Giáo án lớp 9 môn ngữ văn - Một số biện pháp tu từ từ vựng thường gặp

docx 12 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1886Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn ngữ văn - Một số biện pháp tu từ từ vựng thường gặp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án lớp 9 môn ngữ văn - Một số biện pháp tu từ từ vựng thường gặp
MỘT SỐ BIỆN PHÁP TU TỪ TỪ VỰNG THƯỜNG GẶP
So sánh: Là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
VD: 	Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa
	Óng tre ngà và mềm mại như tơ
	(Lưu Quang Vũ)
Nhân hoá: Là cách dùng những từ ngữ vốn dùng để miêu tả hành động của con người để miêu tả vật, dùng loại từ gọi người để gọi sự vật không phải là người làm cho sự vật, sự việc hiện lên sống động, gần gũi với con người. 
à Tăng tính sinh động, gợi hình gợi cảm
VD: 	Bác giun đào đất suốt ngày
Hôm qua chết dưới bóng cây sau nhà. 
(Trần Đăng Khoa)
Ẩn dụ: Là cách dùng sự vật, hiện tượng này để gọi tên cho sự vật, hiện tượng khác dựa vào nét tương đồng (giống nhau) nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
VD: 	Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
(Viễn Phương)
Hoán dụ: Là cách dùng sự vật này để gọi tên cho sự vật, hiện tượng khác dựa vào nét liên tưởng gần gũi nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
VD: 	Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
	Chỉ cần trong xe có một trái tim
	(Phạm Tiến Duật)
Điệp ngữ: là từ ngữ (hoặc cả một câu) được lặp lại nhiều lần trong khi nói và viết nhằm nhấn mạnh, bộc lộ cảm xúc
VD:    	Võng mắc chông chênh đường xe chạy
Lại đi, lại đi trời xanh thêm.
(Phạm Tiến Duật)
Chơi chữ: là cách lợi dụng đặc sắc về âm, nghĩa nhằm tạo sắc thái dí dỏm hài hước.
VD:            	 Mênh mông muôn mẫu màu mưa
Mỏi mắt miên man mãi mịt mờ
Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, qui mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm. 
VD: 	Lỗ mũi mười tám gánh lông
Chồng khen chồng bảo râu rồng trời cho.
 Nói giảm, nói tránh là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự.
VD:        	“Bác Dương thôi đã thôi rồi
Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta.”
(Nguyễn Khuyến)
SỰ KHÁC NHAU GIỮA ẨN DỤ VÀ HOÁN DỤ
ẨN DỤ:
-Giữa hai sự vật, hiện tượng có mối quan hệ tương đồng, tức giống nhau về phương diện nào đó (hình thức; cách thức thực hiện; phẩm chất; cảm giác).
-Ẩn dụ lâm thời biểu hiện mối quan hệ giống nhau giữa hai sự vật.
-Cơ sở của ẩn dụ dựa trên sự liên tưởng giống nhau của hai đối tượng bằng so sánh ngầm.
-Về mặt nội dung (cấu tạo bên trong), ẩn dụ phải rút ra nét cá biệt giống nhau giữa hai đối tượng vốn là khác loại, không cùng bản chất. Nét giống nhau là cơ sở để hình thành ẩn dụ, đồng thời cũng là hạt nhân nội dung của ẩn dụ.
-Chức năng chủ yếu của ẩn dụ là biểu cảm. Hiện nay ẩn dụ được dùng rộng rãi trong nhiều phong cách ngôn ngữ khác nhau, không những trong văn xuôi nghệ thuật mà còn trong phong cách chính luận nhưng nhiều nhất vẫn là trong thơ ca.
HOÁN DỤ
-Giữa hai sự vật, hiện tượng có mối quan hệ tương cận, tức đi đôi, gần gũi với nhau (bộ phận - toàn thể; vật chứa đựng - vật bị chứa đựng; dấu hiệu của sự vật - sự vật; cụ thể - trừu tượng).
-Hoán dụ biểu thị mối quan hệ gần gũi, có thực giữa đối tượng biểu hiện và đối tượng được biểu hiện.
-Cơ sở của hoán dụ dựa trên sự liên tưởng kề cận của hai đối tượng mà không so sánh.
-Về mặt nội dung cơ sở để hình thành hoán dụ là sự liên tưởng phát hiện ra mối quan hệ khách quan có thực có tính chất vật chất hoặc logic giữa các đối tượng.
