Toán TIẾT 90: LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU: *Kiến thức, kĩ năng: - Thực hiện được phép cộng, phép trừ trong phạm vi 100. - Thực hiện được phép cộng số đo với đơn vị là kg, l - Xem được giờ trên đồng hồ. Tính được độ dài đường gấp khúc. - giải được bài toán đơn có nội dung thực tế liên quan đến phép tính đã học. *Phát triển năng lực và phẩm chất: - Phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học, phát triển năng lực giải quyết vấn đề. - Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài, phiếu BT - HS: SGK; Bộ đồ dùng Toán. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra: 2. Dạy bài mới: 2.1. Luyện tập: Bài 1: - Gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? a) GV cho HS nêu giờ vào buổi chiều của đồng hồ M và N. - Cho HS chọn đồng hồ có giờ giống nhau. b) GV nêu: + Muốn tính độ dài đường gấp khúc ta làm thế nào? - HS tính và chọn đáp án - Nhận xét, tuyên dương HS. Bài 2: - Gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? a) GV cho HS quan sát để nhận ra cân thăng bằng. quả mít nặng bao nhiu kg b) GV cho HS đọc và quan sát tranh để nhận ra lượng nước rót ra bao nhiêu lít? Trong can còn lại bao nhiêu lít? - Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp. - Nhận xét, tuyên dương. Bài 3: - Gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - HDHS làm bài: + Bài toán cho gì? Hỏi gì? + Muốn biết lớp 2B quyên góp được bao nhiêu quyển sách ta làm phép tính gì? - HS làm bài vào vở ô li. - Gv quan sát giúp đỡ HS gặp khó khăn. - Nhận xét, đánh giá bài HS. Bài 4: - Gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - GV yêu cầu HS thực hiện phép tính từ trái sang phải. - HS làm bài vào phiếu BT - HS chia sẻ trước lớp. - Nhận xét, tuyên dương HS. Bài 5: - Gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - GV yêu cầu HS quan sát hình, phân tích tổng hợp hình. - HS đếm và chọn đáp án đúng - HS chia sẻ trước lớp. - Nhận xét, tuyên dương HS. 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học. - 2 -3 HS đọc. - 1-2 HS trả lời. - HS trả lời. A - HS trả lời - HS làm bài chọn đáp án C - HS đọc - 1-2 HS trả lời. - 7kg - HS trả lời: còn lại 6l. - HS chia sẻ. - 2 -3 HS đọc. - 1-2 HS trả lời. - HS trả lời. - Ta làm phép tính trừ. - HS làm bài cá nhân. - HS đọc đề. - HS trả lời. - HS làm bài. - HS đọc đề. - HS trả lời. - HS trả lời: Đáp án A. Toán TIẾT 91: BẢNG NHÂN I. MỤC TIÊU: *Kiến thức, kĩ năng: - Nhận biết khái niệm ban đầu về phép nhân; đọc, viết phép nhân. - Tính được phép nhân đơn giản dựa vào tổng các số hạng bằng nhau. - Vận dụng vào giải một số bài toán có liên quan đến phép nhân. *Phát triển năng lực và phẩm chất: - Phát triển năng lực giải quyết vấn đề, Năng lực giao tiếp toán học. - Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài. - HS: SGK. Đồ dùng học toán. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra: 2. Dạy bài mới: 2.1. Khám phá: a- GV cho HS quan sát tranh sgk/tr.4: + Nêu bài toán? + Nêu phép tính? - GV nêu: Mỗi đĩa có 2 quả cam. 3 đĩa như vậy có tất cả 6 quả cam. Phép cộng 2 + 2 + 2 = 6 ta thấy 2 được lấy 3 lần nên 2 + 2 + 2 = 6 có thể chuyển thành phép nhân: 2 x 3 = 6. - GV viết phép nhân: 2 x 3 = 6. - GV giới thiệu: dấu x. b) GV hướng dẫn HS thực hiện tương tự câu a viết được phép nhân 3 x 2 = 6. c) Nhận xét: 2 x 3 = 2 + 2 + 2 = 6 3 x 2 = 3 + 3 = 6 - Kết quả phép tính 2 x 3 và 3 x 2 như thế nào với nhau? - GV lấy ví dụ: + Chuyển phép cộng 3 + 3 + 3 thành phép nhân? + chuyển phép nhân 4 x 3 = 12 thành phép cộng? - Nêu cách tính phép nhân dựa vào tổng các số hạng bằng nhau? - GV chốt ý, tuyên dương. 