Giáo án Tổng hợp các môn học Lớp 5 - Tuần 29 - Năm học: 2015-2016

doc 18 trang Người đăng duthien27 Lượt xem 687Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học Lớp 5 - Tuần 29 - Năm học: 2015-2016", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Tổng hợp các môn học Lớp 5 - Tuần 29 - Năm học: 2015-2016
TUẦN 29
Thứ hai ngày 28 tháng 03 năm 2016
GIÁO DỤC TẬP THỂ 
GIAO LƯU VĂN NGHỆ
MỪNG ĐẢNG, MỪNG XUÂN 
1. Yêu cầu giáo dục:
- Giáo dục cho học sinh lòng biết ơn Đảng và tình yêu quê hương đất nước.
- Động viên tinh thần học tập, rèn luyện và tạo thêm điều kiện để các em hiểu biết lẫn nhau, gắn bó với tập thể lớp và nhà trường.
- Phát huy tiềm năng văn nghệ của lớp.
2. Nội dung và hình thức hoạt động
a. Nội dung
- Những bài hát, bài thơ câu chuyện... ca ngợi Đảng, ca ngợi quê hương, đất nước và mùa xuân, ngày phụ nữ Việt Nam.
- Những sáng tác tự biên tự diễn của học sinh theo chủ đề hoạt động.
b. Hình thức hoạt động
Giao lưu văn nghệ với các loại hình đa dạng như: Thi đố, thi kể chuyện...
3. Chuẩn bị hoạt động
a. Về phương tiện hoạt động
- Các tiết mục văn nghệ qua sưu tầm và sáng tác của học sinh theo chủ đề
- Hệ thống các câu hỏi, các câu đố và các đáp án kèm theo.
- Bảng quy định thang điểm dành cho ban giám khảo.
b. Về tổ chức
- GVCN làm việc với tập thể lớp:
+ Nêu chủ đề hoạt động, nội dung và hình thức tiến hành, đề nghị mỗi học sinh trong lớp cùng chuẩn bị và sẵn sàng tham gia.
+ Thành lập hai đội để giao lưu thi đấu, mỗi đội cử ra một đội trưởng đặt tên cho hai đội (mỗi đội cử 10 em, số học sinh còn lại làm cổ động viên)
- Giáo viên hội ý với lực lượng cán sự lớp và hai đội trưởng để thống nhất các yêu cầu và phân công chuẩn bị hoạt động như:
+ Phân công người dẫn chương trình, xây dựng chương trình.
+ Chọn cử BGK, phân công trang trí 
4. Tiến hành hoạt động
a) Khởi động:
- Bắt bài hát tập thể
- Người dẫn chương trình tuyên bố lý do, nêu nội dung và hình thức giao lưu, giới thiệu BGK và mới hai đội lên tham dự.
b) Giao lưu
- Người dẫn chương trình lần lượt nêu các câu hỏi, câu đố, thành viên hai đội lần lượt thực hiện theo yêu cầu.
- Trong qua trình giao lưu cần giao lưu với cổ động viên qua một số câu hỏi.
5. Kết thúc hoạt động
	Người dẫn chương trình công bố kết quả của hai đội và nhận xét ý thức tham gia vui chơi của hai đội và tập thể lớp.
__________________________________
TIẾNG VIỆT
Bài 29A. NAM VÀ NỮ ( Tiết 1)
I.Mục tiêu
- Đọc hiểu bài Một vụ đắm tàu.
II. Chuẩn bị
- Hình ảnh bão biển
1.Quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
- Việc 1: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi trang 3.
- Việc 2: Nói cho các bạn nghe phần trả lời của mình qua quan sát tranh 
- HĐTQ cho lớp chia sẻ các câu hỏi nội dung 1
- Nghe cô giáo giới thiệu về chủ điểm Nam và nữ 
2. Nghe đọc bài: Một vụ đắm tàu.
- Nghe cô đọc bài - cả lớp theo dõi và đọc thầm.
3. Thay nhau đọc từ ngữ và lời giải nghĩa.
- Việc 1: Đọc 2 - 3 lần từ ngữ và lời giải nghĩa.
- Việc 2: Viết thêm những từ trong bài em chưa hiểu vào nháp (nếu có)
- Hỏi đáp theo cặp các từ và lời giải nghĩa của từ.
- Hỏi nhóm hoặc cô giáo các từ còn chưa hiểu (nếu có)
4. Luyện đọc.
- Đọc yêu cầu bài
- Nhẩm đọc các đoạn 
- Việc 1: Trao đổi với bạn cách đọc bài 
- Việc 2: Gọi các bạn đọc nối tiếp đoạn , nhận xét 
- Việc 3: Nhóm trưởng gọi bạn đọc cả bài, nhận xét bạn đọc.
5. Thảo luận, trả lời câu hỏi:
- Đọc thầm các câu hỏi trong HDH và tự trả lời.
- Nhóm trửởng cho các bạn lần lượt trả lời câu hỏi và thống nhất
- Cùng nhau nêu nội dung bài
* Hoạt động kết thúc tiết học: HĐTQ điều hành
- Việc 1: Gọi các bạn luyện đọc nối tiếp đoạn, cả bài và nhận xét
- Việc 2 : Gọi các nhóm thi đọc phân vai
- Việc 3: Tổ chức chơi hái hoa dân chủ theo các câu hỏi sau: 
+ Giu-li-ét-ta chăm sóc Ma-ri-ô như thế nào khi bạn bị thương?
+ Thái độ của của Giu-li-ét-ta như thế nào khi những người trên xuồng muốn nhận đứa nhỏ hơn xuống xuồng là Ma-ri-ô?
+ Lúc ấy Ma-ri-a phản ứng như thế nào?
+ Quyết định nhường bạn xuống xuồng cứu nạn của Ma-ri-ô nói lên điều gì về cậu bé ?
+ Nêu ý nghĩa của câu chuyện ?
*Cho HS xem tư liệu về bão biển. 
*HS viết cảm nhận của em về nhân vật Ma-ri-ô và chia sẻ vào góc cảm xúc.
B. Hoạt động ứng dụng. thực hiện như HDH
___________________________________ 
TOÁN
Bài 97: ÔN TẬP VỀ SỐ TỰ NHIÊN( Tiết 1)
I. Mục tiêu. Em biết
- Đọc, viết, so sánh các số tự nhiên và dấu hiệu chia hết cho 2,3,5,9.
II. Các hoạt động học
A. Hoạt động thực hành
* Khởi động( ND1): Chơi trò chơi" Đọc số, viết số"
- H thực hiện chơi theo cặp đôi.
- HĐTQ điều hành thực hiện chơi trước lớp và tổng kết trò chơi.
* H thực hiện cá nhân các bài tập 2,3.
2. Đọc số rồi nêu giá trị của chữ số 7 trong mỗi số sau:
- Thực hiện vào nháp.
- Việc 1: Đổi bài, kiểm tra
- Việc 2: - Trao đổi: 
+ Vì sao ở phần a chữ số 7 có giá trị là 700 ? 
 + Giá trị của chữ số 7 trong phần b là bao nhiêu?
+ Giá trị của mỗi chữ số phụ thuộc vào gì?
3. Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm.
- Thực hiện vào nháp.
- Đổi bài, báo cáo trong nhóm.Trao đổi: 
+ Vì sao 10 000 > 9 998 ?
+ Nêu cách so sánh các số có số các chữ số không bằng nhau?
+ Nêu cách so sánh 361 579 và 361 580 ?
+ Khi số các chữ số bằng nhau thì so sánh như thế nào?
+ Vì sao 571 x 100 = 57100 ?
* Trò chơi kết thúc tiết học: Rung chuông vàng
- Ban học tập điều hành. 
1. Giá trị của chữ số 2 trong số 15 203 là:
A. 2000 B. 200. C. 20
2. Điền dấu thích hợp 368 974.....368 794
A. > B. <. C. =
3. Giá trị của mỗi chữ số phụ thuộc vào:
A. Lớp của mỗi chữ số. B.Vị trí của mỗi chữ số trong số đó.
B. Hoạt động ứng dụng. Thực hiện như HDH.
___________________________
Đạo đức 
THỰC HÀNH :EM YÊU HOÀ BÌNH 
I. Mục tiêu
 - Nêu được những điều tốt đẹp do hoà bình đem lại cho trẻ em.
 - Nêu được các biểu hiện của hoà bình trong cuộc sống hàng ngày.
 - Yêu hòa bình, tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình phù hợp với khả năng do nhà trường, địa phương tổ chức.
 * Chú ý: + Biết được ý nghĩa của hòa bình.
 + Biết trẻ em có quyền được sống trong hòa bình và có trách nhiệm tham gia các hoạt động bảo vệ hòa bình phù hợp với khả năng.
II. Tài liệu và phương tiện
- tranh ảnh về cuộc sống của trẻ em và nhân dân những nơi có chiến tranh
- tranh ảnh , băng hình về các hoạt động bảo vệ hoà bình , chống chiến tranh của thiếu nhi và nhân dân thế giới 
- Giấy khổ to,bút dạ
A. Hoạt động Thực hành 
III. Hoạt động học 
* Khởi động:
- Hội đồng tự quản Tổ chức cho các bạn trong lớp hát 1 bài 
- GV giới thiệu bài, ghi đề bài trên bảng; 
* Xác định mục tiêu bài.
- Đọc thầm ý 2 của mục tiêu bài (2 lần)
Nhóm trưởng yêu cầu 2 bạn nêu ý 2 của mục tiêu.
HĐTQ gọi 1 bạn nêu ý 2 của mục tiêu bài trước lớp
* Hình thành kiến thức:
1: Giới thiệu các tư liệu đã sưu tầm được : bài tập 4 SGK
V1. Em đọc thầm 2 lần đề bài.
V1. Nhóm trưởng lần lượt cho các bạn giới thiệu các tranh ảnh , bài báo, băng hình về các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh mà các em đã sưu tầm được.
V2. Nhận xét bổ sung cho nhau.
2.Vẽ : Cây hoà bình
- Các nhóm vẽ cây hòa bình ra giấy khổ to.
V1:HĐTQ gọi đại diện nhóm giới thiệu về tranh của mình. 
V2: Nhận xét bổ sung cho nhau
 Hoạt động ứng dụng:
Nói cho người thân nghe những hiểu biết của mình về chiến tranh và hòa bình trong nước và thế giới.
____________________________________ 
TIẾNG VIỆT (Bổ sung)
LUYỆN TẬP VỀ TẢ CÂY CỐI
I. Mục tiêu.
- Củng cố và nâng cao thêm cho các em những kiến thức về văn tả cây cối.
- Rèn cho học sinh kĩ năng làm văn.
- Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.
II.Chuẩn bị : 
 Nội dung ôn tập.
III.Hoạt động dạy học :
Đề bài: Em hãy tả một cây cổ thụ.
 - V1:Đọc thầm yêu cầu đề bài. 
 - V2: Làm vào vở nháp
-Nhóm trưởng gọi các bạn trình bày bài của mình. 
Ví dụ:
 Đầu làng em có một cây đa rất to. Nó đích thị là một cây cổ thụ vì bà em bảo nó có từ hàng trăm năm nay rồi.
 Cây đa sinh sống ngay trên một khoảng đất rộng. Cây đa này to lắm. Chúng em thường xuyên đo nó bằng nắm tay nhau đứng vòng quanh. Lần nào cũng vậy, phải năm, sáu bạn nắm tay nhau mới hết một vòng quanh gốc đa. Thân đa đã già lắm rồi, lớp vỏ cây đã mốc trắng lên. Đoạn lưng chừng cây có một cái hốc khá to và sâu. Lũ chim thường về làm tổ ở đây.
 Từ gốc cây đa tỏa ra những cái rễ khổng lồ tạo cho cây đa có một thế rất vững chắc. Nó giống như một cái kiềng có nhiều chân chứ không phải chỉ ba chân. Những cái rễ nổi hẳn một nửa lên trên mặt đất. Đó là chỗ ngồi nghỉ chân lí tưởng của người qua đường. Cái rễ to phía bụi tre lại có một đoạn cong hẳn lên. Bọn trẻ chăn trâu chúng em lại khoét cho sâu thêm một chút. Thế là vừa có chỗ để buộc thừng trâu, vừa có thêm chỗ để chơi đánh trận giả.
 Thân và rễ đa thì có vẻ già cỗi nhưng ngọn đa thì vẫn còn sung sức lắm. Những đốt mới vẫn tiếp tục phát triển thành tán của cây đa vẫn ngày một rộng hơn. Lá đa vừa to vừa dầy, có màu xanh thẫm. Chúng em thường hái lá đa làm trâu lá chơi đùa với nhau. Ngọn đa là nhà của một gia đình sáo sậu.
 Cây đa là hình ảnh không thể thiếu của làng quê em.
Ban học tập tổ chức cho các bạn chia sẻ trong lớp về giờ học.
*Mời cô giáo chia sẻ ý kiến . 
Thứ ba ngày 29 tháng 03 năm 2016
TIẾNG VIỆT
Bài 29A. NAM VÀ NỮ ( Tiết 2)
I. Mục tiêu
- Nhớ - viết đúng chính tả ba khổ thơ của bài Đất nước.
- Viết hoa đúng tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng.
II. Chuẩn bị
- Vở bài tập: 
III. Các hoạt động học
* Khởi động: Trò chơi đố bạn tìm nhanh tên các danh hiệu của học sinh có những thành tích xuất sắc trong học tập.Nhóm nào tìm được nhiều và nhanh nhóm đó thắng cuộc.
- Tìm hiểu mục tiêu
B. Hoạt động thực hành
3. Nghe đọc bài viết và viết vào vở
-Việc 1: Nhẩm thầm ba khổ thơ của bài Đất nước.
-Việc 2: Tìm từ dễ viết sai trong bài, phân tích cách viết.
-Việc 1: Nêu nội dung bài viết
- Việc 2: Cho các bạn lần lượt nêu các từ khó tìm được.
-Việc 3: Phân tích cách viết các từ khó, thống nhất để chia sẻ trước lớp.
-Việc 1: Trao đổi các từ dễ viết sai, chỉ ra các lưu ý khi viết để không bị sai.
- Việc 2: GV đọc, HS viết bài vào vở.
-Việc 3: Đổi chéo vở soát lỗi và sửa lỗi cho nhau
2. Tìm các cụm từ chỉ huân chương , danh hiệu và giải thưởng trong đoạn văn.
- Đọc và gạch chân tên các danh hiệu, huân chương và giải thưởng
-Việc 1: Báo cáo trong nhóm, kiểm tra, nhận xét
- Việc 2: Trao đổi: cách viết hoa các cụm từ đó.
3. Viết vào vở tên các danh hiệu trong đoạn văn
- Đọc và viết tên các danh hiệu, vào vở.
-Việc 1: Đổi vở cho bạn, kiểm tra, nhận xét
- Việc 2: Trao đổi: cách viết hoa các cụm từ đó.
*Hoạt động cuối tiết học:
- Ban học tập gọi các nhóm báo cáo bài tập 3.Trao đổi:
+ Nêu cách viết tên các danh hiệu , giải thưởng, huân huy chương?
- Cùng nhận xét đánh giá việc thực hiện mục tiêu bài học.
C. Hoạt động ứng dụng
- Chia sẻ với người thân về cách viết tên các danh hiệu , giải thưởng, huân huy chương .
___________________________________
Tiếng Việt
Bài 29A. NAM VÀ NỮ ( Tiết 3)
I. Mục tiêu
- Sử dụng đúng các dấu câu: dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than.
II. Chuẩn bị
- Vở bài tập: 
III. Các hoạt động học
*Khởi động:Trò chơi: úp cá
- ND : Tạo dáng người thành dấu hỏi, dấu chấm, dấu phẩy.
III. Hoạt động thực hành.
4. Ôn luyện về dấu chấm; chấm hỏi; chấm than.
a. Tìm và nêu tác dụng của dấu chấm; chấm hỏi; chấm thantrong mẩu chuyện.
- Đọc và trả lời câu hỏi:
+ Khoanh tròn vào 3 loại dấu câu: dấu chấm, chấm hỏi, chấm than trong mẩu chuyện.
+ Nêu công dụng của mỗi dấu câu?
-Việc 1: Báo cáo trong nhóm, kiểm tra, nhận xét
- Việc 2: Trao đổi: tác dụng của dấu chấm, chấm hỏi, chấm than
b
- Thực hiện vào VBT
-Việc 1: Báo cáo trong nhóm, kiểm tra, nhận xét
- Việc 2Thống nhất, ghi vào bảng nhóm.
- Việc 3: Trư ng bày bài làm của nhóm.
5.Tìm chỗ thích hợp để dặt dấu chấm. Viết lại các chữ đầu câu cho đúng quy tắc viết hoa.
- Thực hiện vào VBT
-Việc 1: Đổi vở cho bạn, kiểm tra, nhận xét
- Việc 2: Trao đổi: +Tác dụng của dấu chấm.
 + Bài văn nói về điều gì?
*Hoạt động kết thúc tiết học.
- Ban học tập điều hành báo cáo phần b nội dung 4.
- Nhận xét.
B. Hoạt động ứng dụng. Thực hiện như HDH
________________________________________
TOÁN
Bài 97: ÔN TẬP VỀ SỐ TỰ NHIÊN( Tiết 2)
I. Mục tiêu. Em biết:
- Đọc, viết, so sánh các số tự nhiên và dấu hiệu chia hết cho 2,3,5,9.
II. Các hoạt động học
* Khởi động: Trò chơi truyền thư
- ND: Tìm 5 số có 2 chữ số chia hết cho 2.
II. Các hoạt động học.
4. Viết các số sau theo thứ tự.
- Thực hiện vào vở.
- Việc 1: Đổi bài, kiểm tra
- Việc 2: - Trao đổi: 
+ Bạn nhận xét gì về các số trong mỗi phần?
+ Dựa vào đâu ta có thể sắp xếp được các số theo thứ tự từ bẻ đến lớn và ngược lại?
+ Nêu cách so sánh các số có số các chữ số bằng nhau?
5. Tìm chữ số thích hợp để khi viết vào ô trống ta được
- Thực hiện vào vở.
- Đổi bài, báo cáo trong nhóm.Trao đổi: 
+ Vì sao lại điền số 2, 5, 8 ở phần a?
+ Những số như thế nào thì chia hết cho 3?
+ Những số như thế nào chia hết cho 2 và 5?
+ Vì sao 405 chia hết cho 9?
+ Những số như thế nào chia hết cho cả 3 và 7?
* Hoạt động kết thúc tiết học
- Ban học tập cho các bạn trả lời câu hỏi:
+ Nêu dấu hiệu hia hết cho 2, 5, 3,9?
+ Lấy ví dụ về số chia hết cho 2,5,3,9. Vì sao?
B. Hoạt động ứng dụng.thực hiện như HDH.
_____________________________________ 
Thứ tư ngày 30 tháng 3 năm 2016
TIẾNG VIỆT
Bài 29B. CON GÁI KÉM GÌ CON TRAI? ( Tiết 1)
I.Mục tiêu
- Đọc hiểu bài Con gái.
II. Chuẩn bị
III. Các hoạt động học
* Khởi động. Hát và vận động theo bài hát: Con gái nhỏ của ba.
A. Hoạt động cơ bản
1.Nói về những bạn nữ trong lớp hoặc trong trường có thành tích học tập và rèn luyện.
- Nhóm trưởng cho các bạn trong nhóm trình bày .
- Nhận xét. 
2. Nghe đọc bài: Một vụ đắm tàu.
- Nghe bạn đọc bài - cả lớp theo dõi và đọc thầm.
3. Thay nhau đọc từ ngữ và lời giải nghĩa.
- Việc 1: Đọc 2 - 3 lần từ ngữ và lời giải nghĩa.
- Việc 2: Viết thêm những từ trong bài em chưa hiểu vào nháp (nếu có)
- Hỏi đáp theo cặp các từ và lời giải nghĩa của từ.
- Hỏi nhóm hoặc cô giáo các từ còn chưa hiểu (nếu có)
4. Luyện đọc.
- Đọc yêu cầu bài
- Nhẩm đọc các đoạn 
- Việc 1: Trao đổi với bạn cách đọc bài 
- Việc 2: Gọi các bạn đọc nối tiếp đoạn , nhận xét 
- Việc 3: Nhóm trưởng gọi bạn đọc cả bài, nhận xét bạn đọc.
5. Thảo luận, trả lời câu hỏi:
- Đọc thầm các câu hỏi trong HDH và tự trả lời.
- Nhóm trửởng cho các bạn lần lượt trả lời câu hỏi và thống nhất
- Cùng nhau nêu nội dung bài
* Hoạt động kết thúc tiết học: HĐTQ điều hành
- Việc 1: Gọi các bạn luyện đọc nối tiếp đoạn, cả bài và nhận xét
-Việc 2: Trao đổi các câu hỏi ở nội dung 5 
+ Nêu ý nghĩa của câu chuyện ?
B. Hoạt động ứng dụng.
- Nêu cảm nhận về việc làm của các bạn nữ của lớp em và chia se vào hòm thư bè bạn.
____________________________________ 
Bài 98: ÔN TẬP VỀ PHÂN SỐ( Tiết 1)
I. Mục tiêu: Em ôn tập về
-Đọc , viết phân số.
II. Chuẩn bị
- Thẻ số
III. Các hoạt động học
1. Khởi động( ND 1) Trò chơi Đố bạn
- Thực hiện chơi trong nhóm.
+ Muốn biết phân số nào lớn nhất , bé nhất ta làm thế nào?
2. Viết phân số chỉ phần tô màu
- Thực hiện vào nháp
- Đổi bài, báo cáo trong nhóm.Trao đổi: 
a. + Phân số tử số cho biết gì? mẫu số cho biết gì?
+ Vì sao hình 3 lại viết được phân số ?
+ Trong phân số , tử số cho biết gì? Mẫu số cho biết gì?
+ Nêu cách đọc phân số? Cách viết phân số?
b. + Trong hình 1b vì sao lại viết thành hỗn số ? 
+ Hình 4, 3 biểu thị gì? 1/2 biểu thị gì?
3. Trò chơi: Ghép đôi- "Tìm các phân số bằng nhau trong các phân số"
 - HS thực hiện chơi trong nhóm
- Trao đổi: + Vì sao = ?
+Muốn tìm = ta làm thế nào?
+ Khi muốn rút gọn phân số ta làm thế nào?
+ Nêu cách tìm phân số bằng nhau?
- H thực hiện ghi vào vở.
4. Viết phân số thích hợp
- Thực hiện vào nháp
- Đổi bài, nhận xét.Trao đổi: 
- HS thực hiện cá nhân. Đổi bài cho bạn, kiểm tra.
- Trao đổi: + Trên tia số , từ vạch số 0 đến vạch số 1 được chia thành mấy phần bằng nhau?
+ Hãy viết các phân số và thành các phân số có mẫu số là nhưng bằng các phân số này?
+ Trên vạch tia số vạch ở giữa và tương ứng với số nào? 
+ Vậy phân số thích hợp để viết vào vạch ở giữa là phân số nào?
+ 1 tương ứng với phân số nào?
+ Khi nào phân số bằng 1?
* Hoạt động kết thúc tiết học
- Ban học cho cả lớp chia sẻ những điều còn băn khoăn trong tiết học.
B. Hoạt động ứng dụng.Thực hiện như HDH
_______________________________
TOÁN( Bổ sung)
LUYỆN TẬP CHUNG
I.Mục tiêu.
- Tiếp tục củng cố cho HS về cách vận tốc, quãng đường, thời gian.
- Củng cố cho HS về phân số và số tự nhiên.
- Rèn kĩ năng trình bày bài.
- Giúp HS có ý thức học tốt.
II. Đồ dùng: 
- Hệ thống bài tập.
III-Hoạt động học
 *Khởi động:Ban văn nghệ cho lớp hát hoặc chơi trò chơi.
 *HS tìm hiểu mục tiêu
Bài tập1: Khoanh vào phương án đúng:
Có 20 viên bi xanh, trong đó có 3 viên bi nâu, 4 viên bi xanh, 5 viên bi đỏ, 8 viên bi vàng. Loại bi nào chiếm tổng số bi?
A. Nâu B. Xanh
C. Vàng D. Đỏ
Bài tập 2: Tìm phân số, biết tổng của tử số và mẫu số là số tự nhiên lớn nhất có hai chữ số và hiệu của mẫu số và tử số là 11.
Bài tập3: Tìm x:
x + 3,5 = 4,72 + 2,28
x – 7,2 = 3,9 + 2,5
Bài tập4: (HSKG)
Cho hai số 0 và 4. Hãy tìm chữ số thích hợp để lập số gồm 3 chữ số chẵn khác nhau và là số chia hết cho 3?
Việc 1: Đọc thầm yêu cầu bài 1, 2, 3, 4 
Việc 2: Thực hiện yêu cầu 1, 2, 3, 4 vào nháp.
Việc 1: - Em và bạn đổi nháp kiểm tra cho nhau.
 Việc 2: - Trao đổi chia sẻ cách làm.
- Việc 1: Cho các bạn tự đánh giá về việc mình đã đạt được mục tiêu bài học chưa. Có phần nào bạn còn chưa rõ hãy nêu để cùng giải quyết.
 * Viết đề xuất của bạn sau tiết học.
Thứ năm ngày 31 tháng 3 năm 2016
TIẾNG VIỆT
Bài 29B. CON GÁI KÉM GÌ CON TRAI? ( Tiết 2)
I.Mục tiêu
- Viết tiếp được lời đối thoại để hoàn chỉnh đoạn kịch và biết đọc phân vai đoạn kịch.
II. Chuẩn bị
III. Các hoạt động học
*Khởi động 
A. Hoạt động thực hành
- Việc 1: Đọc 2 phần của màn kịch.
- Việc 2: Trả lời câu hỏi:
+ Trong đoạn truyện có nhân vật nào?
+ Tóm tắt nội dung chính của phần 1?
+ Dáng điệu, vẻ mặt của họ lúc đó ra sao?
+ Kể lại tóm tắt nội dung đoạn 2?
- Báo cáo trong nhóm câu trả lời .
- Việc 2: Thống nhất ý kiến và hoàn chỉnh đoạn kịch
* lưu ý: cách xưng hô,dáng vẻ, cử chỉ của từng nhân vật.
2. Đọc phân vai ( hoặc diễn thử) màn kịch.
* Hoạt động kết thúc tiết học: HĐTQ điều hành
- Việc 1: Gọi các nhóm đọc phân vai 
-Việc 2: Tổ chức cho các nhóm diễn thử.Bình chọn nhóm thể hiện tốt.
- Tổng kết , tuyên dương nhóm thắng cuộc.
	Tiếng Việt 
Bài 29B. CON GÁI KÉM GÌ CON TRAI? ( Tiết 3)
I.Mục tiêu
- Kể được câu chuyện :Lớp trưởng lớp tôi theo lời của một nhân vật trong truyện
II. Chuẩn bị
Tranh kể chuyện.
III. Các hoạt động học
*Khởi động.Hát và vận động bài: Lớp chúng mình
A. Hoạt động thực hành
3. Nghe cô kể chuyện Lớp trưởng lớp tôi.
-Nghe cô kể câu chuyện Lớp trưởng lớp tôi
4. Dựa vào tranh, kể lại câu chuyện Lớp trưởng lớp tôi
- Việc 1: Quan sát tranh và đọc kĩ gợi ý .
- Việc 2: Tìm lời dẫn trong phần gợi ý phù hợp với mỗi tranh.
- Việc 3: Tập kể lại câu chuyện
- Trao đổi với bạn câu trả lời của mình.
5. Kể lại câu chuyện theo lời của nhân vật Lân hoặc Quốc trong câu chuyện
- Việc 1: Trao đổi:Thế nào là kể chuyện theo lời của nhân vật?
- Việc 2: Nhóm trưởng điều hành cho các bạn trong nhóm kể chuyện
- Việc 3: Nhận xét, góp ý cho bạn.Chọn bạn kể hay nhất tham gia thi kể trước lớp.
6,7.Thảo luận ý nghĩa câu chuyện. Thi kể trước lớp
* HĐTQ cho lớp thi kể câu chuyện: Gọi đại diện vài nhóm thi kể trước lớp.
- Nhận xét bình chọn bạn kể hay và tuyên dương.
*Cùng trả lời câu hỏi: + Bạn hãy nêu nội dung và ý nghĩa của câu chuyện ?
 +Câu chuyện muốn nói với bạn điều gì ? Hãy ghi lại ý kiến của mình và chia sẻ vào góc Tiếng Việt.
C.Hoạt động ứng dụng 
- Kể lại câu chuyện cho người thân nghe. 
_______________________________ 
TOÁN
Bài 98. ÔN TẬP VỀ PHÂN SỐ ( Tiết 2)
I. Mục tiêu. Em biết:
- Quy đồng mẫu số các phân số, so sánh, sắp xếp thứ tự các phân số.
II. Các hoạt động học
* Khởi động: Truyền thư
- Ban văn nghệ điều hành
- ND: Nêu cách quy đồng mẫu số các phân số.
A. Hoạt động thực hành
* HS thực hiện cá nhân các bài tập 5,6,7,8,9,
- HS đổi bài cho bạn kiểm tra và nhận xét, trao đổi:
* ND 6: + Muốn rút gọn phân số 5/10 làm thế nào?
+ Làm thế nào để rút gọn phân số 40/70 thành 4/7 ?
+ Nêu cách rút gọn phân số 24/36 ?
+ Muốn rút gọn phân số ta làm thế nào?
* ND 7. + phần b vì sao chọn 24 là mẫu số chung?
+ Muốn quy đồng mẫu số các phân số ta làm thế nào?
* ND 8.
+ Nêu cách so sánh phân số có tử số bằng nhau?
+ So sánh phân số với 1?
+ Cách so sánh phân số không cùng tử số và mẫu số?
* Hoạt động kết thúc tiết học
- Ban học tập cho báo cáo ND 9 và trao đổi:
+ Muốn sắp xếp thứ tự các phân số bạn làm thế nào?
+ Nêu các cách so sánh phân số?
+ Nêu cách quy đồng mẫu số các phân số?
+ Phân số lớn hơn 1 là phân số như thế nào?
+ Khi nào ta rút gọn được phân số?
B. Hoạt động ứng dụng. Thực hiện như HDH
_______________________________________
Thứ sáu ngày 1 tháng 4 năm 2016 
TIẾNG VIỆT
Bài 29C. AI CHĂM, AI LƯỜI ?( Tiết 1)
I. Mục tiêu
- Biết sử dụng đúng dấu câu: dấu chấm, chấm hỏi và chấm than.
II. Chuẩn bị
GV:Phiếu bài tập
III. Các hoạt động học
A. Hoạt động thực hành
* Khởi động( ND1). Trò chơi Ai nhanh , ai đúng?
- HĐTQ điều hành thực hiện chơi cả lớp như HDH.
- Tổng kết, nhận xét trò chơi.
2. Cùng thảo luận , tìm 5 dấu câu dùng bị sai
- HS thực hiện cá nhân vào VBT.
- Đổi vở cho bạn, kiểm tra, nhận xét. Báo cáo trong nhóm, trao đổi:
+ Vì sao bạn chữa lại dấu câu trong bài như vậy?
+ Ba dấu chấm than cuối câu có tác dụng gì?
- Chép ba câu vào bảng nhóm và trưng bày trước lớp.
3. Viết vào vở 4 câu với các nội dung sau, chú ý dùng dấu câu thích hợp.
- HS thực hiện vào vở. 
- Đổi bài cho bạn kiểm tra, góp ý,trao đổi: 
+ Câu a vì sao ở cuối câu bạn dùng dấu chấm than?
+ Câu b dùng dấu chấm hỏi?
+ Dấu chấm than dùng ở cuối câu c, d vì sao?
* Hoạt động kết thúc tiết học.
- Ban học tập cho báo cáo và trao đổi nội dung 3.
- Ghi dấu câu thích hợp vào cuối các câu sau:
+ Ôi cái áo này đẹp quá
+ Cậu đi học có phải không
+ Chà, cậu giỏi thật đấy
B. Hoạt động ứng dụng. Thực hiện như HDH.
____________________________ 
Tiếng Việt
Bài 29C. AI CHĂM, AI LƯỜI ?( Tiết 2)
I. Mục tiêu
- Biết chữa lỗi, viết lại một đoạn văn miêu tả cây cối theo cách khác hay hơn.
II. Chuẩn bị: Bài văn đã chấm của HS.
III. Các hoạt động học
* Khởi động: Trò chơi Truyền thư
- Ban văn nghệ điều hành
- ND: Đặt một câu trong đó có hình ảnh nhân hoá hoặc so sánh.
A. Hoạt động thực hành.
1. Đọc lại bài văn tả cây cối của em và lời nhận xét của thầy cô, tự đánh giá lại bài làm của mình.
- HS thực hiện cá nhân theo như HDH.
2. Chữa lỗi trong bài làm
- HS chữa lại những lỗi sai về chính tả, từ ngữ..vào VBT.
- Trao đổi với bạn bên cạnh để hoàn chỉnh bài văn.
- Báo cáo trong nhóm, cùng nhau góp ý cho bạn.
3. Chọn một đoạn trong bài làm và viết theo cách khác hay hơn.
- HS thực hiện cá nhân: + Đọc kĩ phần gợi ý.
+ Viết lại một đoạn trong bài
- Nhóm trưởng cho các bạn đọc lại bài làm của mình. Cùng nhau sửa bài cho bạn.
* Hoạt động kết thúc tiết học
- Ban học tập điều hành gọi một số bạn báo cáo nội dung 3.
- Bình chọn bài làm hay.
B. Hoạt động ứng dụng.
- Đọc lại bài văn cho người thân nghe.
___________________________________
TOÁN
Bài 99: ÔN TẬP VỀ PHÂN SỐ ( Tiết 1)
I. Mục tiêu: Em ôn tập về
- Đọc , viết số thập phân; viết một số thập phân dưới dạng phân số thập phân.
- So sánh các số thập phân.
II. Các hoạt động học
1. Khởi động( ND1): Trò chơi: Đố bạn
- HS thực hiện chơi trong nhóm
- Ban học tập tổ chức chơi giữa các nhóm.
2. HS thực hiện cá nhân các bài tập 2,3,4,5.
 Đổi bài cho bạn, kiểm tra, nhận xét, góp ý.
 Báo cáo trong nhóm và trao đổi:
* ND 2:
+ Giá trị của mỗi chữ số phụ thuộc vào đâu?
+ Khi đọc và viết số thập phân bạn đọc và viết như thế nào?
*ND3: + Khi viết thê chữ số O vào bên phải phần thập phân của mỗi số thập phân thì số đó có thay đổi giá trị không?
* ND4: + Mỗi phân số có thể viết thành một số thập phân được không?
+ Nêu cách viết phân số thành số thập phân?
+ Với phân số thập phân , MS là 10,100,1000... Thì phần thập phân có mấy chữ số?
+ Khi viết hỗn số dưới dạng số thập phân ta viết như thế nào?
* ND5: + Nêu cách so sánh các số thập phân?
3. Hoạt động kết thúc tiết học
-Ban học tập điều hành trò chơi: Rung chuông vàng
1. Giá trị của chữ số 4 trong số 34576 là:
A. 4000. B. 400. C. 40 D. 4
2. Số " Ba nghìn dơn vị ,một phần trăm" viết là:
A. 30 ,1. B. 300,1. C. 3000,01. D. 3000,1
3. Số 47,582 bằng với:
A. 47,5820. B. 47,528. C. 47,825
4. Phân số 92/100 được viết dưới dạng số thập phân là:
A. 9,2. B. 0,92. C. 0,092
- Tổng kết trò chơi.
B. Hoạt động ứng dụng
- Thực hiện như HDH.
_________________________________________________________
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
SINH HOẠT LỚP
PHỔ BIẾN KẾ HOẠCH ÔN TẬP
I. Mục tiêu: 
	- Học sinh nắm được kế hoạch ôn tập của năm học
	- Trẻ đó biết cách ôn tập và tự bồi dưỡng.
II. Đồ dùng dạy học:
	Kế hoạch ôn tập.
III. Nội dung sinh hoạt:
	1. Ổn định:
	2. Nội dung sinh hoạt: 
a)Giáo viên phổ biến kế hoạch ôn tập
- Giáo viên nhận xét, biểu dương cá nhân, tổ có kết quả tốt trong tuần.
b) Phương hướng tuần sau.
- Khắc phục nhược điểm tuần trước 
- Lớp trưởng điều khiển.
- Tổ trưởng tổ điều khiển nhóm.
- Ôn thi tốt 
	3. Củng cố- dặn dò:
- Nhận xét giờ.
- Chuẩn bị bài tuần sau.
________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_hoc_lop_5_tuan_29_nam_hoc_2015_2016.doc