Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Cánh diều) - Chương trình học kỳ I - Bộ 1

docx 330 trang Người đăng hoaian2 Ngày đăng 09/01/2023 Lượt xem 312Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Cánh diều) - Chương trình học kỳ I - Bộ 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Cánh diều) - Chương trình học kỳ I - Bộ 1
Ngày soạn: //
Ngày dạy: //
BÀI: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100
(2 TIẾT)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Ôn tập các số đến 100
+ Đọc, viết số
+ So sánh các số, thứ tự số
+ Đếm thêm 1, 2, 5, 10
+ Cấu tạo thập phân của số
+ Vị trí, số thứ tự
- Làm quen với thuật ngữ chữ số
2. Năng lực
* Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
* Năng lực riêng: Tư duy và lập luận toán học, mô hình hóa toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học.
3. Phẩm chất: 
- Bồi dưỡng phẩm chất trách nhiệm
- Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội, Tiếng Việt
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV.
- Một thanh trục và 8 khối lập phương, hình vẽ bài Vui học
2. Đối với học sinh
- SGK.
- Một thanh trục và 8 khối lập phương
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước cho HS làm quen với bài học mới.
Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho cả lớp múa hát tập thể tạo không khí vui tươi.
- GV giới thiệu vào bài mới
B. BÀI HỌC VÀ THỰC HÀNH
Mục tiêu: HS quan sát bảng các số từ 1 đến 100, nhận biets bảng gồm 10 hàng và 10 cột.
Cách tiến hành:
Bước 1: Đọc số
- GV tổ chức cho HS (nhóm 4) đọc các yêu cầu, nhận biết nhiệm vụ rồi thảo luận
a) GV cho HS đọc nối tiếp, mỗi em đọc một hàng nhiều số
b) GV cho HS đọc các số tròn trục
- GV chốt: đếm thêm 10 (có thể sử dụng trong đếm nhanh)
c) GV cho HS đọc các số cách 5 đơn vị
- GV chốt: đếm thêm 5 (có thể sử dụng trong đếm nhanh)
Bước 2: Thứ tự các số trong bảng 
- GV cho HS nhóm 4 đọc các yêu cầu, nhận nhiệm vụ, thảo luận
- GV lưu ý HS trả lời bạn ong: “Từ trái sang phải, từ trên xuống dưới”
- GV hướng dẫn HS chơi “Ném bóng để sửa bài”
+ GV chỉ vào bảng số cho HS đọc một vài số để minh họa
+ GV chỉ vào hai số liền nhau trong cùng một cột để giới thiệu cách đếm thêm trục
+ GV chỉ vào hai số bất kì trong cùng một hàng (hay cùng một cột) cho HS nhận xét
Bước 3: So sánh các số
a) Phân tích mẫu
- GV cho HS so sánh hai số 37 và 60
- GV chọn 2 HS có 2 cách trình bày khác nhau, nói cách làm của mình trước lớp
- GV cho HS cả lớp nhận xet bài làm của bạn rồi tự nhận xét bài làm của mình
- GV nhận xét
- GV cho HS đọc yêu cầu, nhận biết nhiệm vụ, xem lại mẫu
- GV gọi hai nhóm làm bài nhanh nhất trình bày trước lớp (mỗi nhóm một câu)
- GV chốt lại: Ôn lại cách so sánh
+ Số có hai chữ số lớn hơn số có một chữ số
+ So sánh số chục, só nào có chục lớn hơn là số lớn hơn 
+ Số chục bằng nhau, so sánh số đơn vị, số nào có số đơn vị lớn hơn là số lớn hơn. 
b) Sắp xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn
- GV hướng dẫn HS so sánh tương tự như câu a) và sắp xếp thứ tự từ bé đến lớn các số 
Bước 4: Làm theo mẫu
- GV cho HS thảo luận nhóm đôi, tìm hiểu mẫu:
+ Có mấy việc phải làm?
+ Đó là những việc gì?
- GV chốt: có 5 việc, trong sách có một việc, các em làm tiếp 4 việc nữa cho hoàn thiện 
- Sửa bài: GV tổ chức cho HS chơi tiếp sức để điền vào sơ đồ trên bảng lớp
C. LUYỆN TẬP
Mục tiêu: HS làm bài tập để củng cố lại các kiến thức đã được ôn tập
Cách tiến hành:
Nhiệm vụ 1: Hoạt động nhóm, hoàn thành BT1
- GV cho HS đọc yêu cầu và thảo luận nhóm
- GV gọi HS đọc bài làm theo nhóm (mỗi nhóm đọc 1 dãy số , GV khuyến khích HS nói cách làm.
- GV chốt: 
+ Thêm 1: 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30
+ Thêm 2: 30, 32, 34, 36, 38, 40, 42, 44, 46, 48
+ Thêm 5: 5, 10, 15, 20, 25, 30, 35, 40, 45, 50
+ Thêm 10: 10, 20, 30, 40, 50, 60, 70, 80, 90, 100
- GV mở rộng thêm: Đề đếm nhanh, trong một số trường hợp nên đếm thêm 1, thêm 2, thêm 5, thêm 10, cho ví dụ.
+ Thêm l: Số lượng ít.
+ Thêm 2: Số lượng nhiều, đặc biệt khi xuất hiện các “cặp”.
Ví đụ: Đếm chân của nhiều con vật 2 chân (gà, vịt, chim, ...).
+ Thêm 5: Khi có các nhóm 5.
Ví dụ: Mỗi hộp có 5 cái bánh, ...
+ Thêm 10: Những thứ đề thành từng chục.
Vị dụ: Bó hoa, xâu bánh ú, chục trứng, hộp bút sáp 10 cái, ....
Nhiệm vụ 2: Hoạt động cặp đôi, hoàn thành BT2
- GV đặt câu hỏi giúp HS nhận biết yêu cầu bài:
+ Thay dấu (?) bằng số thích hợp.
+ GV lưu ý làm dấu khi đếm, đếm lần lượt để không bị trùng lặp)
- GV gọi vài HS nói trước lớp - cả lớp nhận xét.
- GV chốt: Có 18 bạn tham gia trò chơi.
Nhiệm vụ 3: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT3
- GV vấn đáp giúp HS nhận biết yêu cầu của đề bài
+ Có tất cả bao nhiêu cái?
- GV giúp HS biết đếm nhanh (đếm thêm 5)
- GV gọi HS nói trước lớp - cả lớp nhận xét.
- GV chốt kết quả: 35
Nhiệm vụ 4: Hoàn thành thử thách
- GV cho HS đọc nội dung, nhận biết yêu cầu, xác định nhiệm vụ:
+ Khay cuối cùng có bao nhiều cái bánh?
- GV gọi vài em đọc kết quả, nói cách làm
- GV chốt: HS có thể có cách làm khác nhau, lí luận đúng đề tìm được kết quả đúng thì chấp nhận. Khay cuối cùng có 27 cải bánh.
Nhiệm vụ 5: Vui học
- GV nói câu chuyện, giới thiệu hình vẽ, giúp HS xác định quy định các phòng học, đọc thẻ số của các bạn thủ.
- GV cho HS đọc yều cầu và thực hiện yêu cầu
- GV gọi HS nói trước lớp, khuyến khích HS vừa nói vừa chỉ vào hình vễ trên bảng lớp 
- GV cho HS liên hệ thực tế: vào đúng phòng, ngồi đúng chỗ
D. CỦNG CỐ
Mục tiêu: HS củng cố lại một lần nữa kiến thức đã học thông qua hoạt động hỏi nhanh, đáp nhanh.
Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS chơi: Đố bạn?. GV cho HS chơi 3 lần để xác định đội thắng cuộc (đội nào đúng nhiều hơn thì thắng cuộc)
+ Một HS đọc 2 số trong bảng số
+ Cả lớp viết vào bảng con rồi điền dấu so sánh
* Liên hệ thực tế
- GV yêu cầu cho HS về nhà cùng người thân chơi trốn tìm để tập đếm thêm 5: 5; 10; 15; 20; ., 100
- Cả lớp cùng tham gia múa hát tập thể
- HS lắng nghe
- HS trình bày theo yêu cầu của GV
- HS đọc các số từ 1 đến 100
+ Đọc lại các số từ 100 đến 1
- HS đọc các số: 10; 20; 30; 40; 50; 60; 70; 80; 90; 100
- HS chú ý lắng nghe
- HS đọc các số: 5; 10; 15; 20; 25; 30; 35; 40; 45; 50; 55; 60; 65; 70; 75; 80; 85; 90; 95;100
- HS chú ý lắng nghe
- HS thảo luận nhóm, thực hiện yêu cầu
- HS chú ý lắng nghe
- HS trả lời
a) Các số trong bảng được sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn
- HS đọc số GV chỉ
b) Các số trong cùng một hàng (kẻ từ số cuối cùng) có số trục giống nhau
c) Các số trong cùng một cột có số đơn vị giống nhau
- HS quan sát và đọc
d) Nhìn hai số trong cùng một hàng, ta nói ngày: số bên phải lớn hơn số bên trái
Nhìn hai số trong cùng một cột, ta nói ngay: số ở hàng dưới lớn hơn số ở hàng trên
- HS nhận xét
- HS so sánh 
- 2 HS trình bày cách làm:
+ 37 < 60 
3 chục bé hơn 6 chục nên 37 < 60
+ 60 > 37 
6 chục lớn hơn 3 chục nên 60 > 37
- HS nhận xét
- HS lắng nghe
- HS làm việc nhóm đôi (mỗi em ghi một cách so sánh)
- HS trình bày: 79 > 74; 52 > 25 
hay 74 < 79; 25 < 52
- HS lắng nghe, ghi nhớ kiến thức
- HS sắp xếp các số:
+ Từ bé đến lớn: 38, 43, 70; 29, 82, 87
- HS trình bày các việc phải làm:
+ Viết số
+ Viết số chục - số đơn vị
+ Dùng thanh trục và khối lập phương để thể hiện số
+ Viết số vào sơ đồ tách – gộp số
+ Viết số thành tổng của số chục và số đơn vị
- HS lắng nghe và hoàn thiện bài
- HS cả lớp tham gia trò chơi điền số vào bảng:
- HS thảo luận (nhóm 4) tìm cách làm: thêm 1, thêm 2, thêm 5, thêm 10
+ HS làm cá nhân rồi chia sẻ trong nhóm 4
- HS đọc bài, cả lớp nhận xét
- HS lắng nghe 
- HS lắng nghe GV và ghi nhớ kiến thức
-
- HS làm bài:
+ HS tìm cách làm “Đếm nhanh” (đếm thêm 2).
+ HS làm bài (cá nhân) rồi nói với bạn câu trả lời.
- HS trình bày cách làm, cả lớp nhận xét
- HS lắng nghe 
- HS lắng nghe GV hỏi, HS trả lời
- HS lắng nghe GV gợi ý cách làm
- HS đếm trước lớp, cả lớp nhận xét
- HS lắng nghe.
- HS đọc đề, thảo luận (nhóm 4)
+ HS đếm và viết số bánh trên năm khay theo thư tự: 2, 7, 12, 17, 22 (đếm thêm 5).
- HS làm bài cá nhân, chia sẻ trong nhóm để kiểm tra kết quả
- HS đọc kết quả
- HS lắng nghe GV 
- HS lắng nghe
- HS đọc yêu cầu, thảo luận nhóm đôi
+ HS nói cho nhau nghe
- HS nói trước lớp. Cả lớp lắng nghe, nhận xét.
- HS lắng nghe
- HS cả lớp tham gia trò chơi
+ Nghe bạn đọc số và viết kết quả so sánh vào bảng con.
- HS về nhà chơi cùng người thân
Ngày soạn: //
Ngày dạy: //
BÀI: ƯỚC LƯỢNG
(1 TIẾT)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nhận biết việc ước lượng
- Vận dụng ước lượng đồ vật theo nhóm chục
2. Năng lực
* Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
* Năng lực riêng: Tư duy và lập luận toán học, mô hình hóa toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học.
3. Phẩm chất: Bồi dưỡng kĩ năng giao tiếp toán học và tư duy lập luận toán học.
Tích hợp: Tự nhiên xã hội, Thủ công
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV.
- Hình vẽ để sử dụng cho nội dung bài học và bài tập.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
- SGK, vở ghi, bảng con
- Tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước cho HS làm quen với bài học mới.
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh sau 9 (trong vòng 15s) và trả lời câu hỏi :
Đoán xem trong hình có bao nhiêu quả bóng ?
- GV ghi lại một số kết quả ở góc bảng 
- GV đặt vấn đề: Có nhiều khi chúng ta không đủ thời gian để đếm và có khi cũng không thể đếm hết được. Ví dụ như đếm số con gà đang chạy trên sân. Nếu muốn biết có khoảng bao nhiêu con gà, chúng ta phải ước lượng. Vậy cách ước lượng như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay - Bài 2: Ước lượng.
B. BÀI HỌC VÀ THỰC HÀNH
Mục tiêu: Thông qua các hoạt động học sinh nắm được cách ước lượng
Cách tiến hành:
Bước 1: Ước lượng 
- GV cho HS quan sát hình vẽ phần Cùng học trên bảng lớp, nhận biết việc cần làm:
 “ước lượng” số con bướm có tất cả trong hình.
+ GV giải thích: chỉ quan sát, không đếm hết, xác định có khoảng bao nhiêu con bướm.
- GV dùng phương pháp khăn trải bàn, cho HS thảo luận nhóm bốn đề tìm cách ước lượng 
- GV hệ thống hoá cách ước lượng: Ta có thể ước lượng theo cột, theo hàng, theo nhóm, ... (gọi chung là nhóm).
- Ước lượng theo cách nào phụ thuộc hai yếu tố sau:
+ Nhóm mẫu có khoảng 10 vật (10, gần được 10 hay hơn 10 một vải vật).
+ Số lượng vật ở các nhóm gần bằng nhau.
- Ở bài này ta ước lượng theo nhóm nào? Tại sao? 
- GV khái quát cách ước lượng bằng các câu hỏi, HS trả lời cụ thể với hình ảnh các con bướm trong phần bài học.
+ Tất cả có khoảng bao nhiêu con bướm?
- GV cho HS đếm hết số bướm (sử dụng SGK) để có kết quả chính xác
- GV chốt: Chọn nhóm mẫu vật có khoảng 10 chục rồi đếm theo chục
Bước 2: Thực hành 
- Gv cho HS xác định yêu cầu của phần thực hành
- GV cho HS thực hiện nhóm đôi thực hiện:
+ Ước lượng số máy bay và đếm lại xem có bao nhiêu chiếc máy bay?
+ Ước lượng số ngôi sao và đếm lại xem có bao nhiêu ngôi sao?
- GV sửa bài, giúp HS trình bày theo các ý chính:
+ Giải thích tại sao lại chọn mẫu như vậy.
+ Trình bày cách ướng lượng
+ Thông báo kết quả đếm
+ So sánh kết quả ước lượng thì chênh lệch bao nhiêu?
C. LUYỆN TẬP
Mục tiêu: HS làm bài tập, luyện tập cách ước lượng rồi đếm
Cách tiến hành:
- Gv sử dụng phương pháp nhóm mảnh ghép cho HS luyện tập các bài tập:
Bước 1: 
+ Nhóm 1: Ước lượng số lượng thuyền giấy
+ Nhóm 2: Ước lượng số lượng quả bóng tenis.
+ Nhóm 3: Ước lượng số lượng quả bóng rổ.
Bước 2: HS tạo nhóm chia sẻ với nhau rồi nói trước lớp
- GV gọi các nhóm trình bày (vừa nói vừa thao tác trên bảng lớp)
+ Giải thích tại sao chọn mẫu như vậy.
+ Trình bày cách ước lượng.
+ Thông báo kết quả đếm và độ chênh lệch so với ước lượng.
- GV nhận xét phần trình bày của các nhóm, tuyên dương nhóm trình bày tốt nhất
D. CỦNG CỐ
Mục tiêu: HS củng cố lại một lần nữa kiến thức đã học thông qua so sánh kết quả bài luyện tập 3 với kết quả dự đoán ở phần khởi động.
Cách tiến hành:
- GV cho HS so sánh kết quả của bài luyện tập 3 với kết quả dự đoán ở phần khởi động để thấy tác dụng của việc học ước lượng.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả, thái độ học tập của HS.
- HS quan sát hình ảnh và đoán số quả bóng
- HS chú ý lắng nghe
- HS quan sát hình
- HS lắng nghe GV giải thích
- HS thảo luận nhóm trình bày
- HS lắng nghe GV, ghi nhớ kiến thức
- HS trả lời: Theo hàng. Mỗi hàng có khoảng 10 con bướm.
- HS quan sát hình ảnh trả lời:
+ Các con bướm được xếp thành 4 hàng.
+ Mỗi hàng có khoảng 10 con.
+ Đếm số con bướm theo các hàng (1 chục, 2 chục, 3 chục, 4 chục hay 10, 20, 30, 40).
+ Có khoảng 40 con bướm
- HS đếm số con bướm có trong hình: 41 con, lệch 1 con.
- HS lắng nghe, ghi nhớ kiến thức
- HS xác định yêu cầu: Ước lượng, đếm
- HS hoạt động cặp đôi ước lượng và đếm
- HS trình bày theo gợi ý của GV:
1. Ước lượng theo cột vì mỗi cột có khoảng 10 máy bay.
+ Các máy bay được xếp theo cột.
+ Số máy bay ở các cột gần bằng nhau.
+ Cột đầu (nhóm mẫu) có 10 máy bay.
+ Đếm theo cột: 10, 20, 30, 40, 50.
+ Có khoảng 50 chiếc máy bay.
- Đếm: Có 50 chiếc máy bay.
2. Ước lượng theo nhóm vì ngôi sao được xếp gọn theo từng nhóm.
+ Các ngôi sao được xếp theo nhóm.
+ Số ngôi sao ở các nhóm gần bằng nhau.
+ Nhóm đầu có khoảng10 ngôi sao.
+ Đếm theo nhóm: 10, 20, 30.
+ Có khoảng 30 ngôi sao.
- Đếm: Có 28 ngôi sao.
- HS các nhóm thảo luận rồi ước lượng
- HS tạo nhóm để chia sẻ kết quả 
- HS lắng nghe GV, các nhóm trình bày kết quả theo gợi ý của GV
- HS lắng nghe GV nhận xét
- HS tiến hành so sánh kết quả và rút ra kết luận
- HS lắng nghe GV nhận xét
Ngày soạn: //
Ngày dạy: //
BÀI: SỐ HẠNG – TỔNG
 (2 TIẾT)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nhận biết tên gọi các thành phần của phép tính tổng
- Ôn tập phép cộng trong phạm vi 10, 100
- Nhận biết tính chất giao hoán của phép cộng qua các trường hợp cụ thể, GV khái quát bằng lời (chưa nêu tên tính chất). Vận dụng tính chất giao hoán, tính chất hợp lí.
2. Năng lực
* Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
* Năng lực riêng: Tư duy và lập luận toán học, mô hình hóa toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học.
3. Phẩm chất: Bồi dưỡng kĩ năng giao tiếp toán học và tư duy lập luận toán học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV.
- Hình vẽ để sử dụng cho nội dung bài học và bài tập.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
- SGK.
- Tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước cho HS làm quen với bài học mới.
Cách tiến hành:
- GV cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh nhất”
- GV chia lớp thành 2 đội, đọc phép tính, HS làm trên bảng con (đội 1 làm phép tính ngang, đội 2 đặt tính).
- GV quan sát HS làm, trong một đội, ai nhanh nhất và đúng, được gắn bảng lên trước lớp.
- GV cùng cả lớp nhận xét, đánh giá, dẫn HS vào bài học mới: Số hạng – tổng.
B. BÀI HỌC VÀ THỰC HÀNH
Mục tiêu: HS nắm được các thành phần của phép cộng và biết áp dụng để thực hành.
Cách tiến hành:
Bước 1: Giới thiệu tên gọi các thành phần của phép cộng 
- GV viết lại phép tính lên bảng lớp:
48 + 21 = 69 
- GV giới thiệu tên gọi các thành phần của phép cộng (nói và viết lên bảng như sgk).
- GV lần lượt chỉ vào số 48, 21, 69, yêu cầu HS nhắc lại tên các thành phần.
- GV nói tên các thành phần: số hạng, tổng, yêu cầu HS nói số.
Bước 2: Thực hành 
* Gọi tên các thành phần của phép cộng
- GV cho HS nhóm đôi sử dụng sgk gọi tên các thành phần của các phép cộng (theo mẫu).
- GV sửa bài, đưa thêm một số phép cộng khác: 3 + 6 = 9, 34 + 16 = 50, 65 + 14 = 79;.
* Viết phép cộng
- GV cho HS tìm hiểu bài: nhận biết tính tổng là thực hiện phép cộng, mỗi phép cộng thực hiện hai cách viết (hàng ngang và đặt tính), cần phải viết các phép cộng đó ra bảng con.
- GV ví dụ: Tính tổng của 22 và 16
 Phép cộng tương ứng là: 22 + 16 = 38 
- GV lần lượt chỉ vào số 22, 16, 38, yêu cầu HS nhắc lại tên các thành phần.
C. LUYỆN TẬP
Mục tiêu: HS làm bài tập để củng cố lại cách nhận biết tính tổng và các thành phần của tính tổng.
Cách tiến hành:
Nhiệm vụ 1: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT1
- GV ghi yêu cầu lên bảng nhóm, yêu cầu HS thực hiện phép tính vào bảng con.
+ Tính tổng các số hạng 43 và 25
+ Tính tổng các số hạng 55 và 13
+ Tính tổng các số hạng 7 và 61.
- GV mời ba bạn HS lên bảng, mỗi bạn thực hiện đặt tính một phép tính.
- GV chữa bài cho các em, GV yêu cầu hs gọi tên các thành phần của phép tính.
- GV tuyên dương, khen ngợi các bạn đã thực hiện phép tính đúng, trình bày đẹp.
Nhiệm vụ 2: Hoạt động cặp đôi, hoàn thành BT2
- GV vẽ các hình lên bảng, cho HS hoạt động bắt cặp với bạn bên cạnh, thảo luận và tìm những số thích hợp điền vào ô trống
- GV gợi ý cách làm (Các em phải biết quy luật, tổng hai số cạnh nhau là số ở trên hai số đó, dựa vào sơ đồ tách – gộp số: gộp 3 và 1 được 4, gộp 1 và 4 được 5, gộp 4 và 5 được mấy?). Tương tự với câu a, các em làm tương tự câu b.
- GV lấy tinh thần xung phong, gọi HS lên bảng điền vào vị trí còn trống.
- GV chữa bài cho HS, sau đó GV nhận xét và khen ngợi tinh thần học tập của các bạn.
Nhiệm vụ 3: Hoạt động nhóm, hoàn thành BT3
- GV gọi HS trả lời câu hỏi:
+ Yêu cầu của bài là gì? (số)
+ Muốn tìm số phải làm như thế nào?
- GV gọi một số HS đứng dậy trình bày, sau đó GV gợi ý: Ba số theo cột hay theo hàng đều có tổng số bằng 10, gộp 3 và 1 và 6 được 10, gộp 6 và 2 và 2 được 10, gộp 2 và 5 và mấy để được 10).
- GV chia lớp thành 2 nhóm, sau khi thảo luận xong, các nhóm lên điền kết quả vào bảng nhóm.
- GV chữa bài, GV gọi đại diện nhóm đứng dậy trình bày cách làm để ra được kết quả đó.
- GV chữa xong hai nhóm, nhận xét, tuyên bố nhóm nhanh hơn và có kết quả đúng là nhóm chiến thắng.
Nhiệm vụ 4: Hoạt động cặp đôi, hoàn thành BT4
- GV gọi HS trả lời câu hỏi:
+ Yêu cầu của bài là gì? (số)
+ Vậy tìm bằng cách nào?
- GV hướng dẫn cho HS nhận biết:
50 + 20 = 70
20 + 40 = 60
40 + 50 = 90
- GV yêu cầu HS làm tương tự đối với hai bài tập còn lại
- GV gọi HS đứng dậy trình bày kết quả, GV chữa bài, nhận xét kết quả của HS.
- GV yêu cầu HS về nhà hoàn thành các bài tập 5, 6, 7 trong sgk.
D. CỦNG CỐ
Mục tiêu: HS củng cố lại một lần nữa kiến thức đã học thông qua hoạt động hỏi nhanh, đáp nhanh.
Cách tiến hành:
- GV chuẩn bị một số bảng con, trên mỗi bảng con viết sẵn một phép cộng. Khi GV đưa bảng con ra, HS gọi tên các thành phần của phép tính.
12 + 4 = 16
54 + 12 = 66
14 + 24 = 38
- GV nhận xét, đánh giá kết quả, thái độ học tập của HS.
- HS nghe GV trình bày thể lệ trò chơi
- HS thực hiện tính nhanh
- HS nghe GV giới thiệu bài mới
- HS quan sát, ghi phép tính vào vở
- HS chú ý lắng nghe
- HS nhắc: số hạng, số hạng, tổng.
- HS nhắc: 48, 21, 69
- HS hoạt động nhóm
- HS nghe GV chữa bài, thực hiện phép cộng GV đưa ra.
- HS lắng nghe, nắm rõ kiến thức.
- HS quan sát GV làm ví dụ
- HS nhắc: số hạng, số hạng, tổng.
- HS dùng bảng con, thực hiện các phép tính GV giao.
43 + 25 = 68
55 + 13 = 68
7 + 61 = 68
- HS lên bảng hoàn thành phép tính.
- HS quan sát GV chữa bài
- HS lắng nghe GV nhận xét, tuyên dương.
- HS quan sát hình, hoạt động cặp đôi
- HS lắng nghe gợi ý cách làm
- HS xung phong lên bảng điền số còn thiếu.
- HS lắng nghe GV nhận xét
- HS lắng nghe GV hỏi, HS trả lời
- HS lắng nghe GV gợi ý cách làm
- HS hoạt động nhóm, thảo luận tìm kết quả.
- HS nghe GV chữa bài, HS trình bày cách làm
- HS lắng nghe nhận xét, tuyên dương.
- HS lắng nghe GV hỏi, HS trả lời
- HS lắng nghe GV gợi ý cách làm
- HS hoạt động cặp đôi, thảo luận tìm kết quả.
- HS trình bày kết quả, nghe GV chữa bài
- HS lắng nghe yêu cầu, về nhà hoàn thành BT.
- HS lắng nghe GV trình bày
- HS nêu tên các thành phần
- HS lắng nghe nhận xét
Ngày soạn: //
Ngày dạy: //
BÀI: SỐ BỊ TRỪ - SỐ TRỪ - HIỆU
 (2 TIẾT)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nhận biết tên gọi các thành phần của phép tính trừ
- Ôn tập phép cộng trong phạm vi 10, 100
2. Năng lực
* Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
* Năng lực riêng: Tư duy và lập luận toán học, mô hình hóa toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học.
3. Phẩm chất: Bồi dưỡng kĩ năng giao tiếp toán học và tư duy lập luận toán học.
- Tích hợp: Tự nhiên và Xã hội
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV.
- Hình vẽ để sử dụng cho nội dung bài học và bài tập.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
- SGK, vở ghi, bút viết, bảng con
- Tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước cho HS làm quen với bài học mới.
Cách tiến hành:
- GV cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh nhất”
- GV chia lớp thành 2 đội, đọc phép tính, HS làm trên bảng con (đội 1 làm phép tính ngang, đội 2 đặt tính).
69 – 21 = 48
69 
21 
48
-
- GV quan sát HS làm, trong một đội, ai nhanh nhất và đúng, được gắn bảng lên trước lớp.
- GV cùng cả lớp nhận xét, đánh giá, dẫn HS vào bài học mới: Số bị trừ - Số trừ - Hiệu
B. BÀI HỌC VÀ THỰC HÀNH
Mục tiêu: HS nắm được các thành phần của phép trừ và biết áp dụng để thực hành.
Cách tiến hành:
Bước 1: Giới thiệu tên gọi các thành phần của phép trừ
15 
 4 
11
-
- GV viết lại phép tính lên bảng lớp:
 15 – 4 = 11 
- GV giới thiệu tên gọi các thành phần của phép trừ (nói và viết lên bảng như sgk).
- GV lần lượt chỉ vào số 15, 4, 11 yêu cầu HS nói tên các thành phần
- GV nói tên các thành phần: số bị trừ, số trừ, hiệu yêu cầu HS nói số.
Bước 2: Thực hành 
* Gọi tên các thành phần của phép trừ
- GV cho HS nhóm đôi sử dụng sgk gọi tên các thành phần của các phép trừ (theo mẫu).
- GV sửa bài, đưa thêm một số phép trừ khác: 7 – 5 = 2, 74 – 43 = 31, 96 – 6 = 90,.
* Viết phép trừ
- GV cho HS tìm hiểu bài: nhận biết tính hiệu là thực hiện phép trừ, mỗi phép trừ thực hiện hai cách viết (hàng ngang và đặt tính), cần phải viết các phép trừ đó ra bảng con.
- GV ví dụ: Tính hiệu của 9 và 59 
5 
4
-
Phép trừ tương ứng là: 9 – 5 = 4
- GV lần lượt chỉ vào số 9, 5, 4 yêu cầu HS gọi tên các thành phần.
C. LUYỆN TẬP
Mục tiêu: HS làm bài tập để củng cố lại cách nhận biết tính hiệu và các thành phần của phép tính hiệu
Cách tiến hành:
Nhiệm vụ 1: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT1
- GV cho HS tìm hiểu bài, nhận biết yêu cầu của bài
- GV đọc lần lượt từng phép tính, yêu cầu HS thực hiện phép tính ra bảng con.
+ Tính hiệu: Số bị trừ là 63, số trừ là 20
+ Tính hiệu: Số bị trừ là 35, số trừ là 15
+ Tính hiệu: Số bị trừ là 78, số trừ là 52
+ Tính hiệu: Số bị trừ là 97, số trừ là 6
- GV mời 4 bạn HS lên bảng, mỗi bạn thực hiện đặt tính một phép tính.
- GV chữa bài cho các em, GV yêu cầu hs gọi tên các thành phần của phép tính.
- GV tuyên dương, khen ngợi các bạn đã thực hiện phép tính đúng, trình bày đẹp.
Nhiệm vụ 2: Hoạt động nhóm đôi, hoàn thành BT2
- GV gọi HS trả lời câu hỏi:
+ Yêu cầu của bài là gì? 
- GV cho HS thực hiện theo nhóm đôi đọc phép tính và nói kết quả cho bạn nghe
- GV chữa bài, khuyến khích nhiều em HS đọc
- GV nhận xét, tuyên dương các em HS đọc rõ ràng, đúng
Nhiệm vụ 2: Hoạt động cặp đôi, hoàn thành BT3
- GV gọi HS trả lời câu hỏi:
+ Yêu cầu của bài là gì ? (Số)
+ Tìm thế nào?
- GV vẽ các hình lên bảng, cho HS hoạt động bắt cặp với bạn bên cạnh, thảo luận và tìm những số thích hợp điền vào ô trống
- GV gợi ý cách làm (Dựa vào sơ đồ tách –gộp số, tính từ trên xuống: 8 gòm 3 và 5; 3 gồm 2 và 1. Tiếp theo: 5 gồm 1 và mấy?) Tương tự với câu a, các em làm tương tự câu b.
- GV lấy tinh thần xung phong, gọi HS lên bảng điền vào vị trí còn trống.
- GV chữa bài cho HS, khuyến khích HS giải thích cách làm
- GV nhận xét và khen ngợi tinh thần học tập của các bạn.
Nhiệm vụ 4: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT4
- GV gọi HS trả lời câu hỏi:
+ Yêu cầu của bài là gì? (số)
+ Vậy tìm bằng cách nào?
- GV hướng dẫn cho HS: Dựa vao sơ đồ tách – gộp số., thao tác tách để tìm số thích hợp thay cho dấu ?
- GV yêu cầu HS quan sát mẫu làm tương tự đối với bài tập còn lại
+ Lưu ý HS dựa vào cách tách để kiểm tra kết quả
- GV gọi HS đứng dậy trình bày kết quả, GV chữa bài, nhận xét kết quả của HS.
- GV yêu cầu HS về nhà hoàn thành các bài tập 5 trong sgk.
D. CỦNG CỐ
Mục tiêu: HS củng cố lại một lần nữa kiến thức đã học thông qua hoạt động hỏi nhanh, đáp nhanh.
Cách tiến hành:
- GV chuẩn bị một số bảng con, trên mỗi bảng con viết sẵn một phép cộng. Khi GV đưa bảng con ra, HS gọi tên các thành phần của phép tính.
10 – 7 = 3
24 – 13 = 11
- GV nhận xét, đánh giá kết quả, thái độ học tập của HS.
- HS nghe GV trình bày thể lệ trò chơi
- HS thực hiện tính nhanh
- HS nghe GV giới thiệu bài mới
- HS quan sát, ghi phép tính vào vở
- HS chú ý lắng nghe
- HS nhắc: số bị trừ, số trừ, hiệu.
- HS nhắc: 15 và 4, 11
- HS hoạt động nhóm đôi gọi tên
- HS nghe GV chữa bài, thực hiện phép trừ GV đưa ra.
- HS lắng nghe, nắm rõ kiến thức.
- HS quan sát GV làm ví dụ
- HS nhắc: số bị trừ, số trừ , hiệu
- HS tìm hiểu bài, nhận biết tính hiệu và thực hiện phép tính trừ.
- HS dùng bảng con, thực hiện các phép tính GV giao.
97
 6 
91
-
78
52 
26
-
35
15 
20
-
63
20 
43
-
- HS lên bảng hoàn thành phép tính.
- HS quan sát GV chữa bài, gọi tên từng thành phần của phép tính
- HS lắng nghe GV nhận xét, tuyên dương.
- HS lắng nghe GV hỏi, HS trả lời: Tính nhẩm
- HS hoạt động nhóm đôi theo yêu cầu của GV
- HS đọc kết quả các phép tính
- HS lắng nghe nhận xét, tuyên dương.
- HS lắng nghe GV hỏi, HS trả lời
- HS quan sát hình, hoạt động cặp đôi
- HS lắng nghe gợi ý cách làm
- HS xung phong lên bảng điền số còn thiếu.
- HS giải thích cách làm của mình
- HS lắng nghe GV nhận xét
- HS lắng nghe GV hỏi, HS trả lời
- HS lắng nghe GV gợi ý cách làm
- HS làm bài theo mẫu
- HS trình bày kết quả, nghe GV chữa bài
- HS lắng nghe yêu cầu, về nhà hoàn thành BT.
- HS lắng nghe GV trình bày
- HS nêu tên các thành phần
- HS lắng nghe nhận xét
Ngày soạn: //
Ngày dạy: //
BÀI: NHIỀU HƠN HAY ÍT HƠN BAO NHIÊU
 (2 TIẾT)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nhận biết nhiều hơn, ít hơn
- Vận dụng GQVĐ liên quan: Tìm xem hai nhóm đối tượng nhiều hơn hay ít hơn bao nhiêu qua việc so sánh hai số hơn kém bao nhiêu đơn vị.
2. Năng lực
* Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
* Năng lực riêng: Tư duy và lập luận toán học, mô hình hóa toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học.
3. Phẩm chất: Bồi dưỡng kĩ năng giao tiếp toán học và tư duy lập luận toán học.
- Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội, Tiếng Việt
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV.
- 20 khối lập phương
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
- SGK, vở ghi, bút viết, bảng con
- 10 khối lập phương
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước cho HS làm quen với bài học mới.
Cách tiến hành:
- GV cho HS quan sát tranh:
+ Bạn nào có nhiều kẹo hơn? Nhiều hơn bao nhiêu cái?
- GV đặt vấn đề: Có thể dùng đồ dùng học tập để thể hiện số kẹo của mỗi bạn. Từ đó dẫn dắt HS vào tìm hiểu bài mới
B. BÀI HỌC VÀ THỰC HÀNH
Mục tiêu: HS nhận biết được nhiều hơn, ít hơn 
Cách tiến hành:
Bước 1: Giới thiệu nhiều hơn, ít hơn
- GV yêu cầu HS dùng kinh nghiệm của cuộc sống, chưa cần giải thích:
+ Sử dụng đồ dùng dạy học thể hiện số kẹo của bạn trai, bạn gái. Nhận biết số lớn, số bé, phần chênh lệch
+ Quan sát hình ảnh mô hình kẹo của hai bạn để nhận biết số kẹo chênh lệch của bạn trai và bạn gái
- GV dùng đồ dùng dạy học khái quát quan hệ nhiều hơn, ít hơn:
+ Số kẹo bạn trai là số bé (6).
+ Số kẹo bạn gái là số lớn (9).
+ Số kẹo bạn gái nhiều hơn bạn trai cũng chinh là số kẹo bạn trai ít hơn bạn gái (phần chênh lệch).
+ GV đặt câu hỏi: Nếu không có đồ dùng thay thế số kẹo, ta sẽ làm phép tính như thế nào để biết nhiều hơn hay ít hơn bao nhiều?
- GV chỉ vào từng thành phần của phép tính, cho HS nói.
Bước 2: Thực hành 
- GV cho HS hoạt động nhóm đôi thực hiện các bài tập 1, 2
Bài 1: 
GV cho HS sử dụng đồ dùng học tập, mỗi nhóm lấy số khối lập phương tùy ý, miễn là đảm bảo yeu cầu của bài để thể hiện bạn trai có nhiều hơn bạn gái 2 kẹo
Bài 2:
- GV hướng dẫn mẫu, yêu cầu HS nhận biết việc cần làm
+ Quan sát hình ảnh.
Nêu số lớn, số bé và số chỉ phần chênh lệch.
+ Thực hiện phép tỉnh để tìm phần chênh lệch.
+ Dùng các từ nhiều hơn, ít hơn để kết luận.
- GV yêu cầu HS bắt cặp với bạn bên cạnh viết phép tính phần a), b) tương tự theo mẫu:
C. LUYỆN TẬP
Mục tiêu: HS làm bài tập để củng cố lại cách tìm hai nhóm đối tượng nhiều hơn hay ít hơn bao nhiêu qua việc so sánh hai số hơn kém bao nhiêu đơn vị
Cách tiến hành:
Nhiệm vụ 1: Hoạt động nhóm đôi, hoàn thành BT1
- GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi để nhận biết yêu cầu của bài toán
- GV sử dụng phương pháp mảnh ghép tổ chức cho HS luyện tập câu a và câu b
- GV chữa bài cho các em, GV khuyến khích nhiều nhóm HS nói
- GV tuyên dương, khen ngợi các nhóm làm đúng
- GV mở rộng: cách nóii về tuổi có thể dùng từ “lớn hơn ... tuổi” hoặc “nhỏ/ bé hơn... tuổi”.
Nhiệm vụ 2: Hoạt động nhóm, hoàn thành BT2
- GV cho HS thảo luận nhóm đôi để nhận biết các nhiệm vụ cần làm: cách phổ biến nhất là đo từng băng giấy rời làm tính trừ (10 em — 6 em = 4 em).
- GV cho HS thực hiện theo nhóm đôi tiến hành đo độ dài mỗi băng giấy và viết kết quả
- GV gọi các nhóm trình bày, giúp đỡ 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_lop_2_sach_canh_dieu_chuong_trinh_hoc_ky_i.docx