2.2. Hoạt động: Bài 1: - Gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - GV hướng dẫn mẫu: câu a) Ta thực hiện phép cộng. Chuyển phép cộng thành phép nhân. Câu b) Từ phép nhân đã cho ta chuyển thành phép cộng các số hạng bằng nhau rối tính kết quả. Sau đó rút ra kết quả của phép nhân. - HS làm bài vào vở. - Nhận xét, tuyên dương. Bài 2: - Gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ, nhận ra số cá các bể của mỗi nhóm (tổng số các số hạng bằng nhau với số cá ở mỗi bể là một số hạng) tương ứng với phép nhân nào ghi ở các con mèo. - YC HS làm bài vào phiếu bài tập. - GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn. - Đánh giá, nhận xét bài HS. 3. Củng cố, dặn dò: - Hôm nay em học bài gì? - Lấy ví dụ về phép nhân và tính kết quả.. - Nhận xét giờ học. - 2-3 HS trả lời. + Mỗi đĩa có 2 quả cam. Hỏi 3 đĩa như vậy có tất cả mấy quả cam? + Phép tính: 2 + 2 + 2 = 6. - HS lắng nghe . - HS đoc: Hai nhân ba bằng sáu. - HS nhắc lại. - HS đọc lại nhiều lần phép tính. - HS trả lời: Bằng nhau 2 x 3 = 3 x 3 = 6 - HS trả lời: 3 x 3 = 9 - 1-2 HS trả lời: 4 + 4 + 4 = 12 - HS nêu: Để tính phép nhân ta chuyển phép nhân thành tổng các số hạng bằng nhau rồi tính kết quả. - 2 -3 HS đọc. - 1-2 HS trả lời. - HS quan sát, lắng nghe. - HS thực hiện làm bài cá nhân. - HS đổi chéo kiểm tra. - 2 -3 HS đọc. - 1-2 HS trả lời. - HS làm bài vào PBT. - HS nêu. - HS chia sẻ. Toán TIẾT 92 : LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU: *Kiến thức, kĩ năng: - Củng cố khái niệm ban đầu về phép nhân; chuyển phép nhân thành các số hạng bằng nhau và ngược lại. - Vận dụng vào giải bài toán thực tế. *Phát triển năng lực và phẩm chất: - Phát triển năng lực giải quyết vấn đề, Năng lực giao tiếp toán học. - Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài; Phiếu BT - HS: SGK; Bộ đồ dùng Toán. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra: 2. Dạy bài mới: 2.1. Luyện tập: Bài 1: - Gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - GV HDHS thực hiện lần lượt các YC: a) Chuyển phép cộng các số hạng bằng nhau thành phép nhân. b) chuyển phép nhận thành phép cộng các số hạng bằng nhau. - GV lấy thêm các ví dụ khác cho HS trả lời: - Nhận xét, tuyên dương HS. Bài 2: - Gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - GV hướng dẫn mẫu: Cho HS quan sát tranh, nêu bài toán rồi tìm phép nhân thích hợp với mỗi bài toán đó. + Có 6 bàn học, mỗi bàn có 2 cái ghế. Hỏi có tất cả bao nhiêu cái ghế? + Thực hiện tương tự với các tranh còn lại. - GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn. - Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp. - Nhận xét, tuyên dương. Bài 3: - Gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - HDHS yêu cầu HS tính được phép nhân đơn giản dựa vào tổng các số hạng bằng nhau. - GV cho HS làm bài vào vở ô li. - GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn. - Nhận xét, đánh giá bài HS. 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Chuẩn bị bài sau. - 2 -3 HS đọc. - 1-2 HS trả lời. - HS thực hiện lần lượt các YC. - 1- 2 HS trả lời. - 2 -3 HS đọc. - 1-2 HS trả lời. - HS thực hiện lần lượt từng tranh + 2 x 6 = 12 - HS thực hiện trên phiếu BT. - HS chia sẻ. - 2 -3 HS đọc. - 1-2 HS trả lời. - HS làm bài cá nhân. - HS đổi chéo vở kiểm tra. - HS lắng nghe. Toán TIẾT 93: THỪA SỐ, TÍCH I. MỤC TIÊU: *Kiến thức, kĩ năng: - Nhận biết được thừa số và tích trong phép nhân. - Tính được tích khi biết các thừa số. - Vận dụng giải các bài toán thực tế liên quan đến ý nghĩa của phép nhân. *Phát triển năng lực và phẩm chất: - Phát triển năng lực giải quyết vấn đề, Năng lực giao tiếp toán học. - Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài. - HS: SGK. Đồ dùng học toán. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra: 2. Dạy bài mới: 2.1. Khám phá: - GV cho HS quan sát tranh sgk/tr.7: + Nêu bài toán? + Nêu phép tính? - GV nêu: 3 và 5 gọi là thừa số, kết quả 15 gọi là tích; Phép tính 3 x 5 cũng gọi là tích. - YCHS lấy thêm ví dụ về phép nhân, chỉ rõ các thành phần của phép nhân. - Nhận xét, tuyên dương. - GV lấy ví dụ: Cho hai thừa số: 6 và 2. Tính tích hai số đó. + Bài cho biết gì? + Bài YC làm gì? + Để tính tích khi biết thừa số, ta làm như thế nào? - GV chốt cách tính tích khi biết thừa số. 2.2. Hoạt động: Bài 1: - Gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - GV hướng HS: Vận dụng khám phá. Nêu, viết được thừa số và tích của mỗi phép nhân đã cho vào ô có dấu ? trong bảng. - GV gọi HS nêu thừa số và tích của phép nhân 2 x 6 = 12. - HS hoàn thành bảng trong phiếu BT. - GV qua sát, giúp đỡ HS gặp khó khăn. - Nhận xét, tuyên dương. Bài 2: - Gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - GV hướng dẫn mẫu: a) Yêu cầu HS quan sát hình, nhận xét dấu chấm tròn ở mỗi tấm thẻ rồi nêu phép nhân thích hợp với mỗi nhóm hình. - YC HS làm bài vào vở ô li. b) Sau khi HS nêu đúng phép nhân ở câu a, GV cho HS nêu viết số thích hợp vào ô có dấu ? trong bảng. - HS làm phiếu BT - GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn. - HS trình bày trước lớp. - Đánh giá, nhận xét bài HS. 3. Củng cố, dặn dò: - Hôm nay em học bài gì? - Lấy ví dụ về phép tính nhân, nêu thành phần của phép tính nhân. - Nhận xét giờ học - 2-3 HS trả lời. + Mỗi bể cá có 3 con cá. Hỏi 5 bể như vậy có bao nhiêu con cá? + Phép tính: 3 x 5 = 15 - HS nhắc lại cá nhân, đồng thanh. - HS lấy ví dụ và chia sẻ. - HS chia sẻ: + Cho hai thừa số: 6 và 2. + Bài YC tính tích. + Lấy 6 x 2. - HS lắng nghe, nhắc lại. - 2 -3 HS đọc. - 1-2 HS trả lời. - HS quan sát, lắng nghe. - Thừa số 2 và 6. Tích là 12. - HS thực hiện làm bài cá nhân. - HS đổi chéo kiểm tra. - 2 -3 HS đọc. - 1-2 HS trả lời. - HS làm bài. - HS làm phiếu BT - HS chia sẻ. - HS nêu. - HS chia sẻ. Toán TIẾT 94: LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU: *Kiến thức, kĩ năng: - Củng cố ý nghĩa của phép nhân; nhận biết thừa số, tích của phép nhân. - Tích được tích khi biết các thừa số. - Vận dụng so sánh hai số. Giải bài toán liên quan đến phép nhân. *Phát triển năng lực và phẩm chất: - Phát triển năng lực tính toán, kĩ năng so sánh số. - Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài, phiếu BT - HS: SGK; Bộ đồ dùng Toán. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra: 2. Dạy bài mới: 2.1. Luyện tập: Bài 1: - Gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - GV HDHS thực hiện lần lượt các YC: Tính tích khi biết thừa số: a) Hai thừa số là 2 và 4 b) Hai thừa số là 8 và 2 c) Hai thừa số là 4 và 5 - GV nêu: + Muốn tính tích các thừa số ta làm thế nào? - Nhận xét, tuyên dương HS. Bài 2: - Gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - GV hướng dẫn mẫu: Để tính tích của hai thừa số 5 và 4, ta lấy 5 x 4 = 5 + 5 + 5 + 5 = 20, vậy tích bằng 20, viết 20. - GV gọi HS nêu tích của hai thừa số 2 và 3. - Làm thế nào em tìm ra được tích? - GV hướng dẫn tương tự với các thừa số: 2 và 5; 3 và 5. - Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp. - Nhận xét, tuyên dương. Bài 3: - Gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - HDHS làm bài: a) Cho HS quan sát tranh. Đọc đề bài toán. Phân tích theo cột. - Nêu viết các số vào ô có dấu ? ở phép tính và đáp số của bài giải. b) HS đọc đề bài toán. - HS quan sát tranh, phân tích theo từng hàng. - Nêu viết các số vào ô có dấu ? ở phép tính và đáp số của bài giải. - Nhận xét, đánh giá bài HS. Bài 4: - Gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - GV yêu cầu HS quan sát tranh điền dấu , = thích hợp vào ô trống: Tính tích khi biết thừa số: a) 2 x 4 ? 4 x 2 b) 2 x 4 ? 7 c) 4 x 2 ? 9 - HS chia sẻ trước lớp. - Nhận xét, tuyên dương HS. 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học. - 2 -3 HS đọc. - 1-2 HS trả lời. - HS thực hiện lần lượt các YC. - HS trả lời: Chuyển phép nhân thành tổng các số hạng bằng nhau rồi tính kết quả. - 2 -3 HS đọc. - 1-2 HS trả lời. - HS thực hiện theo cặp lần lượt các YC hướng dẫn. - HS trả lời: tích của 2 và 3 là 6 - Chuyển phép nhân 2 x 3 thành tổng các số hạng bằng nhau và tính KQ. - HS chia sẻ. - 2 -3 HS đọc. - 1-2 HS trả lời. - HS thực hiện chia sẻ. - 1-2 HS trả lời: 5 x 3 = 15 - HS đọc đề. - HS lắng nghe. - 1-2 HS trả lời: 3 x 5 = 15 - 2 -3 HS đọc. - 1-2 HS trả lời. - HS thực hiện chia sẻ. - HS làm bài cá nhân. - HS chia sẻ. Toán TIẾT 95: BẢNG NHÂN 2 I. MỤC TIÊU: *Kiến thức, kĩ năng: - HS hình thành được bảng nhân 2, biết đếm thêm 2. - Vận dụng vào tính nhẩm, giải bài tập, bài toán thực tế *Phát triển năng lực và phẩm chất: - Phát triển năng lực tính toán. - Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài. - HS: SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra: 2. Dạy bài mới: 2.1. Khám phá: - GV cho HS quan sát tranh sgk/tr.9: - Giới thiệu các tấm bìa có 2 chấm tròn, lấy 1 tấm đính lên bảng. Chấm tròn được lấy 1 lần, ta viết: 2 x 1 = 2. - Gọi học sinh đọc. - 2 được lấy 2 lần, ta có: 2x2, gọi học sinh chuyển sang phép cộng để tính kết quả. Vậy 2 x 2 = 4 - Tương tự: 2 được lấy mấy lần? Rồi viết kết quả để hình thành bảng nhân 2. *Nhận xét: Thêm 2 vào kết quả 2 x 2 = 4 ta được kết quả của phép nhân 2 x 3 = 6 - Cho học sinh đọc bảng nhân, đọc thuộc. 2.2. Hoạt động: Bài 1:TC Trò chơi Đố bạn - Gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - Hướng dẫn học sinh vận dụng bảng nhân 2 vừa học để nêu kết quả cho Trò chơi: Đố bạn. ( 1 bạn hỏi gọi 1 bạn trả lời. Nếu trả lời đúng thì được đố bạn khác.) - Cùng học sinh nhận xét. - Gọi học sinh đọc lại bảng nhân 2. - Giáo viên nhận xét chung, tuyên dương học sinh. Bài 2: - Gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - Bảng gồm mấy hàng? Gồm các hàng nào? - Muốn tìm được tích ta làm phép tính gì? Thực hiện như thế nào? - Y/c hs làm SGK. 1 Hs làm bảng phụ. - GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn. - Đánh giá, nhận xét bài HS. 3. Củng cố, dặn dò: - Hôm nay em học bài gì? - Đọc thuộc lòng bảng nhân 2. - Muốn điền được kết quả tích tiếp theo cộng thêm mấy? - Nhận xét giờ học. - Quan sát. Theo dõi - Đọc. - 2 x 2= 2+2=4. vậy 2 x 2=4. - Theo dõi, tính, nêu kết quả. - Đọc, học thuộc bảng nhân 2. - HS lắng nghe, nhắc lại. - Hs đọc thuộc bảng nhân 2. - 2 -3 HS đọc. - 1-2 HS trả lời. - HS lắng nghe. Tham gia chơi trò chơi. - HS nêu. - Hs đọc bảng nhân 2. - 2 -3 HS đọc. - 1-2 HS trả lời. - HS thực hiện làm bài cá nhân. - HS đổi chéo kiểm tra. - HS nêu. - HS chia sẻ. Toán TIẾT 96: LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU: *Kiến thức, kĩ năng: - HS củng cố bảng nhân 2, vận dụng tính nhẩm. - Thực hiện tính trong trường hợp có 2 dấu phép tính. Biết đếm cách đều 2, vận dụng giải toán thực tế. *Phát triển năng lực và phẩm chất: - Phát triển năng lực tính toán, kĩ năng tính nhẩm. - Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài. - HS: SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra: 2.Luyện tập: Bài 1: - Gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - GV HDHS thực hiện lần lượt các YC: a) Bảng có mấy hàng? Muốn điền được hàng kết quả làm như thế nào? - Y/c hs làm sgk. 1 hs làm bảng phụ b) HDHS điền lần lượt kết quả theo dấu. - GV nêu: + Muốn điền được kết quả ta phải học thuộc bảng nhân mấy? + Y/c hs đọc thuộc bảng nhân 2 - Nhận xét, tuyên dương HS. Bài 2: - Gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - Yêu cầu hs đếm thêm 2 rồi điền vào chỗ trống. - Nhận xét dãy số vừa điền. - Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp. - Nhận xét, tuyên dương. - Nếu có t/g gv cho hs đếm cách đều chiều ngược lại hoặc dãy 1,3,5,7,9,11,13,15 Bài 3: - Gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - Y/c hs dựa vào bảng nhân 2, tính nhẩm chọn phép tính thích hợp + Tích của 14 là phép tính nào? + Tích của 16 là phép tính nào? - GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn. - Nhận xét, đánh giá bài HS. Bài 4: a)- Gọi HS đọc YC bài. - Bài toán cho biết gì? - Bài toán hỏi gì? - Muốn biết 5 con cua có bao nhiêu càng ta thực hiện phép tính như thế nào? b)- Gọi HS đọc YC bài. - Bài toán cho biết gì? - Bài toán hỏi gì? - Muốn biết 7 con cua có bao nhiêu càng ta thực hiện phép tính như thế nào? - Y/c hs làm vở 3. Củng cố, dặn dò: - Hôm nay em học bài gì? - Đọc thuộc lòng bảng nhân 2. - Nhận xét giờ học. - 2 -3 HS đọc. - 1-2 HS trả lời. - HS thực hiện lần lượt các YC. - Hs trả lời và làm theo y/c - 1-2 HS trả lời. - 2 -3 HS đọc. - 1-2 HS trả lời. -m Học sinh làm bài cá nhân - Đếm thêm 2 rồi viết số thích hợp vào ô trống. - Học sinh nối tiếp báo cáo kết quả. -Học sinh tương tác, thống nhất KQ - 2 -3 HS đọc. - 1-2 HS trả lời. - HS thực hiện chia sẻ. - 2 -3 HS đọc. - 1-2 HS trả lời - HS làm bài cá nhân. - HS đổi chéo vở kiểm tra. - 2 -3 HS đọc. - 1-2 HS trả lời - HS làm bài cá nhân. - HS đổi chéo vở kiểm tra. - HS nêu. - HS chia sẻ. Toán TIẾT 97: BẢNG NHÂN 5 I. MỤC TIÊU: *Kiến thức, kĩ năng: - HS hình thành được bảng nhân 5, biết đếm thêm 5. - Vận dụng vào tính nhẩm, giải bài tập, bài toán thực tế *Phát triển năng lực và phẩm chất: - Phát triển năng lực tính toán. - Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài. - HS: SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra: 2. Dạy bài mới: 2.1. Khám phá: - GV cho HS quan sát tranh sgk/tr.12: *GV cho HS trải nghiệm trên vật thật - Cho học sinh lấy 1 tấm bìa có 5 chấm tròn lên bàn. - Gắn 1 tấm bìa có 5 chấm tròn lên bảng và hỏi: Có mấy chấm tròn? - Năm chấm tròn được lấy mấy lần? - 5 được lấy 1 lần nên ta lập được phép nhân: 5x1=5 (ghi lên bảng phép nhân này). - Hướng dẫn học sinh lập các phép tính còn lại tương tự như trên. Sau mỗi lần học sinh lập được phép tính mới giáo viên ghi phép tính này lên bảng để có bảng nhân 5. *Nhận xét: Thêm 5 vào kết quả 5 x 2 = 10 ta được kết quả của phép nhân 5 x 3 = 15 - Chỉ bảng và nói: Đây là bảng nhân 5. các phép nhân trong bảng đều có một thừa số là 5, thừa số còn lại lần lượt là các số 1, 2, 3,..., 10. - Học sinh đọc bảng nhân 5 vừa lập được +Sau đó cho học sinh thời gian để tự học thuộc lòng bảng nhân này. - Xoá dần bảng cho học sinh học thuộc lòng. - Tổ chức cho học sinh thi đọc thuộc lòng bảng nhân 5. 2.2. Hoạt động: Bài 1:Số? - Gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - GV HDHS thực hiện lần lượt các YC: -Bảng có mấy hàng? Muốn điền được hàng kết quả làm như thế nào? - Y/c hs làm sgk. 1 hs làm bảng phụ - GV nêu: + Muốn điền được kết quả ta phải học thuộc bảng nhân mấy? + Y/c hs đọc thuộc bảng nhân 5 - Nhận xét, tuyên dương HS. Bài 2:Tìm cánh hoa cho ong đậu? - Gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - Nhìn vào các hình ảnh trong sách con biết được điều gì? - Y/c hs làm SGK - GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn. - Đánh giá, nhận xét bài HS. - Muốn tìm chính xác cánh hoa của mỗi chú ong cần dựa vào bảng nhân mấy? 3. Củng cố, dặn dò: - Hôm nay em học bài gì? - Đọc thuộc lòng bảng nhân 5. - Muốn điền được kết quả tích tiếp theo cộng thêm mấy? - Nhận xét giờ học. *HS trải nghiệm trên vật thật - Quan sát hoạt động của giáo viên và trả lời có 5 chấm tròn. - Học sinh trả lời. - Năm chấm tròn được lấy 1 lần. - Học sinh đọc phép nhân: 5 nhân 1 bằng 5. - Lập các phép tính 5 nhân với 3, 4, 5, 6,..., 10 theo hướng dẫn của giáo viên. - Nghe giảng. - Cả lớp nói tiếp nhau đọc bảng nhân 5 lần -Tự học thuộc lòng bảng nhân 5. - Đọc bảng nhân. - Thi đoc thuộc bảng nhân 5. - 2 -3 HS đọc. - 1-2 HS trả lời. - HS thực hiện làm bài cá nhân. - HS đổi chéo kiểm tra. - 2 -3 HS đọc. - 1-2 HS trả lời. - HS thực hiện làm bài cá nhân. - HS đổi chéo kiểm tra. - hs trả lời Toán TIẾT 98: LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU: *Kiến thức, kĩ năng: - HS củng cố bảng nhân 5, vận dụng tính nhẩm. - Thực hiện tính trong trường hợp có 5 dấu phép tính. Biết đếm cách đều 5, vận dụng giải toán thực tế. *Phát triển năng lực và phẩm chất: - Phát triển năng lực tính toán, kĩ năng tính nhẩm. - Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài. - HS: SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra: 2.Luyện tập: Bài 1: - Gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - GV HDHS thực hiện lần lượt các YC: a) Bảng có mấy hàng? Muốn điền được hàng kết quả làm như thế nào? - Y/c hs làm sgk. 1 hs làm bảng phụ b) HDHS điền lần lượt kết quả theo dấu. - GV nêu: + Muốn điền được kết quả ta phải thực hiện lần lượt các phép tính từ trái qua phải và học thuộc bảng nhân mấy? + Y/c hs đọc thuộc bảng nhân 5 - Nhận xét, tuyên dương HS. Bài 2: - Gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - Yêu cầu hs đếm thêm 5 rồi điền vào chỗ trống. - Nhận xét dãy số vừa điền. - Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp. - Nhận xét, tuyên dương. - Nếu có t/g gv cho hs đếm cách đều chiều ngược lại – GV có thể liên hệ với cách đếm ước lượng các đồ vật theo nhóm 5. Chẳng hạn: Để đếm một rổ quả (ổi, táo,...), người ta thường nhóm 5 quả cho một lần đếm (5 quả150 lấy thêm nhóm 5 quả nữa là 10 quả, thêm nhóm 5 quả nữa là 15 quả,... đến khi vừa hết quả hoặc còn thừa ít hơn 5 quả). Bài 3: - Gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - Y/c hs dựa vào bảng nhân 2 và 5, tính nhẩm các phép tính ở toa tàu. + toa tàu nào có phép tính lớn nhất? + toa tàu nào có phép tính nhỏ nhất? - GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn. - Nhận xét, đánh giá bài HS. Bài 4: a)- Gọi HS đọc YC bài. - Bài toán cho biết gì? - Bài toán hỏi gì? - Muốn biết 5 đoạn tre bác Hòa làm được bao nhiêu ống hút ta thực hiện phép tính như thế nào? (Hướng dẫn Hs giải bài toán hoàn chỉnh) - Y/c hs làm vở 3. Củng cố, dặn dò: - Hôm nay em học bài gì? - Đọc thuộc lòng bảng nhân 5. - Nhận xét giờ học. - 2 -3 HS đọc. - 1-2 HS trả lời. - HS thực hiện lần lượt các YC. - Hs trả lời và làm theo y/c - 1-2 HS trả lời. - 2 -3 HS đọc. - 1-2 HS trả lời. -m Học sinh làm bài cá nhân - Đếm thêm 5 rồi viết số thích hợp vào ô trống. - Học sinh nối tiếp báo cáo kết quả. -Học sinh tương tác, thống nhất KQ - 2 -3 HS đọc. - 1-2 HS trả lời. - HS thực hiện chia sẻ. - 2 -3 HS đọc. - 1-2 HS trả lời - HS làm bài cá nhân. - HS đổi chéo vở kiểm tra. - HS nêu. - HS chia sẻ. Toán TIẾT 99: PHÉP CHIA I. MỤC TIÊU: *Kiến thức, kĩ năng: - HS nhận biết khái niệm ban đầu về phép chia, đọc, viết phép chia. - Hs biết từ một phép nhân viết được 2 phép tính chia tương ứng,từ đó tính được một số phép chia đơn giản dựa vào phép nhân tương ứng. – Vận dụng giải một số bài tập về phép nhân, chia với số đo đại lượng, giải bài toán thực tế liên quan đến phép nhân, phép chia. *Phát triển năng lực và phẩm chất: - Phát triển năng lực tính toán,giải các bài toán thực tế có lời văn. - HS phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học. - Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài. - HS: SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra: 2. Dạy bài mới: 2.1. Khám phá: - GV cho HS quan sát tranh sgk/tr.15: a) Giới thiệu phép chia 3. - Y/c Hs đọc bài toán. - Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? - Giúp Hs hình thành thao tác thực tế chia 6 quả cam vào 3 đĩa để tìm mỗi đĩa có bao nhiêu quả cam. - Hs trình bày cách chia. - Viết phép chia: 6:3 = 2 - Y/c Hs đọc phép chia. - Giới thiệu dấu chia, cách viết b) Giới thiệu phép chia 2. - Y/c Hs đọc bài toán. - Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? - Giúp Hs hình thành thao tác thực tế chia 6 quả cam vào các đĩa, mỗi đĩa 2 quả cam để tìm số đĩa - Hs trình bày cách chia. - Viết phép chia: 6:2 = 3 - Y/c Hs đọc phép chia. - Giới thiệu dấu chia, cách viết c) Nêu nhận xét quan hệ giữa phép nhân và phép chia - Mỗi đĩa có 2 quả cam, có 3 đĩa như vậy có bao nhiêu quả? - Có 6 quả cam chia thành 3 đĩa bằng nhau, mỗi đĩa có bao nhiêu quả? - Có 6 quả cam, mỗi đĩa 2 quả cam thì được mấy đĩa? - Từ một phép nhân ta có thể lập được 2 phép chia tương ứng 2 x 3 = 6 6 : 2 = 3 6 : 3 = 2 2.2. Hoạt động: Bài 1: - Gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - Hướng dẫn học sinh nối phép tính thích hợp. - Cùng học sinh nhận xét. - Giáo viên nhận xét chung, tuyên dương học sinh. Củng cố:- Từ bài toán thứ nhất đẫn ra phép nhân 5 X 3 = 15 (nối mẫu); -Từ bài toán thứ hai (chia theo nhóm) dẫn ra phép chia 15:5 = 3; -Từ bài toán thứ ba (chia theo thành phần) dẫn ra phép chia 15 : 3 = 5. Bài 2:Viết mỗi phép nhân viết 2 phép chia. - Gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - gọi hs đọc mẫu - Y/c hs làm SGK. 2 Hs làm bảng phụ. - GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn - Nhận xét mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia. - Đánh giá, nhận xét bài HS. 3. Củng cố, dặn dò: - Hôm nay em học bài gì? - Nêu lại mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia. - Nhận xét giờ học. - 2 -3 HS đọc. - 1-2 HS trả lời. - HS lắng nghe. Tham gia hoạt động -Chia đều 6 quả cam thành 3 phần ta có phép chia tìm được mỗi phần có 2 quả cam - 2 -3 HS đọc. - 2 -3 HS đọc. - HS lắng nghe. Tham gia hoạt động -Chia đều 6 quả cam thành các phần, mỗi phần 2 quả cam ta có phép chia tìm được 3 phần như vậy - 2 -3 HS đọc. -2 x 3 = 6 ( quả) - 6 : 3 = 2 ( quả) - 6 : 2 = 3 ( đĩa) - 2 -3 HS đọc. - 2 -3 HS đọc. - HS lắng nghe. Nối vào sgk - Hs nx - 2 -3 HS đọc. - 2 -3 HS đọc. - HS làm bài - Hs nx - HS nêu và thực hiện yêu cầu. Toán TIẾT 100: LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh - Củng cố ý nghĩa phép chia, tính phép chia từ phép nhân tương ứng, thực hiện phép nhân, phép chia với số đo đại lượng, vận dụng vào giải bài toán thực tế (có lời văn) liên quan đến phép chia. *Phát triển năng lực và phẩm chất: - Phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán hoc. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài. - HS: SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra: 2. Luyện tập: Bài 1: - Gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - GV HDHS thực hiện lần lượt các YC: a) YCHS tính nhẩm dựa vào bảng nhân 2, nhân 5 viết các tích còn thiếu trong bảng b) YCHS dựa vào bảng nhân ở câu a để thực hiện các phép tính chia, rồi viết kết quả vào ô có dấu trong bảng. - Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp. - Nhận xét, tuyên dương. Bài 2: - Gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - Tổ chức HS làm bài vào vở - Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp. - Nhận xét, tuyên dương. Bài 3: - Gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - YCHS thao tác với từng cách chia ở từng câu - Tổ cức HS hoạt động nhóm thực hiện - Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp. - Nhận xét, tuyên dương. Bài 4: - Gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - Tổ chức HS làm bài vào vở - Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp. - GV nhận xét, khen ngợi HS. 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học. - HS đọc. - HS trả lời. - HS thực hiện lần lượt các YC vào vở vào trao đổi với bạn bên cạnh cách làm của mình. - HS đọc. - HS trả lời. - HS làm vở, chia sẻ bài làm với bạn - HS đọc. - HS trả lời. HS hoạt động nhóm thống nhất cách làm và làm vào phiếu nhóm - HS đọc. - HS trả lời. - HS làm vở, chia sẻ bài làm với bạn Toán TIẾT 101: SỐ BỊ CHIA, SỐ CHIA, THƯƠNG I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh - Nhận biết được số bị chia, số chia, thương trong phép chia. - Tính được thương khi biết được số bị chia, số chia. - Vận dụng vào bài toán thực tế liên quan đến phép chia. *Phát triển năng lực và phẩm chất: - Phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán hoc. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài - HS: SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động: 2. Khám phá: - GV cho HS quan sát tranh: + Nêu bài toán? + Nêu phép tính? - GV nêu: 10 là số bị chia, 2 là số chia, kết quả 5 gọi là thương; Phép tính 10 : 2 cũng gọi là thương. - YCHS lấy thêm ví dụ về phép chia, chỉ rõ các thành phần của phép chia. - Nhận xét, tuyên dương. - GV lấy ví dụ: Số bị chia là 14, số chia là 2. Tính thương của phép chia đó. + Bài cho biết gì? + Bài YC làm gì? + Để tính thương khi biết số bị chia và số chia, ta làm như thế nào? - GV chốt cách tính thương khi biết số hạng. 2.2. Hoạt động: Bài 1: - Gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - GV hướng dẫn mẫu: Nêu thành phần của phép tính chia (số bị chia, số chia, thương của từng cột) - GV gọi HS nêu thành phần từng cột phép tính chia - Nhận xét, tuyên dương. Bài 2:a, - Gọi HS đọc YC bài. - Bài toán cho biết gì - Bài toán hỏi gì? - Tổ chức hoc sinh thảo luận nhóm - GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn. - Tổ chức HS chia sẻ trước lớp - Đánh giá, nhận xét bài HS. Bài 2:b, - Gọi HS đọc YC bài. - Tổ chức học sinh làm vào vở - Tổ chức HS chia sẻ trước lớp - GV nhận xét, khen ngợi HS. 3. Củng cố, dặn dò: - Hôm nay em học bài gì? - Lấy ví dụ về phép tính chia, nêu thành phần của phép tính chia. - Nhận xét giờ học. - HS trả lời. + Chia đều 10 bông hoa vào 2 lọ. Hỏi mỗi lọ có mấy bông hoa? + Phép tính: 10 : 2 = 5 - HS nhắc lại cá nhân, đồng thanh. - HS lấy ví dụ và chia sẻ. - HS chia sẻ: + Bài YC tính thương. + Lấy 14 : 2 = 7. - HS lắng nghe, nhắc lại. - HS đọc. - HS trả lời. - HS lắng nghe. - HS nêu. - HS đọc. - HS trả lời. - HS thảo luận, phân tích và đưa ra cách chọn đúng nhất. - HS đọc. - HS thực hiện làm bài cá nhân, nêu thành phần của từng phép tính chia ở câu a. - HS đổi chéo kiểm tra. - HS chia sẻ. Toán TIẾT 102: LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh - Củng cố nhận biết của số bị chia, số chia, thương của phép chia. - Biết cách tìm thương khi biết số bị chia, số chia. - Lập được phép tính chia khi biết số bị chia, số chia, thương tương ứng. - Phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán hoc. - Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài - HS: SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra: 2. Luyện tập: Bài 1: - Gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - GV HDHS thực hiện lần lượt YC từ một phép nhân suy ra 2 phép tính chia tương ứng rồi viết số bị chia, số chia, thương vào chỗ dấu hỏi chấm. - Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp. - Nhận xét, tuyên dương HS. Bài 2: - Gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - Tổ chức học sinh tìm thương khi biết số bị ch
Tài liệu đính kèm: