PHÒNG GD – ĐT NINH SƠN TRƯỜNG THCS TRẦN QUỐC TOẢN Tiết 17: KIỂM TRA HỌC KÌ I LỚP 6 - NĂM HỌC: 2015 – 2016 Môn: VẬT LÝ Thời gian làm bài: 45 phút Phương án kiểm tra: Kết hợp trắc nghiệm khách quan và tự luận (30% TNKQ; 70% TL) I. Trọng số nội dung kiểm tra theo phân phối chương trình: Nội dung Tổng số tiết Lí thuyết Tỉ lệ thực dạy Trọng số LT (Cấp độ 1, 2) VD (Cấp độ 3, 4) LT (Cấp độ 1, 2) VD (Cấp độ 3, 4) 1. Đo độ dài- đo thể tích- đo khối lượng 4 4 2,8 1,2 16,5 7,1 2. lực- đơn vị lực- phép đo lực- Lực đàn hồi 6 5 3,5 2,5 20,6 14,7 3.Khối lượng riêng- Trọng lượng riêng 3 2 1,4 1,6 8,2 9,3 4.Máy cơ đơn giản 4 3 2,1 1,9 12,4 11,2 Tổng 17 14 9,8 7,2 57,7 42,3 II. Bản tính sồ câu hỏi và điểm Cấp độ Nội dung Trọng số Số lượng câu Điểm Tổng số TNKQ TL Cấp độ 1,2 (lý thuyết) 1. Đo độ dài- đo thể tích- đo khối lượng 16,5 3 2 câu (0,5điểm) 1 câu (2,5điểm) 3,0 2. lực- đơn vị lực- phép đo lực- Lực đàn hồi 20,6 3 3 câu (0,75điểm) 0 0,75 3.Khối lượng riêng- Trọng lượng riêng 8,2 1 1 câu (1,0điểm) 0 0,25 4.Máy cơ đơn giản 12,4 2 1 câu (0,25điểm) 1 câu (1,5điểm) 1,75 Cấp độ 3,4 1. Đo độ dài- đo thể tích- đo khối lượng 7,1 1 1 câu (0,25điểm) 0 0,25 2. lực- đơn vị lực phép đo lực- Lực đàn hồi 14,7 2 2 câu (0,5điểm) 0 0,5 3.Khối lượng riêng- Trọng lượng riêng 9,3 1 0 1 câu (3,0điểm) 3,0 4.Máy cơ đơn giản 11,2 2 2 câu (0,5điểm) 0 0,5 Tổng 100 15 12 câu (3,0điểm) 3 câu (7,0điểm) 10đ III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA. Tên chủ đề Nhận biết Thông Hiểu Vận dụng Cộng TNKQ TL TNKQ TL Vận dụng thấp Vận dụng cao TNKQ TL TNKQ TL 1. Đo độ dài- đo thể tích- đo khối lượng Nhận biết được đơn vị đo,GHĐ,ĐCNN, dụng cụ đo và nắm được khối lượng của vật là gì? Nắm vững được cách đo, cách đọc khi dùng bình chia độ để đo thể tích vật rắn không thấm nước. Biết chọn và sử dụng cụ đo độ dài Số câu Điểm Tỉ lệ 1 0,25 2,5% 1 2,5 25% 1 0,25 2,5% 1 0,25 2,5% 4 3,25 32,5% 2. Lực- đơn vị lực- phép đo lực- Lực đàn hồi Nhận biết được các lực tác dụng lên vật, dụng cụ,đơn vị Hiểu được lực cân bằng Nắm được đặc điểm của một số loại lực Hiểu được tác dụng lực Số câu Điểm Tỉ lệ 1 0,25 2,5% 2 0,5 5% 1 0,25 2,5% 1 0,25 2,5% 5 1,25 12,5% 3. Khối lượng riêng- Trọng lượng riêng Nhận biết được đơn vị của khối lượng riêng và trọng lượng riêng Biết đổi đơn vị Nắm vững được cách tóm tắt, các bước giải BTVL Số câu Điểm Tỉ lệ 1 0,25 2,5% 0,5 1,0 10% 0,5 2,0 20% 2 3,25 32,5% 4. Máy cơ đơn giản Nhận biết máy cơ đơn giản Giải thích được lợi ích của máy cơ đơn giản Ứng dụng các loại máy cơ đơn giản Số câu Điểm Tỉ lệ 1 0,25 2,5% 1 1,5 15% 2 0,5 5% 4 2,25 22,5% T. Số câu Điểm Tỉ lệ 5 3,5 35% 4 2,25 22,5% 6 4,25 42,5% 15 10,0 100% PHÒNG GD – ĐT NINH SƠN TRƯỜNG THCS TRẦN QUỐC TOẢN Tiết 17: KIỂM TRA HỌC KÌ I LỚP 6 - NĂM HỌC: 2015 – 2016 Môn: VẬT LÝ Thời gian làm bài: 45 phút Đề chính thức: I.Trắc nghiệm: (3,0 điểm) Em hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng trong các câu sau: Câu 1: Giới hạn đo của một thước là: A. Độ dài nhỏ nhất ghi trên thước B. Độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước C. Độ dài lớn nhất ghi trên thước D. Độ dài tuỳ ta chọn Câu 2: Để đo thể tích của một vật rắn không thấm nước cần dụng cụ: A.Bình tràn B. Bình tràn, bình chia độ C. Đĩa, bình tràn D. Bình chia độ. Câu 3: Trong số các thước sau, thước nào thích hợp nhất đề đo chiều dài của sân bóng dài 30 m: A. Thước cuộn có GHĐ 3m và ĐCNN 1mm B.Thước cuộn có GHĐ 5m và ĐCNN 1cm C.Thước dây có GHĐ 1,5m và ĐCNN 1cm D. Thước thẳng có GHĐ 1m và ĐCNN 1mm Câu 4: Trọng lực có chiều là: A. Trái sang phải B. Phải sang trái C. Từ dưới lên D. Từ trên xuống Câu 5: Khi một quả bóng đập vào một bức tường thì lực mà bức tường tác dụng lên quả bóng sẽ gây ra những kết quả gì: A. Chỉ làm biến đổi chuyển động của quả bóng B. Chỉ làm biến dạng quả bóng C. Không làm biến dạng và cũng không làm biến đổi chuyển động của quả bóng D. Vừa làm biến dạng vừa làm biến đổi chuyển động của nó. Câu 6: Cặp lực nào dưới đây là hai lực cân bằng: A. Lực của em bé cùng đẩy vào hai bên của một cánh cửa, làm cánh cửa quay. B. Lực của một lực sĩ đang giữ quả tạ trên cao và trọng lực tác dụng lên quả tạ. C. Lực một người đang kéo dãn một dây lò xo và lực mà dây lò xo kéo lại tay người. D. Lực của quả nặng được treo vào dây tác dụng lên dây và lực của dây tác dụng lên vật. Câu 7: Bạn Ngân đang nằm trên võng và dùng một sợi dây cột vào một gốc cây để kéo khi Ngân muốn đưa võng. Như vậy Ngân đã tác dụng một lực gì vào sợi dây? A.Lực đàn hồi. B. Lực ma sát C. Lực ép D. Lực kéo. Câu 8: Chọn câu đầy đủ nhất trong các trường hợp sau: Khi dùng chân đá vào quả bóng thì: A. Quả bóng bay đi B. Quả bóng bị biến dạng. C. Quả bóng sẽ lăn tròn. D. Quả bóng bị biến dạng và dịch chuyển. Câu 9: Đơn vị của khối lượng riêng là: A. Kg B.N C.N/m3 D.Kg/m3 Câu 10: Để đưa một chiếc xe máy từ dưới sân lên nền nhà cao 1m người ta dùng: A. Ròng rọc B.Đòn bẩy C.Mặt phẳng nghiêng Câu 11: Muốn nâng đầu một cây gỗ nặng lên cao khoảng 10cm để kê hòn gạch xuống dưới thì phải dùng: A. Ròng rọc B.Đòn bẩy C.Mặt phẳng nghiêng Câu 12: Để treo lá cờ lên đầu cột cờ cao khoảng 20m mà không cần leo cột người ta dùng: A. Ròng rọc B.Đòn bẩy C.Mặt phẳng nghiêng II. TỰ LUẬN(7 điểm) Câu 13:(2,5 điểm) a/ Nhìn vào hình bên dưới vào cho biết: (1,25đ) Giới hạn đo là: .... Độ chia nhỏ nhất là: ... Độ dài khúc gỗ là: ... b/ Nhìn vào hình bên dưới vào cho biết: (1,25đ) - Giới hạn đo là: .... Độ chia nhỏ nhất là: ... Mực chất lỏng trong bình là: ... Câu 14: (3,0 điểm) Một cái dầm bằng sắt có thể tích là 60 dm3. Tính khối lượng của dầm biết khối lượng riêng của sắt là 7800kg/m3. Câu 15:(1,5điểm) Có mấy loại máy cơ đơn giản thường dùng, kể tên? Tại sao người ta phải sử dụng các máy cơ để nâng vật lên cao? -----------------Hết----------------- PHÒNG GD – ĐT NINH SƠN TRƯỜNG THCS TRẦN QUỐC TOẢN Tiết 17: KIỂM TRA HỌC KÌ I LỚP 6 - NĂM HỌC: 2015 – 2016 Môn: VẬT LÝ Thời gian làm bài: 45 phút III. Đáp án và hướng dẫn chấm: (đề chính thức) A. TRẮC NGHIỆM: (3đ) Mỗi câu đúng 0,25 điểm Số câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 0 11 12 Đáp án C B B D D D D D D C B A B. TỰ LUẬN: Câu Đáp án Số điểm 13 a/ Giới hạn đo là: 50cm 0,25đ ĐCNN là: 2cm 0,5 đ Chiều dài khúc gỗ là : 34 cm 0,5đ b/ Giới hạn đo là: 300m 0,25đ ĐCNN là: 20ml 0,5đ Mực chất lỏng trong bình là: 220 ml 0,5đ 14 Tóm tắt V = 60 dm3 = 0,06m3 D = 7800kg/m3 m = ? 1,0đ Giải: Khối lượng của cái dầm là: m = D . V = 7800 . 0,06 = 468 (kg) Đáp số : 468kg 2,0đ 15 Có 3 loại máy cơ đơn giản: mặt phẳng nghiêng, ròng rọc, đòn bẩy 0,5đ Tại vì giúp ta thực hiện công việc dễ dàng hơn 1,0đ Duyệt của CM Duyệt của tổ CM GV ra đề Nguyễn Tấn Hiệp Trần Thị Loan Nguyễn Tấn Hiệp Phan Thị Thơm
Tài liệu đính kèm: