PHÒNG GD – ĐT NINH SƠN TRƯỜNG THCS TRẦN QUỐC TOẢN Tiết 42: KIỂM TRA VĂN (BÀI SỐ 1) NĂM HỌC: 2015 – 2016 Môn: Ngữ Văn – LỚP 8 Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát, chép đề) A. MA TRẬN ĐỀ: Cấp độ Chủ đề Nhận biêt Thông hiểu Vận dung Cộng Cấp độ Thấp Cấp độ Cao TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL Chủ đề 1: Truyện kí Việt Nam - Tôi đi học - Trong lòng mẹ - Tức nước vỡ bờ. - Lão Hạc - Tác giả,tác phẩm - Xác định được ngôi kể, thể loại, phương thức biểu đạt. Hiểu được nội dung của văn bản Số câu hỏi Số điểm Tỉ lệ % 4(C1,C2,C3,C6) 2,0 20% 2(C4,C5) 1,0 10% 5 3,0 30% Chủ đề 2: Truyện nước ngoài - Cô bé bán diêm. - Chiếc lá cuối cùng. Hiểu và nêu được nội dung, nghệ thuật của văn bản Số câu hỏi Số điểm Tỉ lệ % 2 4,0 40% 2 4,0 40% Chủ đề 3: Tập làm văn (Viết đoạn văn) Cảm nhận về số phận của ngươi nông dân Việt Nam trước năm 1945 Số câu hỏi Số điểm Tỉ lệ % 1(C9) 3,0 30% 1 3,0 3% Tổng số câu Tổng số điểm 4 2,0 2 1,0 2 4,0 1 3,0 9 10 Tỉ lệ % 20% 50% 30% 100% PHÒNG GD – ĐT NINH SƠN TRƯỜNG THCS TRẦN QUỐC TOẢN TIẾT 42: KIỂM TRA VĂN 1 TIẾT (BÀI SỐ 1) NĂM HỌC: 2015 – 2016 Môn: Ngữ Văn – LỚP 8 Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát, chép đề) Họ và tên học sinh: ............................................ Lớp: ........... Điểm trắc nghiệm Điểm tự luận Điểm toàn bài Lời nhận xét của giáo viên: ĐỀ BÀI: I. Phần trắc nghiệm: (3điểm) Khoanh tròn vào câu trả lời đúng. Câu 1: Ai là tác giả của đoạn trích “Trong lòng mẹ” ? 0,5đ Tô Hoài. B. Nam Cao. C. Ngô Tất Tố. D. Nguyên Hồng Câu 2: Văn bản “Tức nước vỡ bờ” thuộc phương thức biểu đạt nào? 0,5đ Tự sự. B. Biểu cảm. C. Miêu tả. D. Nghị luận Câu 3: Đoạn trích “Trong lòng mẹ” được kể theo ngôi thứ mấy. ? 0,5đ Thứ nhất. B.Thứ hai. C. Thứ ba. D. Không có ngôi kể Câu 4: Nguyên nhân sâu xa dẫn đến cái chết của lão Hạc là? 0,5đ Ăn phải bả chó. B. Không muốn phiền lụy đến hàng xóm láng giềng . C. Thương con sâu sắc. D. Ân hận vì trót lừa cậu Vàng. Câu 5: Hãy điền đúng(Đ) hoặc sai(S) cho các câu trả lời sau: 0,5đ Cô bé bán diêm có gia cảnh như thế nào? Gia cảnh: Đ S Nhà nghèo, sống chui rúc. Bệnh tật, yếu đuối. Mẹ mất, bà nội mất. Ở với bố, khó tính hay chửi mắng Câu 6: Nối nội dung cột A với cột B cho phù hợp: 0,5đ Cột A (Tên tác phẩm) Cột B (Thể loại) Đáp án 1. Tôi đi học A. Truyện ngắn 1. 2. Tức nước vỡ bờ B. Hồi kí 2. 3. Lão Hạc C. Truyện ngắn trữ tình 3. 4. Trong lòng mẹ D. Bút kí 4. E. Tiểu thuyết II.Phần tự luận: (3điểm) Câu 7: Tại sao nói: “ Chiếc lá cuối cùng” của O Hen – ri là một kiệt tác nghệ thuật.? (2đ) Câu 8: Nêu nội dung và nghệ thuật của đoạn trích “ Trong lòng mẹ” (2đ) Câu 9: Viết đoạn văn ngắn (10câu) nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh người nông dân Việt Nam trước cách mạng Tháng Tám 1945. (3đ) Bài làm: PHÒNG GD – ĐT NINH SƠN TRƯỜNG THCS TRẦN QUỐC TOẢN TIẾT 42: KIỂM TRA 1 TIẾT. (BÀI SỐ 1.) NĂM HỌC: 2015 – 2016 Môn: .Ngữ Văn – LỚP 8. Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát, chép đề) ĐÁP ÁN, HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) Câu 1. (0,5đ) Mức đầy đủ : Đáp án D. Mức không tính điểm: Có câu trả lời khác hoặc không trả lời. Câu 2: (0,5đ) Mức đầy đủ : Đáp án A. Mức không tính điểm: Có câu trả lời khác hoặc không trả lời. Câu 3. (0,5đ) Mức đầy đủ : Đáp án A. Mức không tính điểm: Có câu trả lời khác hoặc không trả lời. Câu 4. ( 0,5đ) Mức đầy đủ : Đáp án C . Mức không tính điểm: Có câu trả lời khác hoặc không trả lời. Câu 5. (0,5đ) Gia cảnh: Đúng Sai Nhà nghèo, sống chui rúc. Đ Bệnh tật, yếu đuối. S Mẹ mất, bà nội mất. Đ Ở với bố, khó tính hay chửi mắng Đ Mức đầy đủ : Điền đúng bốn đáp án . (0,5đ) Mức chưa đầy đủ: Trả lời đúng từ 2 đến 3 đáp án. (0,25đ) Mức không tính điểm: Có câu trả lời khác hoặc không trả lời. Câu 6. (0,5đ) Mức đầy đủ : Nối đúng bốn đáp án 1.C; 2.E; 3.A;4.B. (0,5đ) Mức chưa đầy đủ: Trả lời đúng từ 2 đến 3 đáp án. (0,25đ) Mức không tính điểm: Có câu trả lời khác hoặc không trả lời. II. TỰ LUẬN: (7 Điểm) Câu 7: Chiếc lá cuối cùng là một kiệt tác vì (2,0đ): - Rất sinh động. - Giống chiếc lá thật. - Mang giá trị nhân sinh, cứu sống một con người. - Nó được vẽ bằng cả tình yêu thương và sự hi sinh cao thượng Mức đầy đủ : Nêu đủ bốn ý trên. 2đ Mức chưa đầy đủ: Nêu được 2 ý đúng(1,0đ); 3 ý đúng(1,5đ). Mức không tính điểm: Có câu trả lời khác hoặc không trả lời. Câu 8(2,0đ). Nêu nội dung và nghệ thuật của đoạn trích “ Trong lòng mẹ” - Nội dung: Nỗi đau của chú bé mồ côi và tình yêu thương mẹ mãnh liệt của chú bé. - Nghệ thuật: Văn hồi kí, chân thật, trữ tình thiết tha. Mức đầy đủ : Nêu đủ hai ý trên. (2đ) Mức chưa đầy đủ: Nêu được 1 ý đúng(1,0đ) . Mức không tính điểm: Có câu trả lời khác hoặc không trả lời Câu 9(3đ). Viết đoạn văn ngắn(10 câu) nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh người nông dân Việt Nam trước cách mạng Tháng Tám 1945. (3đ) HS nêu được các ý sau. Nội dung(2đ): - Số phận bi thảm của người nông dân . - Nhân phẩm cao đẹp của người nông dân --> Trân trọng và cảm thương cho số phận của người nông dân Việt Nam trong xã hội phong kiến. Mức đầy đủ : Nêu đủ các ý trên.(2đ) Mức chưa đầy đủ: Nêu được một ý đúng, cách dẫn dắt, giới thiệu chưa hay, còn mắc lỗi về diễn đạt, dùng từ. Đoạn văn thể hiện tình cảm sơ sài. (1,0đ) Mức không tính điểm: Đoạn văn viết không đúng yêu cầu. Hình thức(0,5đ): Mức đầy đủ : Viết đoạn văn đúng yêu cầu, trình bày sạch đẹp, mạch lạc, ít mắc lỗi chính tả, dùng từ chọn lọc, cảm xúc chân thật, sâu sắc.(0,5đ) Mức chưa đầy đủ: Viết đoạn văn dài hoặc ngắn hơn số câu quy định, chữ viết khá rõ ràng, mắc một vài lỗi chính tả. (0,25đ). Mức không tính điểm: Đoạn văn không đúng yêu cầu về hình thức. + Sáng tạo(0,5đ) Mức đầy đủ: Có sự sáng tạo về cách đánh giá, cảm xúc với nhân vật, dùng từ viết câu chọn lọc,vận dụng thơ ca. (0,5đ) Mức chưa đầy đủ: Có sự cố gắng trong việc diễn đạt, có vận dụng thơ ca nhưng kết quả chưa tốt. (0,25đ) Mức không tính điểm: Đoạn văn không có sự sáng tạo.
Tài liệu đính kèm: