Giáo án Thể dục Lớp Mầm - Năm học 2014-215

doc 6 trang Người đăng hapt7398 Lượt xem 785Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Thể dục Lớp Mầm - Năm học 2014-215", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Thể dục Lớp Mầm - Năm học 2014-215
 Thứ 6 ngày 8 tháng 5 năm 2015
 * Đón trẻ - Trò chuyện – Thể dục sáng: Theo kế hoạch hoạt động
Làm quen với toán: So sánh phát hiện quy tắc sắp xếp sao chép lại
 I. Kết quả mong đợi:
 1. Kiến thức:
 - Trẻ nhận biết sắp xếp một số quy tắc đơn giản 1-1,1-2, 2 – 1, 1-1-1 ; 1-2-1; 2-1-1; để so sánh và phát hiện ra quy tắc sắp xếp. Biết cách sắp xếp teo mẫu, bước đầu sắp xếp đối tượng theo ý thích
2 Kỹ năng
 - Trẻ Có kỹ năng nhận biết và sắp xếp đối tượng theo quy tắc cho trước xếp theo yêu cầu của cô.
- Phát triển khả năng ghi nhớ cho trẻ 
 3. Thái độ
 - Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động
 	II. Chuẩn bị:
- Bảng to gắn các quy tắc sắp xếp , 3 bảng chơi 3 nhóm 
- Mỗi trẻ một rổ đựng một bộ lô tô lăng Bác Hồ các màu khác nhau, lá cờ
 - Một số nội dung tích hợp vào hoạt động
 	III. Cách tiến hành:
1.Ổn định tổ chức, tạo cảm xúc
 -Cô giới thiệu: “Lắng nghe, lắng nghe
 Hội Thi đã mở
 Rộn ràng khắp nơi
 Các bạn nhỏ ơi
 Cùng về tham dự”. 
- Cô giới thiệu nội dung cuộc thi: Phần 1: Chung sức, Phần 2: Bạn Nào giỏi; Phần 3: Ô cửa bí mật, hợp tác
 2. Nội dung
 2.1. Trò Chơi: Chung sức: Ôn quy luật 1-1; 1-2; 2-1.
- Chia trẻ thành 3 đội: Các bạn mỗi đội sẽ sắp xếp hoàn chỉnh một quy luật theo quy tắc cho trước. Thời gian của mỗi độ chơi là một bản nhạc đội nào hoàn chỉnh quy luật đó đúng và nhanh nhất đội đó thắng cuộc. Tổ chức cho trẻ chơi theo bản nhạc: Cháu yêu Thủ đô. Cô nhận xét và kiểm tra sức khỏe.
2.2. Trò chơi: Bạn nào giỏi nhất. Dạy trẻ cách sắp xếp theo quy luật 3 đối tượng 
* Quy tắc sắp xếp: 1 – 1 - 1
- Cô cho trẻ nhận xét: Trong ô có những cái gì? – Cái nào sắp xếp trước, cái nào sắp xếp sau. – Lăng Bác màu xanh - Lăng Bác màu đỏ - Lăng Bác màu vàng? - Cô khái quát: Quy luật trên có 3 đối tượng trong 1 chu kỳ như vậy gọi là quy tắc sắp xếp 1-1-1. Cô cho trẻ sắp xếp theo quy tắc 1-1-1.
* Quy tắc sắp xếp 1- 2-1
- Cho trẻ quan sát quy tắc sắp xếp của cô 1 lá cờ - 2 lăng bác Hồ- 1 lá cờ. Cho trẻ nhận xét số lượng trong 1 chu kỳ. Thứ tự số lượng của 1 đối tượng như thế nào? – Theo các con quy tắc sắp xếp này gọi là gì? – Cho trẻ sắp xếp theo quy tắc 1-2-1 bằng các đồ dùng của trẻ và cho trẻ nói lên kết quả
2.3. Luyện tập cũng cố
* Trò chơi 1: Tìm đồ dùng còn thiếu
- Cô làm 2 bảng mỗi bảng xếp: Dạy 1: Theo quy tắc 1-2, dạy 2: Theo quy tắc 2-1
- Cô chia trẻ thành 2 đội và trên mỗi bảng của mỗi đội cô đã sắp xếp các đồ dùng theo những quy tắc nhất định trong mỗi dãy có những ô trống đó. Sau mỗi bản nhạc đội nào tìm đúng và xong trước đội đó thắng cuộc
* Trò chơi 2: Thi đội nào nhanh hơn
- Chia trẻ thành 2 đội mỗi đội cô đã xếp mẫu 1 chu kỳ theo một quy tắc. Các đội phải tìm đồ dùng để sắp xếp các chu kỳ tiếp theo, theo quy tắc sắp xếp mẫu. Sau mỗi bản nhạc đội nào sắp xếp đúng và nhiều chu kỳ đội đó thắng cuộc
3. Kết túc
- Cô nhận xét – tuyên dương và giáo dục trẻ. Cô cùng trẻ hát bài: “ Cháu yêu thủ đô” chuyển hoạt động
 HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH II
 Thể Dục: Bật xa 35 – 40 cm
I.Kết quả mong đợi
1. Kiến thức
 - Trẻ nhớ lại tên vận động và thực hiện đúng kỷ thuật vận động
 2. Kỹ năng
 - Rèn cho trẻ kỷ năng chạy cho trẻ, phát triển cơ tay chân cho trẻ
 3. Thái độ
 - Giáo dục trẻ biết giữ gìn sức khỏe, trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động
II.Chuẩn bị:
 - Sân bằng phẳng sạch sẽ
 - Vạch làm chuẩn: 35 – 40 cm
 - 20 quả bóng
 - Một số nội dung tích hợp vào hoạt động 
 III.Cách tiến hành
1.Ổn định lớp, khởi động
 - Cô kiểm tra sức khỏe, kiểm tra sỹ số trước lúc ra sân
 * Khởi động : Cô cùng trẻ hát bài: “ Đi xe lửa” đi thành đội hình vòng tròn kết hợp các kiểu chân theo hiệu lệnh của cô. Chuyển trẻ về đội hình 3 hàng ngang
 2. Trọng động
 2.1 Bài tập phát triển chung: Tập với bài hát: “Cháu yêu thủ đô”
 - Động tác tay: 2 tay đưa ra trước lên cao ( Tập 2lần x4 nhịp)
 - Động tác bụng: Tay giơ cao cúi gập bụng (Tập 2x4 )
 - Động tác chân: 2 tay chống hông bật chụm tách chân (Tập 6 x4)
 (Các động tác tập theo các hướng khác nhau)
 2.2 Vận động cơ bản: Bật xa: 35 – 40 cm
 Trẻ đọc bài thơ : “Ảnh Bác” đi về hai hàng đứng đối diện.
- Cô giới thiệu cùng với trẻ tên bài tập vận động và làm mẫu
- Lần 1: Cô làm mẫu không giải thích
- Lần 2: Cô làm mẫu và phận tích động tác: Cô đứng trước vạch xuất phát tư thế chuẩn bị: Chân đứng tự nhiên, đầu gối hơi khuỵu đưa tay từ trước ra sau, dùng sức chân bật mạnh về phía trước, chạm đất nhẹ nhàng bằng 2 chân, tay đưa ra trước để giữ thăng bằng . Cô hỏi trẻ cô vừa thực hiện vận động gì? 
- Cô mời 1 trẻ khá lên thực hiện mẫu
* Trẻ thực hiện :
- Cô cho 2 trẻ lên thực hiện, lần lượt cho cả lớp thực hiên mỗi trẻ thực hiện 2-3 lần ( Cô bao quát và sữa sai cho trẻ)
* Cũng cố mời 1 trẻ lên thực hiện, cô cho trẻ nhắc tên vận động.
 2.3 Trò chơi vận động: Chuyền bóng
 - Cô chia trẻ thành 2 đội
 - Cô giới thiệu cùng trẻ tên trò chơi, cho trẻ nhắc lại cách chơi. Cô khái quát lại
 - Tổ chức cho trẻ chơi 3-4 lần
 3. Hồi tĩnh: 
- Cô cùng trẻ làm chim bay đi nhẹ nhàng 2 vòng sân
 DẠO CHƠI NGOÀI TRỜI
Hoạt động có chủ đích: Quan sát tranh đền ngọc sơn
 Trò chơi vận động: Lộn cầu vồng
 Chơi tự do
 I. Kết quả mong đợi
 - Trẻ biết tên, đặc điểm, của đền ngọc sơn, trẻ trả lời các câu hỏi của cô rõ ràng mạch lạc. Giáo dục trẻ yêu quý các danh lam thắng cảnh
 - Trẻ được ra ngoài trời hoạt động và hít thở không khí trong lành của thiên nhiên
 - Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động
 	II. Chuẩn bị
 - Trang phục cô và trẻ gọn gàng phù hợp với thời tiêt 
 - Tranh vẽ đền ngọc sơn
 - Một số đồ chơi: Bong bóng, chong chóng, gậy, bóng bay.
 	III. Cách tiến hành
Ổn định tổ chức
- Cô kiểm tra sức khỏe, kiểm tra sỹ số trẻ. Cô cùng trẻ hát bài: “Cháu yêu Thủ đô”. Đi ra sân đứng thành đội hình chữ u
2. Nội dung
2.1. Hoạt động 1: Quan sát tranh đền ngọc sơn
 Cô hỏi trẻ: - Các con xem cô có những gì đây? –Ai có nhận xét gì về bức tranh của cô? – Đây là đền gì?- Ngôi đền này ở đâu? – Dùng để làm gì?- Lần lượt cô trò chuyện cùng trẻ về các cảnh có trong tranh. – Cô khái quá và giáo dục trẻ
2.2. Trò chơi vận động: Lộn cầu vồng
- Cô giới thiệu cùng trẻ tên trò chơi, cho trẻ nhắc lại cách chơi.
- Cô khái quát lại cách chơi và luật chơi
- Tổ chức cho trẻ chơi 3-4 lần ( Sau mỗi lần chơi cô nhận xét tuyên dương trẻ)
2.3. Chơi tự do
Cô cho trẻ chơi tự do với các đồ chơi cô đã chuẩn bị, Cô bao quát trẻ chơi.
3.Kết thúc:
- Cô cho trẻ rửa tay sạch sẽ trước lúc vào lớp
HOẠT ĐỘNG GÓC:
 * Góc chính: KPKH: Pha màu nước vẽ lăng Bác Hồ
 *Góc kết hợp: - XD: Xây dựng công viên, tháp rùa
 - HT: Đọc thơ: Nắng bốn mùa
 - PV: Gia đình đi tham quan du lịch
 I. Cách tiến hành: Theo kế hoạch hoạt động góc
 HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Liên hoan văn nghệ cuối tuần : Đóng mở chủ đề con
 	I. Kết quả mong đợi
 - Trẻ biết được tên gọi, đặc điểm của về thủ đô Hà Nội, trẻ trả lời các câu hỏi của cô rõ ràng mạch lạc
 - Trẻ biết được một số bài hát, bài thơ và thuộc các bài hát bài thơ trong chủ điểm. Rèn kỹ năng ghi nhớ, chú ý có chủ định, phát triển ngôn ngữ mạch lạc và tư duy của trẻ.
 - Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động
 	II. Chuẩn bị:
 - Dụng cụ âm nhạc 
 - Một số tranh ảnh về Bác Hồ
 - Đàn nhạc bài hát trong chủ điểm
 - Một số nội dung tích hợp vào hoạt động
III. Cách tiến hành
1. Đóng chủ đề: Bé yêu thủ đô
 Cô cùng trẻ ngồi quây quần bên nhau: Hát bài hát: Cháu yêu Thủ Đô”. Cô hỏi trẻ: - Các con vừa hát bài hát gì?- Bài hát nói lên điều gì? – Bài hát nhắc tới danh lam gì ở Hà Nội?
- Ngoài những danh lam thắng cảnh đó còn có những địa danh nào nữa? – Cô khái quát và giáo dục trẻ.
- Cô cùng trẻ hát bài: “Nắng bốn mùa” 
- Cho cho trẻ biểu diễn các bài hát: “Em yêu thủ đô”. Cô cho trẻ biểu diễn các hình thức theo tổ nhóm, cá nhân trẻ thi đua nhau hát.( Cô chú ý sữa sai cho trẻ). 
 - Cô khái quát và giáo dục trẻ
 2. Mở chủ đề: Hà tĩnh quê em
- Cô đưa tranh Bác vẽ về Hà Tĩnh quê em và trò chuyện cùng trẻ. Tranh vẽ cảnh gì đây các con. Đây là những cảnh gì? – Có những di tích lịch sử nào? – Cô gợi ý để cho trẻ trả lời các câu hỏi của cô. – Cô khái quát và giáo dục trẻ
- Cô cùng trẻ hát bài: Quê hương em tươi đẹp
* Hoạt động tự chọn ở các góc
 Cô cho trẻ về các góc chơi tự do quá trình trẻ chơi cô bao quát
* Vệ sinh – Nêu gương – Trả trẻ

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mam_non.doc