Ngày soạn: .../.../... Ngày dạy: .../.../... CHƯƠNG IV. MỘT SỐ YẾU TỐ THỐNG KÊ VÀ XÁC SUẤT BÀI 1: THU THẬP, TỔ CHỨC, BIỂU DIỄN, PHÂN TÍCH VÀ XỬ LÍ DỮ LIỆU (4 TIẾT) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau: - Thực hiện được việc thu thập, phân loại theo các tiêu chí cho trước từ những nguồn: bảng biểu, kiến thức trong các môn khác. - Nhận biết được tính hợp lí của dữ liệu theo các tiêu chí đơn giản. - Đọc và mô tả thành thạo các dữ liệu ở dạng: bảng thống kê; biểu đồ tranh; biểu đồ cột đơn. - Lựa chọn và biểu diễn được dữ liệu vào bảng thống kê, biểu đồ thích hợp. 2. Năng lực Năng lực chung: Góp phần tạo cơ hội để HS phát triển một số năng lực toán học như: Năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực giao tiếp toán học. Năng lực riêng: - Nhận ra và giải quyết được những vấn đề đơn giản hoặc nhận biết những quy luật đơn giản dựa trên phân tích các số liệu thu được ở dạng: bảng thống kê; biểu đồ tranh; biểu đồ cột đơn. - Nhận biết được mối liên hệ giữa thống kê với những kiến thức trong các môn học ở chương trình lớp 6. 3. Phẩm chất - Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác. Tư duy các vấn đề toán học một cách lôgic và hệ thống. - Biết quy lạ về quen, có tinh thần trách nhiệm hợp tác xây dựng cao. - Chăm chỉ tích cực xây dựng bài. - Hình thành tư duy logic, lập luận chặt chẽ, và linh hoạt trong quá trình suy nghĩ. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1 - GV - Giáo án, SGK, SGV - Thước kẻ, biểu đồ, bảng thống kê trên giấy A0, hình ảnh hoặc video liên quan đến biểu đồ cột đơn để minh họa cho bài học được sinh động. 2 - HS - SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đọc trước bài mới, đồ dùng học tập III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU) a) Mục tiêu: - Giúp HS định hướng được nội dung chính của bài học là thu thập, tổ chức, biểu diễn, phân tích và xử lí số liệu. - Tạo tâm thế, hứng thú cho HS bước vào bài học mới b) Nội dung: HS thực hiện các yêu cầu dưới sự hướng dẫn của GV. c) Sản phẩm: HS trả lời được câu hỏi mở đầu. d) Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV giới thiệu tiến trình thống kê đã học ở bậc tiểu học - GV chiếu bản đồ về dân số 2018 của các tỉnh ở khu vực Tây Nguyên, yêu cầu HS quan sát và trả lời câu hỏi: + Trong các tỉnh ở khu vực Tây Nguyên, tỉnh nào có dân số nhiều nhất? Tỉnh nào có dân số ít nhất? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS lắng nghe GV giới thiệu, quan sát bản đồ và trả lời câu hỏi Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới. B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: Thu thập, tổ chức, phân tích và xử lí dữ liệu a) Mục tiêu: - Giúp HS ôn lại một số kiến thức về thống kê - Phân tích và xử lí được số liệu thống kê b) Nội dung: HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: HS nắm vững kiến thức, kết quả của HS. d) Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi nêu một số cách thu thập, phân loại, kiểm đếm, ghi chép số liệu thống kê đã học ở tiểu học. - GV yêu cầu HS đọc và ghi nhớ nội dung trong khung kiến thức trọng tâm. - GV cho HS đọc, phân tích các VD1, 2, 3 trong SGK và đọc phần kiến thức bổ sung ở các khung lưu ý. - GV yêu cầu HS trao đổi, thảo luận cặp đôi và hoàn thành Luyện tập 1 vào vở. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS theo dõi SGK, chú ý nghe, hiểu, thảo luận, trao đổi và hoàn thành các yêu cầu. - GV: quan sát và trợ giúp HS. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - Hoạt động nhóm: Các nhóm treo bảng, đại diện các nhóm trình bày kết quả. Các nhóm khác chú ý nghe, nhận xét, bổ sung. - Cá nhân: giơ tay phát biểu trình bày Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát, nhận xét quá trình hoạt động của các HS - GV giải thích nội dung trong khung kiến thức trọng tâm, nhấn mạnh với HS: Sau khi thu thập, tổ chức, phân loại, biểu diễn dữ liệu, cần phân tích và xử lí chúng để tìm ra thông tin hữu ích, cần thiết. - GV nhắc lại và giải thích kĩ các khái niệm: đối tượng thống kê, tiêu chí thống kê theo tiêu chí. I. Thu thập, tổ chức, phân tích và xử lí dữ liệu Sau khi thu thập, tổ chức, phân loại, biểu diễn dữ liệu bằng bảng hoặc biểu đồ, ta cần phân tích và xử lí các dữ liệu đó để tìm ra những thông tin hữu ích và rút ra kết luận. * Lưu ý: - Ta có thể nhận biết được tính hợp lí của dữ liệu thống kê theo những tiêu chí đơn giản. - Dựa vào thống kê, ta có thể nhận biết được tính hợp lí của kết luận đã nêu ra. Luyện tập 1: Khi tiến hành thống kê, cần thu thập dữ liệu về ngày, tháng, năm sinh của các bạn trong lớp và số bạn có cùng tháng sinh + Đối tượng thống kê là ngày, tháng, năm sinh của các bạn trong lớp và số bạn có cùng tháng sinh + Tiêu chí thống kê là các bạn trong lớp Hoạt động 2: Biểu diễn dữ liệu a) Mục tiêu: - HS biểu diễn được dữ liệu dưới dạng bảng số liệu, biểu đồ tranh, biểu đồ cột b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: HS nắm vững kiến thức, kết quả của HS. d) Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV giới thiệu nhờ việc biểu diễn dữ liệu, ta có thể phân tích và xử lí được các dữ liệu đó. - GV chia cả lớp thành 3 nhóm, thảo luận hoàn thành các nhiệm vụ, mỗi nhóm thực hiện một nhiệm vụ: + Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu bảng số liệu Quan sát bảng số liệu ở trang 6, đọc và mô tả lại bảng số liệu đô. + Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu biểu đồ tranh Quan sát biểu đồ tranh ở hình 1 trang 6, đọc và mô tả biểu đồ đó. + Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu biểu đồ cột Quan sát biểu đồ cột ở hình 2 trang 7, đọc và mô tả biểu đồ cột đó - GV yêu cầu HS đọc và phân tích ví dụ 4, đọc và ghi nhớ kiến thức bổ sung ở phần lưu ý - GV yêu cầu HS bắt cặp theo bàn trao đổi hoàn thành bài Luyện tập 2 Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức, hoàn thành các yêu cầu, hoạt động nhóm hoàn thành các yêu cầu của GV giao - GV: quan sát và trợ giúp HS. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận các nhóm khác nhận xét, bổ sung Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm : + Bảng số liệu, biểu đồ tranh, biểu đồ cột thể hiện đủ đối tượng thống kê, tiêu chí thống kê và số liệu thống kê. II. Biểu diễn dữ liệu 1. Bảng số liệu - Biểu diễn dữ liệu dưới dạng bảng. bảng số liệu thể hiện đủ đối tượng thống kê, tiêu chí thống kê và số liệu thống kê. 2. Biểu đồ tranh - Biểu diễn dữ liệu dưới dạng hình ảnh. Biểu đồ tranh thể hiện đủ đối tượng thống kê, tiêu chí thống kê và số liệu thống kê. 3. Biểu đồ cột - Biểu diễn dữ liệu dưới dạng cột. Biểu đồ cột thể hiện đủ đối tượng thống kê, tiêu chí thống kê và số liệu thống kê. * Lưu ý: Dựa vào thống kê, ta có thể bác bỏ kết luận đã nêu ra. Luyện tập 2 a) Đối tượng thống kê là số lượng mỗi loại dụng cụ học tập đó Tiêu chí thống kê là các dụng cụ học tập của 10 học sinh tổ Hai lớp 6E b) Biểu đồ dữ liệu thông kê Dụng cụ Số lượng Bút 18 Thước thẳng 10 Compa 5 Ê ke 9 C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a) Mục tiêu: Học sinh củng cố lại kiến thức thông qua một số bài tập. b) Nội dung: HS dựa vào kiến thức đã học vận dụng làm BT c) Sản phẩm: Kết quả của HS. d) Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS hoàn thành các bài bập 2, 4, 5 trong SGK trang 9 - HS thảo luận hoàn thành bài toán dưới sự hướng dẫn của GV: Bài 2: a) Đối tượng thống kê: số đo chiều cao của học sinh Tiêu chí thống kê: học sinh trong tổ của Châu lớp 6B b) Bạn Châu liệt kê như vậy chưa hợp lí vì với cách này, giáo viên sẽ khó biết được những bạn nào có chiều cao bằng nhau, chiều cao cao nhất, chiều cao thấp nhất Bảng thống kê chiều cao của các bạn nhóm Châu: Số đo chiều cao (cm) 138 140 142 146 150 151 154 252 Số lượng (HS) 1 2 1 1 1 1 2 1 c) Số đo chiều cao trung bình của bốn bạn thấp nhất trong cùng tổ với bạn Châu là: (138 + 140 x 2 + 142) : 4 = 140 cm Bài 4: a) Tháng 1 hệ thống siêu thị bán được nhiều thịt lợn nhất b) Tỉ số của lượng thịt lợn bán ra trong tháng 1 và tổng lượng thịt lợn bán ra trong cả bốn tháng 40120=13 Bài 5: Biểu đồ hình 5 biểu diễn lượng mưa ở Bắc bán cầu, biểu đồ hình 6 biểu diễn lượng mưa ở Nam bán cầu. Vì lượng mưa từ tháng 5 đến tháng 10 ở hình 5 lớn hơn. - GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của học sinh, ghi nhận và tuyên dương nhóm học sinh có câu trả lời tốt nhất. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a) Mục tiêu: HS nắm kĩ nội dung vừa được học b) Nội dung: GV ra bài tập, HS hoàn thành c) Sản phẩm: KQ của HS. d) Tổ chức thực hiện: - GV nhấn mạnh HS phải đọc và mô tả được bảng số liệu, biểu đồ tranh và biểu đồ cột đơn. - GV yêu cầu HS tự tìm hiểu các biểu đồ trên báo chí, internet, sau đó đọc và mô tả các kết quả - HS thực hiện yêu cầu của GV * HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Ghi nhớ kiến thức trong bài. - Hoàn thành các bài tập còn lại SGK (Bài 1, 3, 6) và các bài tập trong SBT - Chuẩn bị bài mới “ Biểu đồ kép”. Ngày soạn: .../.../... Ngày dạy: .../.../... BÀI 2: BIỂU ĐỒ CỘT KÉP (2 TIẾT) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau: - Đọc và mô tả thành thạo các dữ liệu ở dạng: biểu đồ cột kép. - Lựa chọn và biểu diễn dược dữ liệu vào bảng từ biểu đồ cột kép. 2. Năng lực Năng lực chung: Góp phần tạo cơ hội để HS phát triển một số năng lực toán học như: Năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực giao tiếp toán học. Năng lực riêng: - Nhận ra và giải quyết được vấn đề đơn giản hoặc nhận biết các quy luật đơn giản dựa trên phân tích các số liệu thu được từ biểu đồ cột kép. - Nhận biết được mối liên hệ giữa thống kê với những kiến thức trong các môn học ở chương trình lớp 6 và trong thực tiễn. 3. Phẩm chất - Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác. Tư duy các vấn đề toán học một cách lôgic và hệ thống. - Biết quy lạ về quen, có tinh thần trách nhiệm hợp tác xây dựng cao. - Chăm chỉ tích cực xây dựng bài. - Hình thành tư duy logic, lập luận chặt chẽ, và linh hoạt trong quá trình suy nghĩ. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1 - GV - Giáo án, SGK, SGV - Thước kẻ, biểu đồ cột kép, bảng thống kê trên giấy A0, hình ảnh hoặc video liên quan đến biểu đồ cột kép để minh họa cho bài học được sinh động. 2 - HS - SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đọc trước bài mới, đồ dùng học tập III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU) a) Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b) Nội dung: HS thực hiện các yêu cầu dưới sự hướng dẫn của GV. c) Sản phẩm: HS trả lời được câu hỏi mở đầu. d) Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV đặt vấn đề: chiếu bản đồ ở Hình 8 và Hình 9 ở trang 10 SGK, yêu cầu HS quan sát và trả lời câu hỏi: + Làm thế nào để biểu diễn được đồng thời từng loại huy chương của cả hai đoàn Việt Nam và Thái Lan trên cùng một biểu đồ cột? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS lắng nghe GV giới thiệu, quan sát bản đồ và trả lời câu hỏi Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới. B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI a) Mục tiêu: - Giúp nắm được cách đọc, mô tả dữ liệu từ biểu đồ cột kép b) Nội dung: HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: HS nắm vững kiến thức, kết quả của HS. d) Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV hướng dẫn HS tìm hiểu về biểu đồ cột kép ở hình 10, từ đó giúp HS nắm được cách đọc, mô tả dữ liệu từ biểu đồ cột kép. - GV cho HS nhóm đôi tìm hiểu VD1, VD2 trong SGK: đọc, mô tả biểu đồ cột kép, phân tích và xử lí dữ liệu từ biểu đồ cột kép và nhận biết được tính hợp lí của dữ liệu từ biểu đồ cột kép.. - GV yêu cầu HS áp dụng thực hiện bài Luyện tập Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS theo dõi SGK, chú ý nghe, hiểu, thảo luận, trao đổi và hoàn thành các yêu cầu. - GV: quan sát và trợ giúp HS. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - Hoạt động nhóm: Các nhóm treo bảng, đại diện các nhóm trình bày kết quả. Các nhóm khác chú ý nghe, nhận xét, bổ sung. - Cá nhân: giơ tay phát biểu trình bày Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát, nhận xét quá trình hoạt động của các HS Để biểu diễn được đồng thời từng loại đối tượng trên cùng một biểu đồ cột ta dùng biểu đồ cột kép * Luyện tập Quan sát biểu đồ ta có: a) Môn thể thao có nhiều học sinh thích nhất là bóng đá b) Tổng số học sinh lớp 6C là: 12 + 10 + 4 + 5 + 5 + 6 = 42 học sinh C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a) Mục tiêu: Học sinh củng cố lại kiến thức thông qua một số bài tập. b) Nội dung: HS dựa vào kiến thức đã học vận dụng làm BT c) Sản phẩm: Kết quả của HS. d) Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS hoàn thành các bài bập 1, 2, 3 trong SGK trang 12, 13 - HS thảo luận hoàn thành bài toán dưới sự hướng dẫn của GV: Bài 1: a) Trong ba buổi đầu tiên, số học viên dùng nước giải khát ở mỗi buổi nhiều nhất và ít nhất là: Buổi Buổi 1 Buổi 2 Buổi 3 Nhiều nhất 35 37 38 Ít nhất 25 23 22 b) Trong cả 3 buổi của hai khoá bồi dưỡng, số học viên của khóa KTNN dùng nước giải khát nhiều hơn số học viên khóa KTCN. Vì số học viên của khóa KTNN nhiều hơn. c) Để tránh lãng phí trong những buổi học tiếp theo, ban tổ chức cần chuẩn bị (3) 60 cốc nước giải khát cho học viên của cả hai khoá bồi dưỡng. Ta có: Trung bình số nước uống ở cả 2 khóa là: (25 + 23 + 22) : 3 + ( 35 + 37 + 38 ) : 3 = 60 (cốc nước giải khát) Bài 2: a) Mỗi cửa hàng bán được số áo là: Cửa hàng 1: 6 + 8 =14 (áo) Cửa hàng 2: 3 + 4 = 7 (áo) Trong hai ngày mỗi cửa hàng đó đã bán được: Ngày 1: 6 + 3 = 9 (áo) Ngày 2: 8 + 4 = 12 (áo) b) Nhận định trên là đúng " bán được càng nhiều áo thì lãi càng nhiều" Bài 3: a) So sánh số lượng ti vi bán được trong tháng 5 và tháng 6 ở mỗi cửa hàng: Ở cả 3 cửa hàng, số ti vi bán được của tháng 6 luôn nhiều hơn tháng 5. Cụ thể: Cửa hàng 1: Số ti vi bán được ở tháng 6 nhiều hơn tháng 5 là: 47 – 30 = 17 (ti vi) Cửa hàng 2: Số ti vi bán được ở tháng 6 nhiều hơn tháng 5 là: 71 – 42 = 29 (ti vi) Cửa hàng 3: Số ti vi bán được ở tháng 6 nhiều hơn tháng 5 là: 88 – 53 = 33 (ti vi) b) Em đồng ý với nhận xét: (2), (4) c) Số lượng ti vi mà cả ba cửa hàng bán được trong tháng 6 nhiều hơn số lượng ti vi mà cả ba cửa hàng bán được trong tháng 5 là: (47 + 71 + 88) - (30 + 42 + 53) = 81 (ti vi) Giải bóng đá World Cup 2018 diễn ra vào tháng 6, tháng 7 hàng năm. Sự kiện đó có liên quan đến việc mua bán ti vi vì vào thời điểm đó, nhu cầu xem cao, sức mua tăng, vì thế lượng ti vi bán được nhiều. d) Nếu 20 năm sau (tính từ năm 2018) em có một cửa hàng bán ti vi thì em chọn tháng 6 để có thể bán được nhiều ti vi nhất trong năm - GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của học sinh, ghi nhận và tuyên dương nhóm học sinh có câu trả lời tốt nhất. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a) Mục tiêu: HS nắm kĩ nội dung đã học b) Nội dung: GV ra bài tập, HS hoàn thành c) Sản phẩm: KQ của HS. d) Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS hoàn thành các bài bập sau: Bài 1: Biểu đồ cột kép ở hình dưới đây cho biết dân số của xã A và xã B trong ba năm 2016, 2017, 2018. a) Tính tổng số dân của xã A trong ba năm 2016; 2017; 2018 b) Vào năm 2018 xã nào có ít dân hơn. c) Tính tổng số dân của hai xã A và B năm 2017. Bài 2: Biểu đồ cột kép hình dưới cho biết số sản phẩm của hai tổ sản xuất trong bốn quý trong năm Quan sát biểu đồ và hoàn thành số liệu trong bảng dưới đây: Quý I II III IV Tổ 1 Tổ 2 Bài 3: Một cửa hàng điện lạnh thống kê số máy điều hòa và quạt hơi nước bán được trong ba tháng 6, 7, 8 bằng biểu đồ cột kẹp dưới đây a) Tính tổng số mãy điều hòa bán được trong ba tháng 6, 7, 8. b) Số máy quạt hơi nước bán được trong tháng 7 nhiều hơn tháng 8 là bao nhiêu chiếc? c) Tháng có số lượng điều hòa và quạt hơi nước bán ra nhiều nhất là tháng nào? - HS thảo luận hoàn thành bài toán dưới sự hướng dẫn của GV: - GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của học sinh, ghi nhận và tuyên dương nhóm học sinh có câu trả lời tốt nhất. * HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Ghi nhớ kiến thức trong bài. - Hoàn thành cácbài tập trong SBT - Chuẩn bị bài mới “Mô hình xác suất trong một số trò chơi và thí nghiệm đơn giản”. Ngày soạn: .../.../... Ngày dạy: .../.../... BÀI 3: MÔ HÌNH XÁC SUẤT TRONG MỘT SỐ TRÒ CHƠI VÀ THÍ NGHIỆM ĐƠN GIẢN (3 TIẾT) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau: - Làm quen với mô hình xác suất trong một số trò chơi, thí nghiệm đơn giản (ví dụ trò chơi tung đồng xu thì mô hình xác suất gồm hai khả năng ứng với mặt xuất hiện của đồng xu,) 2. Năng lực Năng lực chung: Góp phần tạo cơ hội để HS phát triển một số năng lực toán học như: Năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán năng lực giao tiếp toán học. Năng lực riêng: - Liệt kê được các kết quả có thể xảy ra trong các trò chơi, thí nghiệm đơn giản - Kiểm tra được một sự kiện xảy ra hay không xảy ra 3. Phẩm chất - Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác. Tư duy các vấn đề toán học một cách lôgic và hệ thống. - Chăm chỉ tích cực xây dựng bài. - Hình thành tư duy logic, lập luận chặt chẽ, và linh hoạt trong quá trình suy nghĩ. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1 - GV - Giáo án, SGK, SGV - Chuẩn bị hộp kín có ba quả bóng với màu sắc khác nhau nhưng cùng kích thước và khối lượng, đồng xu, xúc xắc. 2 - HS - SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đọc trước bài mới, đồ dùng học tập III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU) a) Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b) Nội dung: GV nêu tình huống, HS suy nghĩ để trả lời c) Sản phẩm: HS trả lời được câu hỏi mở đầu. d) Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV nêu tình huống: Một hộp có 1 quả bóng xanh và 1 quả bóng đỏ; các quả bóng có kích thước và khối lượng như nhau. Lấy ngẫu nhiên một quả bóng trong hộp. - GV yêu cầu HS thảo luận trả lời: Những kết quả nào có thể xảy ra? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS lắng nghe GV nêu tình huống, thảo luận và trả lời câu hỏi. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số nhóm HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới. B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: Mô hình xác suất trong trò chơi tung đồng xu a) Mục tiêu: - Giúp HS xác định được các kết quả có thể xảy ra khi tung đồng xu một lần b) Nội dung: HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: HS nắm vững kiến thức, kết quả của HS. d) Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV cho HS quan sát các đồng xu, yêu cầu HS quan sát hai mặt và ghi nhớ quy ước mặt sấp, mặt ngửa. - GV cho HS thực hiện tung đồng xu 1 lần và yêu cầu HS nêu các kết quả có thể xảy ra đối với mặt xuất hiện của đồng xu sau khi tung 1 lần. - GV gọi một HS đọc phần nội dung dưới bóng nói khám phá kiến thức Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS quan sát hai mặt của đồng xu và ghi nhớ quy ước - Thực hiện tung đồng xu 1 lần và nêu các kết quả có thể xảy ra - Đọc và ghi nhớ phần nội dung trong khung Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - GV gọi HS trình bày câu trả lời - HS khác nhận xét, bổ sung Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của học sinh, ghi nhận và tuyên dương học sinh có câu trả lời tốt nhất - Chốt kiến thức I. Mô hình xác suất trong trò chơi tung đồng xu Hai mặt của đồng xu Khi tung đồng xu 1 lần, có hai kết quả có thể xảy ra đối với mặt xuất hiện của đồng xu, đó là: mặt N; mặt S. Hoạt động 2: Mô hình xác suất trong trò chơi lấy vật từ trong hộp a) Mục tiêu: - Giúp HS xác định được tập hợp có thể xảy ra trong trò chơi thí nghiệm đơn giản lấy vật từ trong hộp b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: HS nắm vững kiến thức, kết quả của HS. d) Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV nêu tình huống: Một hộp có 1 quả bóng xanh, 1 quả bóng đỏ và 1 quả bóng vàng; các quả bóng có kích thước và khối lượng như nhau. Lấy ngẫu nhiên một quả bóng trong hộp. Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và trả lời: Nêu các kết quả có thể xảy ra đối với màu quả bóng được lấy ra. - GV yêu cầu HS đọc và ghi nhớ phần nội dung đóng khung - Áp dụng hoàn thành bài Luyện tập Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS nêu các kết quả có thể xảy ra đối với màu của quả bóng được lấy ra - Thảo luận hoàn thành bài Luyện tập - GV: quan sát và trợ giúp HS. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV gọi một HS đọc phần nội dung đóng khung Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của học sinh, ghi nhận và tuyên dương học sinh có câu trả lời tốt nhất. Động viên các học sinh còn lại tích cực, cố gắng hơn trong các hoạt động học tiếp theo. - Chốt kiến thức II. Mô hình xác suất trong trò chơi lấy vật từ trong hộp Khi lấy ngẫu nhiên một quá bóng, có ba kết quả có thể xảy ra đối với màu của quả bóng được lấy ra, đó là: màu xanh: màu đỏ; màu vàng. Luyện tập a) Có 4 kết quả có thể xảy ra tương ứng 4 màu của 4 chiếc kẹo b) Tập hợp các kết quả có thể xảy ra đối với màu của quả bóng được lấy ra là {H; X; V; C}. Ở đây, H kí hiệu cho kết quả lấy được chiếc kẹo màu hồng, X kí hiệu cho kết quả lấy được chiếc kẹo màu xanh, V kí hiệu cho kết quả lấy được chiếc kẹo màu vàng, C kí hiệu cho kết quả lấy được chiếc kẹo màu cam. c) Có hai điều cần chú ý trong mô hình xác suất của trò chơi trên là: + Lấy ngẫu nhiên một chiếc kẹo + Tập hợp các kết quả có thể xảy ra đối với màu của quả bóng được lấy ra là {H; X; V; C}. Ở đây, H kí hiệu cho kết quả lấy được chiếc kẹo màu hồng, X kí hiệu cho kết quả lấy được chiếc kẹo màu xanh, V kí hiệu cho kết quả lấy được chiếc kẹo màu vàng, C kí hiệu cho kết quả lấy được chiếc kẹo màu cam. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a) Mục tiêu: Học sinh củng cố lại kiến thức thông qua một số bài tập. b) Nội dung: HS dựa vào kiến thức đã học vận dụng làm BT c) Sản phẩm: Kết quả của HS. d) Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS hoàn thành các bài bập 1, 2, 3 trong SGK trang 15, 16 - HS thảo luận hoàn thành bài toán dưới sự hướng dẫn của GV: Bài 1: a) Có 5 kết quả có thể xảy ra tương ứng 5 số trên 5 chiếc thẻ có trong hộp b) Số xuất hiện trên thẻ được rút ra có là phần tử của tập hợp {1; 2; 3; 4; 5} c) Tập hợp các kết quả có thể xảy ra đối với mỗi thẻ được lấy ra là {1; 2; 3; 4; 5}. Ở đây, 1 kí hiệu cho kết quả lấy được chiếc thẻ có ghi số 1, 2 kí hiệu cho kết quả lấy được chiếc thẻ có ghi số 2, 3 kí hiệu cho kết quả lấy được chiếc thẻ có ghi số 3, 4 kí hiệu cho kết quả lấy được chiếc thẻ có ghi số 4, 5 kí hiệu cho kết quả lấy được chiếc thẻ có ghi số 5. d) Có hai điều cần chú ý trong mô hình xác suất của trò chơi trên là: Lấy ngẫu nhiên một chiếc thẻ có trong hộp Tập hợp các kết quả có thể xảy ra đối với mỗi thẻ được lấy ra là {1; 2; 3; 4; 5}. Ở đây, 1 kí hiệu cho kết quả lấy được chiếc thẻ có ghi số 1, 2 kí hiệu cho kết quả lấy được chiếc thẻ có ghi số 2, 3 kí hiệu cho kết quả lấy được chiếc thẻ có ghi số 3, 4 kí hiệu cho kết quả lấy được chiếc thẻ có ghi số 4, 5 kí hiệu cho kết quả lấy được chiếc thẻ có ghi số 5. Bài 2: a) Có 6 kết quả có thể xảy ra đối với số ở hình quạt mà chiếc kim chỉ vào khi đĩa dừng lại b) Số ở hình quạt mà chiếc kim chỉ vào khi đĩa dừng lại có là phần tử của tập hợp {1; 2; 3; 4; 5; 6} c) Tập hợp các kết quả có thể xảy ra đối với số ở hình quạt mà chiếc kim chỉ vào khi đĩa dừng lại: {1; 2; 3; 4; 5; 6}. Ở đây, 1 kí hiệu cho kết quả mà chiếc kim chỉ vào khi đĩa dừng lại ở số 1, 2 kí hiệu cho kết quả mà chiếc kim chỉ vào khi đĩa dừng lại ở số 2, 3 kí hiệu cho kết quả mà chiếc kim chỉ vào khi đĩa dừng lại ở số 3, 4 kí hiệu cho kết quả mà chiếc kim chỉ vào khi đĩa dừng lại ở số 4, 5 kí hiệu cho kết quả mà chiếc kim chỉ vào khi đĩa dừng lại ở số 5, 6 kí hiệu cho kết quả mà chiếc kim chỉ vào khi đĩa dừng lại ở số 6. d) Nêu hai điều cần chú ý trong mô hình xác suất của trò chơi trên: Chiếc kim chỉ vào một số ngẫu nhiên trên vòng tròn Tập hợp các kết quả có thể xảy ra đối với số ở hình quạt mà chiếc kim chỉ vào khi đĩa dừng lại: {1; 2; 3; 4; 5; 6}. Ở đây, 1 kí hiệu cho kết quả mà chiếc kim chỉ vào khi đĩa dừng lại ở số 1, 2 kí hiệu cho kết quả mà chiếc kim chỉ vào khi đĩa dừng lại ở số 2, 3 kí hiệu cho kết quả mà chiếc kim chỉ vào khi đĩa dừng lại ở số 3, 4 kí hiệu cho kết quả mà chiếc kim chỉ vào khi đĩa dừng lại ở số 4, 5 kí hiệu cho kết quả mà chiếc kim chỉ vào khi đĩa dừng lại ở số 5, 6 kí hiệu cho kết quả mà chiếc kim chỉ vào khi đĩa dừng lại ở số 6. Bài 3: a) Khi lấy ngẫu nhiên một quả bóng trong hộp, có 5 kết quả có thể xảy ra tương ứng với 5 màu của 5 quả bóng. b) Màu của quả bóng được lấy ra có là phần tử của tập hợp {màu xanh; màu đỏ; màu vàng; màu nâu; màu tím} c) Tập hợp các kết quả có thể xảy ra đối với màu của quả bóng được lấy ra là {X; Đ; V; N; T}. Ở đây, X kí hiệu cho kết quả lấy được quả bóng màu xanh, Đ kí hiệu cho kết quả lấy được quả bóng màu đỏ, V kí hiệu cho kết quả lấy được quả bóng màu vàng, N kí hiệu cho kết quả lấy đượcđược quả bóng màu nâu, T kí hiệu cho kết quả lấy được quả bóng màu tím. d) Hai điều cần chú ý trong mô hình xác suất của trò chơi trên. Lấy ngẫu nhiên một quả bóng trong hộp Tập hợp các kết quả có thể xảy ra đối với màu của quả bóng được lấy ra là {X; Đ; V; N; T}. Ở đây, X kí hiệu cho kết quả lấy được quả bóng màu xanh, Đ kí hiệu cho kết quả lấy được quả bóng màu đỏ, V kí hiệu cho kết quả lấy được quả bóng màu vàng, N kí hiệu cho kết quả lấy đượcđược quả bóng màu nâu, T kí hiệu cho kết quả lấy được quả bóng màu tím. - GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của học sinh, ghi nhận và tuyên dương nhóm học sinh có câu trả lời tốt nhất. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a) Mục tiêu: HS nắm kĩ nội dung vừa được học b) Nội dung: GV ra bài tập, HS hoàn thành c) Sản phẩm: KQ của HS. d) Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS trả lời nhanh các bài tập trắc nghiệm sau: Câu 1: Một hộp có 4 chiếc thẻ cùng loại, mỗi thẻ được ghi một trong các số 1, 2, 3, 4; hai thẻ khác nhau thì ghi hai số khác nhau. Rút một chiếc thẻ trong hộp. Số xuất hiện trên thẻ được rút ra là phần tử của tập hợp nào dưới đây? A. {1; 2; 3; 4}. B. {0; 1; 2; 3; 4}. C. {0; 1; 4}. D. {1; 2; 3; 4; 5}. Câu 2: Một hộp có 4 quả bóng, trong đó có 1 quả bóng xanh, 1 quả bóng đỏ, 1 quả bóng tím, 1 quả bóng vàng; các quả bóng có kích thước và khối lượng như nhau. Màu của quả bóng được lấy ra có phải là phần tử của tập hợp {màu xanh, màu vàng, màu cam, màu đỏ} hay không? A. Có. B. Không. Câu 3: Mỗi xúc xắc có 6 mặt, số chấm ở mỗi mặt là một trong các số nguyên dương từ 1 đến 6. Gieo xúc xắc một lần. Mặt xuất hiện của xúc xắc là phần tử của tập hợp nào dưới đây? A. {1; 6} B. {1; 2; 3; 4; 5; 6} C. {0; 1; 2; 3; 4; 5} D. {0; 1; 2; 3; 4; 5; 6} - HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời. - GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức. * HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - GV nhấn mạnh HS phải nhận biết được các khả năng xảy ra khi tung một đồng xu một lần và tập hợp các khả năng xảy ra khi lấy vật từ trong hộp kín. - GV khuyến khích HS tìm hiểu thêm những ví dụ liên quan đến mô hình xác suất trong các trò chơi và thí nghiệm đơn giản. - Hoàn thành bài tập 4 trong SGK và các bài tập trong SBT - Chuẩn bị bài mới “Xác suất thực nghiệm trong một số trò chơi và thí nghiệm đơn giản”. Ngày soạn: .../.../... Ngày dạy: .../.../... BÀI 4: XÁC SUẤT THỰC NGHIỆM TRONG MỘT SỐ TRÒ CHƠI VÀ THÍ NGHIỆM ĐƠN GIẢN (3 TIẾT) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau: - Làm quen với việc mô tả xác suất (thực nghiệm) của một khả năng xảy ra nhiều lần trong một số trò chơi và thí nghiệm đơn giản. - Sử dụng được phân bố để mô tả xác suất (thực nghiệm) của một khả năng xảy ra nhiều lần thông qua kiểm đếm số lần lặp lại của khả năng đó trong một số trò chơi và thí nghiệm đơn giản. 2. Năng lực Năng lực chung: Góp phần tạo cơ hội để HS phát triển một số năng lực toán học như: Năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán năng lực giao tiếp toán học. Năng lực riêng: - Biểu diễn khả năng xảy ra một sự kiện theo xác suất thực nghiệm 3. Phẩm chất - Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác. Tư duy các vấn đề toán học một cách lôgic và hệ thống. - Chăm chỉ tích cực xây dựng bài. - Hình thành tư duy logic, lập luận chặt chẽ, và linh hoạt trong quá trình suy nghĩ. - Ý thức khám phá khoa học thông qua thực nghiệm II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1 - GV - Giáo án, SGK, SGV - Chuẩn bị xúc xắc, đồng xu, hộp kín có ba quả bóng với màu sắc khác nhau nhưng cùng khối lượng và kích thước. 2 - HS - SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đọc trước bài mới, đồ dùng học tập III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU) a) Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b) Nội dung: GV nêu tình huống, HS suy nghĩ để trả lời c) Sản phẩm: HS trả lời được câu hỏi mở đầu. d) Tổ chức thực hiện: - GV cho HS quan sát bàn cờ cá ngựa: - GV đặt vấn đề nhưng không yêu cầu HS trả lời: Bốn bạn Chi, Hằng, Trung, Dũng cùng chơi cờ cá ngựa. Chi đã gieo xúc xắc khi đến lượt của mình. Xác suất thực nghiệm để Chi gieo được mặt 1 chấm là bao nhiêu? B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: Xác suất thực nghiệm trong trò chơi tung đồng xu a) Mục tiêu: - Giúp HS hình thành khái niệm xác suất thực nghiệm và tính được xác suất thực nghiệm khi tung đồng xu b) Nội dung: HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: HS nắm vững kiến thức, kết quả của HS. d) Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV cho HS thảo luận theo nhóm, đọc bảng kết quả ở hoạt động 1 trang 17 SGK và thực hiện các yêu cầu: + Kiểm đếm số lần xuất hiện mặt N và số lần xuất hiện mặt S sau 8 lần tung đồng xu. + Viết tỉ số của số lần xuất hiện mặt N và tổng số lần tung đồng xu. + Viết tỉ số
Tài liệu đính kèm: