Ngày soạn: Ngày dạy:. TUẦN .. Tiết: Bài 3 YÊU THƯƠNG VÀ CHIA SẺ (12 tiết) - Thương người như thể thương thân? (Tục ngữ Việt Nam) - Niềm vui được chia sẻ, niềm vui sẽ nhân đôi. Nỗi buồn được chia sẻ, nỗi buồn sẽ vơi đi một nửa! Con chào mào I. MỤC TIÊU (Học xong bài học, học sinh sẽ đạt được) 1. Về kiến thức: - Tri thức ngữ văn (cốt truyện, nhân vật trong truyện: Ngoại hình, hành động, ngôn ngữ, thế giới nội tâm). - Tác hại của sự vô cảm, Sức mạnh của giá trị nhân văn, tình yêu thương, chia sẻ từ 3 văn bản . - Thành phần chính của câu, các cụm từ, dùng cụm từ để mở rộng thành phần chính của câu. 2. Về năng lực: - Nhận biết được người kể chuyện ngôi thứ ba, nhận biết được những điểm giống nhau và khác nhau giữa các nhân vật trong các văn bản. - Nhận biết và phân tích được đặc điểm nhân vật thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ của nhân vật. - Nhận biết được tác hại của sự vô cảm, giá trị của tình yêu thương và sự chia sẻ. - Nhận biết được cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ và hiểu được tác dụng của việc dùng các kiểu cụm từ này để mở rộng thành phần chính của câu.. - Viết được bài văn, kể được một trải nghiệm đáng nhớ của bản thân, biết viết VB đảm bảo các bước. - Kể được trải nghiệm đáng nhớ đối với bản thân. 3. Về phẩm chất: - Nhân ái, đồng cảm; yêu thương, chia sẻ, giúp đỡ, những người thiệt thòi, bất hạnh. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - SGK, SGV. - Một số video, tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học. - Máy chiếu, máy tính - Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm. - Phiếu học tập. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động 1: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ a) Mục tiêu: Giúp HS - Kết nối kiến thức từ cuộc sống vào nội dung bài học. - Khám phá tri thức Ngữ văn. b) Nội dung: GV yêu cầu HS quan sát video, trả lời câu hỏi của GV. HS quan sát, suy nghĩ cá nhân và tìm ra thông điệp được truyền tải qua video “Câu chuyện về hai biển hồ”. Biển Galille Gv sử dụng những câu hỏi để HS hiểu được các tri thức ngữ văn c) Sản phẩm: HS nêu/trình bày được - Thông điệp qua video: Sống là biết chia sẻ không nên ích kỉ riêng mình. - Cảm xúc của cá nhân (định hướng mở). - Tri thức ngữ văn (Miêu tả nhân vật trong truyện kể, mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ). d) Tổ chức thực hiện: B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - Chiếu video, yêu cầu HS quan sát, lắng nghe & đặt câu hỏi: ? Tìm ra thông điệp của video? Em suy nghĩ gì về thông điệp này? - Yêu cầu HS đọc phần Giới thiệu bài học ngữ văn trong SGK/ trang 59. - GV chiếu Yêu cầu cần đạt lên màn hình, gọi HS đọc và nhấn mạnh những nội dung HS cần ghi nhớ. - Yêu cầu HS đọc phần tri thức ngữ văn/SGK/60 B2: Thực hiện nhiệm vụ HS - Quan sát video, tìm ra thông điệp và nêu suy nghĩ cá nhân. - Đọc phần Giới thiệu bài học, Tri thức Ngữ văn. - Nghe, ghi nhớ các yêu cầu cần đạt. GV: - Quan sát và lắng nghe. B3: Báo cáo thảo luận GV: - Mời ý kiến của từng HS. HS: - Trả lời câu hỏi của GV. - HS còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung cho bạn (nếu cần). B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét ( câu trả lời của HS và sản phẩm), chốt kiến thức, chuyển dẫn vào hoạt động đọc - Viết tên chủ đề, nêu mục tiêu chung của chủ đề và chuyển dẫn tri thức ngữ văn. Hoạt động 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI ĐỌC VĂN BẢN VÀ THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT I. Đọc văn bản Văn bản (1) CÔ BÉ BÁN DIÊM (Han Cri-xti-an An-đéc-xen) 1. MỤC TIÊU 1.1 Về kiến thức: - Những nét tiêu biểu về nhà văn An-đéc-xen. - Người kể chuyện ở ngôi thứ ba. - Hoàn cảnh nhân vật thể hiện qua hình dáng, hành động, ngôn ngữ, mộng ước - Hình ảnh ở mỗi lần quẹt diêm và ý nghĩa của những hình ảnh ấy - Giá trị tố cáo, giá trị nhân đạo của VB 1.2 Về năng lực: - Xác định được ngôi kể trong văn bản “Cô bé bán diêm”. Phân biệt được lời kể của người kể chuyện, lời kể của nhân vật. - Nhận biết được các chi tiết miêu tả hình dáng, công việc, quang cảnh đêm giao thừa. Từ đó hình dung ra hoàn cảnh sống của nhân vật. - Phân tích được giá trị của những hình ảnh cô bé nhìn thấy sau mỗi lần quẹt diêm. - Đánh giá được sự vô cảm của XH đương thời, thấy được lòng nhân ái của tác giả. - Rút ra bài học về cách ứng xử với những người có hoàn cảnh khó khăn, cách chia sẻ, đồng cảm với cs của họ. 1.3 Về phẩm chất: Nhân ái, yêu thương, đồng cảm, thấu hiểu, chia sẻ, giúp đỡ. 2. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - SGK, SGV. - Máy chiếu, máy tính. - Tranh ảnh về nhà văn An-đéc-xen và video câu chuyện “Cô bé bán diêm” - Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm. - Phiếu học tập. 3. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. HĐ 1: Xác định vấn đề (Trước khi đọc) Mục tiêu: HS kết nối kiến thức trong cuộc sống vào nội dung của bài học. Nội dung: GV hỏi, HS trả lời. Sản phẩm: Câu trả lời của HS. Tổ chức thực hiện: B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) ? Em đã đọc một câu chuyện hoặc xem một bộ phim có nhân vật chính là trẻ em chưa? Em ấn tượng nhất với câu truyện, bộ phim nào? ? Hãy giới thiệu ngắn gọn về câu chuyện hoặc bộ phim ấy? ? Chia sẻ cảm nhận của em về nhân vật đó? - Cho HS xem đoạn video câu chuyện cô bé bán diêm B2: Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ cá nhân B3: Báo cáo, thảo luận: HS trả lời câu hỏi của GV B4: Kết luận, nhận định (GV): Nhận xét câu trả lời của HS và kết nối vào hoạt động hình thành kiến thức mới. 2. HĐ 2: Hình thành kiến thức mới 2.1 Đọc – hiểu văn bản a) Mục tiêu: HS đọc, nắm nội dung của VB. b) Nội dung: GV HD đọc, HS đọc VB. c) Sản phẩm: Bài đọc của HS. d) Tổ chức thực hiện: B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) ? Theo các em khi đọc VB mình nên đọc với giọng điệu ntn? Cần chú ý điều gì trong quá trình đọc và nghe bạn đọc? B2: Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ cá nhân, trả lời B3: Báo cáo, thảo luận: HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn (Nếu chưa ổn) B4: Kết luận, nhận định (GV): Chú ý các thẻ hướng dẫn trong sách, thực hiện theo gợi ý của các thẻ, GV đọc mẫu, chuyển ý I. TÌM HIỂU CHUNG 1. Tác giả a) Mục tiêu: Giúp HS nêu được những nét chính về nhà văn An-đéc-xen và tác phẩm “Cô bé bán diêm”. b) Nội dung: - GV hướng dẫn HS đọc văn bản và sử dụng trò chơi Ai nhanh hơn để tạo KK sôi nổi. - Hs đọc, quan sát SGK và tìm thông tin để trả lời câu hỏi của GV. c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS d) Tổ chức thực hiện HĐ của thầy và trò Sản phẩm dự kiến B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - Yêu cầu HS đọc SGK và Tổ chức trò chơi Ai nhanh hơn bằng các câu hỏi ngắn ? Tác giả của VB là 1 người rất nổi tiếng, ông là ai? Năm sinh, năm mất? ? Ông là người nước nào? ? Nước ông thuộc khu vực nào trên thế giới ? ? Khí hậu ở quốc gia này vào mùa đông như thế nào ? ? Ông nổi tiếng với thể loại truyện nào ? Dành cho đối tượng nào ? ? Đây là một số tác phẩm tiêu biểu của ông? Đố các em gọi đúng tên ? B2: Thực hiện nhiệm vụ GV hướng dẫn HS đọc và tìm thông tin. HS quan sát SGK. B3: Báo cáo, thảo luận GV yêu cầu HS trả lời. HS trả lời câu hỏi của GV. B4: Kết luận, nhận định (GV) Nhận xét câu trả lời của HS và và chốt kiến thức lên màn hình. I. Tìm hiểu chung: 1. Tác giả: - Han C. An-đéc-xen (1805 – 1875) - Nhà văn Đan Mạch - Nổi tiếng TG với những truyện cổ tích viết cho trẻ em. Một số TP tiêu biểu của ông 2. Tác phẩm a) Mục tiêu: Giúp HS - Biết được những nét chung của văn bản (Thể loại, ngôi kể, bố cục) b) Nội dung: - GV sử dụng KT đặt câu hỏi, cho HS thảo luận cặp đôi. - HS suy nghĩ cá nhân để trả lời, thảo luận cặp đôi để hoàn thành nhiệm vụ. c) Sản phẩm: Câu trả lời và phiếu học tập đã hoàn thành của HS d) Tổ chức thực hiện HĐ của thầy và trò Sản phẩm dự kiến B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) ? Truyện “Cô bé bán diêm” thuộc loại truyện nào? Dựa vào đâu em nhận ra điều đó? ? Truyện sử dụng ngôi kể nào? Dựa vào đâu em nhận ra ngôi kể đó? Lời kể của ai? ? Văn bản chia làm mấy phần? Nêu nội dung của từng phần? B2: Thực hiện nhiệm vụ HS: - Đọc văn bản - Làm việc cá nhân 2’, cặp đôi 3’ + 2 phút đầu, HS ghi kết quả làm việc ra phiếu cá nhân. + 3 phút tiếp theo, HS làm việc nhóm, thảo luận và ghi kết quả vào phiếu học tập GV: - Theo dõi, hỗ trợ HS trong hoạt động cặp đôi. B3: Báo cáo, thảo luận HS: Trình bày sản phẩm của cặp đôi. Theo dõi, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần). GV: - Hướng dẫn HS trình bày bằng cách nhắc lại từng câu hỏi B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét về thái độ học tập & sản phẩm học tập của HS. - Chốt kiến thức và chuyển dẫn vào mục sau . 2. Tác phẩm - Văn bản là truyện đồng thoại nổi tiếng nhất của nhà văn An-đéc-xen. - Nhân vật chính: Cô bé bán diêm. - Sử dụng ngôi thứ 3 (người kể dấu mình đi). - Văn bản chia làm 3 phần + P1: Từ đầu đôi bàn tay em cứng đờ ra. à Hoàn cảnh của cô bé bán diêm. + P2: Chà...chà à Thượng đế àNhững lần quẹt diêm và mộng tưởng - P3: Còn lại. àCái chết thương tâm của cô bé 2.2 Khám phá văn bản (Sau khi đọc) II. TÌM HIỂU CHI TIẾT Hoàn cảnh của cô bé bán diêm a) Mục tiêu: Giúp HS - Tìm được những chi tiết nói về ngoại hình, hành động của cô bé - Nhận xét được hoàn cảnh đáng thương của em. b) Nội dung: - GV Tổ chức cho HS HĐ nhóm. - HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm để hoàn thiện nhiệm vụ. - HS trình bày sản phẩm, theo dõi, nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần). c) Sản phẩm: Phiếu học tập của HS đã hoàn thành, câu trả lời của HS. d) Tổ chức thực hiện HĐ của thầy và trò Sản phẩm dự kiến B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - Tổ chức cho HS HĐ nhóm, hoàn thành phiếu học tập số 1 (5 phút) - Phát phiếu B2: Thực hiện nhiệm vụ - Làm việc cá nhân 2 phút, ghi kết quả ra phiếu cá nhân. - Thảo luận nhóm 3 phút và ghi kết quả ra phiếu học tập chung. GV hướng dẫn HS thảo luận (nếu cần). B3: Báo cáo, thảo luận GV: - Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày. - Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần). HS: - Trình bày sản phẩm. - Các nhóm khác khác theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung (nếu cần) cho bạn. B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của từng nhóm. - Chốt kiến thức & chuyển dẫn nội dung tiếp theo - Thời gian: Đêm giao thừa - Không gian: Đường phố rét dữ dội - Em bé: + Đầu trần, chân đất + Dò dẫm trong bóng tối + Bụng đói, giá rét. + Mồ côi mẹ, bà mới mất; cha nghiện rượu, em phải đi bán diêm kiếm sống. à Nghèo khổ, bất hạnh, cô đơn, vất vả. 2. Những lần quẹt diêm và mộng tưởng a) Mục tiêu: Giúp HS - Tìm, thống kê được những lần quẹt diêm và những hình ảnh em bé thấy - Nhận xét được lý do, ý nghĩa, trình tự của những hình ảnh ấy. b) Nội dung: - GV sử dụng KT đặt câu hỏi, KT khăn trải bàn. - HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm để hoàn thiện nhiệm vụ. - HS trình bày sản phẩm, theo dõi, nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần). c) Sản phẩm: Phiếu học tập của HS đã hoàn thành, câu trả lời của HS. d) Tổ chức thực hiện HĐ của thầy và trò Sản phẩm dự kiến B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - Phát phiếu học tập số 2 & giao nhiệm vụ: B2: Thực hiện nhiệm vụ HS: - Đọc văn bản, tìm hiểu thông tin - Làm việc cá nhân 2’, nhóm 5’ + 2 phút đầu, HS ghi kết quả làm việc ra phiếu cá nhân. + 5 phút tiếp theo, HS làm việc nhóm, thảo luận và ghi kết quả vào ô giữa của phiếu học tập, dán phiếu cá nhân ở vị trí có tên mình. GV: - Theo dõi, hỗ trợ HS trong hoạt động nhóm. B3: Báo cáo, thảo luận GV: - Yêu cầu đại diện của một nhóm lên trình bày. - Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần). HS: - Đại diện 1 nhóm lên bày sản phẩm. - Các nhóm khác theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung (nếu cần) cho nhóm bạn. B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của từng nhóm, chỉ ra những ưu điểm và hạn chế trong HĐ nhóm của HS. - Tuyên truyền về quyền trẻ em, Chốt kiến thức & chuyển dẫn sang mục 3 Lần Hình ảnh Lí do 1 Lò sưởi Em rét 2 Bàn ăn Em đói 3 Cây thông Em muốn được vui chơi 4 Bà nội Em nhớ bà, muốn được sống cùng bà, được yêu thương è 4 lần quẹt diêm là 4 mong ước giản dị, chân thành, chính đáng Cái chết của cô bé bán diêm a) Mục tiêu: Giúp HS - Cảm nhận được sự bất hạnh của em bé. - Thầy được tấm lòng nhân đạo và sự lên án XH vô cảm của tác giả - Biết đồng cảm, chia sẻ với những bạn có hoàn cảnh khó khăn. b) Nội dung: - GV sử dụng KT nêu – giải quyết vấn đề. - HS làm việc cá nhân để hoàn thiện nhiệm vụ. - HS trình bày sản phẩm, theo dõi, nhận xét và bổ sung cho bạn (nếu cần). - liên hệ thực tế, Giáo dục KNS cho HS c) Sản phẩm: Câu trả lời phù hợp của HS. d) Tổ chức thực hiện HĐ của thầy và trò Sản phẩm dự kiến B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - Tổ chức cho HS HĐ chung cả lớp trả lời các câu hỏi: ? Kể theo ngôi thứ 3 tức là người kể dấu mình đi? Vậy theo em, trong VB này, ai là người kể chuyện? Tìm những chi tiết chứng minh người kể chuyện trong câu chuyện này là tác giả? ? Tác giả đã miêu tả cái chết của em bé ntn? ? Chi tiết nào khi tác giả miêu tả hình dáng của em không phù hợp với thực tế? (hoặc khiến em ấn tượng?) ? Qua cách miêu tả này em có nhận xét gì về thái độ, tình cảm của tác giả dành cho em bé? ? Tìm những chi tiết tác giả miêu tả thái độ của mọi người qua đường khi chứng kiên sự việc? Có ai có hành động nào thể hiện lòng thương dành cho em bé không? ? Em có nhận xét gì về thái độ của họ? ? Em sẽ làm gì nếu chứng kiến một tình huống như trong câu chuyện? Vì sao em lại có cách ứng xử như vậy? - Cho HS xem tranh và giáo dục B2: Thực hiện nhiệm vụ HS: - Đọc văn bản, tìm hiểu thông tin - Suy nghĩ, trả lời, chia sẻ cảm nghĩ, cảm xúc, bổ sung cho bạn (Nếu cần) - Xem tranh, chia sẻ cảm xúc GV - Theo dõi, hỗ trợ HS. B3: Báo cáo, thảo luận GV: - Mời các HS chia sẻ ý kiến HS: - Chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc. B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét về lòng nhân ái và sự lên án của tác giả. - Liên hệ thực tế, giáo dục KNS, Chốt kiến thức & chuyển dẫn sang mục nghệ thuật + Em bé chết vì giá rét, ở một xó tường, giữa những bao diêm à Một cái chết thương tâm. + Đôi má hồng, đôi môi đang mỉn cười à tình yêu thương của tác giả dành cho em bé (Giá trị nhân đạo) + Mọi người vui vẻ ra khỏi nhà, mọi người bảo nhau: “Chắc nó muốn sưởi ấm!” à Phê phán, lên án sự thờ ơ, vô cảm của XH đối với trẻ thơ (Giá trị hiện thực) B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - Phát phiếu học tập số 3 & giao nhiệm vụ: - Cho HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi số 8/ SGK trang 66 - Tổ chức cho HS thảo luận B2: Thực hiện nhiệm vụ HS: - Đọc văn bản, tìm hiểu thông tin - Làm việc cá nhân 2’, nhóm 5’ + 2 phút đầu, HS ghi kết quả làm việc ra phiếu cá nhân. + 5 phút tiếp theo, HS làm việc nhóm, thảo luận và ghi kết quả vào phiếu học tập. GV: - Theo dõi, hỗ trợ HS trong hoạt động nhóm. B3: Báo cáo, thảo luận GV: - Yêu cầu đại diện của một nhóm lên trình bày. - Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần). HS: - Đại diện 1 nhóm lên bày sản phẩm. - Các nhóm khác theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung (nếu cần) cho nhóm bạn. B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của từng nhóm, chỉ ra những ưu điểm và hạn chế trong HĐ nhóm của HS. - Chốt kiến thức & chuyển dẫn sang HĐ 3 * Nghệ thuật: + Tương phản, đối lập + Cách kể chuyện hấp dẫn, đan xen giữa thực tại và mộng ảo *Nội dung Truyện kể về cô bé bán diêm trong đêm giao thừa với cái chết đau khổ của cuộc đời bất hạnh để lại cho ta lòng cảm thương sâu sắc. 3. HĐ 3: Hoạt động luyện tập: a) Mục tiêu: HS tóm tắt lại VB. b) Nội dung: GV yêu cầu HS tóm tắt Vb theo tranh, HS tóm tắt. c) Sản phẩm: Bài tóm tắt của HS. d) Tổ chức thực hiện: B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) ? Chiếu tranh, yêu cầu HS dựa theo tranh và những KT đã học tóm tắt lại VB? B2: Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ cá nhân, trả lời B3: Báo cáo, thảo luận: HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn (Nếu chưa ổn) B4: Kết luận, nhận định (GV): Chú ý giọng điệu, cách biểu cảm và trình tự VB 4. HĐ 4: Hoạt động Vận dụng: Viết kết nối với đọc a) Mục tiêu: Giúp HS - Hs viết được đoạn văn thể hiện cách nhìn nhận của bản thân. - Biết sử dụng ngôi kể phù hợp đề tài. b) Nội dung: Hs viết đoạn văn c) Sản phẩm: Đoạn văn của HS sau khi đã được GV góp ý sửa. d) Tổ chức thực hiện B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV): Viết đoạn văn (từ 5 – 7 câu) với nhan đề: Gửi tác giả truyện “Cô bé bán diêm” - Viết lại kết thúc cho truyện - Kể cho nhà văn cảm xúc tốt đẹp do câu chuyện mang lại cho bản thân - Chia sẻ với nhà văn về nỗi buồn, sự thờ ơ của con người trong XH hiện nay B2: Thực hiện nhiệm vụ: HS viết đoạn văn B3: Báo cáo, thảo luận: HS đọc đoạn văn B4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét và chỉnh sửa đoạn văn (nếu cần). CÁC PHIẾU HỌC TẬP CỦA VB CÔ BÉ BÁN DIÊM + Phiếu số 1: Cô bé ở ngoài phố trong một đêm ntn? Vì sao em không dám về nhà Tìm Chi tiết miêu tả ngoại hình, hoàn cảnh của cô bé bán diêm . . ..... . ..... .. .. . . ..... . ..... . . Thời gian, không gian này có tác dụng gì trong việc khắc họa hoàn cảnh của cô bé? Hãy nhận xét về hoàn cảnh của cô bé bán diêm . + Phiếu học tập số 2: Lần quẹt diêm thứ 3 - Hình ảnh: - Mong ước: .. ... Lần quẹt diêm thứ 1 - Hình ảnh: - Mong ước: .. ... Lần quẹt diêm thứ 4 - Hình ảnh: - Mong ước: .. ... b) Lần quẹt diêm thứ 2 - Hình ảnh: - Mong ước: .. ... Có thể thay đổi trình tự xuất hiện của các hình ảnh trong 4 lần quẹt diêm được không? Vì sao? ...... Nếu rơi vào tình cảnh giống cô bé bán diêm, em sẽ làm gì? .. Em có nhận xét gì về các mong ước của em bé? .. + Phiếu số 3: Tìm các chi tiết thể hiện nghệ thuật tương phản trong truyện Tình cảnh em bé bán diêm ngoài đường phố đêm giao thừa Cảnh bên trong các ngôi nhà trên phố Không khí ngày đầu năm Cảnh em bé chết rét nơi xó tường . . . Tác dụng: .. Tác dụng: .. THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT 1. MỞ RỘNG THÀNH PHẦN CHÍNH CỦA CÂU BẰNG CỤM TỪ Mục tiêu: Giúp HS - Hiểu được tác dụng của việc mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ; - Biết cách mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm danh từ. b) Nội dung: GV hỏi, HS trả lời c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS d) Tổ chức thực hiện HĐ của thầy và trò Sản phẩm dự kiến B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - Giao nhiệm vụ: HS làm vào phiếu học tập. - GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp và hoàn thành bài tập: So sánh hai câu sau để nhận biết tác dụng của việc mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ: (1) Tuyết/ rơi. (2) Tuyết trắng/ rơi đầy trên đường. B2: Thực hiện nhiệm vụ HS: - Đọc phần nhận biết tác dụng của việc mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ Tr 66. GV hướng dẫn HS hoàn thành nhiệm vụ. B3: Báo cáo, thảo luận GV: - Yêu cầu HS lên trình bày. - Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần). HS: - Trình bày kết quả làm việc cặp đôi - Nhận xét và bổ sung cho cặp đôi bạn. B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét thái độ học tập và kết quả làm việc cặp đôi của HS. - Chốt kiến thức lên màn hình. - Chuyển dẫn sang phần mới. - Dự kiến sản phẩm: + Câu (1), mỗi thành phần chính của câu chỉ là một từ; + Câu (2), mỗi thành phần chính của câu là một cụm từ; + Chủ ngữ tuyết trắng cụ thể hơn tuyết vì có thông tin về đặc điểm màu sắc của tuyết; + Vị ngữ rơi đầy trên đường cụ thể hơn rơi vì có thông tin về mức độ và địa điểm rơi của tuyết. -> Thành phần chính của câu có thể là một từ hoặc cụm từ. 2. CỤM DANH TỪ Mục tiêu: Giúp HS: - Nhận biết được cụm danh từ và phân tích được tác dụng của nó trong việc mở rộng thành phần chính của câu. - Đặt câu với cụm danh từ cho sẵn. b) Nội dung: - GV chia nhóm. - HS làm việc cá nhân 3’, thảo luận 5’ và hoàn thiện nhiệm vụ nhóm. c) Sản phẩm: Câu trả lời và bài tập mà học sinh hoàn thành. d) Tổ chức thực hiện HĐ của thầy và trò Sản phẩm dự kiến ? Nhắc lại khái niệm: thế nào là cụm danh từ? Dựa vào kiến thức nhận biết cụm danh từ Tr.66 hãy: ? Cụm danh từ có cấu tạo như thế nào? Lấy ví dụ cụm danh từ và phân tích cấu tạo. HS đọc phần nhận biết cụm danh từ SGK/Tr66 B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - GV yêu cầu HS đọc bài tập 1 - 4 SGK trang 66; - GV yêu cầu HS + HS làm việc cá nhân hoàn thành bài tập 1,2 Tr 66. + HS thảo luận nhóm và hoàn thành 4 bài tập tr 66.67. - GV bổ sung thêm yêu cầu: sau khi tìm được các cụm danh từ, em hãy chỉ ra các thành phần trong cụm danh từ đó và phân tích tác dụng của chúng. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. - Yêu cầu HS xác định yêu cầu của từng bài tập. B2: Thực hiện nhiệm vụ - HS đọc bài tập trong SGK và xác định yêu cầu của đề bài. - Suy nghĩ cá nhân và viết ra giấy kết quả - GV hướng dẫn HS bám sát yêu cầu của đề bài. - GV quan sát, giúp đỡ HS nếu cần. B3: Báo cáo, thảo luận - GV yêu cầu và hướng dẫn HS báo cáo. - HS báo cáo sản phẩm thảo luận nhóm. B4: Kết luận, nhận định (GV) - HS các nhóm nhận xét, bổ sung chéo nhau. - Nhận xét và chốt kiến thức, chuyển dẫn sang đề mục sau. Gv hỏi bổ sung: Cụm danh từ thường giữ chức vụ gì trong câu? I. Cụm danh từ - Cụm danh từ là tổ hợp từ gồm danh từ và các từ ngữ đi kèm tạo thành. - Cụm danh từ gồm ba phần: + Phần trung tâm ở giữa: là danh từ + Phần phụ trước: thường thể hiện số lượng của sự vật mà danh từ trung tâm biểu hiện + Phần phụ sau: thường nêu đặc điểm của sự vật, xác định vị trí của sự vật trong không gian, thời gian. II. Bài tập Bài tập 1 SGK trang 66 Cụm danh từ trong các câu là: a. – khách qua đường (khách: danh từ trung tâm; qua đường: phần phụ sau, bổ sung ý nghĩa về đặc điểm cho danh từ trung tâm); - lời chào hàng của em (lời: danh từ trung tâm; chào hàng, của em: phần phụ sau, miêu tả, hạn định danh từ trung tâm); b. – tất cả các ngọn nến (ngọn nến: danh từ trung tâm; tất cả các: phần phụ trước, bổ sung ý nghĩa chỉ tổng thể sự vật (tất cả) và chỉ số lượng (các)); - những ngôi sao trên trời (ngôi sao: danh từ trung tâm; những: phần phụ trước, chỉ số lượng; trên trời: phần phụ sau, miêu tả, hạn định danh từ trung tâm). Bài tập 2 SGK trang 66 - Chỉ ra cụm danh từ đó nằm trong câu nào, đoạn nào của VB: đoạn cuối của VB; - Cụm danh từ: Tất cả những que diêm còn lại trong bao Danh từ trung tâm: que diêm Tạo ra ba cụm danh từ khác: + Những que diêm cháy sáng lấp lánh; + Một que diêm bị ngấm nước; + Rất nhiều que diêm trong hộp diêm ấy. - Cụm danh từ: buổi sáng lạnh lẽo ấy Danh từ trung tâm: buổi sáng Tạo ra ba cụm danh từ khác: + Buổi sáng hôm nay; + Những buổi sáng nắng đẹp; + Một buổi sáng ấm áp. - Cụm danh từ: một em gái có đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười Danh từ trung tâm: em gái Tạo ra ba cụm danh từ khác: + Em gái tôi; + Em gái có mái tóc dài đen óng; + Hai em gái có cặp sách màu hồng. Bài tập 3 SGK trang 66 a. – Em bé vẫn lang thang trên đường. (Chủ ngữ là danh từ em bé). - Em bé đáng thương, bụng đói rét vẫn lang thang trên đường. (Chủ ngữ là cụm danh từ em bé đáng thương, bụng đói rét). b. – Em gái đang dò dẫm trong đêm tối. (Chủ ngữ là danh từ em gái). - Một em gái nhỏ đầu trần, chân đi đất, đang dò dẫm trong đêm tối. (Chủ ngữ là cụm danh từ một em gái nhỏ đầu trần, chân đi đất). - Chủ ngữ là cụm danh từ giúp câu cung cấp nhiều thông tin hơn chủ ngữ là danh từ. - Hai câu có chủ ngữ là cụm danh từ : + Cung cấp thông tin về chủ thể của hành động (em bé) + Cho thấy ý nghĩa về số lượng (một) và đặc điểm rất tội nghiệp, nhỏ bé, đáng thương của em (đáng thương, bụng đói rét; nhỏ, đầu trần, chân đi đất). Những câu văn có chủ ngữ là cụm danh từ còn cho thấy thái độ thương cảm, xót xa của người kể chuyện với cảnh ngộ đáng thương, khốn khổ của cô bé bán diêm. Bài tập 4 SGK trang 67 a. Gió vẫn thổi rít vào trong nhà - Chủ ngữ: Gió; - Mở rộng chủ ngữ thành cụm danh từ: những cơn gió lạnh. b. Lửa tỏa ra hơi nóng dịu dàng - Chủ ngữ: Lửa ; - Mở rộng chủ ngữ thành cụm danh từ: Ngọn lửa hồng. 3. HĐ 3: Luyện tập a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của bài học vào việc làm bài tập cụ thể b) Nội dung: HS suy nghĩ cá nhân làm bài tập của GV giao c) Sản phẩm: Đáp án đúng của bài tập d) Tổ chức thực hiện B1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên giao bài tập cho HS Bài tập: Hãy tưởng tượng và viết đoạn văn khoảng 5-7 câu về cảnh cô bé bán diêm gặp lại người bà trên thiên đường, trong đó có ít nhất một cụm danh từ làm thành phần chủ ngữ của câu. B2: Thực hiện nhiệm vụ GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân hoàn thành nhiệm vụ. HS đưa ra một số chi tiết tưởng tượng hợp lý, hấp dẫn. B3: Báo cáo, thảo luận: - GV yêu cầu HS trình bày sản phẩm của mình. - HS trình bày, theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bài của bạn (nếu cần). B4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá bài làm của HS bằng điểm số. 4. HĐ 4: Củng cố, mở rộng a) Mục tiêu: Phát triển năng lực sử dụng CNTT trong học tập. b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ. c) Sản phẩm: Sản của HS sau khi đã được chỉnh sửa (nếu cần). d) Tổ chức thực hiện B1: Chuyển giao nhiệm vụ: (GV giao nhiệm vụ) ? Hãy tìm đọc một số câu chuyện cổ tích, viết ra một vài câu có cụm danh từ làm chủ ngữ, rồi cùng chia sẻ với các bạn. - Chia sẻ sản phẩm đến cả lớp và cô giáo vào tiết học sau. B2: Thực hiện nhiệm vụ GV hướng dẫn HS xác nhiệm vụ và tìm kiếm tư liệu trên nhiều nguồn HS đọc, xác định yêu cầu của bài tập và tìm kiếm tư liệu trên mạng internet B3: Báo cáo, thảo luận HS nộp sản phẩm cho GV qua nhóm zalo hoặc email. GV gọi một vài HS lên báo cáo sản phẩm. HS khác lắng nghe, nhận xét. B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét ý thức làm bài của HS (HS nộp bài không đúng qui định (nếu có). - Dặn dò HS những nội dung cần học ở nhà và chuẩn bị cho . TIẾT .Văn bản. GIÓ LẠNH ĐẦU MÙA (Thạch Lam) I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Xác định được người kể chuyện ngôi thứ ba; nắm được cốt truyện; nhận biết và phân tích được một số chi tiết miêu tả cử chỉ, hành động, suy nghĩ,... của nhân vật Sơn. Từ đó hiểu đặc điểm nhân vật và nội dung của truyện; - Nêu được một số điểm giống nhau và khác nhau của hai nhân vật: cô bé bán diêm và bé Hiên; - Nhận xét, đánh giá hành động của hai chị em Sơn và cách ứng xử của mẹ Hiên, mẹ Sơn. 2. Năng lực: a. Năng lực chung - Hướng học sinh trở thành người đọc độc lập với các năng lực giải quyết vấn đề, tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, trình bày, thuyết trình, tương tác, hợp tác, v.v b. Năng lực đặc thù - Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Gió lạnh đầu mùa; - Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Gió lạnh đầu mùa; - Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản; - Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của truyện với các truyện có cùng chủ đề; 3. Phẩm chất: - Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: Nhận thức được ý nghĩa của tình yêu thương; biết quan tâm, chia sẻ với mọi người. II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Thiết bị - Giáo án; - Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi; - Các phương tiện kỹ thuật, những hình ảnh liên quan đến chủ đề bài học Gió lạnh đầu mùa; - Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp; - Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà. 2. Học liệu: SGK, SBT Ngữ văn 6 tập một, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi, v.v III. Tiến trình dạy học 1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề a, Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học. b, Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c, Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS. d, Tổ chức thực hiện: B1: Chuyển giao nhiêm vụ - GV đặt câu hỏi gợi dẫn, yêu cầu HS trả lời: + Đọc nhan đề Gió lạnh đầu mùa, em dự đoán nhà văn sẽ kể câu chuyện gì? + Em đã từng trải qua mùa đông chưa? Khi nhắc đến mùa đông, em nghĩ ngay tới điều gì? Mùa đông có gì khác so với các mùa còn lại? Vào mùa đông, em thường làm gì để giữ cho cơ thể ấm và khỏe mạnh? B2. Học sinh thực hiện nhiệm vụ: HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ cá nhân. B3. Báo cáo, thảo luận: HS chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân. B4. Kết luận, nhận định: Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Mỗi khi mùa đông đến, chúng ta cảm nhận được cái lạnh trong từng thớ thịt. Vào những ngày mùa đông, để giữ ấm cơ thể, chúng ta phải mặc rất nhiều quần áo ấm và đôi khi cần đến lò sưởi. Trong truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa của Thạch Lam cũng thế, cũng có một mùa đông lạnh. Nhưng cô bé Hiên trong truyện lại không có quần áo ấm để mặc, thậm chí chiếc áo em mặc mỏng manh và đã rách tả tơi. Liệu bé Hiên có vượt qua được mùa đông lạnh lẽo này? Chúng ta cùng tìm hiểu VB Gió lạnh đầu mùa trong tiết học hôm nay. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới 2.1. Hoạt động đọc - hiểu a, Mục tiêu: Nắm được các thông tin về tác giả, tác phẩm. b, Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c, Sản phẩm: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS. d, Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS: Đọc và giới thiệu về tác giả và các tác phẩm nổi tiếng của ông? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS trả lời câu hỏi - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức Ghi lên bảng. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS: + Nêu hiểu biết của em về văn bản? + Câu chuyện được kể bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ mấy? + Em hãy nêu phương thức biểu đạt và thể loại của VB. + Bố cục VB gồm mấy phần? Nội dung của các phần là gì? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - GV hướng dẫn cách đọc: to, rõ ràng thể hiện rõ lời của từng nhân vật. - HS: Đọc văn bản ( 3 HS đọc từng đoạn; Hoạt động cá nhân) - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS trả lời câu hỏi; - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức Ghi lên bảng. I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả - Tên khai sinh là Nguyễn Tường Vinh; - Năm sinh - năm mất: 1910 – 1942; - Quê quán: sinh ra ở Hà Nội, lúc nhỏ sống ở quê ngoại – phố huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. - Sáng tác ở nhiều thể loại (tiểu thuyết, truyện ngắn, tùy bút,...) song thành công nhất vẫn là truyện ngắn. Truyện ngắn của Thạch Lam giàu cảm xúc, lời văn bình dị và đậm chất thơ. Nhân vật chính thường là những con người bé nhỏ, c
Tài liệu đính kèm: