Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Cánh diều) - Chương trình học kỳ II - Bộ 1

docx 272 trang Người đăng hoaian2 Ngày đăng 09/01/2023 Lượt xem 272Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Cánh diều) - Chương trình học kỳ II - Bộ 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Cánh diều) - Chương trình học kỳ II - Bộ 1
Ngày soạn: //
Ngày dạy: //
BÀI: TỔNG CÁC SỐ HẠNG BẰNG NHAU
(1 TIẾT)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Dựa vào hình ảnh, tính tổng của nhiều số (theo thứ tự từ trái sang phải). 
- Làm quen với tổng các số hạng bằng nhau. 
- Dựa vào tổng các số hạng bằng nhau hoặc dựa vảo hình ảnh, làm quen với cách nói: cái gì đuợc lấy lần mấy.
2. Năng lực
* Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
* Năng lực riêng: Tư duy và lập luận toán học, mô hình hóa toán học, giao tiếp toán học.
3. Phẩm chất: 
- Bồi dưỡng phẩm chất yêu nước
- Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên xã hội, Âm nhạc, Giáo dục thể chất.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV.
- Hình vẽ để sử dụng cho nội dung bài học và bài tập.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
- SGK, vở ghi, bảng con
- Tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. BÀI HỌC VÀ THỰC HÀNH
Mục tiêu: Thông qua các hoạt động học sinh nắm được cách tính tổng của nhiều số hạng bằng nhau và áp dụng vào thực hành
Cách tiến hành:
Bước 1: Giới thiệu tổng các số hạng bằng nhau 
- GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân. 
Tính tổng số quả chuối. 
+ Nêu các số hạng của tổng
Tính tổng số quả dâu 
+ Nhận xét các số hạng của tồng 
+ Có mấy số hạng? 
- GV chỉ vào tổng 3 + 3 + 3 + 3 và giới thiệu đây là tổng các số hạng bằng nhau, có 4 số hạng, mỗi số hạng đều bằng 3 nên ta nói: 3 được lấy 4 lần. 
Hình ảnh được lặp lại về mặt số lượng
- GV khái quát vừa chỉ vào hình ảnh những trái dâu, vừa nói theo nội dung:
Cái gì được lấy mấy lần
Tổng các số hạng bằng nhau
Bước 2: Thực hành 
- GV hướng dẫn HS phân tích mẫu, đặt câu hỏi: 
+ Hình ảnh gì được lặp lại? 
+ Viết rồi tính tổng
+ Nhận xét tổng 
+ Cái gi được lấy mấy lần? 
- GV yêu cầu HS thực hiện cá nhân làm các câu a, b theo mẫu.
B. LUYỆN TẬP
Mục tiêu: HS làm bài tập, luyện tập tính tổng của các số hạng bàng nhau
Cách tiến hành:
Nhiệm vụ 1: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT1
- GV cho HS quan sát mẫu và phân tích
- GV yêu cầu HS thực hiện cá nhân hoàn thành phần a), b) tương tự mẫu
- GV sửa bài, gọi HS viết phép tính và giải thích cách làm
- GV nhận xét, tuyên dương HS thực hiện đúng
Nhiệm vụ 2: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT2
- GV yêu cầu HS quan sát tranh và thực hiện yêu cầu
- GV sửa bài, gọi HS đọc kết quả
- GV nhận xét, tổng kết
C. CỦNG CỐ
Mục tiêu: HS củng cố lại một lần nữa kiến thức đã học thông qua trò chơi Gió thổi
Cách tiến hành:
- GV: Gió thổi, gió thổi!
- GV: Thổi 5 nhóm, mỗi nhóm 4 bạn đứng lên
- GV nhận xét, đánh giá kết quả, thái độ học tập của HS.
- HS tính :
Tổng số quả chuối:
 2 + 3 + 3 + l = 9 (tính từ trái sang phải) 
+ Các số hạng của tổng: 2, 3, 3, 1. 
Tổng số quả dâu: 
3 + 3 + 3 + 3 = 12 (tính từ trái sang phải) 
+ Các số hạng bằng nhau, mỗi số hạng đều bằng 3
+ Có 4 số hạng
- HS lắng nghe
- HS quan sát mẫu, trả lời:
+ 2 con chim cánh cụt
+ Tổng: 2 + 2 + 2 + 2 + 2 = 10
+ Các số hạng trong tổng bằng nhau
+ Số 2 được lấy 5 lần
- HS thực hiện:
a) 2 + 2 + 2 + 2 = 8
 2 được lấy 4 lần
b) 3 + 3 + 3 = 9
 3 được lấy 3 lần
- HS phân tích mẫu:
+ Hình ảnh 5 quả táo được lặp lại
+ Tổng: 5 + 5 + 5 = 15
+ Các số hạng trong tổng bằng nhau
+ Số 5 được lặp lại 3 lần
- HS thực hiện cá nhân
- HS viết phép tính:
a) 2 + 2 + 2 + 2 + 2 + 2 = 12
 2 được lấy 6 lần
b) 3 + 3 + 3 + 3 + 3 = 15
 3 được lấy 5 lần
- HS lắng nghe
- HS quan sát tranh và điền số thích hợp vào dấu ?
- HS đọc kết quả:
+ Có 4 loại con vật mỗi loại đề có 3 con nên ta có: 
3 được lấy 4 lần
- HS lắng nghe
- HS: Thổi gì, thổi gì?
- HS 4 được lấy 5 lần.
- HS lắng nghe GV nhận xét
Ngày soạn: //
Ngày dạy: //
BÀI: PHÉP NHÂN
 (3 TIẾT)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nhận biết: 
• Ý nghĩa của phép nhân: sự lặp lại, phép nhân là cách viết khác của tổng các số hạng bằng nhau. 
• Dấu nhân. 
• Thuật ngữ thể hiện phép nhân: cái gì được lấy mấy lần? 
- Quan sát hình ảnh, nói được tình huống xuất hiện phép nhân, viết được phép nhân thích hợp.
- Viết tổng các số hạng bằng nhau thành phép nhân. 
- Tính được kết quả phép nhân dựa vào việc tính tồng các số hạng bằng nhau. 
- Làm quen bài toán về ý nghĩa của phép nhân, bước đầu phân biệt với bài toán về ý nghĩa của phép cộng. 
2. Năng lực
* Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
* Năng lực riêng: Tư duy và lập luận toán học, mô hình hóa toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học.
3. Phẩm chất: 
- Bồi dưỡng phẩm chất yêu nước, trách nhiệm
- Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội, Tiếng Việt
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV.
- 20 khối lập phương
2. Đối với học sinh
- SGK, vở ghi, bút, phấn, bảng con
- 10 khối lập phương
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước cho HS làm quen với bài học mới.
Cách tiến hành:
- GV cho HS chơi trò chơi “Gió thổi”
- GV: Gió thổi, gió thổi!
- GV: Thổi 3 nhóm, mỗi nhóm 6 bạn đứng lên
- GV cùng cả lớp nhận xét, đánh giá, dẫn HS vào bài học mới
B. BÀI HỌC VÀ THỰC HÀNH
Mục tiêu: HS viết được dấu nhân, phép tính nhân và thực hành viết phép nhân và tìm kết quả của phép nhân 
Cách tiến hành:
Bước 1: Hình thành phép nhân 
- GV cho HS đọc yêu cầu 
+ Có tất cả bao nhiêu bút chì?
- GV yêu cầu HS (nhóm đôi) thảo luận cách làm. 
- GV yêu cầu HS tính toán để tìm số bút chì có tất cả ra bảng con.
- GV cho HS nhận xét các sổ hạng của tổng 
- GV với tổng các số hạng bằng nhau, ta có thể viết thành phép nhân, do 3 được lấy 4 lần nên ta viết phép nhân: 3 x 4 = 12
- GV giới thiệu cách đọc: ba nhân bốn bằng mười hai.
Bước 2: Viết dấu nhân, phép tính nhân
Bài 1
- GV giới thiệu dấu x.
- GV hướng dẫn cách viết.
- GV hướng dẫn viết phép tính 3 x 4 = 12
Bước 3: Thực hành viết phép nhân và tìm kết quả của phép nhân
Bài 2: 
GV yêu cầu 4 HS xoè hai bàn tay và đứng trước lớp.
a) Số bàn tay của 4 bạn?
- GV đặt câu hỏi:
+ Mỗi bạn có mấy bàn tay?
+ Có mấy bạn?
+ Như vậy 2 bàn tay được lặp lại mấy lần? 
- GV yêu cầu HS viết phép nhân trên bảng con (không viết kết quả) 
- GV yêu cầu HS chỉ vào từng số của phép nhân 2 x 4 và nói: 2 bàn tay được lấy 4 lần.
b) - GV yêu cầu HS nhóm đôi thảo luận và viết phép tính.
- GV sửa bài, tập cho các em nói theo cách ở câu a.
Bài 3: Tìm kết quả phép nhân bằng cách chuyển về tổng các số hạng bằng nhau (có dùng các khối lập phương để tường minh cách làm).
- Tìm hiểu mẫu
- GV đặt câu hỏi:
• Yêu cầu của bài? 
• Quan sát phép nhân: 2 x 4
+ Cái gì được lấy mấy lần? 
+ Thể hiện bằng ĐDHT. 
• Muốn biết có tất cả bao nhiêu khối lập phương, ta tính thế nào?
- GV yêu cầu HS (nhóm đôi) thực hiện câu a, câu b theo mẫu.
a) 7 x 2 b) 6 x 3
C. LUYỆN TẬP
Mục tiêu: HS làm bài tập để củng cố lại cách viết phép nhân và tìm kết quả của phép nhân
Cách tiến hành:
Nhiệm vụ 1: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT1
- GV cho HS tìm hiểu mẫu, trả lời câu hỏi:
+ Tại sao lại viết phép nhân 5 x 3?
- GV yêu cầu HS thực hiện câu a, b theo mẫu
- GV chữa bài cho các em, khuyến khích HS nói như mục tìm hiểu mẫu
- GV tuyên dương, khen ngợi các bạn đã thực hiện phép tính đúng, trình bày đẹp.
Nhiệm vụ 2: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT2
- GV cho HS tìm hiểu mẫu, nhận biết:
• Quan sát hình ảnh, viết tổng các số hạng bằng nhau, tính tổng để tìm số chấm tròn có tất cả.
• Viết tổng các số hạng bằng nhau thành phép nhân. • Tập nói theo hai cách: 
+ Có 3 nhóm, mỗi nhóm 2 hình tròn, 2 được lấy 3 lần, 2 x 3 = 6.
+ Tổng có 3 số hạng, mỗi số hạng đều bằng 2, 2 được lấy 3 lần, 2 x 3 = 6. 
- GV yêu cầu HS thực hiện các câu a, b, c, d trên bảng con. 
- Khi sửa bài, gọi HS nói theo theo 2 cách (mẫu).
- GV chữa bài cho HS, sau đó GV nhận xét và khen ngợi tinh thần học tập của các bạn.
Nhiệm vụ 3: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT3
- GV gọi HS trả lời câu hỏi:
+ Yêu cầu của bài là gì? 
- GV cho HS tìm hiểu mẫu và trình bày trước lớp
- GV yêu cầu HS thực hiện phần a), b), c), d) trên bảng con, lưu ý viết đầy đủ theo mẫu
- GV chữa bài, yêu cầu HS nói theo mẫu:
+ Tổng gồm ... số hạng, mỗi số hạng đều bằng ..., ... được lấy ... lần , ... x ...
- GV nhận xét, tuyên dương các bạn thực hiện dúng
Nhiệm vụ 4: Hoạt động cặp đôi, hoàn thành BT4
- GV yêu cầu HS nhóm đôi tìm hiểu yêu cầu và tìm hiểu mẫu
- GV yêu cầu HS thực hiện từng câu trên bảng con, với mỗi câu viết đầy đủ theo mẫu
- GV sửa bài, gọi HS trình bày kết quả, giải thích tại sao viết thành tổng như vậy.
Ví dụ: 5 x 4 tức là 5 được lấy 4 lần, tổng gồm 4 số hạng, mỗi số hạng đều bang 5: 
5 + 5 + 5 + 5.
- GV nhận xét kết quả của HS.
Nhiệm vụ 5: Hoạt động cặp đôi, hoàn thành BT5
- GV yêu cầu HS nhóm đôi tìm hiểu bài
+ Xác định yêu cầu của bài.
+ Quan sát hình ảnh.
- GV yêu cầu HS nhóm đôi thực hiện tính và tìm cây mà mỗi con chim sẽ bay tới
- GV sửa bài, gọi HS trình bày cách tính kết quả phép nhân
- GV nhận xét kết quả của HS, tuyên dương các nhóm thực hiện tốt.
Nhiệm vụ 6: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT6
- GV yêu cầu HS tìm hiểu bài xác định yêu cầu của bài.
- GV cho HS quan sát mẫu trả lời:
+ Có mấy lần 3 chấm tròn?
+ Cái gì được lấy mấy lần
- GV yêu cầu HS thực hiện các phần còn lại tương tự mẫu
- GV sửa bài, gọi HS đọc phép nhân
- GV nhận xét kết quả của HS, tuyên dương các HS thực hiện đúng
Nhiệm vụ 7: Hoạt động nhóm đôi, hoàn thành BT7
- GV yêu cầu HS tìm hiểu bài xác định yêu cầu của bài.
- GV yêu cầu HS nhóm đôi thực hiện
- GV sửa bài, giúp HS hệ thống lại cách suy nghĩ:
Ví dụ: 3 x 4 = 12 ® 3 được lấy 4 lần ® 3 khối lập phương được lấy 4 lần ® hình ảnh các khối lập phương màu đỏ
- GV nhận xét kết quả của HS, tuyên dương các HS thực hiện tốt
* Vui học
- GV cho HS quan sát tranh, nhận biết: kết quả phép nhân dựa vào việc xác định số bạn có tất cả
D. CỦNG CỐ
Mục tiêu: HS củng cố lại một lần nữa kiến thức đã học thông qua trò chơi Kết bạn
Cách tiến hành:
- GV chuẩn bị một số bảng con có viết phép tính nhân, tổng các số hạng bàng nhau, kết quả.
Các bảng trên không để theo thứ tự, úp xuống
Mỗi lần chơi 9 bạn, mỗi bạn lấy một bảng con bất kì. Các bạn “kết bạn” thành nhóm 3 và đứng theo thứ tự: phép nhân, tổng, kết quả.
Ví dụ:
- GV chia lớp thành các nhóm 9 bạn lần lượt tham gia trò chơi
* Hoat động thực tế
- GV hướng dẫn HS vẽ hình theo ý thích thể hiện 3 nhóm, mỗi nhóm có 2 đối tượng.
Ví dụ:
- GV nhận xét, đánh giá kết quả, thái độ học tập của HS.
- HS: Thổi gì, thổi gì?
- HS: 6 được lấy 3 lần.
- HS nghe GV giới thiệu bài mới
- HS đọc yêu cầu
- HS thảo luận tìm cách làm
• Đếm. 
• Tính toán. 
- HS tính ra bảng con:
3 + 3 + 3 + 3 = 12
- HS nhận xét: Các số hạng bằng nhau, đều bằng 3.
- HS lắng nghe, ghi nhớ
- HS đọc trôi chảy.
- HS lắng nghe
- HS viết trên bảng con
- HS viết trên bảng con.
- HS xòe bàn tay đưng trước lớp
- HS trả lời:
+ Mỗi bạn có hai bàn tay
+ Có 4 bạn
+ 2 bàn tay được lặp lại 4 lần
- HS viết trên bảng con:
2 x 4
- HS chỉ và nói
- HS thảo luận và viết phép tính:
 5 x 8
- HS chỉ vào từng số của phép nhân 5 x 8 và nói: 5 ngón tay được lặp lại 8 lần
- HS trả lời
+ Tính kết quả của phép nhân
+ 2 được lấy 4 lần
+ Lấy 4 nhóm, mỗi nhóm 2 khối lập phương
+ Phép tính:
2 + 2 + 2 + 2 = 8
2 x 4 = 8
- HS thảo luận, thực hiện câu a, b theo mẫu
- HS quan sát mẫu trả lời:
+ Có 3 nhóm, mỗi nhóm 5 hình tam giác, 5 được lấy 3 lần, 5 x 3
- HS thực hiện theo mẫu:
a) 8 x 2 b) 7 x 4
- HS nói theo mục tìm hiểu mẫu:
a) Có 2 nhóm, mỗi nhóm 8 khối lập phương, 8 lấy 2 lần, 8 x 2
b) Có 4 nhóm, mỗi nhóm 7 khối hộp chữ nhật, 7 lấy 4 lần, 7 x 4
- HS lắng nghe GV nhận xét, tuyên dương.
- HS tìm hiểu mẫu và nhận biết
+ HS tập nói
- HS thực hiện trên bảng con
- HS nói các câu theo 2 cách theo mẫu
- HS lắng nghe GV nhận xét
- HS lắng nghe GV hỏi, HS trả lời
+ Viết phép nhân
- HS tìm hiểu mẫu và trình bày:
+ Viết tổng các số hạng bằng nhau thành phép nhân. 
+ Tổng gồm 4 số hạng, mỗi số hạng đều bằng 10, 10 được lấy 4 lần, 10 x 4.
- HS thực hiện bài trên bảng con
- HS nói theo mẫu
- HS lắng nghe nhận xét, tuyên dương.
- HS nhóm đôi tìm hiểu:
+ Ta phải tìm kết quả của phép nhân.
+ Ta viết phép nhân thành tổng các số hạng bằng nhau, tính tổng. 
+ Viết kết quả của phép nhân. 
- HS thực hiện trên bảng con
- HS trình bày, giải thích theo mẫu
- HS lắng nghe
- HS tìm hiểu bài: 
+ Có một tia số các số 25, 30, 35, 40, 45, 50 ứng với mỗi số có một cây là nhà cùa mỗi con vật.
+ Có bốn con chim: màu hồng, màu xanh dương, màu xanh lá, màu cam. Dưới mỗi con chim có một phép nhân, kết quả phép nhân là số nào thì chim sẽ bay tới cây ứng với số đó. 
+ Kết quả phép nhân dựa vào tổng các số hạng bằng nhau. 
- HS thảo luận nhóm đôi thực hiện
- HS trình bày
+ Chim màu hồng: cây số 40.
+ Chim màu xanh dương: cây số 50.
+ Chim màu xanh lá: cây số 30.
+ Chim màu cam: cây số 25.
- HS lắng nghe
- HS tìm hiểu xác định yêu cầu của bài: Viết phép tính nhân
- HS trả lời:
+ Có 1 lần 3 chấm tròn
+ 3 chấm tròn được lặp lại 1 lần. 
Viết phép tính: 3 x 1 = 1
- HS thực hiện
- HS đọc:
2 x 1 = 2 5 x 1 = 5
- HS lắng nghe nhận xét
- HS tìm hiểu xác định yêu cầu của bài: Tìm hình ảnh phù hợp với phép tính
- HS nhóm đôi thực hiện
- HS lắng nghe GV sửa bài, hoàn thành các phép tính còn lại
- HS lắng nghe nhận xét
- HS quan sát tranh nhận biết: có 3 nhóm HS (đọc sách, đá banh, đạp xe); mỗi nhóm có 4 bạn, 4 được lấy 3 lần, ta có phép nhân 4 x 3 = 12
- HS lắng nghe GV phổ biến luật chơi
- Cả lớp tham gia trò chơi
- HS vẽ hình theo ý thích để thể hiện phép tính 2 x 3
- HS lắng nghe
Ngày soạn: //
Ngày dạy: //
BÀI: THỪA SỐ - TÍCH
 (1 TIẾT)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nhận biết tên gọi các thành phần của phép nhân
- Phân biệt tên gọi các thành phần phép cộng, phép trừ, phép nhân
2. Năng lực
* Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
* Năng lực riêng: mô hình hóa toán học, giao tiếp toán học.
3. Phẩm chất: 
- Bồi dưỡng phẩm chất trách nhiệm, ham đọc sách
- Tích hợp: Tự nhiên và Xã hội
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV.
- Hình vẽ để sử dụng cho nội dung bài học và bài tập.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
- SGK, vở ghi, bút viết, bảng con
- Tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước cho HS làm quen với bài học mới.
Cách tiến hành:
- GV cho HS chơi trò chơi “Gió thổi”
- GV: Gió thổi, gió thổi!
- GV: Thổi 4 nhóm, mỗi nhóm 3 bạn (HS chỉ vào 4 nhóm 3 HS đi xe đạp)
- GV: Gió thổi, gió thổi!
- GV: Thổi phép nhân tương ứng với câu “3 được lấy 4 lần bằng 12” ra bảng con
- GV cùng cả lớp nhận xét, đánh giá, dẫn HS vào bài học mới
B. BÀI HỌC VÀ THỰC HÀNH
Mục tiêu: HS nắm được các thành phần của phép nhân và biết áp dụng để thực hành.
Cách tiến hành:
Bước 1: Giới thiệu tên gọi các thành phần của phép nhân
- GV viết lên bảng lớp phép nhân 3 x 4 = 12
GV giới thiệu tên gọi các thành phần của phép nhân (nói và viết lên bảng như sgk).
- GV lần lượt chỉ vào số 3, 4, 12 yêu cầu HS nói tên các thành phần
- GV nói tên các thành phần: thừa số, thừa số, tích yêu cầu HS nói số và phép tính.
Bước 2: Thực hành 
Bài 1: Gọi tên các thành phần của phép nhân
- GV cho HS nhóm đôi sử dụng sgk gọi tên các thành phần của các phép nhân (theo mẫu).
- GV sửa bài, đưa thêm một số phép nhân khác: 2 x 5 = 10, 5 x 3 = 15, 9 x 7 = 63
Bài 2: Viết phép nhân
- GV cho HS tìm hiểu bài: nhận biết mỗi cột trong bảng là các thành phần của một phép nhân cần viết các phép nhân đó ra bảng con 
- GV ví dụ: 3, 10 và 30 lần lượt là thừa số, thừa số và tích
Phép nhân tương ứng là: 3 x 10 = 30
- GV sửa bài, gọi HS chỉ vào phép tính nhân đã viết và gọi tên các thành phần
* Vui học
- GV yêu cầu HS (nhóm đôi) tìm hiểu bài và nhận biết:
• Có 6 bạn chuẩn bị đi xe đạp, các bạn tìm mũ bảo hiểm để đội. 
• Các bạn đứng ở vị trí thừa số thì sẽ lấy mũ ở Thừa số (mũ đỏ).
Các bạn đứng ở vị trí tích thì sẽ lấy mũ ở Tích (mũ vàng). 
- GV sửa bài, GV mô phỏng theo SGK, tạo tình huống thực trong lớp học.
D. CỦNG CỐ
Mục tiêu: HS củng cố lại một lần nữa kiến thức đã học thông qua hoạt động hỏi nhanh, đáp gọn
Cách tiến hành:
- GV chuẩn bị một số bảng con, trên mỗi bảng con viết sẵn một phép cộng, một phép trừ, một phép nhân. Khi GV đưa bảng con ra, HS gọi tên các thành phần của phép tính.
7 + 3 = 10
7 – 3 = 4
7 x 3 = 21
- GV nhận xét, đánh giá kết quả, thái độ học tập của HS.
- HS: Thổi gì, thổi gì?
- HS: 3 được lấy 4 lần
- HS: Thổi gì, thổi gì?
- HS: viết ra bảng con
- HS lắng nghe GV giới thiệu bài mới
- HS thực hiện tính nhanh
- HS quan sát, lắng nghe GV giới thiệu
- HS nhắc: thừa số, thừa số, tích
- HS nhắc: 3 và 4, 12
- HS hoạt động nhóm đôi gọi tên
- HS nghe GV chữa bài, thực hiện phép nhân GV đưa ra.
- HS tìm hiểu bài và nhận biết
- HS quan sát GV làm ví dụ
- HS viết phép nhân và gọi tên các thành phần:
+ 2 x 9 = 18
2 là thừa số, 9 là thừa số, 18 là tích
+ 6 x 4 = 24
6 là thừa số, 4 là thừa số, 24 là tích
- HS tìm hiểu và nhận biết
- HS lắng nghe GV sửa bài
- HS nêu tên các thành phần
+ 7 và 3 là số hạng, 10 là tổng
+ 7 là số bị trừ, 3 là số trừ, 4 là hiệu
+ 7 và 3 là thừa số, 21 là tích
- HS lắng nghe nhận xét
Ngày soạn: //
Ngày dạy: //
BÀI: BẢNG NHÂN 2
 (2 TIẾT)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Thành lập bảng nhân 2
- Bước đầu ghi nhớ bảng nhân 2
- Vận dụng bảng nhân 2, tính nhẩm
2. Năng lực
* Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
* Năng lực riêng: Tư duy và lập luận toán học, mô hình hóa toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học.
3. Phẩm chất: 
- Bồi dưỡng phẩm chất trách nhiệm, ham học
- Tích hợp: Toán học và cuộc sống
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV.
- 20 khối lập phương
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
- SGK, vở ghi, bút viết, bảng con
- 10 khối lập phương
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước cho HS làm quen với bài học mới.
Cách tiến hành:
- GV cho phép nhân 2 x 5 = ? Yêu cầu HS nhóm đôi tìm kết quả phép nhân dựa vào tổng các số hạng bằng nhau.
- GV nhận xét, từ đó dẫn dắt HS vào tìm hiểu bài mới
B. BÀI HỌC VÀ THỰC HÀNH
Mục tiêu: HS thành lập được bảng nhân 2, học thuộc bảng nhân 2 và vận dụng thục hành
Cách tiến hành:
Bước 1: Thành lập bảng nhân 2
a) Nhu cầu thành lập bảng nhân 2
- GV đặt vấn đề: Nếu ta lập một bảng nhân và học thuộc thì sẽ biết ngay kết quà, không cần đếm, không cần tính tổng.
b) Thành lập bảng nhân 2
- GV gắn lên bảng lớp: bảng nhân 2 chưa hoàn chỉnh.
- GV chỉ vào phép tính 2 x 4 và hỏi:
+ 2 được lấy mấy lần?
+ Hãy thể hiện 2 được lấy 4 lần
+ Vậy 2 nhân 4 bằng mấy?
- GV yêu cầu HS mỗi nhóm đôi tìm kết quả của phép nhân trong bảng
- GV gọi các nhóm thông báo kết quả, một vài nhóm trình bày cách tính, GV hoàn thiện bảng nhân.
Bước 2: Học sinh hoàn thành bảng nhân 2 
- GV cho HS nhận xét bảng nhân 2
- GV yêu cầu HS học thuộc cách tính trong bảng nhân 2
Bài 1: 
- GV cho mỗi HS đọc một vài số
• 2, 4, 6, 8, 10, 12, 14, 16, 18, 20.
• 8, 10, 12, 14, 16, 18, 20.
• 20, 18, 16, 14, 12, 10 , 8 , 6 , 4 , 2 .
• 16, 14, 12, 10, 8.
- GV hướng dẫn HS học thuộc bảng nhân.
+ Học thuộc các tích 2 x 1 = 2; 2 x 5 = 10; 2 x 10 = 20.
+ GV giới thiệu cách đưa vào ba tích trên để có kết quả các tích khác.
Ví dụ: 
2 x 7 = ? 2 x 9 = ?
10 + 2 + 2 = 14 20 – 2 = 18
2 x 7 = 14 2 x 9 = 18
- GV cho HS thực hành một số trường hợp khác nhau:
+ GV che một số kết quả rồi che một số thừa số thứ hai, HS đọc để khôi phục bảng. 
+ GV che toàn bộ bảng, HS đọc lần lượt từ trên xuống, từ dưới lên, đọc không theo thứ tự.
Bài 2:
- GV hướng dẫn mẫu, yêu cầu HS nhận biết việc cần làm
- GV yêu cầu HS nhóm 4 thực hiện, đố nhau các phép tính trong bảng, có thể nói theo nhiều cách khác nhau (theo mẫu)
C. LUYỆN TẬP
Mục tiêu: HS làm bài tập để củng cố lại bảng nhân 2
Cách tiến hành:
Nhiệm vụ 1: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT1
- GV cho HS tìm hiểu bài, nhận biết cách làm
- GV yêu cầu HS thực hiện (làm miệng)
- GV sửa bài, gọi HS:
+ Đọc theo thứ tự
+ Đọc ô bất kì (dựa vào ô phía trước đếm thêm 2, hoặc dựa vào ô phía sau đếm bớt 2)
- GV tuyên dương, khen ngợi các HS đọc đúng, to rõ ràng
Nhiệm vụ 2: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT2
- GV cho HS tìm hiểu bài nhận biết yêu cầu và thực hiện
- GV sửa bài, gọi một số HS đọc kết quả các phép tính
- GV nhận xét, tuyên dương các HS thực hiện tốt
Nhiệm vụ 3: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT3
- GV cho HS tìm hiểu bài nhận biết yêu cầu và thực hiện
- GV sửa bài, gọi một số HS đọc số điền vào các dấu ?
- GV nhận xét và khen ngợi tinh thần học tập của các bạn.
* Vui học
- GV cho HS quan sát tranh, tìm hiểu yêu cầu của bài.
+ Bài hỏi gì?
- GV gợi ý, đặt câu hỏi cho HS trả lời:
+ Mỗi con vịt có mấy cái cánh? 
+ 2 cái cánh, 2 cái cánh, 2 cái cánh ,... Cái gì được lặp lại? 
+ Với 10 con vịt thì cái gì được lấy mấy lần? 
+ Phép tính nhân để tính số cánh của 10 con vịt?
+ Kết luận 
D. CỦNG CỐ
Mục tiêu: HS củng cố lại một lần nữa kiến thức đã học thông qua trò chơi “Truyền điện”
Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi truyền điện về các tích trong bảng nhân 2
Hỏi xuôi 2 x 7 = ?; hỏi ngược 16 = 2 x ?
- GV nói lại tác dụng của việc học thuộc bảng nhân
* Hoạt động thực tế
- GV yêu cầu HS về nhà học thuộc bảng nhân 2:
• Đọc từ trên xuống. 
• Đọc từ dưới lên. 
• Đọc không theo thứ tự. 
• Nếu quên, dựa vào ba phép nhân màu đỏ trong bảng.
- HS viết kết quả phép nhân:
2 + 2 + 2 + 2 + 2 = 10
2 x 5 = 10
- HS nghe GV giới thiệu bài mới
- HS lắng nghe
- HS quan sát bảng nhân 2 chưa hoàn thành
- HS trả lời:
+ 2 được lấy 4 lần
+ Có nhiều cách thể hiện:
 vẽ trên bảng con
2 + 2 + 2 + 2
+ 2 x 4 = 8
- HS thảo luận nhóm đôi, tìm kết quả của các phép nhân còn lại
- HS các nhóm trình bày kết quả
- HS nhận xét:
• Thừa số thứ nhất: đều là 2. 
• Thừa số thứ hai: các sổ lần lượt từ 1 đến 10. 
• Tích: các số đếm thêm 2, từ 2 đến 20. 
- HS học thuộc cách tính
- HS đọc
- HS học thuộc bảng nhân
- HS thực hành
- HS quan sát mẫu nhận biết 
- HS thực hiện theo nhóm 4
- HS tìm hiểu, nhận biết các số đếm thêm 2, cũng là tích trong bảng nhân 2
- HS thực hiện bài
- HS đọc theo yêu cầu của GV
- HS lắng nghe GV nhận xét, tuyên dương
- HS tìm hiểu bài nhận biết yêu cầu: tính nhẩm và dựa vào bảng nhân 2 để thực hiện
- HS đọc kết quả
- HS lắng nghe 
- HS tìm hiểu bài và nhận biết: Dựa vào bảng nhân 2 để thực hiện
- HS đọc các số cần điền
- HS lắng nghe
- HS quan sát tranh, nhận biết yêu cầu của bài:
10 con vịt có bao nhiêu cái cánh?
- HS trả lời:
+ Mỗi con vịt có 2 cái cánh
+ 2 cái cánh được lặp lại
+ 2 cái cánh được lấy 10 lần
+ Phép tính nhân: 2 x 10 = 20
+ Vậy 10 con vịt có 20 cái cánh.
- HS cả lớp tham gia trò chơi
- HS lắng nghe
- HS học thuộc bảng nhân 2 ở nhà
Ngày soạn: //
Ngày dạy: //
BÀI: BẢNG NHÂN 5
 (2 TIẾT)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Thành lập bảng nhân 5
- Bước đầu ghi nhớ bảng nhân 5
- Vận dụng bảng nhân 5, tính nhẩm
2. Năng lực
* Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
* Năng lực riêng: Tư duy và lập luận toán học, mô hình hóa toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học.
3. Phẩm chất: 
- Bồi dưỡng phẩm chất trách nhiệm, ham học
- Tích hợp: Toán học và cuộc sống
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV.
- 50 khối lập phương
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
- SGK, vở ghi, bút viết, bảng con
- 10 khối lập phương
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước cho HS làm quen với bài học mới.
Cách tiến hành:
- GV cho phép nhân 5 x 5 = ? Yêu cầu HS nhóm đôi tìm kết quả phép nhân dựa vào tổng các số hạng bằng nhau.
- GV nhận xét, từ đó dẫn dắt HS vào tìm hiểu bài mới
B. BÀI HỌC VÀ THỰC HÀNH
Mục tiêu: HS thành lập được bảng nhân 5, học thuộc bảng nhân 5 và vận dụng thục hành
Cách tiến hành:
Bước 1: Thành lập bảng nhân 5
a) Nhu cầu thành lập bảng nhân 5
- GV đặt vấn đề: Nếu ta lập một bảng nhân và học thuộc thì sẽ biết ngay kết quà, không cần đếm, không cần tính tổng.
b) Thành lập bảng nhân 5
- GV gắn lên bảng lớp: bảng nhân 5 chưa hoàn chỉnh.
- GV chỉ vào phép tính 5 x 4 và hỏi: 
+ Mấy lần mấy?
+ Hãy thể hiện 5 được lấy 4 lần 
+ Vậy 5 nhân 4 bằng mấy?
- GV yêu cầu HS mỗi nhóm đôi tìm kết quả của phép nhân trong bảng
- GV gọi các nhóm thông báo kết quả, một vài nhóm trình bày cách tính, GV hoàn thiện bảng nhân.
Bước 2: Học sinh hoàn thành bảng nhân 5
- GV cho HS nhận xét bảng nhân 5
- GV yêu cầu HS học thuộc cách tính trong bảng nhân 5, cho mỗi HS đọc một vài số
• 5, 10 , 15, 20, 25, 30, 35, 40, 45, 50.
• 25, 30, 35, 40, 45, 50 .
• 50, 45, 40, 35, 30, 25, 20, 15, 10, 5.
• 40, 35, 30, 25, 20.
- GV hướng dẫn HS học thuộc bảng nhân.
+ Học thuộc các tích 5 x 1 = 5; 5 x 5 = 25; 5 x 10 = 50.
+ GV giới thiệu cách đưa vào ba tích trên để có kết quả các tích khác.
Ví dụ: 
5 x 7 = ? 5 x 9 = ?
25 + 5 + 5 = 35 50 – 5 = 45
5 x 7 = 35 5 x 9 = 45
- GV cho HS thực hành một số trường hợp khác nhau:
+ GV che một số kết quả rồi che một số thừa số thứ hai, HS đọc để khôi phục bảng. 
+ GV che toàn bộ bảng, HS đọc lần lượt từ trên xuống, từ dưới lên, đọc không theo thứ tự.
Bài 1: Chơi thực hành với bảng nhân 5
- GV yêu cầu HS quan sát SGK, phổ biến cho HS luật chơi
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi
C. LUYỆN TẬP
Mục tiêu: HS làm bài tập để củng cố lại bảng nhân 5
Cách tiến hành:
Nhiệm vụ 1: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT1
- GV cho HS tìm hiểu bài nhận biết yêu cầu và thực hiện
- GV sửa bài, gọi một số HS đọc kết quả các phép tính
- GV nhận xét, tuyên dương các HS thực hiện tốt
Nhiệm vụ 2: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT2
- GV cho HS tìm hiểu bài nhận biết yêu cầu và thực hiện
- GV sửa bài, gọi một số HS đọc số điền vào các dấu ?
- GV nhận xét và khen ngợi tinh thần học tập của các bạn.
Nhiệm vụ 3: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT2
- GV cho HS tìm hiểu bài đặt câu hỏi:
+ Yêu cầu của bài là gì?
+ Bài toán cho biết gì?
+ Mỗi là mấy?
+ Cái gì được lặp lại? Lặp lại mấy lần?
+ Suy nghĩ phép tính
- GV sửa bài, gọi một số HS lên bảng thực hiện bài giải
- GV nhận xét và khen ngợi tinh thần học tập của các bạn.
* Vui học
- GV cho HS quan sát tranh, tìm cách làm
- GV sửa bài, gọi HS trình bày cách làm
- GV lưu ý HS:
• Khi có nhóm cùng số lượng lặp lại: nghĩ đến phép nhân.
• Phép nhân: nghĩ đến cái gì được lấy mấy lần?
 5 x 9 = 45
Bài này thấy rõ tác dụng của việc ghi nhớ bảng nhân.
D. CỦNG CỐ
Mục tiêu: HS củng cố lại một lần nữa kiến thức đã học thông qua trò chơi “Truyền điện”
Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi truyền điện về các tích trong bảng nhân 5
Hỏi xuôi 5 x 3 = ?; hỏi ngược 5 = 5 x ?
* Hoạt động thực tế
- GV yêu cầu HS về nhà học thuộc bảng nhân 5:
• Đọc từ trên xuống. 
• Đọc từ dưới lên. 
• Đọc không theo thứ tự. 
• Nếu quên, dựa vào ba phép nhân màu đỏ trong bảng.
- HS viết kết quả phép nhân:
5 + 5 + 5 + 5 + 5 = 25
5 x 5 = 25
- HS nghe GV giới thiệu bài mới
- HS lắng nghe
- HS quan sát bảng nhân 2 chưa hoàn thành
- HS trả lời:
+ 5 lần 4
+ Có nhiều cách thể hiện:
5 + 5 + 5 + 5
+ 5 x 4 = 20
- HS thảo luận nhóm đôi, tìm kết quả của các phép nhân còn lại
- HS các nhóm trình bày kết quả
- HS nhận xét:
• Thừa số thứ nhất: đều là 5. 
• Thừa số thứ hai: các sổ lần lượt từ 1 đến 10. 
• Tích: các số đếm thêm 5, từ 5 đến 50. 
- HS học thuộc cách tính
- HS đọc
- HS học thuộc bảng nhân 5
- HS thực hành
- HS lắng nghe GV phổ biến luật chơi 
- HS cả lớp tham gia trò chơi, thực hiện theo hướng dẫn
- HS tìm hiểu bài nhận biết yêu cầu: tính nhẩm và dựa vào bảng nhân 5 để thực hiện
- HS đọc kết quả dựa vào bảng nhân 5
- HS lắng nghe 
- HS tìm hiểu bài và nhận biết: Dựa vào bảng nhân 5 để thực hiện
- HS đọc các số cần điền
- HS lắng nghe
- HS trả lời
+ Yêu cầu: 4 chậu cây có bao nhiêu bông hoa?
+ Cho biết: Mỗi chậu hoa có 5 bông hoa
+ Mỗi là 1
+ 5 bông hoa được lặp lại 4 lần
+ Phép tính nhân
- HS thực hiện bài giải:
Số bông hoa của 4 chậu cây là: 
 5 x 4 = 20 (bông hoa)
 Đáp số: 20 bông hoa
- HS lắng nghe
- HS tìm cách làm:
+ Có nhiều cách để thực hiện: đếm, cộng, nhân
- HS trình bày cách làm
- HS lắng nghe
- HS cả lớp tham gia trò chơi
- HS học thuộc bảng nhân 5 ở nhà
Ngày soạn: //
Ngày dạy: //
BÀI: PHÉP CHIA
 (3 TIẾT)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nhận biết: 
• Ý nghĩa của phép chia: tương ứng với thao tác chia đều trong cuộc sống
• Dấu chia. 
• Thuật ngữ thể hiện phép chia: chia đều 
- Thao tác trên đồ dùng học tập: chia thành các phần bằng nhau, chia theo nhóm (HS làm quen với thuật ngữ, chưa cần phân biệt hai thuật ngữ này). 
- Nhận biết quan hệ giữa phép nhân và phép chia trên các trường hợp cụ thể. Tính được kết quả phép chia dựa vào phép nhân tương ứng. 
- Làm quen bài toán về ý nghĩa của phép chia, bước đầu phân biệt với bài toán về ý nghĩa của phép nhân.
2. Năng lực
* Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng d

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_lop_2_sach_canh_dieu_chuong_trinh_hoc_ky_ii_bo.docx