Giáo án Tổng hợp các môn học Lớp 5 - Tuần 11 - Năm học: 2015-2016

doc 19 trang Người đăng duthien27 Lượt xem 534Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học Lớp 5 - Tuần 11 - Năm học: 2015-2016", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Tổng hợp các môn học Lớp 5 - Tuần 11 - Năm học: 2015-2016
TUẦN 11
Thứ hai ngày 26 tháng 10 năm 2015
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
QUYỀN VÀ BỔN PHẬN CỦA TRẺ EM
Chủ đề 2:GIA ĐÌNH
I) Mục tiêu:
 - HS hiểu được em là một thành viên trong gia đình, gia đình là nơi em được dạy bảo, thương yêu.
 - Hiểu được những quyền và bổn phận của em đối với gia đình.
 - Yêu quý, kính trọng và hiếu thảo đối với ông bà, cha mẹ và anh chị em trong gia đình.
 - Có thói quen chào hỏi, nói năng lễ độ, quan tâm, chăm sóc những người trong gia đình.
II) Đồ dùng dạy học:
 Hình minh họa
III) Các hoạt động dạy học:
1.Khởi động :Hát tập thể bài “Cả nhà thương nhau”
2. Tiểu phẩm: “Gia đình bạn Hoa” 
- YC HS thảo luận nhóm 6 để đóng vai tiểu phẩm
? Tiểu phẩm nói lên điều gì ?
- Tình cảm, sự quan tâm chăm sóc của bố mẹ
? Khi Hoa bị ốm, bố mẹ có thái độ như thế nào? -  lo lắng
? Việc làm của bố mẹ Hoa nói lên điều gì? 
- Sự yêu thương chăm sóc của bố mẹ đối với con cái
? Sau khi Hoa khỏi bệnh bạn đã có thái độ, suy nghĩ như thế nào?
 - Bố mẹ vất vả khi con ốm, Hoa hứa sẽ học giỏi
KL:Gia đình là nơi nuôi dưỡng che chở cho em. 
3. Kể chuỵên “ Bé trai không ngưng khóc” 
-GV kể chuyện
- Vì sao các con thú chăm sóc bé chu đáo mà bé vẫn khóc? (Vì họ không phải là 
bố mẹ của bé)
- Ai có trách nhiệm chăm sóc bé?
( Cha mẹ bé).
-Em có suy nghĩ gì sau khi nghe câu chuyện ? ( 2-3 HS nêu)
KL:Cha mẹ có trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc và yêu thương con. Trẻ em 
được quyền sống chung với cha mẹ.
4.Tìm hiểu nội dung tranh 
- GV cho HS xem tranh tr 62 
- Nêu nội dung tranh?( Một gia đình hạnh phúc)
- Gia đình hạnh phúc, các con được chăm sóc , đối xử như thế nào? Đó là thể
 hiện quyền gì của trẻ em?( - Được yêu thương, chăm sóc tốt. Đó là quyền được
 hưởng sự chăm sóc của cha mẹ.)
- GV cho HS xem tranh tr 63 
- Nêu nội dung tranh?
- Gia đình không hạnh phúc, con cái sẽ như thế nào? Trẻ em sẽ không được
 hưởng quyền gì?
-Kết luận chung về quyền và bổn phận của trẻ em ở gia đình
4. Hoạt động kết thúc:
- Hát tập thể bài “ Ba ngọn nến”
Tiếng Việt
BÀI 11A: ĐẤT LÀNH CHIM ĐẬU
I. Mục tiêu
1. Đọc – hiểu bài Chuyện một khu vườn nhỏ.
2. Hiểu về đại từ xưng hô; bước đầu biết cách dùng đại từ xưng hô.
3. Nghe- viết đoạn văn; viết đúng các từ chứa tiếng có âm đầu l/n hoặc tiếng có âm cuối n/ng.
II. Chuẩn bị
- Hình minh hoạ.
III. Tiến trình Tiết 1
* Khởi động : HS hát và vận động.
A. Hoạt động cơ bản: Thực hiện nội dung 1-2-3,4,5,6.
1. 
Việc 1: Quan sát trong bức tranh sau trả lời câu hỏi trong bài.
- Việc 1: Chia sẻ với bạn bên cạnh .
- Việc 2: Nghe bạn góp ý và bổ sung, chỉnh sửa cho đầy đủ .
- Việc 3: NT đề nghị thư kí ghi lại ý kiến của các bạn trong nhóm ,thống nhất ý kiến và báo cáo cô giáo.
2. Nghe đọc bài văn 
Việc 1: Em mở bài Chuyện một khu vườn nhỏ(trang 1 – tài liệu Hướng dẫn học Tiếng Việt 5)
Việc 2: Nghe cô giáo đọc bài và cả lớp đọc thầm.	
3. Giải nghĩa từ:
.
- Việc 1: Đọc thầm yêu cầu của bài
- Việc 2: Em tự đọc từ và lời giải nghĩa của mỗi từ.
Việc 1: Em chia sẻ với bạn bên cạnh.
Việc 2: em và bạn trao đổi xem còn từ nào cần giài nghĩa nữa không. 
Việc 3: NT thống nhất ý kiến với cả nhóm từ khó là.
4. Luyện đọc
- Đọc thầm nội dung 4.
- Việc 1: NT tổ chức cho các bạn lần lượt đọc trong nhóm từng đoạn, cả bài.
- Việc 2 : Thư kí cho các bạn bốc thăm và thi đọc. 
- Việc 3: Nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt nhất .
5. Thảo luận và trả lời câu hỏi
Việc 1: Đọc thầm các câu hỏi trong nội dung 5/ 5 tài liệu HDH
Việc 2: Dùng bút chì thước kẻ gạch những ý trả lời cho câu hỏi trong bài.
- Việc 1: NT tổ chức cho các bạn lần lượt trả lời các câu hỏi trong bài. Bé Thu thích ra ban công để làm gì? Mỗi loài cây trên ban công nhà bé Thu có những đặc điểm gì nổi bật? Bạn Thu chưa vui vì điều gì?Vì sao khi thấy chim về đậu ở ban công, thu muốn báo ngay cho Hằng biết?Em hiểu: " Đất lành chim đậu " là thế nào?
Em có nhận xét gì về hai ông cháu Thu?Bài văn muốn nói với chúng ta điều gì?
(+ Bài văn nói lên tình cảm yêu quý thiên nhiên của hai ông cháu bé Thu và muốn mọi người luôn làm đẹp môi trường xung quanh mình.)
- Việc 2: Các bạn trong nhóm nhận xét và bổ sung.
Toán
Tiết 51: Bài 33: EM ÔN LẠI NHỮNG GÌ ĐÃ HỌC
I.Mục tiêu
Em thực hiện được:
Cộng, trừ số thập phân.
Tính giá trị của biểu thức số, tìm một thành phần chưa biết của phép tính.
Vận dụng tính chất của phép cộng, phép trừ để tính bằng cách thuận tiện nhất.
II.Chuẩn bị: Hình minh họa
III. Tiến trình 
* Khởi động : HS hát và vận động.
B. Hoạt động thực hành
Thực hiện nội dung 1,2,3
Việc 1: Đọc thầm yêu cầu nội dung 1,2,3
 - Việc 2: Làm bài 1, bài 2 vào nháp, bài 3 vào vở.
Việc 1: Đổi bài kiểm tra.
Việc 2: Chia sẻ theo các câu hỏi sau: 1.Bạn hãy nêu cách Cộng hai số thập phân? cách trừ hai hai số thập phân? Trong biểu thức chỉ có phép cộng và trừ ta thực hiện theo thứ tự như thế nào? 2.Bạn hãy nêu cách tìm số bị trừ? Số hạng chưa biết? 3. Để tính bằng cách thuận tiện bạn vận dụng kién thức nào? Hãy phát biểu tính chất kết hợp của phép cộng? Khi trừ một số cho một tổng bạn làm như thế nào? 
2. Nội dung 4. Giải bài toán
- Việc 1: Đọc thầm đề bái 4 xác định yêu cầu của bài.
 - Việc 2: Làm bài bài 4 vào vở.
- Việc 1: Đổi bài kiểm tra.
- Việc 2: Nhận xét trao đổi thống nhất ý đúng. Để làm bài này bạn vận dụng kiến thức nào? Trong bài khi tings bạn lưu ý điều gì? Số 11 đấu phẩy ở vị trí nào? 
Chúng em báo cáo cô giáo.
Viết đề xuất
* Việc 1: Chủ tịch Hội đồng tự quản điều hành cho các bạn.
Yêu cầu: Các bạn hãy viết một câu hỏi sau bài học ngày hôm nay.
* Việc 2: Các em chuyển thư vào hòm thư của bạn hoặc hòm thư điều em muốn nói.
* Việc 3: Chủ tịch Hội đồng tự quản gọi các bạn chia sẻ thư của mình.
C. Hoạt động ứng dụng
1. Cùng người lớn trong gia đình thực hiện phần bài ứng dụng (trang 20).
2. Chia sẻ với các bạn ở trong lớp vào giờ Toán ngày hôm sau.
Đạo đức
ĐẠO ĐỨC
THỰC HÀNH GIỮA KÌ I
I. MỤC TIÊU:
- Củng cố những kiến thức đã học, vận dụng những kiến thức vào thực tế.
- Thực hành Nhớ ơn tổ tiên, giúp đỡ bạn bè...
- Giáo dục các em ý thức học tốt bộ môn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
 - Tư liệu
 - Thẻ màu
III. TIẾN HÀNH
1. Khởi động :
Hát tập thể
+ Nêu những việc cần làm để tỏ lòng biết ơn tổ tiên?
2. Hoạt động thực hành (28’)
* Mục tiêu: Vận dụng kiến thức vào thực hành.
* Cách tiến hành.
- Các tình huống về nội dung: Có trách nhiệm về việc làm của mình, Nhớ ơn tổ tiên, giúp đỡ bạn bè... yêu cầu HS thực hành.
3. Hoạt động ứng dụng
- Về nhà học bài.
- 1 HS trả lời, HS khác nhận xét.
* HS trả lời các câu hỏi.
- Nhận xét, bổ sung.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình đóng vai thực hành các nội dung trên.
- Các nhóm trình diễn trước lớp.
- Nhận xét, bình chọn.
Tiếng Việt ( Bổ sung)
I. Mục tiêu
- Luyện tập về đại từ xưng hô.
II. Chuẩn bị
- VBT	
III. Tiến trình 
* Khởi động : HS hát và vận động.
* Hoạt động thực hành : 
- HS làm bài cá nhân ở VBTTN Tiếng Việt
- HS tương tác trước lớp.
Thứ ba ngày 27 tháng 10 năm 2015
Tiếng Việt
BÀI 11A: ĐẤT LÀNH CHIM ĐẬU
I. Mục tiêu
1. Đọc – hiểu bài Chuyện một khu vườn nhỏ.
2. Hiểu về đại từ xưng hô; bước đầu biết cách dùng đại từ xưng hô.
3. Nghe- viết đoạn văn; viết đúng các từ chứa tiếng có âm đầu l/n hoặc tiếng có âm cuối n/ng.
II. Chuẩn bị
- Hình minh hoạ. 
III. Tiến trình Tiết 2 +3
* Khởi động : HS hát và vận động.
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
 Nội dung 6: Tìm hiểu về đại từ xưng 
Việc 1: Em đọc thầm bài. 
Viêc 2: Em làm vào phiếu bài tập. 
Việc 3: Đọc phần khung xanh.
Việc 1: Đổi bài kiểm tra.
Viêc 2: Nhóm trưởng mời các bạn trả lời câu hỏi: Thế nào là đại từ xưng hô? Đại từ xưng hô dùng để làm gì?Để thể hiện rõ thứ bậc, tuổi tác, giới tính người Việt Nam còn sử dụng đại từ xưng hô nào?Cách xưng hô của mỗi nhân vật ở đoạn truyện trên thể hiện thái độ của người nói như thế nào ? Khi dùng đại từ xưng hô cần chú ý điều gì? Vì sao?
Việc 1: Chúng em báo cáo cô giáo.
Việc 2: Cho học sinh đọc ghi nhớ SGK.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
1. Nội dung 1, 2.
Việc 1: Đọc thầm yêu cầu ND 1 phần HĐTH.
Việc 2: Em dùng bút chì thước kẻ gạch chân những đại từ xưng hô có trong bài.
Việc 3: Viết vào phiếu bài tập. 
Việc 1: Nhóm trưởng cho các bạn chia sẻ kết quả bài làm trong nhóm.
Việc 2: Nhận xét, bổ sung Chia sẻ theo câu hỏi sau: Thế nào là đại từ xưng hô? Kể nhưng đại từ xưng hô trong bài? Những từ nào của nhân vật rùa? Cách xưng hô của rùa thể hiện thái độ như thế nào? Còn những từ nào là đại từ xung hô mà thỏ dùng? Những đại từ đó thể hiện thái độ của thỏ như thế nào?Qua cách xưng hô, em hãy nhận xét về tính cách của 2 nhân vật Rùa và Thỏ?
3. Chọn đại từ tôi, nó, chúng ta thích hợp điền vào chỗ trống.
Việc 1: Em đọc thầm yêu cầu bài. 
Việc 2: Em em đọc kĩ đoạn văn chọn những đại từ thích hợp điền vào chỗ chấm.
Việc 1: Đọc và trả lời cho nhau nghe.
Việc 2: Nhận xét và thống nhất kết quả đúng. Nội dung đoạn văn là gì?
Nội dung đoạn văn là gì? Em nhận xét về cách dùng đại từ của bạn? Vậy thế nào là đại từ xưng hô? :- Dùng đại tự xưng hô nào khi người nói dùng để tự chỉ mình?- Để chỉ người khác khi giao tiếp, em thường dùng đại từ xưng hô nào? Khi dùng đại từ xưng hô em chú ý điều gì?
Báo cáo kết quả với cô.
Tiết 3
4. Nghe - viết: Luật bảo vệ môi trường
- Việc 1: Em đọc thầm bài viết. 
- Việc 2: Em gạch chân từ khó viết. 
- Việc 1: Nhóm trưởng tập hợp từ khó ghi vào bảng nhóm. (suy thoái, môi trường, sử dụng, hợp lí)
- Viêc 2: Nhóm trưởng mời các bạn phân tích từ khó : (suy thoái, môi trường, sử dụng, hợp lí)
- Bạn hãy phân tích tiếng suy trong cụm từ suy thoái?Từ trường trong từ môi trường được viết như thế nào? Phân tích các tiếng trong từ sử dụng, hợp lí?
Việc 1: Nghe cô giáo đọc bài, em viết bài vào vở. 
Viêc 2: Nghe cô giáo đọc, em soát lỗi. 
Việc 3: Em đổi vở cho bạn để giúp nhau chữa lỗi. 
5. Trò chơi: Thi tìm nhanh từ ngữ chứa tiếng có trong bảng( chọn a)
Việc 1: Em đọc thầm nội dung yêu cầu bài. 
Việc 2: Em tự làm bài vào nháp.
Việc 1: Nhóm trưởng cho các bạn chia sẻ kết quả bài làm trong nhóm.
Việc 2: Nhận xét, bổ sung. 
 Việc 1: TBHT phổ biến luật chơi: Mỗi nhóm viết những từ ngữ chứa tiếng trong bảng trên vào giấy khổ lớn. Hết thời gian dán lên bảng.
Việc 2: Tuyên dương nhóm thắng cuộc.
6. Thi tìm từ nhanh (chọn a)
Việc 1: Em đọc thầm yêu cầu bài. 
Việc 2: Em tìm từ ghi nháp.
- Việc 1: BHT tổ chức cho các nhóm chia sẻ nội dung 5 trước lớp, các nhóm khác nghe nhận xét, đánh giá, bổ sung.
- Việc 2: BHT mời đại diện 3 nhóm lên thi dưới hình thức tiếp sức nội dung 6, các nhóm khác quan sát, nhận xét.
- Việc 3: BHT mời cả lớp bình chọn nhóm tìm được nhiều từ nhất.
- Báo cáo cô những việc các em đã làm và hỏi cô những điều còn băn khoăn.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
- Thực hiện như hướng dẫn đọc
TOÁN
 Bài 34: NHÂN MỘT SỐ THẬP PHÂN VỚI MỘT SỐ 
 TỰ NHIÊN( TIẾT 1)
I.Mục tiêu:
- Nhân một số thập phân với một số tự nhiên
II.Khởi động. : Học sinh hát truyền thư. 
+ Muốn cộng hai số thập phân ta làm thế nào ?
+ Muốn trừ hai số thập phân ta làm thế nào?
+ Nêu tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng số thập phân?
III. Hoạt động học
A. Hoạt động cơ bản: Thực hiện nội dung 1,2-3.
1. Thực hiên lần lượt các hoạt động sau
Việc 1: Đọc thầm ND1/ 21 HDH. ( 2 - 3 lần)
Việc 2 : + Em nhận xét gì về 2 thừa số của bài toán trên?
 + Nêu cách thực hiên phép nhân 1,2 x 3
 + Đặt dấu phẩy ở tích như thế nào?	
Việc 1: Nhóm trưởng mời các bạn trả lời các câu hỏi?Bạn có nhận xét gì về cách đặt tính trong phép nhân đó?
 Việc 2: Nhận xét, thống nhất ý kiến chung.
2. Thực hiện lần lượt các hoạt động sau
Việc 1 : Em đọc thầm ND2/22 HDH. ( 2- 3 lần )
 Việc 2 : + Nêu cách đặt tính và tính : 0, 46 x 12
 + Đặt dấu phẩy ở tích như thế nào ?
 + Đặt tính và tính ra nháp : 7,3 x 15
* Việc 1: - Em trao đổi và đọc cho bạn nghe.
* Việc 2: - Nhận xét, thống nhất kết quả đúng. 
3. Đọc kĩ nội dung
Việc 1: Đọc thầm ND 3/ 22 HDH.( 3 lần) 
Việc 2 : Nêu cách nhân một số thập phân với một số tự nhiên? Lấy ví dụ
Việc 1: Nhóm trưởng mời các bạn trả lời các câu hỏi?Nhận xét, thống nhất ý kiến chung
 Việc 2:+ Muốn nhân một số thập phân với một số tự nhiên ta làm thế nào?
 + Nêu cách đặt dấu phẩy ở tích?
 + Lấy ví dụ minh họa để đố bạn
 Báo cáo với thầy/ cô giáo kết quả những việc các em đã làm
* HĐTQ điều hành:
- Việc 1: - Muốn nhân 1 số thập phân với một số tự nhiên bạn làm thế nào?
 - Khi đặt tính trong phép nhân bạn có cần đặt các thừa số thằng hàng không?
 - Khi đặt dấu phẩy ở tích trong phép nhân ta cần đặt thẳng hàng với các thừa số là đúng hay sai ? Vì sao?
- Việc 2: Cho các bạn tự đánh giá về việc mình đã đạt được mục tiêu bài học chưa. Có phần nào bạn còn chưa rõ hãy nêu để cùng giải quyết.
 * Viết đề xuất của bạn sau tiết học.
 PHIẾU BÀI TẬP PHÁT TRIỂN
 Bài 1: Đặt tính rồi tính:
24 x 3, 25 b. 6 x 5,417
Bài 2: Một hình chữ nhật có chiều là 2,5 dm. Chiều dài gấp đôi chiều rộng. Tính diện tích hình chữ nhật đó?
 Bài 3: Điền số thích hợp 
 *, * 6 1,* 
 x x 
 7 * 2
 9, 8 * 2 6
 1 *
 * *, 6
Thứ tư ngày 28 tháng 10 năm 2015 
TIẾNG VIỆT
Bài 11B: CÂU CHUYỆN TRONG RỪNG (TIẾT 1)
I. Mục tiêu
- Kể được câu chuyện Người đi săn và con nai
II . Chuẩn bị
- GV : tranh ảnh minh hoạ câu chuyện
- HS : chuẩn bị truyện theo nội dung tranh.
III.Khởi động
- Ban văn nghệ tổ chức cho các bạn chơi hát và múa : Cốc , cốc, cốc ai gọi đó ?.
- GV giới thiệu bài.
-Ban học tập chia sẻ mục tiêu bài
IV. Hoạt động học 
A. Hoạt động cơ bản: 
1. Xem ảnh và trao đổi với các bạn trong nhóm.
Việc 1 : Xem ảnh trang 12/ HDH
Việc 2 : Trả lời miệng các câu hỏi trong ND1
Việc 1: Nhóm trưởng mời các bạn trả lời các câu hỏi và thống nhất ý kiến.
Việc 2: Nhóm trưởng hỏi: Bạn có cảm xúc gì khi xem những bức ảnh đó?
 2. Nghe thầy cô kể chuyển Người đi săn và con nai.
Việc 1: Em mở bài Người đi săn và con nai(trang 13 – tài liệu Hướng dẫn học Tiếng Việt 5)
Việc 2: Việc 1: Cả lớp lắng nghe cô giáo kể ( 1 – 2 lần )	
 3. Kể chuyện theo tranh
.
Việc 1 : Quan sát tranh và đọc thầm nội dung trang 13/ HDH
 Việc 2 : Luyện kể chuyện theo từng tranh ( 1- 2 lần )
Việc 1 : Nhóm trưởng chia đoạn mời các bạn trong nhóm kể lại.( 2-3 lần )
 Việc 2 : Nhận xét, tuyên dương bạn kể tốt
 Việc 3 : NT hỏi : tại sao cây trám nổi giận khi người đi săn muốn bắn con nai ?
4. Đoán cái kết của câu chuyện
Việc 1 : Em suy nghĩ và đoán xem câu chuyện kết thúc như nào và kể tiếp câu chuyện theo phỏng đoán của em( 1- 2 lần )
Việc 1 : Cho các bạn trao đổi về cái kết của câu chuyện.
 Việc 2 : Nhận xét, bình chọn cái kết hay và ý nghĩa
5. Thi kể chuyện trước lớp
TBHT
Việc 1 : Mời các bạn kể cả câu chuyện trước lớp với cái kết theo sự suy đoán của bạn.
Việc 2 : Bình chọn bạn kể hay và có cái kết ý nghĩa, hoặc sáng tạo.
Việc 3 : Hỏi : Qua câu chuyện khuyên con người điều gì ?	
	Toán
Bài 34. NHÂN MỘT SỐ THẬP PHÂN VỚI MỘT SỐ TỰ NHIÊN.
I. Mục tiêu
 Em biết:
- Nhân số thập phân với một số tự nhiên.
- Giải bài toán có phép nhân với một số thập phân.
 II. Chuẩn bị
 - Bảng nhóm.
III. Tiến trình 
Tiết 2: H thực hiện nội dung 1,2,3.
1. Nội dung 1, 2 3
- H thực hiện các nội dung theo yêu cầu sau:
	ND1:nháp	ND2: HDH	ND3: vở
V1: NT cho các bạn chia sẻ từng nội dung- Thống nhất kết quả
-V2: NT hỏi các bạn các câu hỏi sau:
	? NX các phép nhân ở ND1?
	? Nêu cách nhân 1 số thập phân với 1 số tự nhiên?
	? Muốn tìm tích bạn làm thế nào?
	? Khi nhân 1 số thập phân với 1 số tự nhiên bạn cần lưu ý gì?
	? Nêu dạng toán ở ND3?
Báo cáo với cô giáo những việc các em đã làm.
C. Hoạt động ứng dụng: Thực hiện như hướng dẫn
PHIẾU BÀI TẬP PHÁT TRIỂN
1. Đặt tính rồi tính:
	2,35 x 4	0,26 x 7	4,03 x 8
2. Tìm y:
	y : 3 = 2,8	y : 6,07 = 10
3. Tính giá trị biểu thức:
	7,06 + 2,8 x 5	 42,7 x 5 - 43,09	
*****************************
Toán (luyện) 
I. Mục tiêu
- Củng cố về cách nhân số thập phân.
II. Chuẩn bị
- VBT trắc nghiệm
III. Tiến trình 
* Khởi động : HS hát và vận động.
* Hoạt động thực hành : Thực hiện nội dung 
- HS làm bài cá nhân ở VBT trắc nghiệm Toán bài.
- HS tương tác trước lớp.
Thứ năm ngày 29 tháng 10 năm 2015 
TIẾNG VIỆT
Bài 11B. CÂU CHUYỆN TRONG RỪNG (Tiết 2)
I.Mục tiêu:
- Phát hiện và chữa lỗi trong bài văn tả cảnh của mình, tập viết lại một đoạn văn cho hay hơn
II. Chuẩn bị
-Bảng phụ viết đề bài
* Khởi động : H chơi trò chơi. 
III. Các hoạt động học:
B. Hoạt động thực hành: Thực hiện nội dung 1,2,3,4.
Nội dung 1: HS nghe GV nhận xét về bài văn tả cảnh.
Nội dung 2: HS tự nhận xét về bài văn của mình theo gợi ý.
Nội dung 3: HS chọn viết lại một đoạn văn cho hay hơn
Nội dung 4: HS đọc đoạn văn mới viết lại trong nhóm
- Giao lưu tương tác giữa các nhóm.
C. Hoạt động ứng dụng
 Giao nhiệm vụ cho học sinh ứng dụng ở nhà 
Tiếng Việt
Bài 11C. MÔI TRƯỜNG QUANH TA.
I. Mục tiêu
1. Hiểu về quan hệ từ, biết cách sử dụng một số quan hệ từ hoặc quan hệ từ.
2. Luyện tập làm đơn.
II. Chuẩn bị
 - Một số mẫu đơn.
III. Tiến trình
Tiết 1
Khởi động : Ban văn nghệ điều khiển.
A. Hoạt động cơ bản: H Thực hiện nội dung 1-2-3
1.Cùng chơi: Tìm từ thích hợp với mỗi chỗ trống trong câu.
V1: NT cho các bạn đọc 2 câu a, b/ 16 HDH
-V2: Thảo luận, thống nhất từ cần điền và viết vào bảng nhóm.
	a. nếu...thì, do...nên	b. vì
-V3: Dán bảng nhóm lên bảng lớn.
V1: TBHT cho các nhóm giao lưu và tìm ra nhóm thắng cuộc.
-V2: TBHT hỏi các bạn:
	?Các từ các bạn vừa điền có tác dụng gì?(nối giữa 2 vế)
- G giới thiệu bài- Ghi tên bài
-H ghi vở- đọc mục tiêu và chia sẻ.
 2.Tìm hiểu về quan hệ từ:
.
- V1: Đọc thầm 3 câu nội dung 2.1/ 16 HDH: 2 lần
-V2: Gạch chân dưới các từ in đậm.
-V3: Trả lời các câu hỏi:
	+Từ và dùng để làm gì? nối giữa 2 từ ngây và ấm nóng.
	+Nêu tác dụng của từ của?
	+Tác dụng của từ như là gì?
	+Từ nhưng được dùng với tác dụng gì?
-V4: Khoanh tròn trước chữ cái có câu trả lời đúng nội dung 2.2/17 HDH: a
-V5: Đọc thầm câu sau và gạch chân dưới cặp từ nối giữa 2 vế câu:
Tuy mảnh vườn ngoài ban công nhà Thu thật nhỏ bé nhưng bầy chim vẫn thường rủ nhau về tụ hội.
-V6: Cặp từ tuy...nhưng trong câu có tác dụng gì?
-V1:NT điều hành cho cả nhóm thống nhất các nội dung ở hoạt động cá nhân.
-V2: Báo cáo với cô giáo những việc nhóm em đã làm
-V1: GV giảng: Các từ in đậm và gạch chân được gọi là "Quan hệ từ". Vậy em hiểu "Quan hệ từ" là gì?
? Em hãy đặt câu có 1 từ chỉ quan hệ?- NX
? Em hãy đặt câu có 1 cặp từ chỉ quan hệ? -NX
-V2: H đọc thầm ghi nhớ.
-V3: TBHT hỏi:
	? Thế nào là quan hệ từ?	
? Các từ ngữ hoặc các vế, các câu được nối với nhau bằng hình thức nào? (bằng 1 từ nối hoặc 1 cặp quan hệ từ)
	? Nêu 1 số từ chỉ quan hệ mà bạn biết? Đặt câu?
	? Nêu 1 số cặp từ chỉ quan hệ mà bạn biết? Đặt câu?
TOÁN
BÀI 35. NHÂN MỘT SỐ THẬP PHÂN VỚI 10, 100, 1000
I. Mục tiêu
 Em biết:
- Nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000
- Nhân một số thập phân với số tròn chục, tròn trăm.
- Giải bài toán có nhiều bước tính liên quan đến nhân số thập phân với 10,100,1000 
II. Khởi động:
1.Chơi trò chơi: “Ghép nối”
- TBHT: Phổ biến luật chơi: NT lấy một số mảnh ghép. Mỗi bạn lên bảng gắn 2 mảnh ghép có kết quả giống nhau.
- Tuyên dương nhóm thắng cuộc.
III. Các hoạt động học: TIẾT 1
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 
2. 
- Việc 1: Em thực hiện nội dung 2 vào nháp. 
- Việc 2: Nêu nhận xét của em khi muốn nhân một số thập phân với 10, 100. 
- Trao đổi với bạn về kết quả nội dung 2 và thống nhất ý kiến.
3. Đọc kĩ nội dung sau và nghe thầy/ cô giáo hướng dẫn.
Việc 1: Em đọc thầm 3 lần nội dung 3. 
Việc 2: Trả lời câu hỏi:
+ Bạn có nhận xét gì về vị trí của dấu phẩy của thừa số 32,157 và tích 321,57?
+ Muốn nhân một số thập phân với 10 ta làm thế nào?
+ Bạn có nhận xét gì về vị trí của dấu phẩy của thừa số 91,084 và tích 9108,4?
+ Muốn nhân một số thập phân với 100 ta làm thế nào?
+ Muốn nhân một số thập phân với 10, 100, 1000 ta làm thế nào?
- Nói cho nhau nghe cách nhân 32,157 với 10 ; 91,084 với 100
- Em thực hiện phép tính sau: 
309,25 x 100= ; 54,678 x 1000 =..
- Nhóm trưởng cho các bạn chia sẻ kết quả bài làm và thống nhất ý kiến.
4. Tính nhẩm:
Việc 1: Em tính nhẩm nội dung 4 ghi ra nháp. 
Việc 2: Nêu cách nhẩm từng phép tính.
-Trao đổi với bạn về kết quả nội dung 4
- Việc 1: BHT tổ chức cho các bạn chơi trò chơi: Ai nhanh ai đúng.
- Việc 2: BHT nêu câu hỏi:
+ Muốn nhân một số thập phân với 10, 100, 1000 ta làm thế nào?
+ Tính nhẩm: 32,4 x 10
+ 20,014 x 1000
 749,203 x 100
Thứ sáu ngày 30 tháng 10 năm 2015
Tiếng Việt
Bài 11C. MÔI TRƯỜNG QUANH TA.
I. Mục tiêu
1. Hiểu về quan hệ từ, biết cách sử dụng một số quan hệ từ hoặc quan hệ từ.
2. Luyện tập làm đơn.
II. Chuẩn bị
 - Một số mẫu đơn.
III. Tiến trình
Tiết 2 + 3
Hoạt động thực hành
1. Tìm quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ trong mỗi câu sau:
- Việc 1: Đọc thầm bài 1, 2
- Việc 2: Dùng bút chì thước kẻ gạch chân các quan hệ từ và cặp quan hên từ.
Các quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ có tác dụng gì? 
Trao đổi với bạn về kết quả nội dung 2 và thống nhất ý kiến.
Nêu tác dụng của từng quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ?
3. Đặt câu với mỗi quan hệ từ
Việc 1: Em đọc thầm 3 lần nội dung 3. 
Việc 2: Đặt câu với mỗi quan hệ từ : và; nhưng; của vào vở.
Việc 1: Đổi bài kiểm tra.
Việc 2: Trao đổi với bạn theo câu hỏi: Bạn hãy nêu tác dụng của từ " của" ; tác dụng của từ " và" ; Tác dụng của từ " nhưng"?
Nhóm trưởng cho các bạn chia sẻ kết quả bài làm và thống nhất ý kiến.
- ? Các từ ngữ hoặc các vế, các câu được nối với nhau bằng hình thức nào? (bằng 1 từ nối hoặc 1 cặp quan hệ từ)
	? Nêu 1 số từ chỉ quan hệ mà bạn biết? Đặt câu?
	? Nêu 1 số cặp từ chỉ quan hệ mà bạn biết? Đặt câu?
4. Tìm ý để chuẩn bị viết đơn theo đề bài cho trước
-V1: Đọc thầm đề bài/ 18 HDH: 2 lần và trả lời câu hỏi:
	? Đề bài yêu cầu gì? làm đơn
	? Nơi nhận đơn ở đâu? Công ti cây xanh hoặc Ủy ban nhân dân địa phương.
	? Lí do viết đơn? Phố em có một hàng cây to, nhiều cành vướng vào đường dây điện, một số cành xòa xuống thấp, mùa mưa bão đến dễ gây nguy hiểm
	? Nêu nội dung đơn? Đề nghị cho tỉa cành để tránh xảy ra tai nạn đáng tiếc.
-V2: Đọc thầm gợi ý/ 19 HDH: 2 lần và trả lời.	
-V1: NT cho các bạn đọc đề bài và phân tích đề bài theo câu hỏi ở hoạt động cá nhân
-V2: Thống nhất ý kiến
-V3: Báo cáo với cô giáo kết quả thống nhất của nhóm.
5.Viết đơn theo nội dung đã chuẩn bị .
-V1: Đọc thầm gợi ý/ 19 HDH: 2 lần
-V2: Viết đơn theo nội dung đã chuẩn bị vào vở.
 -V1: NT tổ chức cho các bạn trong nhóm đọc lá đơn của mình.
-V2: Các bạn khác lắng nghe- NX- sửa từ ngữ, sửa sai và bổ sung cho bạn (nếu có).
6.Bình chọn lá đơn viết đúng mẫu nhất và có nội dung phù hợp nhất.
- V1: TBHT gọi đại diện các nhóm đọc lá đơn của mình: 4-5 nhóm
-V2: Các nhóm khác lắng nghe, NX
-V3: Cả lớp bình chọn nhóm có lá đơn viết đúng mẫu nhất và có nội dung phù hợp nhất.
-V4: TBHT tổ chức cho cả lớp chơi trò bốc thăm may mắn với 1 số câu hỏi :
	? Nêu cấu trúc 1 lá đơn?
	? Khi viết 1 lá đơn bạn cần lưu ý gì?
C. Hoạt động ứng dụng: Thực hiện như HDH.
TOÁN
BÀI 35. NHÂN MỘT SỐ THẬP PHÂN VỚI 10, 100, 1000
I. Mục tiêu
 Em biết:
- Nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000
- Nhân một số thập phân với số tròn chục, tròn trăm.
- Giải bài toán có nhiều bước tính liên quan đến nhân số thập phân với 10,100,1000 
II. Khởi động:
1.Chơi trò chơi: “Ghép nối”
III. Các hoạt động học tập
TIẾT 2
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
1. Đặt tính rồi tính:
Việc 1: Em thực hiện nội dung 1 vào nháp.
Việc 2: Nêu cách nhân một số thập phân với số tròn chục, tròn trăm.
-Trao đổi với bạn về kết quả nội dung 1.
2. Viết các số đo sau dưới dạng số đo có đơn vị là mi-li-mét:
Việc 1: Em thực hiện nội dung 2 vào nháp.
Việc 2: Nêu cách đổi từng trường hợp.
-Trao đổi với bạn về kết quả nội dung 2
3. Giải bài toán sau:
Việc 1: Em thực hiện nội dung 3 vào vở.
Việc 2: Để tính được cân nặng cả can dầu bạn đã làm thế nào?
-Trao đổi với bạn về kết quả nội dung 3
4. Giải bài toán sau:
Việc 1: Em thực hiện nội dung 4 vào vở.
Việc 2: Bạn làm thế nào để tìm được số ki-lô-mét người đó đi được?
-Trao đổi với bạn về kết quả nội dung 4
5. Tìm số tự nhiên x, biết:
Việc 1: Em thực hiện nội dung 5 vào nháp.
Việc 2: Nêu cách làm.
-Trao đổi với bạn về kết quả nội dung 5
- Việc 1: BHT tổ chức cho các bạn chơi trò chơi: Ai nhanh ai đúng.
- Việc 2: BHT nêu câu hỏi:
+ Muốn nhân một số thập phân với 10, 100, 1000 ta làm thế nào?
+ Tính nhẩm: 346,78 x 10
+ 90,08 x 1000
 14,2304 x 100 
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
- Thực hiện như hướng dẫn đọc
Bài tập phát triển
Bài 1: Tính nhẩm:
125,43 x 10 60,341 x 1000 316,259 x 1000
Bài 2: Tìm x:
X : 34,25 = 300 
Bài 3: Điền vào chỗ trống:
.. x ( . x 4) = .. x 100 = 140,5
****************************************
SINH HOẠT LỚP
KIỂM ĐIỂM HOẠT ĐỘNG TRONG TUẦN 11
I - Mục tiêu
 Giúp HS thấy được ưu, khuyết điểm của bản thân và của cả lớp trong tuần.
 HS nắm được kế hoạch hoạt động tuần 12.
II- Hoạt động dạy học chủ yếu 
1-Lớp trưởng báo cáo tình hình thi đua của lớp trong tuần.
2-Chi đội trưởng báo cáo tình hình hoạt động đội của toàn chi đội:
*Ưu điểm :
-Có tinh thần tự giác học tập.
-Biết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ trong học tập.Điển hình là các bạn: My, quang, Nam,...
-Phong trào viết đẹp được chú trọng.đủ.
-Công tác vệ sinh thực hiện tương đối tốt.
-Các hoạt động nề nếp của lớp được duy trì, thực hiện đầy 
-Phong trào thi đua trong lớp lành mạnh, có kết quả tốt.
*Khuyết điểm
-Còn một số HS lười học.
-Nói tục vẫn còn.
-Hiện tượng đi học muộn gia tăng.
-Hoạt động giữa giờ còn chậm.
-Phê bình : Long, Thành chưa tập trung, Thúy trực nhật chưa tốt.
5-Phương hướng hoạt động tuần 12:
-Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động học tập.
-Làm tốt hoạt động nhóm.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_hoc_lop_5_tuan_11_nam_hoc_2015_2016.doc