Giáo án Môn toán lớp 1 - Tuần 18 bài: Độ dài đoạn thẳng

doc 3 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1179Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Môn toán lớp 1 - Tuần 18 bài: Độ dài đoạn thẳng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Môn toán lớp 1 - Tuần 18 bài: Độ dài đoạn thẳng
KẾ HOẠCH DẠY HỌC 
MÔN TOÁN LỚP 1_Tuần 18
 Bài: ĐỘ DÀI ĐOẠN THẲNG (SGK/96)
I- Mục tiêu: 	
 - Có biểu tượng về “dài hơn”, “ngắn hơn”; có biểu tượng về độ dài đoạn thẳng; biết so sánh độ dài 2 đoạn thẳng bằng trực tiếp hoặc gián tiếp.
 - Rèn luyện kĩ năng hợp tác và diễn đạt
 - Làm được: Bài 1, bài 2, bài 3.
II- Chuẩn bị:
 - Giáo viên: Băng giấy, phiếu học tập vẽ các cặp đoạn thẳng, tranh SGK, bảng phụ.
 - Học sinh: Dụng cụ học toán., SGK, thước, màu vẽ.
III-Các hoạt động dạy hoc:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1- Ổn định lớp:
2- Kiểm tra bài cũ: 
- Giáo viên ghi tên 3 đoạn thẳng lên bảng: AB, CD, IK
- Gọi HS lên tự vẽ.
- Gọi hs nhận xét.
- GV nhận xét (TT30: KT – NL – PC)
3- Dạy- học bài mới:
*/ Giới thiệu bài : Nêu mục tiêu bài học
- Ghi tựa bài : Độ dài đoạn thẳng
* Bước 1: Đưa ra tình huống xuất phát và nêu vấn đề (1')
.
.
* GV đính bảng rời đoạn thẳng dài ngắn khác nhau, cho HS đọc tên 2 đoạn thẳng đó.
 A B
.
.
 C D
-Nêu vấn đề: Hãy nhìn vào 2 đoạn thẳng này, và cho biết đoạn thẳng nào dài hơn, đoạn thẳng nào ngắn hơn ? Để biết đoạn thẳng nào dài hơn, đoạn thẳng nào ngắn hơn, ta làm bằng cách nào ?
* Bước 2: Bộc lộ những hiểu biết ban đầu của học sinh:(2-3')
- Cho học sinh suy nghĩ, có thể thể hiện trên vở của mình
 - HS trình bày trước lớp những ý tưởng của mình.
* Bước 3: Đề xuất câu hỏi và phương án tìm tòi ( 5-7')
- Cho HS đề xuất câu hỏi và phương án tìm tòi để tìm đoạn thẳng nào dài hơn, đoạn thẳng nào ngắn hơn theo các phương án khác nhau?
- GV chia nhóm
+ Tổ 1: Nhóm nào thích đo bằng gang tay?
+ Tổ 2: Nhóm nào thích đo bằng thước ?
+ Tổ 3: Nhóm nào thích đo bằng ô li của vở?
* Bước 4: Thực hiện phương án tìm tòi, khám phá (2-3')
- Phát cho mỗi nhóm một cặp đoạn thẳng dài ngắn khác nhau.
- GV quan sát và giúp đỡ các nhóm có khó khăn.
* Bước 5: Kết luận, rút ra kiến thức bài học
(5-7')
- Gọi đại diện các nhóm lên trình bày trước lớp số liệu cách đo của mình và kết luận đoạn nào dài hơn, đoạn nào ngắn hơn.
- Nhóm cùng nhiệm vụ bổ sung, nhóm khác nhận xét.
- Em nào có ý kiến khác ?
- Hãy chọn phương án tốt nhất?
* Kết luận: 
+ Tùy theo tình huống đưa ra mà ta sẽ chọn phương án tối ưu nhất:“Có thể so sánh độ dài hai đoạn thẳng bằng cách so sánh số ô vuông đặt vào mỗi đoạn thẳng đó” hoặc đo số gang tay, hoặc đo bằng thước, hoặc so bằng đầu 2 đoạn thẳng đó lại,... Nếu đoạn nào có số đo độ dài lớn hơn thì đoạn đó dài hơn và đoạn còn lại là đoạn thẳng ngắn hơn.
 + Mỗi phương án đều có ưu điểm của nó. 
THƯ GIÃN
*/ Thực hành:(12-15') 
* Bài 1/96: (Hoạt động vớiSGK)
- HS nêu yêu cầu?
- Đính tranh bài tập lên bảng và yêu cầu hs nhìn vào SGK, suy nghĩ và trình bày kết quả..
- Gọi hs nhận xét. 
- GV nhận xét – tuyên dương. 
* Bài 2/97: (Hoạt dộng nhóm dôi với SGK)
- HS nêu yêu cầu?
-Trong bài này chúng ta làm bằng cách nào?
- GV hướng dẫn đếm ô bài 1, 2 còn lại tự đếm rồi ghi kết quả. 
- Gọi HS trình bày kết quả.
- Nhận xét. 
* Bài 3/97: (Hoạt động với phiếu học tập)
- HS đọc yêu cầu?.
- Để tìm được băng giấy ngắn nhất, ta làm bằng cách nào?
- Phát phiếu học tập hướng dẫn tự tô.
- Chọn vài cá nhân trình bày trên bảng lớp.
- Nhận xét. 
4- Củng cố:
* Thi đua liên hệ thức tế bằng đo vật thật :
- Giáo viên đưa từng cặp vật thật cho HS quan sát.
- Gọi đại diện từng nhóm thi đua nói tên vật nào dài hơn.
- Đại diện nào nói đúng trước là thắng 1 lượt.
=> Tổng kết các lượt chơi, tuyên dương đội thắng.
5-Nhận xét-dặn dò:
- Nhận xét tiết học. Tuyên dương những HS học tập tích cực và có nhiều tiến bộ. (TT30)
- Chuẩn bị tiết sau: Thực hành đo độ dài.
- Lớp hát
- 3 em.
- Nhận xét
- Lặp lại: Độ dài đoạn thẳng
- HS quan sát và trả lời
- HS suy nghĩ
*Hoạt động cá nhân
- HS thực hiện bằng các phương tiện hiện có.( đo bằng gang tay, đo bằng thước, đo bằng ô li, que tính hoặc so bằng đầu 2 đoạn thẳng đó lại....)
-HS Thảo luận nhóm đôi đưa ra các phương án và nêu câu hỏi(nếu có).
- HS đề xuất phương án: đo bằng gang tay, đo bằng thước, đo bằng ô li, que tính hoặc so bằng đầu 2 đoạn thẳng đó lại....
* Hoạt động nhóm.... : 
Các nhóm thực hành các phương án đã chọn
* Trình bày kết quả thảo luận theo phương án đã chọn.
- Cả lớp theo dõi.
- Tổ 1: Đoạn thẳng CD dài hơn. Đoạn thẳng AB ngắn hơn. Vì đoạn trên đo được số gang tay là...đoạn dưới có số gang tay là...
- Tổ 2: Đoạn thẳng CD dài hơn. Đoạn thẳng AB ngắn hơn. Vì đoạn trên ngắn hơn cây thước, đoạn dưới dài hơn cây thước.
- Tổ 3: Đoạn thẳng CD dài hơn. Đoạn thẳng AB ngắn hơn. Vì khi đặt vào ô vuông, đoạn trên đo được số ô vuông là...đoạn dưới có số ô vuông là...
- Ý kiến khác:Đoạn thẳng dưới dài hơn. Đoạn thẳng trên ngắn hơn.Vì so bằng đầu 2 đoạn thẳng đó lại ta thấy đoạn dưới nhô ra nhiều hơn,...
- HS so sánh chọn phương án tốt nhất.
(Tùy học sinh)
-
- 1-2 HS (Đoạn thẳng nào dài hơn? Đoạn thẳng nào ngắn hơn?)
- HS lần lượt làm theo yêu cầu của giáo viên và trình bày:
 + Câu a): Đoạn thẳng AB dài hơn, Đoạn thẳng CD ngắn hơn.
 +Câu b): Đoạn thẳng MN dài hơn, Đoạn thẳng PQ ngắn hơn.
 + Câu c): Đoạn thẳng RS dài hơn, Đoạn thẳng UV ngắn hơn.
 +Câu d): Đoạn thẳng HK dài hơn, Đoạn thẳng LM ngắn hơn.
- 1-2 HS (Ghi số thích hợp vào mỗi đoạn thẳng) 
- HSHT: Đếm số ô li và ghi kết quả.
-Cả lớp thực hiện trong SGK, 1HS làm bảng rời.
- HSCHT Đọc kết quả và chữa bảng lớp.
- Lớp nhận xét.
- 1-2 HS (Tô màu vào băng giấy ngắn nhất) 
- HSHT : Đếm ô li rồi so sánh
- HSHT: Tô màu vào phiếu.
-Cả lớp nhận xét
- Thi đua theo hướng dẫn.
 Người dạy : Huỳnh Cẩm nhung

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_soan_toan_theo_phuong_phap_ban_tay_nan_bot.doc