Giáo án Mĩ thuật Lớp 8 - Học kì I - Năm học 2022-2023

BÀI 1 - TIẾT 1+2: TRANG TRÍ THEO NGUYÊN LÍ CHUYỂN ĐỘNG

I. MỤC TIÊU

 

1. Kiến thức:

 

Sau bài học này, HS sẽ:

 

- Nhận biết nguyên lí chuyển động trong trang trí trên các di sản mỹ thuật.

 

- Trình bầy được nguyên lí chuyển động trên sản phẩm, bài vẽ trang trí.

 

- Vận dụng được họa tiết theo nguyên lí chuyển động vào đời sống.

 

- Có ý thức trân trọng, phát huy di sản mỹ thuật.

 

2. Năng lực

 

* Năng lực chung

 

- Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động sưu tầm, chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để học tập; chủ động thực hiện nhiệm vụ của bản thân, của nhóm.

 

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Cùng bạn thực hành, thảo luận và trưng bày, nhận xét sản phẩm.

 

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có những góc nhìn đa chiều về họa tiết trang trí.

 

- Năng lực ngôn ngữ: Khả năng trao đổi, thảo luận và giới thiệu, nhận xét, sản phẩm rõ ràng.

 

* Năng lực mỹ thuật

 

- Tạo được hoa văn trang trí có tính chuyển động

 

- Chia sẻ được cảm nhận mảng màu họa tiết, cách sặp xếp trên bài vẽ thể hiện chuyển động.

 

- Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm, tác phẩm NT

 

3. Phẩm chất:

 

- Hiểu và trân trọng những sản phẩm trang trí trong đời sống.

 

- Bài học góp phần hình thành và bồi dưỡng ở HS những phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm, trung thực qua các biểu hiện chủ yếu sau: Cảm nhận được vẻ đẹp của bài vẽ trang trí và thêm yêu mến sản phẩm hội họa, từ đó biết cách làm đẹp, trang trí sắp xếp đồ đạc trong gia đình.

 

- Chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng học tập, không tự tiện lấy đồ dùng học tập của bạn.

 

- Hăng hái trao đổi, thảo luận, có ý thức trong các hoạt động chung.

 

- Biết giữ gìn vệ sinh lớp học và có ý thức bảo quản đồ dùng học tập. Biết trân trọng sản phẩm của mình và của bạn.

doc 52 trang Người đăng Mai Đào Ngày đăng 15/09/2024 Lượt xem 99Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Mĩ thuật Lớp 8 - Học kì I - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Mĩ thuật Lớp 8 - Học kì I - Năm học 2022-2023
Ngày soạn: . /.. /
Ngày dạy: . /.. /.
CHỦ ĐỀ: DI SẢN MỸ THUẬT
BÀI 1 - TIẾT 1+2: TRANG TRÍ THEO NGUYÊN LÍ CHUYỂN ĐỘNG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nhận biết nguyên lí chuyển động trong trang trí trên các di sản mỹ thuật.
- Trình bầy được nguyên lí chuyển động trên sản phẩm, bài vẽ trang trí.
- Vận dụng được họa tiết theo nguyên lí chuyển động vào đời sống. 
- Có ý thức trân trọng, phát huy di sản mỹ thuật. 
2. Năng lực
* Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động sưu tầm, chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để học tập; chủ động thực hiện nhiệm vụ của bản thân, của nhóm.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Cùng bạn thực hành, thảo luận và trưng bày, nhận xét sản phẩm.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có những góc nhìn đa chiều về họa tiết trang trí.
- Năng lực ngôn ngữ: Khả năng trao đổi, thảo luận và giới thiệu, nhận xét, sản phẩm rõ ràng.
* Năng lực mỹ thuật
- Tạo được hoa văn trang trí có tính chuyển động
- Chia sẻ được cảm nhận mảng màu họa tiết, cách sặp xếp trên bài vẽ thể hiện chuyển động.
- Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm, tác phẩm NT
3. Phẩm chất:
- Hiểu và trân trọng những sản phẩm trang trí trong đời sống.
- Bài học góp phần hình thành và bồi dưỡng ở HS những phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm, trung thực qua các biểu hiện chủ yếu sau: Cảm nhận được vẻ đẹp của bài vẽ trang trí và thêm yêu mến sản phẩm hội họa, từ đó biết cách làm đẹp, trang trí sắp xếp đồ đạc trong gia đình.
- Chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng học tập, không tự tiện lấy đồ dùng học tập của bạn.
- Hăng hái trao đổi, thảo luận, có ý thức trong các hoạt động chung.
- Biết giữ gìn vệ sinh lớp học và có ý thức bảo quản đồ dùng học tập. Biết trân trọng sản phẩm của mình và của bạn.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK, Giáo án.
- Một số hình ảnh, video clip liên quan đến bài học.
- Máy tính, máy chiếu.
2. Đối với học sinh
- SGK.
- Tranh ảnh sưu tầm liên quan đến bài học và nội dung học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
1. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
2. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.
3. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
4. Tổ chức thực hiện:
GV: Cho HS xem video có hình ảnh di sản mỹ thuật , mô tả được chiều hướng chuyển động của hoa văn trên mỗi sản phẩm, giới thiệu bào học.
* Nhiệm vụ
 ? Cho biết các dạng hoa văn nào xuất hiện trên video?
 ? Kể tên các hướng chuyển động của hoa văn trong video đó?
 ? Nêu hiểu biết của em về sáng tạo họa tiết trang trí?
- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ: HS ghi câu trả lời ra giấy.
+ Là sự nhắc lại về nét hình khối, màu sắc một cách có chủ đích để tạo ra một quy luật trong trang trí.
+Từ những hình ảnh trong tự nhiên sau khi cách điệu đã tạo ra những họa tiết trang trí sinh động đẹp.
- GV kết luận: Hoa văn trang trí trên các sản phẩm văn hóa như: Mặt trống đồng, chân cột đình, chùa, là hoa cúc, hoa sen, chim hạc, hình sóng nước, được sắp xếp tạo các hướng vận động khác nhau hoặc tạo sự di chuyển của mắt trên sản phẩm trang trí đó..
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG 1: KHÁM PHÁ
1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS mô tả một số hướng chuyển động của các hoa văn trên các di sản mỹ thuật, nhận biết được cách sắp xếp các hoa văn đó trên di sản, nhận biết được nguyên lí chuyển động mở và chuyển động khép kín, chia sẻ được cảm nhận về vẻ đẹp và ý nghĩa của di sản.
2. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS quan sát tranh ảnh, thảo luận và trả lời các câu hỏi.
3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
4. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
I. HOẠT ĐỘNG 1: QUAN SÁT – NHẬN THỨC.
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi, quan sát các bài vẽ trong SGK tr.3 và cho biết:
+ Tên các họa tiết trang trí?
+ Chiều hướng chuyển động của các họa tiết trang trí.
+ Tên một số sản phẩm được trang trí theo nguyên lý chuyển động.
- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh trong SGK tr.4 và trả lời các câu hỏi:
+ Họa tiết được cách điệu từ những đối tượng nào?
+ Cách sắp xếp họa tiết và màu sắc như thế nào?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát hình ảnh, thảo luận và trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần 
Bước 3: Báo cáo kết quả HĐ và thảo luận
- GV mời đại diện HS trả lời.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.
I. Quan sát - Nhận thức
- Hình 1: Mặt trống đồng Đông Sơn, họa tiết sắp xếp theo vòng tròn ngược chiều kim đồng hồ.
- Hình 2: Lá và hoa, họa triết chuyển động xoáy trôn ốc.
Kết luận: (Em có biết)
 Có nhiều dạng trang trí chuyển động như: Sắp sếp xoáy tròn quanh một tâm tạo sự khép kín (Họa tiết trên mặt trống đồng) Sắp sếp hình xoáy trôn ốc tạo sự mở của bố cục, sắp xếp theo chiều để phát triển, kéo dài chuỗi họa tiết,  sự xuất hiện của những họa tiết trang trí trên đồ vật thể hiện nhu cầu thẩm mỹ của con người. Họa tiết trang trí không chỉ làm đẹp cho sản phẩm mà còn mang ý ngĩa lịch sử và văn hóa quốc gia, dân tộc.
HOẠT ĐỘNG 2: LUYỆN TẬP (Sáng tạo, thực hành, luyện tập)
Hoạt động 2: Sáng tạo
1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS tìm được ý tưởng và phương pháp thực hành sáng tạo họa tiết trang trí phù hợp.
2. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS thực hành theo hướng dẫn của GV.
3. Sản phẩm học tập: Lựa chọn được phương pháp thực hành phù hợp.
4. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
II. HOẠT ĐỘNG 2: SÁNG TẠO
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV hướng dẫn HS tìm ý tưởng cho bài vẽ:
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu ý tưởng
- GV hướng dẫn HS các bước tìm ý tưởng:
Bước 1: Xác định chủ đề HT trang trí (tìm hiểu các hình định trang trí).
Bước 2: Chọn họa tiết chính, họa tiết phụ (Lựa chọn họa tiết phù hợp, có ý tưởng về cách sắp xếp họa tiết và dự kiến màu sắc sản phẩm)
Bước 3: Xác định vật liệu và đồ dùng thực hành.
Kết luận:
Hoa văn trên các di sản mỹ thuật rất phong phú về tạo hình cũng như nội dung, ý nghĩa. Tùy theo mỗi cá nhân có thể lựa chọn chủ đề hoa văn họa tiết trang trí, sắp xếp họa tiết theo nguyên lý chuyển động mở hay chuyển động khép kín (Cách sắp xếp hoa tiết trang trí phải tạo nên hướng chuyển động rõ ràng)
Nhiệm vụ 2: Thực hành
- GV hướng dẫn HS hai cách vẽ.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh làm bài thực hành.
- GVHD, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trưng bày sản phẩm.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.
II. Sáng tạo
1. Tìm ý tưởng
Bước 1: Xác định chủ đề họa tiết trang trí.
Bước 2: Chọn họa tiết chính, họa tiết phụ
Bước 3: Xác định vật liệu và đồ dùng thực hành.
2. Thực hành
- Các phương pháp thực hành: Trang trí đĩa theo nguyên lý chuyển động.
- Bước 1: Xác định bố cục mảng trang trí
- Bước 2: Vẽ hình họa tiết bằng nét
- Bước 3: Vẽ màu
- Bước 4: Hoàn thiện sản phẩm.
* Gợi ý:
- Có thể thực hiện mẫu trang trí chuyển động ra giấy: Đĩa giấy, mũ, nón, các đồ dùng khác.
- Bố cục chuyển động có thể thực hiện trên các hình: Hình vuông, hình chữ nhật, đường diềm.
- Họa tiết chính thường được vẽ lớn hơn, ở vùng trung tâm, mầu sắc chính cũng là điểm nhấn của sản phẩm.
- Có thể sử dụng họa tiết cổ, hoặc tự sáng tạo họa tiết để trang trí.
Yêu cầu: 
- Bố cục hoa văn theo nguyên lý chuyển động
- Bố cục mảng họa tiết chính và họa tiết phụ rõ ràng.
- Ưu tiên sử dụng các họa tiết trang trí là vốn cổ dân tộc.
3. Luyện tập
Em hãy lựa chọn họa tiết, hoa văn từ di sản văn hóa các dân tộc để thực hiện một bài tập trang trí theo nguyên lý chuyển động.
* Yêu cầu: Bố cục hoa văn theo nguyên lý chuyển động.
+ Bố cục mảng họa tiết chính và họa tiết phụ rõ rang.
+ Ưu tiên sử dụng các họa tiết là vốn cổ dân tộc.
HOẠT ĐỘNG 3: THẢO LUẬN
1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trưng bày bài vẽ sáng tạo họa tiết trang trí và chia sẻ với GV, các bạn trong lớp học.
2. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trưng bày sản phẩm và chia sẻ.
3. Sản phẩm học tập: Phần trình bày và câu trả lời của HS.
4. Tổ chức thực hiện.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
III. HOẠT ĐỘNG 3: THẢO LUẬN
Bước 1: Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ học tập.
-Yêu cầu:
+ Ý tưởng sử dụng loại hoa văn trang trí trên sản phẩm của em như thế nào?
+ Nguyên lý chuyển động được thể hiện như thế nào trên sản phẩm.
+ Nhận xét về một mẫu trang trí mà em thích nhất.
+ Em muốn sử dụng mẫu trang trí của mình vào việc gì.
+ Bố cục theo đường trục ngang, đường trục dọc hoặc cả hai
+ Có thể sử dụng màu sắc hoặc vẽ bằng các độ đậm nhạt đen trắng. 
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: GV tổ chức báo cáo, thảo luận, kết luận:
- GV mời đại diện HS trưng bày sản phẩm.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.
III. Thảo luận
Học sinh trình bày chia sẻ về sản phẩm mĩ thuật theo gợi ý của giáo viên
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS sử dụng bức vẽ để trang trí bàn học, không gian sinh hoạt... 
2. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS thực hành bài vẽ sáng tạo họa tiết trang trí.
3. Sản phẩm học tập: SPMT của HS.
4. Tổ chức hoạt động:
* Nhiều đồ dung trong đời sống được trang trí theo nguyên lí chuyển động. Em hã quan sát và vận dụng nguyên lý này đê sáng tạo sản phẩm
+ Sản phẩm được tạo được có thể ứng dụng vào trang trí trên tường, hoạc trang trí các đồ vật dung trong sinh hoạt gia đình.
* Em cần nhớ: Nguyên lí chuyển động được sử dụng phổ biến trong nghệ thuật trang trí. Nó giúp cho bố cục trang trí có thể sử dụng một mô típ nhiếu lần trên sản phẩm mà vẫn có sự phong phú hấp dẫn.
+ Sử dụng một phong cách sáng tạo những họa tiết vốn cổ của các dân tộc để tạo ra những sản phẩm mới là góp phần lưu giữ giá trị nghệ thuật của di sản mĩ thuật.
- GV yêu cầu HS: Hãy áp dụng những kiến thức đã học sử dụng trang trí.
- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ . 
- Chuẩn bị cho bài học tiết tiếp theo
Gợi ý: Một số SPMT của HS
- GV nhận xét, đánh giá.
IV - Kế hoạch đánh giá
Hình thức đánh giá
PP đánh giá
Công cụ đánh giá
Ghi chú
Đánh giá thường xuyên (GV đánh giá HS, HS đánh giá HS)
- Vấn đáp.
- Kiểm tra thực hành.
- Các loại câu hỏi vấn đáp, bài tập thực hành.
 

Ngày soạn: . /.. /
Ngày dạy: . /.. /.
CHỦ ĐỀ: DI SẢN MỸ THUẬT
BÀI 2 - TIẾT 3+4: THỜI TRANG ÁO DÀI
I. MỤC TIÊU
Sau bài học này HS sẽ:
1. Kiến thức
- Biết được lịch sử áo dài Việt Nam.
- Vẽ được mẫu trang trí áo dài với hoa văn truyền thống của đồng bào dân tộc ít người.
- Giải thích được giá trị thẩm mĩ, ý nghĩa của áo dài và hoạ tiết trang trí trên áo dài.
- Chia sẻ được ý tưởng và vận dụng vào cuộc sống. 
2. Năng lực
- Bài học góp phần hình thành và phát triển năng lực chung (tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo) thông qua các biểu hiện sau: Sưu tầm tranh, ảnh về thời trang.
- Chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để học tập.
- Trao đổi, thảo luận về nội dung, ý tưởng để thiết kế tạo hình trang phục áo dài cùng bạn thực hành, thảo luận và trưng bày, nhận xét sản phẩm. – Biết sử dụng vật liệu, dụng cụ, hoạ phẩm để thực hành tạo sản phẩm.
2. Phẩm chất
- Bài học góp phần hình thành và bồi dưỡng ở HS một số phẩm chất như: 
- Nhân ái: Biết thể hiện tình yêu thương, quan tâm đến người thân, bạn, thầy giáo, qua sản phẩm. 
- Chăm chỉ: Chuẩn bị đồ dùng, dụng cụ học tập đầy đủ.
- Trách nhiệm: Biết giữ gìn vệ sinh lớp học: nhặt giấy vụn bỏ vào thùng rác, không để hồ dán dính lên bàn, ghế,...Biết bảo quản sản phẩm của mình, trân trọng sản phẩm của bạn và người khác tạo ra.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1. Đối với giáo viên
- SGK Mĩ thuật 8, mĩ thuật 8 - SGV
- Kế hoạch DH
- Giáo án điện tử
- Hình minh hoạ.
2. Đối với học sinh 
- SGK Mĩ thuật 8
- Vở thực hành Mĩ thuật 8
- Màu vẽ, bút, giấy, bút chì, kéo,...
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU 
1. Mục tiêu: HS nhận biết được trang phục truyền thống và ý nghĩa của thời trang áo dài Việt Nam, giới thiệu bài học.
2. Nội dung: HS thực hiện trò chơi trò chơi “Mảnh ghép thời trang”
3. Sản phẩm học tập: Bài trang trí áo dài việt Nam với hoa văn truyền thống.
4. Tổ chức thực hiện:
- GV giao HS nhiệm vụ chơi trò chơi “Mảnh ghép thời trang”:
- GV chia lớp thành 3 đội chơi tiếp sức ghép hình
+ Trong 2 phút, HS sử dụng mảnh ghép để tạo thành bộ trang phục hoàn chỉnh và giới thiệu về bộ trang phục của đội mình. Đội nào ghép hoàn chỉnh bộ trang phục đúng và nhanh nhất sẽ là đội chiến thắng.
- GV quan sát, nhận xét và công bố kết quả.
- GV tổ chức báo cáo; các HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến.
- GV kết luận: Áo dài không chỉ là trang phục mà còn là lễ phục tượng trưng cho sự nghiêm túc với giá trị truyền thống dân tộc. Giá trị của áo dài, ngoài tính triết lí và nghệ thuật, còn góp phân gìn giữ bản sắc văn hoá và tâm hồn của người Việt Nam. Để hiểu rõ hơn, chúng ta cùng tìm hiểu bài học.
B. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG 1: KHÁM PHÁ
1. Mục tiêu: Nêu được đặc điểm áo dài truyền thống và trang phục của các dân tộc. Giới thiệu được một số trang phục theo vùng miền.
2. Nội dung: Quan sát, nhận thức được đặc điểm hình dáng, màu sắc, họa tiết, chất llieeuj của áo dài truyền thống.
3. Sản phẩm: Chia sẻ ý tưởng để tạo ra một bộ áo dài theo ý thích.
4. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
I. HOẠT ĐỘNG 1: QUAN SÁT - NHẬN THỨC.
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV giao HS nhiệm vụ quan sát hình ảnh ở trang 7, 8 SGK và cho biết: 
+ Nêu đặc điểm về hình dáng, màu sắc, hoạ tiết, chất liệu của áo dài truyền thống và trang phục của các dân tộc.
+ Áo dài thường được sử dụng vào dịp nào?
+ Em hãy chia sẻ ý tưởng về một bộ áo dài theo ý thích.
* Lưu ý: Có thể giao nhiệm vụ cho cá nhân/nhóm HS tìm hiểu. 
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát hình ảnh, thảo luận và trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
 GV tổ chức cho HS báo cáo: chọn từ 2 - 3 HS hoặc 1 - 2 nhóm HS trả lời câu hỏi, các HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.
 * GV kết luận: Áo dài là trang phục truyền thống của người Việt Nam và được thế giới biết đến. Áo dài được cách tân từ áo tứ thân, với tên gọi áo ngũ thân dành cho cả nam và nữ. Ngày nay, áo dài được thiết kế đa dạng với nhiều chất liệu, màu sắc, hoạ tiết hiện đại và sáng tạo. Áo dài được sử dụng rộng rãi trong các dịp lễ, Tết, sự kiện,...Vì vậy, để thiết kế được trang phục áo dài, cần chú ý đến đặc điểm vùng miền để lựa chọn chất liệu phù hợp, tuỳ theo từng lứa tuổi và giới tính sẽ có những kiêu dáng, màu sắc và cách trang trí khác nhau cho phù hợp.
I. Quan sát - Nhận thức
+ Quan sát, tìm hiểu các hình theo gợi ý sau:
- Hình 1: Áo dài truyền thống Việt Nam.
- Hình 2: Áo dài hiện đại.
- Hình 3: Trang phục người Tày.
- Hình 4: Trang phục của người Mông
* Em có biết:
- Trang phục một số dân tộc như Ba-na, Dao, Ê-đê, Mông, Mường, Thái, đều có mẫu dùng áo dài khác nhau mang bản sắc riêng.
 - Áo dài là trang phục truyền thống của người Việt Nam và đã được thế giới biết . đến. Ảo dài bắt nguồn từ áo tử thân dùng cho cả nam và nữ với kiểu dáng được cải tiến khác nhau. Đến đầu thế kỉ XX, Loạ sĩ Cát Tường đã thiết kế và sáng tạo thành áo dài dành riêng cho phụ nữ.
- Áo dài ngày nay được thiết kế và có hoa Văn trang trí rất đa dạng. Đặc biệt, có nhiều nhà thiết kế đã lựa chọn sử dụng hoa văn, hoạ tiết của đồng bảo các dân tộc ít người trong thiết kế áo dài. Những mẫu trang tri hoạ tiết trên thổ cẩm hay trên trang phục của các dân tộc ít người rất độc đảo, trở thành kho tầng nghệ thuật mang giá trị đặc biệt.
HOẠT ĐỘNG 2: LUYỆN TẬP (Sáng tạo, thực hành, luyện tập)
Hoạt động 2: Sáng tạo
1. Mục tiêu: HS trình bày được ý tưởng vẽ, tạo dáng và trang trí trang phục áo dài; năm được cách thực hành.
2. Nội dung: Học sinh biết các tạo dáng và trang trí trang phục áo dài truyền thống.
3. Sản phẩm học tập: Lựa chọn được phương pháp thực hành phù hợp.
4. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
II. HOẠT ĐỘNG 2: SÁNG TẠO
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV giao HS nhiệm vụ quan sát các bước tìm ý tưởng ở trang 8 SGK, trình bày ý tưởng vẽ, tạo hình trang phục áo dài.
 Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
 - HS thực hiện nhiệm vụ tìm ý tưởng về trang phục áo dài: 
 + Xác định nội dung, chủ đề.
 + Chọn hình tượng hoạ tiết trang trí chính/trọng tâm.
 + Xác định phương pháp thực hành.
 Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
 - GV tổ chức báo cáo, thảo luận:
 + Chọn từ 3 - 4 HS trình bày ý tưởng tạo dáng và trang trí trang phục áo dài, các HS khác nhận xét, bổ sung, chia sẻ ý kiến của mình.
+ Cho HS thảo luận, chia sẻ về cách thực hành tạo dáng và trang trí trang phục áo dài với các chất liệu khác nhau.
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.
- GV kết luận: HS có thể lựa chọn hoạ tiết trang trí của các trang phục dân tộc khác nhau để thực hành thiết kế và trang trí cho sản phẩm. Trước khi thực hành, cần xác định trang phục theo dân tộc mình yêu thích, sử dụng đa dạng các chất liệu để thiết kế và tạo hình cho phù hợp. Xác định được phương pháp thực hành hợp lí, đem lại hiệu quả thẩm mĩ cao.
- GV hướng dẫn HS cách thiết kế tạo dáng và trang trí trang phục áo dài.
+ Bước 1: Vẽ hình áo dài theo các số đo em chọn.
+ Bước 2: Vẽ bố cục hoạ tiết trang trí.
+ Bước 3: Vẽ các mảng màu lớn.
+ Bước 4: Vẽ màu hoạ tiết và hoàn thiện SP
* GV cho HS quan sát thêm một số trang phục áo dài và phân tích để HS hiểu thêm về cách tạo dáng, trang trí hoạ tiết và sử dụng màu sắc.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

II. Sáng tạo
1. Tìm ý tưởng:
- Xác định nội dung chủ đề
- Chọn hình tượng/họa tiết trang trí chính/trọng tậm.
-Xác định phương pháp thực hành
2. Thực hành:
- Tạo dáng và trang trí trang phục áo dài
* Tham khảo các tạo dáng và trang trí dưới đậy. Em có thể thực hiện với các cách khác nhau như: vẽ hoặc tạo hình bằng giấy, lá cây
* Gợi ý: Để thiết kế và may đo một bộ áo dài nhà thiết kế cần có số đo như: Rộng, vai, vòng cổ, vòng ngực, đọ dài của tay áo để may áo, còng bụng, vòng hông, đùi, độ dài của chân để may quần.
+ Chiếu cao mỗi người khác nhau nên khi thiết kế cần lưu ý: Người cao khoảng 7 - 7,5 đầu, người tầm thước từ 6,5 - 7 đầu (Người trưởng thành).
+ Tùy thuộc vào kiểu dáng và đối tượng người lớn hay trẻ em mà sắp xếp và lựa chọn họa tiết, màu sắc trang phục áo dài cho phù hợp.
3. Luyện tập
Em hãy thiết kế, tạo dáng và trang trí bộ trang phục áo dài cho bản thân hoặc người thân trong gia đình.
+ Yêu cầu: Thiết kế, tạo dáng bộ trang phục áo dài
- Sử dụng hoa văn của các dân tộc ít người. 
- Trinh bảy được ý tưởng, cách thực hành thiết kế trang phục.
HOẠT ĐỘNG 3: THẢO LUẬN
1. Mục tiêu: Học sinh thiết kế, tạo dáng và trang trí được trang phục áo dài theo ý thích, sử dụng hoa văn của các dân tộc ít người; HS trình bày được ý tưởng, cách thực hành thiết kế trang phục.
2. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trưng bày sản phẩm và chia sẻ.
3. Sản phẩm học tập: Phần trình bày và câu trả lời của HS.
4. Tổ chức thực hiện.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
III. HOẠT ĐỘNG 3: THẢO LUẬN
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Yêu cầu:
+ Nêu ý tưởng về sản phẩm của mình.
+ Sản phẩm được thực hiện bằng cách nào?
+ Em có góp ý gì cho sản phẩm của bạn?
+ Cảm nhận về sản phẩm mà em thích nhất
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân hoặc nhóm; GV quan sát, hỗ trợ, hướng dẫn HS.
 Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV chọn từ 3 - 5 HS chia sẻ về sản phẩm; các HS khác cùng thảo luận, nhận xét, đánh giá sản phẩm của các bạn trong lớp. 
- GV nhận xét, đánh giá sản phẩm và phần chia sẻ của HS; đồng thời giáo dục xét, dan hu HS biết giữ gìn trang phục, biết quan tâm mọi người.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.
III. Thảo luận
+ Ý tưởng thiết kế, tạo hình bộ trang phục áo dài theo ý thích. 
+ Sử dụng hoa văn các dân tộc ít người.
+ Trình bày được ý tưởng, cách thực hiện sản phẩm trang phục áo dài theo cá nhân hoặc nhóm.
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG 
1. Mục tiêu: HS ứng dụng được kiến thức, sản phẩm của bài học vào cuộc sống.
2. Nội dung: GV trình bày vấn đề, học sinh vận dụng kiến thức trong bài học đrr tự thiết kế một bộ trang phục cho riêng mình.
3. Sản phẩm học tập: SPMT của HS.
4. Tổ chức hoạt động:
+ GV giao HS nhiệm vụ chia sẻ ứng dụng bài học: “Qua bài học, em có thể ứng dụng kiến thức để sáng tạo thêm những sản phẩm nào?”, “Sản phẩm mà em sáu tạo ra có tính ứng dụng gì cho cuộc sống?”
- HS thực hiện nhiệm vụ; GV tổ chức, hướng dẫn HS báo cáo, trình bày, các HS khác bổ sung.
* Em cần nhớ:
- Thời trang là nhu cầu thiết yếu trong đời sống, là tập hợp những sản phẩm có thể bảo vệ sức khỏe con người khỏi ảnh hưởng của môi trường, khí hậu và tô điểm, làm đẹp cho con người.
- Áo dài là trang phục truyền thống Việt Nam đã trở thành một biểu tượng cho văn hóa của dân tộc.
- Thiết kế áo dại là một ngành nghề mĩ thuật, đòi hỏi năng khiếu, sự chăm chỉ và luôn học hỏi, sáng tạo ở con người.
- Áo dài là nét văn hoá truyền thống của người Việt Nam. Mọi lứa tuổi, giới tính đều có thể sử dụng áo dài.
- Áo dài thường là lựa chọn hàng đầu của người Việt Nam vào những dịp lễ, Tết,...Ngày nay, áo dài còn được sử dụng làm đồng phục cho HS, GV,...
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu và chuẩn bị trước vật liệu, dụng cụ cho bài học tiếp theo.
IV - Kế hoạch đánh giá
Hình thức đánh giá
PP đánh giá
Công cụ đánh giá
Ghi chú
Đánh giá thường xuyên (GV đánh giá HS, HS đánh giá HS)
- Vấn đáp.
- Kiểm tra thực hành.
- Các loại câu hỏi vấn đáp, bài tập thực hành.
 

Ngày soạn: . /.. /
Ngày dạy: . /.. /.
CHỦ ĐỀ 1: DI SẢN MĨ THUẬT
BÀI 3 - TIẾT 5+6: THỰC HÀNH NGHỆ THUẬT PHÙ ĐIÊU
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nêu được tên gọi, kĩ thuật chạm khắc.
-Thực hiện được phù điêu hoa văn theo kĩ thuật trổ thủng hoặc khoét lõm. - Giải thích được ý tưởng, nội dung trên một số tác phẩm/sản phẩm phù điêu.
- Đánh giá sản phẩm và thực hành ứng dụng vào đời sống.
2. Năng lực
* Năng lực chung:
 - Bài học góp phần hình thành và phát triển năng lực chung (tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo) thông qua các biểu hiện sau:
- Sưu tầm tranh, ảnh về phù điêu.
- Chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để học tập.
- Trao đổi, thảo luận về nội dung, ý tưởng để tạo hình sản phẩm phù điêu theo ý thích; cùng bạn thực hành, thảo luận và trưng bày, nhận xét sản phẩm.
* Năng lực mỹ thuật
- Biết sử dụng vật liệu, dụng cụ, hoạ phẩm để thực hành tạo sản phẩm.
3. Phẩm chất
- Bài học góp phần hình thành và bồi dưỡng ở HS một số phẩm chất như:
- Nhân ái: Biết thể hiện tình yêu thương, quan tâm đến người thân, bạn, thầy cô giáo.... qua sản phẩm.
- Chăm chỉ: Chuẩn bị đồ dùng, dụng cụ học tập đầy đủ.
- Trách nhiệm: Biết giữ gìn vệ sinh lớp học, không để đất nặn dính lên bản, ghế, biết bảo quản sản phẩm của mình, tôn trọng sản phẩm của bạn và người khác tạo ra.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên: 
- SGK Mĩ thuật 8, Mĩ thuật 8 – SGV, kế hoạch DH. giáo án điện tử; hình minh hoạ...
2. Đối với học sinh: 
- SGK Mĩ thuật 8, Vở thực hành Mĩ thuật 8, màu vẽ, bút, giấy, bút chì, kéo, đất nặn,...
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
1. Mục tiêu: HS kể được tên một số bức phù điêu, giới thiệu bài học.
2. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.
3. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
4. Tổ chức thực hiện:
- GV tổ chức trò chơi “Đuổi hình bắt chữ”. Luật chơi: Chia lớp thành 2 đội. Sau đó GV chiếu hoặc cho HS xem tranh, ảnh cẩn đoán và yêu cầu trong thời gian 1 phút, đội nào giơ tay trước sẽ có quyền trả lời. Đội nào trả lời đúng và nhiều tranh hơn sẽ giành chiến thắng.
- HS thực hiện nhiệm vụ quan sát và tham gia trò chơi theo hướng dẫn của GV. GV quan sát, điều hành.
- GV công bố kết quả trò chơi, nhận xét câu trả lời của các đội.
- GV kết luận: Phù điêu là một loại hình điêu khắc, sử dụng phương pháp đục, khoét, chạm, trổ, gò trên các chất liệu như gỗ, đá, kim loại... để đắp nổi hoặc khoét lõm. Phù điêu khắc hoạ hoa lá, động vật, con người.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG 1: KHÁM PHÁ
1. Mục tiêu: Nêu được đặc điểm, kĩ thuật, hình tượng hoa văn được sử dụng trong nghệ thuật phù điêu; nêu được hình tượng và ý nghĩa của mỗi bức phù điêu.
2. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS quan sát tranh ảnh, thảo luận và trả lời các câu hỏi.
3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
4. Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
I. HOẠT ĐỘNG 1: QUAN SÁT - NHẬN XÉT
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 
- GV giao HS nhiệm vụ quan sát hình ảnh ở trang 11 SGK và cho biết:
+ Hình tượng hoa văn được sử dụng trên mỗi bức phù điêu.
+ Kĩ thuật tạo hình của mỗi bức phù điều
+ Hình tượng và ý nghĩa của mỗi bức phù điêu. 
Lưu ý: Có thể giao nhiệm vụ cho cá HS 
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát hình ảnh, thực hiện nhiệm vụ. 
- GV quan sát, điều hành. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV tổ chức cho HS báo cáo, chia sẻ, thảo luận: chọn từ 2 - 3 HS hoặc 1 - 2 nhóm HS trả lời câu hỏi, các HS khác nhận xét, bổ sung
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV kết luận: Phủ điều là một thể loại nghệ thuật điêu khắc, biểu hiện không gian theo quy luật kết hợp tạo hình 2D và 3D. Hoa văn được sử dụng trong các bức phù điêu rất phong phú và đa dạng, thể hiện nội dung chủ đề. Sử dụng nhiều kĩ thuật khác nhau như: chạm thủng, kĩ thuật đắp nổi, kĩ thuật khảm... để tạo sản phẩm phù điêu. Các hình tượng được khắc hoạ rõ nét, sinh động và mang những ý nghĩa riêng.
- Gợi ý phân tích một số hình ảnh minh hoạ: Nhà thờ đá Phát Diệm là công trình kiến trúc lâu đời và được coi là kiệt tác được xây dựng hoàn toàn bằng đá phiến. Xung quanh công trình được bài trí vô số những bức phù điều được chạm trổ tinh xảo mang giá trị thẩm mĩ cao.
- Phù điêu Long, Phụng - Đình Trùng Hạ, Ninh Bình Ở đình Trùng Hạ, hình ảnh rồng (long) có mặt khắp nơi dưới các hình dạng khác nhau như: khi là rồng chầu, khi leo trên cột lửng.....
- Mảng chạm tứ linh Long, Nghê, Quy, Hạc - Đình Hoàng Xá, Hà Nội Từ những lớp ván nong, kẻ, bảy, xà nách, các bức cốn, đầu dư,... qua bàn tay tài hoa của người thợ chạm nơi làng quê Bắc Bộ đã biến những khối gỗ thô cứng thành những linh thú mềm mại đầy ảo diệu. Các mảng chạm những con thú thể hiện sự tinh tế, khéo léo, đậm tính dân gian, đưa chất đời bình dị thành môn nghệ thuật độc đáo trong trang trí kiến trúc. Khi chuyển sang đề tài linh thú, những linh vật như rồng, rùa,... được dân gian hoá gần gũi hơn với con người, chỉ thông qua các nét chạm, khắc.
Gạch bông gió còn có tên gọi khác là gạch thông gió, được thiết kế với dạng hình vuông, phía bên trong là những hoa văn, hoạ tiết được trang trí đẹp mắt. Hoa văn được sắp xếp tạo thành các mảng trống, giúp lấy ánh sáng tự nhiên và gió trời từ bên ngoài vào nhà.
- Phù điêu sứ hoa lá - Lăng Khải Định, Huế Lăng Khải Định, Huế là công trình kiến trúc cuối cùng của triều và là lăng tẩm khảm sành đẹp, độc đáo. Với trường phải kiến trúc ấn tượng, nơi đây được trang trí bởi những bức - phù điêu tinh xảo. Qua bàn tay tài hoa của các nghệ nhân, những mảnh sảnh sứ, thuỷ tnh màu lấy từ các loại chén, bát, độc bình, chai lọ được cắt gọt cẩn thận, tỉ mỉ, sau đó ghép thành những bức tranh, phủ điều, hình chim, hoa lá, muông 
I. Quan sát - Nhận thức
- Phù điêu cửa sổ đá.
- phù điêu Long, Phụng
- Mảng chạm tứ linh Long, Nghệ, Quy, Hạc.
- Gạch bông gió.
- Phù điêu hoa đại.
- Phù điêu khảm sành sứ hoa lá.
* Quam sát hình ảnh các bức phù điêu và thực hiện các yêu cầu:
+ Ghép tên của kỹ thuật (Đắp nổi, khảm, chạm, thủng) phù hợp mỗi hình.
+ Mô tả ngắn gọn về kĩ thuật chạm khắc trên mỗi bức phù điêu.
* Em có biết:
- Phù điêu là một thể loại nghệ thuật điêu khắc, biểu hiện không gian theo quy luật lưỡng hợp 2D và 3D.
- Chạm thủng là kĩ thuật sử dụng các loại dụng cụ như: đục, dùi nhọn, dao,... để khoét bỏ những phần thừa ở khối đá, gỗ, kim loại tạo ra những lỗ thủng trên bức phù điêu. Kĩ thuật đắp nổi thưởng được thực hiện trên vật liệu đất, đá, gỗ. Kĩ thuật khám là hoạt động gắn các vật liệu như sành, sử, vỏ trai, kim loại, gỗ, đá lên một be mat de trang tri.
- Nghệ thuật phủ điều được ứng dụng đa dạng trong cuộc sống: trang trí kiến trúc, tạo hình sản phẩm...
HOẠT ĐỘNG 2: LUYỆN TẬP (Sáng tạo, thực hành, luyện tập)
Hoạt động 2: Sáng tạo
1. Mục tiêu: HS tạo hình phủ điều dựa trên mẫu hoa văn có trước; nắm được cách tạo hình tranh phù điêu.
2. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS thực hành theo hướng dẫn của GV.
3. Sản phẩm học tập: Lựa chọn được phương pháp thực hành phù hợp.
4. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
II. HOẠT ĐỘNG 2: SÁNG TẠO
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV giao HS nhiệm vụ quan sát các bước tìm ý tưởng ở trang 13 SGK, trình bày ý tưởng để tạo hình phù điêu.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
 – HS thực hiện nhiệm vụ tìm ý tưởng tạo hình phù điêu:
+ Xác định nội dung chủ đề. 
+Chọn hình tượng chính.
+ Xác định phương pháp thực hành.
 Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV tổ chức cho HS báo cáo: chọn từ 3 – 4 HS trình bày ý tưởng tạo hình phù điều, các nhóm khác nhận xét, bổ sung, chia sẻ ý kiến.
- GV cho HS thảo luận, chia sẻ về cách thực hành tạo hình phù điêu.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV kết luận: HS có thể lựa chọn nội dung chủ đề theo ý thích, từ đó xác định hình tượng và chất liệu phù hợp. Có thể dùng đất sét, đất nặn, bột hoặc các loại củ, quả để thực hành tạo sản phẩm.
- GV hướng dẫn HS cách tạo hình phù điêu dựa trên mẫu

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mi_thuat_lop_8_hoc_ki_i_nam_hoc_2022_2023.doc