi tám.
+ Viết số : 4444.Đọc số : Bốn nghìn bốn trăm bốn mươi bốn.
+ Viết số : 8781.Đọc số : Tám nghìn bảy trăm tám mươi mốt.
+ Viết số : 9246.Đọc số : Chín nghìn hai trăm bốn mươi sáu.
+ Viết số : 7155.Đọc số : Bảy nghìn một trăm năm mươi lăm.
-1HS đọc-Cả lớp đọc thầm SGK.
-1HS lên bảng làm- Cả lớp làm vào 
a./ 8650-8651-8652-8653-8654-8655-8656
b./ 3120-3121-3122-3123-3124-3125-3126
-1HS đọc-Cả lớp đọc thầm SGK.
-1HS lên bảng làm- Cả lớp làm vào 
* HS trả lời : 
0 ; 1000 ; 2000 ; 3000 ; 4000 ; 5000 ; 6000 ; 7000 8000 ; 9000 .
- HS thi đua
-HS lắng nghe
TỐN Ngày dạy:
Tiết:: 93
CÁC SỐ CÓ BỐN CHỮ SỐ (tt)
I./ MỤC TIÊU :
- Biết đọc, viết số có bốn chữ số (trường hợp chữ số hàng đơn vị,hàng chục,hàng trăm là 0) và nhận ra chữ số 0 còn dùng để chỉ không có đơn vị nào ở hàng nào đó của số có bốn chữ số.
- Tiếp tục nhận ra thứ tự của các số có bốn chữ số trong dãy số.
II./ CHUẨN BỊ :
Bảng phụ kẻ các bảng ở bài học và bài thực hành số 1
III./ HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1./ Ổn định : Hát
2./ Kiểm tra bài cũ :
-Gọi 2HS lên bảng viết số và đọc số :
a./ Từ 7982 đến 7986
b./ Từ 2135 đến 2140
-GV nhận xét .
3./ Bài mới :
a./ Giới thiệu bài : Tiết toán hôm nay,các em sẽ học đọc, viết số có bốn chữ số dạng nêu trên và nhận ra chữ số 0 còn dùng để chỉ không có đơn vị nào ở hàng nào đó của số có bốn chữ số.Qua bài : Các số có bốn chữ số(tt). 
b./ Giới thiệu số có bốn chữ số, các trường hợp có chữ số 0
- GV HD HS quan sát, nhận xét bảng trong bài học rồi tự viết số, đọc số. Chẳng hạn :
+ Ở dòng đầu, HS cần nêu : "Ta phải viết số gồm 2 nghìn, 0 trăm, 0 chục, 0 đơn vị", rồi viết 2000 và viết ở cột đọc số : Hai nghìn.
+ Tương tự như vậy ta sẽ có bảng (Bài học SGK/95)
* Chú ý : HD HS khi viết số, đọc số đều viết, đọc từ trái sang phải ( từ hàng cao đến hàng thấp hơn)
c./ HDHS làm bài tập : 
* Bài tập 1 : 
-1HS đọc y/c BT1.
-Y/CHS tự làm bài theo mẫu.
- GV nhận xét . 
* Bài tập 2 : 
- 1HS đọc y/c BT2.
- Y/CHS tự làm bài .
-GV nhận xét .
* Bài tập 3 : 
- 1HS đọc y/c BT3.
-Y/CHS tự làm bài .
-GV nhận xét .
4./ CỦNG CỐ, DẶN DÒ : 
-Cho 3 nhóm HS thi đua viết số sau :9050
-GV nhận xét-tuyên dương nhóm thắng cuộc.
- Về nhà tiếp tục làm lại các bài tập vừa học .
-Nhận xét tiết học.
-2HS lên bảng-Cả lớp theo dõi-nhận xét.
-HS lắng nghe
-HS quan sát, nhận xét 
-HS lắng nghe
-1HS đọc-Cả lớp đọc thầm SGK.
- 4HS lên bảng.Cả lớp thực hiện vào 
* HS trả lời : 
+ 3690.Đọc là ba nghìn sáu trăm chín mươi .
+ 6504.Đọc là sáu nghìn năm trăm linh bốn.
+ 4081.Đọc là bốn nghìn không trăm tám mươi mốt.
+ 5005.Đọc là năm nghìn không trăm linh năm.
-1HS đọc-Cả lớp đọc thầm SGK.
-3HS lên bảng làm- Cả lớp làm vào 
* HS trả lời : 
a./ 5616-5617-5618-5619-5620-5621
b./ 8009-8010-8011-8012-8013-8014
c./ 6000-6001-6002-6003-6004-6005
-1HS đọc-Cả lớp đọc thầm SGK.
-3HS lên bảng làm- Cả lớp làm vào 
a./ 3000 ; 4000 ; 5000 ; 6000 ; 7000 ; 8000 .
b./ 9000 ; 9100 ; 9200 ; 9300 ; 9400 ; 9500 ;
c./ 4420 ; 4430 ; 4440 ; 4450 ; 4460 ;4470 ;
-HS thi đua
-HS lắng nghe
TỐN Ngày dạy:
Tiết:: 94
CÁC SỐ CÓ BỐN CHỮ SỐ (tt)
I./ MỤC TIÊU :
- Biết cấu tạo thập phân của số có bốn chữ số.
- Biết viết số có bốn chữ số thành tổng của các nghìn, trăm, chục, đơn vị và ngược lại.
II./ HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1./ Ổn định : Hát
2./ Kiểm tra bài cũ :
-Gọi 2HS lên bảng viết số và đọc số :
a./ Từ 7082 đến 7086
b./ Từ 2105 đến 2100
-GV nhận xét .
3./ Bài mới :
a./ Giới thiệu bài : Tiết toán hôm nay,các em sẽ học cách viết số có bốn chữ số thành tổng của các nghìn, trăm, chục, đơn vị và ngược lại.Qua bài : Các số có bốn chữ số(tt). 
b./ HD HS viết số có bốn chữ số thành tổng của các nghìn, trăm, chục, đơn vị.
- Cho HS viết lên bảng số 5247
- Gọi HS đọc số rồi GV nêu câu hỏi : Số 5247 có mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị ?
- HD HS tự viết 5247 thành tổng của 5 nghìn, 2 trăm, 4 chục và 7 đơn vị :
 5247 = 5000 + 200 + 40 + 7
- Làm tương tự với các số tiếp theo.
- Nếu tổng có số hạng bằng 0 thì có thể bỏ số hạng đó đi. Chẳng hạn, khi mới học nên viết :
 7070 = 7000 + 0 + 70 + 0 = 7000 + 70
 Nếu viết ngay : 7070 = 7000 + 70
c./ HDHS làm bài tập : 
* Bài tập 1 : 
-1HS đọc y/c BT1.
-Y/CHS tự làm bài theo mẫu.
- GV nhận xét . 
* Bài tập 2 : 
- 1HS đọc y/c BT2.
- Y/CHS tự làm bài .
-GV nhận xét .
* Bài tập 3 : 
- 1HS đọc y/c BT3.
-Y/CHS tự làm bài .
-GV nhận xét .
4./ CỦNG CỐ, DẶN DÒ : 
-Cho 3 nhóm HS thi đua viết tổng của số sau :7605
-GV nhận xét-tuyên dương nhóm thắng cuộc.
- Về nhà tiếp tục làm lại các bài tập vừa học .
-Nhận xét tiết học.
-2HS lên bảng-Cả lớp theo dõi-nhận xét.
-HS lắng nghe
- HS viết bảng số 5247
- Đọc rồi nêu : số 5247 có 5 nghìn, 2 trăm, 4 chục và 7 đơn vị
-HS quan sát, lắng nghe
-HS lắng nghe
-1HS đọc-Cả lớp đọc thầm SGK.
- 2HS lên bảng.Cả lớp thực hiện vào 
* HS trả lời : 
a./ 1952 = 1000 + 900 + 50 + 2
 6845 = 6000 + 800 + 40 + 5
 9999 = 9000 + 900 + 90 + 9
b./ 2002 = 2000 + 2
 4700 = 4000 + 700
 8010 = 8000 + 10
 7508 = 7000 + 500 + 8
-1HS đọc-Cả lớp đọc thầm SGK.
-2HS lên bảng làm- Cả lớp làm vào 
* HS trả lời : 
a./ 4000 + 500 + 60 + 7 = 4567
 3000 + 600 + 10 + 2 = 3612
 7000 + 900 + 90 + 9 = 7999
 8000 + 100 + 50 + 9 = 8159
 5000 + 500 + 50 + 5 = 5555
b./ 9000 + 10 + 5 = 9015 
 4000 + 400 + 4 = 4404
 6000 + 10 + 2 = 6012
 2000 + 20 = 2020
-1HS đọc-Cả lớp đọc thầm SGK.
-3HS lên bảng làm- Cả lớp làm vào 
a./ 8555
b./ 8550
c./ 8500
-HS thi đua
-HS lắng nghe
TỐN Ngày dạy:
Tiết:: 95
SỐ 10 000 - LUYỆN TẬP
I./ MỤC TIÊU :
- Biết số 10 000 ( mười nghìn hoặc một vạn)
- Biết về các số tròn nghìn, tròn trăm, tròn chục và thứ tự các số có bốn chữ số.
II./ CHUẨN BỊ :
10 tấm bìa viết số 1000 (như SGK)
III./ HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1./ Ổn định : Hát
2./ Kiểm tra bài cũ :
-Gọi 2HS lên bảng viết tổng các số sau :
a./ 6000 + 500 + 60 + 7 
b./ 3000 + 2 
-GV nhận xét .
3./ Bài mới :
a./ Giới thiệu bài : Tiết toán hôm nay,các em sẽ học số 10 000 ( mười nghìn hoặc một nghìn) và củng cố về các số tròn nghìn, tròn trăm, tròn chục và thứ tự các số có bốn chữ số.Qua bài : Số 10 000 – Luyện tập
b./ Giới thiệu số 10 000
- Cho HS lấy 8 tấm bìa có ghi 1000 và xếp như SGK, rồi hỏi để HS nhận ra : Vậy có tất cả bao nhiêu ?
- Lấy thêm 1 tấm bìa có ghi 1000 (rồi vừa xếp tiếp vào nhóm 8 tấm bìa như SGK) . Tám nghìn thêm 1 nghìn là mấy nghìn ?
- Chín nghìn thêm một nghìn là mấy nghìn ?
- Y/CHS đọc số 10 000
- Giới thiệu : số 10 000 đọc là mười nghìn hoặc một vạn.
- Y/C HS chỉ vào số 10 000 và đọc số 
- GV nêu : Số 10 000 là số có mấy chữ số ?
c./ HDHS làm bài tập : 
* Bài tập 1 : 
-1HS đọc y/c BT1.
-Y/CHS tự làm bài.
- Y/CHS đọc lại các số tròn nghìn.
- Các em nhận thấy các số tròn nghìn đều có tận cùng bên phải là các số nào ?
- GV nhận xét . 
* Bài tập 2 : 
- 1HS đọc y/c BT2.
- Y/CHS tự làm bài .
- Y/CHS đọc lại các số tròn trăm.
-GV nhận xét .
* Bài tập 3 : 
- 1HS đọc y/c BT3.
-Y/CHS tự làm bài .
- Y/CHS đọc lại các số tròn chục.
-GV nhận xét .
* Bài tập 4 : 
- 1HS đọc y/c BT4.
-Y/CHS tự làm bài .
- Y/CHS đọc lại các số trên.
-GV nhận xét .
* Bài tập 5 : 
- 1HS đọc y/c BT5.
-Y/CHS tự làm bài .
-GV nhận xét .
4./ CỦNG CỐ, DẶN DÒ : 
-Cho 3 nhóm HS thi đua viết số tròn trăm : từ 3500 đến 4000
-GV nhận xét-tuyên dương nhóm thắng cuộc.
- Về nhà tiếp tục làm lại các bài tập vừa học .
-Nhận xét tiết học.
-2HS lên bảng-Cả lớp theo dõi-nhận xét.
-HS lắng nghe
- Có tất cả 8000, rồi đọc số : tám nghìn
- Tám nghìn thêm 1 nghìn là chín nghìn.
- là mười nghìn.
- HS đọc số : mười nghìn
-HS lắng nghe
- HS chỉ và đọc : mười nghìn hoặc một vạn
- Số 10 000 là số có 5 chữ số, gồm một chữ số 1 và bốn chữ số 0
-1HS đọc-Cả lớp đọc thầm SGK.
- 1HS lên bảng.Cả lớp thực hiện vào 
* HS trả lời : 1000 ; 2000 ; 3000 ; 4000 ; 5000 ; 6000 ; 7000 ; 8000 ; 9000 ; 10000 . 
- HS đọc lại các số tròn nghìn.
- Các số tròn nghìn đều có tận cùng bên phải là 3 chữ số 0 ,riêng số 10000 có tận cùng bên phải bốn chữ số 0.
-1HS đọc-Cả lớp đọc thầm SGK.
- 1HS lên bảng.Cả lớp thực hiện vào 
* HS trả lời : 9300 ; 9400 ; 9500 ; 9600 ; 9700 ; 9800 ; 9900. 
- HS đọc lại các số tròn trăm.
-1HS đọc-Cả lớp đọc thầm SGK.
- 1HS lên bảng.Cả lớp thực hiện vào 
* HS trả lời : 9940 ; 9950 ; 9960 ; 9970 ; 9980 ; 9990. 
- HS đọc lại các số tròn chục.
-1HS đọc-Cả lớp đọc thầm SGK.
- 1HS lên bảng.Cả lớp thực hiện vào 
* HS trả lời : 9995 ; 9996 ; 9997 ; 9998 ; 9999; 10000. 
- HS đọc lại các số trên .
-1HS đọc-Cả lớp đọc thầm SGK.
- 1HS lên bảng.Cả lớp thực hiện vào 
* HS trả lời : 
+ Số liền trước : 2664 ; 2001 ; 1998 ; 9998 ; 6889.
+ Số liền sau : 2666 ; 2003 ; 2000 ; 10000 ; 6891.
-HS thi đua
-HS lắng nghe
19
ĐOÀN KẾT VỚI THIẾU NHI QUỐC TẾ (tiết 1)
I./ MỤC TIÊU :
- Bước đầu biết thiếu nhi trên thế giới đều là anh em, bè bạn, cần phải đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau không phân biệt dân tộc,màu da,ngôn ngữ,...
II./ CHUẨN BỊ :
Tranh SGK, phiếu học tập, VBT
III./ HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1./ Ổn định : Hát
2./ Kiểm tra bài cũ :
- GV kiểm tra ĐDHT của HS
- GV nhận xét.
3./ Bài mới :
* Giới thiệu bài : Tiết đạo đức hôm nay sẽ được giao lưu, biểu lộ tình đoàn kết với thiếu nhi quốc tế.Qua bài : Đoàn kết với thiếu nhi quốc tế (tiết 1)
* Hoạt động 1 : Phân tích thông tin
- GV chia lớp thành 6 nhóm,phát cho mỗi nhóm một bức ảnh về tình hữu nghị giữa Thiếu nhi Việt Nam và thiếu nhi quốc tế . 
- Y/C HS thảo luận để tìm nội dung và ý nghĩa các hoạt động đó .
- Y/C HS trình bày kết quả làm bài của nhóm mình trước lớp .
* Kết luận : Các ảnh và thông tin trên cho chúng ta thấy tình đoàn kết hữu nghị giữa thiếu nhi các nước trên thế giới; thiếu nhi Việt Nam cũng đã có rất nhiều hoạt động thể hiện tình hữu nghị với thiếu nhi các nước khác. Đó cũng là quyền của trẻ em được tự do kết giao với bạn bè khắp năm châu bốn biển.
* Hoạt động 2 : Du lịch thế giới
- Y/CHS mỗi nhóm đóng vai trẻ em của 1 nước như : Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan, Trung Quốc, Nhật Bản, Ngara chào, múa hát và giới thiệu đôi nét về nền văn hoá của dân tộc đó, về cuộc sống và học tập, về mong ước của trẻ em nước đó với sự giúp đỡ của giáo viên.
- Đại diện nhóm lên đóng vai.
- Thảo luận cả lớp : Qua phần trình bày của các nhóm, em thấy trẻ em các nước có những điểm gì giống nhau ? Những sự giống nhau đó nói lên điều gì ? ( HS khá, giỏi trình bày )
* Kết luận : Thiếu nhi các nước tuy khác nhau về màu da, về ngôn ngữ, về điều kiện sống nhưng có nhiều điểm giống nhau như đều yêu thương mọi người, yêu quê hương, đất nước mình, yêu thiên nhiên, yêu hoà bình, ghét chiến tranh, đều có các quyền được sống còn, được đối xử bình đẳng, quyền được giáo dục, được có gia đình, được nói và ăn mặc theo truyền thống của dân tộc mình.
* Hoạt động 3 : Thảo luận nhóm
- Chia nhóm, giao nhiệm vụ các nhóm : Liệt kê những việc các em có thể làm để thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị với thiếu nhi quốc tế.
* Kết luận : Để thể hiện tình hữu nghi, đoàn kết với thiếu nhi quốc tế có rất nhiều cách, các em có thể tham gia các hoạt động :
- Kết nghĩa với thiếu nhi quốc tế.
- Tìm hiểu về cuộc sống và học tập của thiếu nhi các nước khác.
- Tham gia các cuộc giao lưu.
- Viết thư gửi ảnh, gửi quà cho các bạn.
- Lấy chữ ký, quyên góp ủng hộ thiếu nhi những nước bị thiên tai, chiến tranh.
- Vẽ tranh, làm thơ, viết bài về tình đoàn kết hữu nghị thiếu nhi quốc tế.
* HS liên hệ và tự liên hệ về những việc mà lớp mình,trường mình hoặc bản thân đã làm để bày tỏ tình đoàn kết,hữu nghị với thiếu nhi quốc tế . 
4./ CỦNG CỐ DẶN DÒ : 
- Trẻ em trên thế giới có những quyền gì ?
- Về nhà các em lựa chọn và thực hiện các hoạt động phù hợp với khả năng để bày tỏ tình đoàn kết, hữu nghị với thiếu nhi quốc tế.
- Sưu tầm tranh, ảnh, truyện, ba

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 19-.doc