-Chức năng chủ yếu của hoán dụ là nhận thức. Nó được dùng trong nhiều phong cách ngôn ngữ khác nhau nhưng thường đắc dụng trong văn xuôi nghệ thuật, vì sức mạnh của nó vừa ở tính cá thể hoá và tính cụ thể vừa ở tính biểu cảm kín đáo và sâu sắc.
CÁC PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT TRONG VĂN BẢN
Tự sự: là dùng ngôn ngữ để kể một chuỗi sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng tạo thành một kết thúc. Ngoài ra, người ta không chỉ chú trọng đến kể việc mà còn quan tâm đến việc khắc hoạ tính cách nhân vật và nêu lên những nhận thức sâu sắc, mới mẻ về bản chất của con người và cuộc sống.
Ví dụ:
        “Một hôm, mẹ Cám đưa cho Tấm và Cám mỗi đứa một cái giỏ, sai đi bắt tôm, bắt tép và hứa, đứa nào bắt được đầy giỏ sẽ thưởng cho một cái yếm đỏ. Tấm vốn chăm chỉ, lại sợ dì mắng nên mải miết suốt buổi bắt đầy một giỏ cả tôm lẫn tép. Còn Cám quen được nuông chiều, chỉ ham chơi nên mãi đến chiều chẳng bắt được gì.”
Miêu tả: là dùng ngôn ngữ làm cho người nghe, người đọc có thể hình dung được cụ thể sự vật, sự việc như đang hiện ra trước mắt hoặc nhận biết được thế giới nội tâm của con người.
Ví dụ:
        “Trăng đang lên. Mặt sông lấp loáng ánh vàng. Núi Trùm Cát đứng sừng sững bên bờ sông thành một khối tím sẫm uy nghi, trầm mặc. Dưới ánh trăng, dòng sông sáng rực lên, những con sóng nhỏ lăn tăn gợn đều mơn man vỗ nhẹ vào hai bên bờ cát”
(Trong cơn gió lốc, Khuất Quang Thụy)
Biểu cảm: là một nhu cầu của con người trong cuộc sống bởi trong thực tế sống luôn có những điều khiến ta rung động (cảm) và muốn bộc lộ (biểu) ra với một hay nhiều người khác. PT biểu cảm là dùng ngôn ngữ để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của mình về thế giới xung quanh.
Ví dụ: 
Nhớ ai bổi hổi bồi hồi
Như đứng đống lửa như ngồi đống than
Thuyết minh là cung cấp, giới thiệu, giảng giải,những tri thức về một sự vật, hiện tượng nào đó cho những người cần biết nhưng còn chưa biết.
Ví dụ:   
          “Theo các nhà khoa học, bao bì ni lông lẫn vào đất làm cản trở quá trình sinh trưởng của các loài thực vật bị nó bao quanh, cản trở sự phát triển của cỏ dẫn đến hiện tượng xói mòn ở các vùng đồi núi. Bao bì ni lông bị vứt xuống cống làm tắc các đường dẫn nước thải, làm tăng khả năng ngập lụt của các đô thị về mùa mưa. Sự tắc nghẽn của hệ thống cống rãnh làm cho muỗi phát sinh, lây truyền dịch bệnh. Bao bì ni lông trôi ra biển làm chết các sinh vật khi chúng nuốt phải”
Nghị luận là phương thức chủ yếu được dùng để bàn bạc phải trái, đúng sai nhằm bộc lộ rõ chủ kiến, thái độ của người nói, người viết rồi dẫn dắt,  thuyết phục người khác đồng tình với ý kiến của mình.
Ví dụ:
        “Muốn xây dựng một đất nước giàu mạnh thì phải có nhiều người tài giỏi. Muốn có nhiều người tài giỏi thì học sinh phải ra sức học tập văn hóa và rèn luyện thân thể, bởi vì chỉ có học tập và rèn luyện thì các em mới có thể trở thành những người tài giỏi trong tương lai”
Hành chính – công vụ là phương thức dùng để giao tiếp giữa Nhà nước với nhân dân, giữa nhân dân với cơ quan Nhà nước, giữa cơ quan với cơ quan, giữa nước này và nước khác trên cơ sở pháp lí [thông tư, nghị định, đơn từ, báo cáo, hóa đơn, hợp đồng]
Ví dụ: 
          "Điều 5.- Xử lý vi phạm đối với người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
          Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính mà sách nhiễu nhân dân, dung túng, bao che cho cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính, không xử phạt hoặc xử phạt không kịp thời, không đúng mức, xử phạt quá thẩm quyền quy định thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại vật chất thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật."
*CHÚ Ý:
Phương thức biểu đạt chủ yếu của:
*Thơ: BIỂU CẢM – MIÊU TẢ (đọc kĩ thơ để nhận biết)
*Truyện: Có ít nhất hai ptbđ (đọc kĩ truyện / đoạn trích để nhận biết)
DÀN Ý KHÁI QUÁT NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
*TƯ TƯỞNG ĐẠO LÝ:
1.Giải thích:
-Từ, cụm từ quan trọng
-Nghĩa đen, nghĩa bóng
 à ý nghĩa câu nói
-Tóm tắt truyện (nếu có)
à Vấn đề nghị luận
2.Biểu hiện – Dẫn chứng
-Tư liệu: Cuộc sống, xã hội, nhân vật trong tác phẩm văn học 
àPhù hợp với vấn đề nghị luận
3.Nhận định – Đánh giá: 
à Phải xác lập luận điểm và thể hiện được quan điểm cá nhân
a.Khẳng định ý kiến à Giọng văn nghị luận vững chắc và lập luận sâu sắc
b.Tác động như thế nào đến con người và xã hội?
c.Cần làm gì ?
d.Phê phán + Mở rộng vấn đề
4.Bài học nhận thức và hành động: 
-Nêu việc làm cụ thể
-Hướng phấn đấu của bản thân
-Là học sinh cần làm gì ?
*SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG:
1.Giải thích:
-Bức ảnh, tranh vẽ: mô tả ngắn gọn 
à Giải thích điều được gửi gắm
-Câu chuyện, bài báo: liên hệ thực tế 
à Giải thích vấn đề nghị luận
-Cụm từ được gạch dưới, tô đậm
2.Biểu hiện – Dẫn chứng
-Tư liệu: Cuộc sống, xã hội, nhân vật trong tác phẩm văn học. Nêu được một số ví dụ điển hình để làm sáng tỏ vấn đề.
3.Phân tích: Tích cực và tiêu cực
*TÍCH CỰC: khẳng định ý kiến, đồng tình,(Tại sao, Cần làm gì)
*TIÊU CỰC: 
a.Nguyên nhân: khách quan và chủ quan
b.Hậu quả: tác động như thế nào đến cá nhân và xã hội ?
c.Cách khắc phục
d. Bàn luận, phê phán, mở rộng,
4.Bài học nhận thức và hành động
-Nêu việc làm cụ thể
-Hướng phấn đấu của bản thân
-Là học sinh cần làm gì ?
LƯU Ý: 
+ Học sinh chú ý phải viết đúng trọng tâm vào vấn đề nghị luận, cần viết đầy đủ các luận điểm, luận cứ và dẫn chứng cụ thể, sinh động. Song song đó, học sinh cần phải có giọng văn nghị luận và cách lập luận chặt chẽ, thể hiện được quan điểm cá nhân.
+ Một bài nghị luận xã hội phải đáp ứng đủ các phần sẽ đạt được 2/3 số điểm: 
Giải thích 
Nêu biểu hiện / dẫn chứng
Bàn luận 
Phê phán
Bài học nhận thức và hành động
MỘT SỐ CÂU CHUYỆN LIÊN QUAN ĐẾN NLXH
1. Một cậu bé nhìn thấy cái kén cùa con bướm. Một hôm cái kén hở ra một cái khe nhỏ, cậu bé ngồi và lặng lẽ quan sát con bướm trong vòng vài giờ khi nó gắng sức để chui qua khe hở ấy. Nhưng có vẻ nó không đạt được gì cả. Do đó cậu bé quyết định giúp con bướm bằng cách cắt khe hở cho to hẳn ra. Con bướm chui ra được ngay nhưng cơ thể nó bị phồng rộp và bé xíu, cánh của nó co lại. Cậu bé tiếp tục quan sát con bướm, hi vọng rồi cái cánh sẽ đủ lớn để đỡ được cơ thể nó. Nhưng chẳng có gì xảy ra cả ! Thực tế, con bướm đó sẽ phải bỏ ra suốt cả cuộc đời nó chỉ để bò trườn với cơ thể sưng phồng. Nó không bao giờ bay được. Cậu bé không hiểu được rằng chính cái kén bó buộc làm cho con bướm phải cố gắng thoát ra là điều kiện tự nhiên để chất lưu trong cơ thể nó chuyển vào cánh, để nó có thể bay được khi nó thoát ra ngoài kén.
2. Ốc sên con ngày nọ hỏi mẹ:
– “Mẹ ơi! Tại sao chúng ta từ khi sinh ra phải đeo cái bình vừa nặng vừa cứng trên lưng như thế? Thật mệt chết đi được!”
– “Vì cơ thể chúng ta không có xương để chống đỡ, chỉ có thể bò, mà bò cũng không nhanh” – Ốc sên mẹ nói.
– “Chị sâu róm không có xương cũng bò chẳng nhanh, tại sao chị ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?”
– “Vì chị sâu róm sẽ biến thành bướm, bầu trời sẽ bảo vệ chị ấy”.
– “Nhưng em giun đất cũng không có xương, cũng bò chẳng nhanh, cũng không biến hoá được, tại sao em ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?”
– “Vì em giun đất sẽ chui xuống đất, lòng đất sẽ bảo vệ em ấy”.
Ốc sên con bật khóc, nói: “Chúng ta thật đáng thương, bầu trời không bảo vệ chúng ta, lòng đất cũng chẳng che chở chúng ta”.
– “Vì vậy mà chúng ta có cái bình!” – Ốc sên mẹ an ủi con – “Chúng ta không dựa vào trời, cũng chẳng dựa vào đất, chúng ta dựa vào chính mình con ạ”.
3. Hồi ấy có một người gánh nước, mang hai chiếc bình ở hai đầu một cái đòn gánh trên vai. Một trong hai bình ấy bị vết nứt, còn bình kia thì tuyệt hảo, luôn mang về đầy một bình nước. Cuối đoạn đường dài, từ con suối về nhà, chiếc bình nứt lúc nào cũng chỉ còn một nửa bình nước. Suốt hai năm tròn, ngày nào cũng vậy, người gánh nước chỉ mang về có một bình rưỡi nước. Dĩ nhiên, cái bình nguyên vẹn rất tự hào về thành tích của nó. Nó luôn hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ mà nó được tạo ra. Còn tội nghiệp chiếc bình nứt, nó xấu hổ về khuyết điểm của mình, nó khổ sở vì chỉ hoàn tất được một nửa công việc mà nó phải làm. Trong hai năm nó phải chịu đựng cái mà nó cho là thất bại chua cay. Một ngày nọ, chiếc bình nứt bèn lên tiếng với người gánh nước bên bờ suối: “Con thật là xấu hổ vì vết nứt bên hông làm rỉ mất nước suốt dọc đường đi về nhà bác”. Người gánh nước trả lời: “Con không để ý thấy chỉ có hoa mọc bên đường phía của con à?. Đó là vì ta luôn biết khuyếm khuyết của con nên đã gieo hạt hoa dọc đường bên phía của con và mỗi ngày đi về con đã tưới nước cho chúng. Hai năm nay, ta vẫn hái được nhiều hoa đẹp để trên bàn. Nếu mà con không phải là con như thế này, thì trong nhà đâu thường xuyên có hoa đẹp để thưởng thức như vậy”.
4. Một con sò nằm dưới đáy biển, khi một hạt cát lọt vào bên trong vỏ sò, nó cảm thấy vô cùng khó chịu và đau đớn như từng vết dao cắt vào da vào thịt... Rồi sau đó con sò sẽ tiết ra chất ngọc từ lớp màng ngoài để bọc các hạt các lại. Lâu dần, bên ngoài các hạt các được bao bọc bởi lớp chất ngọc rất dầy, lớp ngọc càng dày lên thì con sò càng nhỏ lại, và nó hình thành lên viên ngọc trai long lanh và sáng bóng nhất trong lòng đại dương mênh mông.
5. Tôi vốn xuất thân từ một tảng đá khổng lồ trên núi cao. Tôi nằm đó, trải qua sương gió, nắng mưa trong bao năm tháng dài đăng đẳng. Sau một thời gian, nắng, nóng, mưa và lạnh làm cho người tôi đầy vết nứt. Tôi vỡ ra thành từng mảnh nhỏ, góc cạnh lởm chởm và lăn xuống núi, mưa bão và nước lũ cuốn tôi qua các dòng sông suối rồi xuôi về biển. Do liên tục bị va đập, lăn lộn trên đường ra biển, tôi bị thương tích đầy mình. Mỗi lần bị va đập, những góc cạnh của tôi đau đớn vô cùng nhưng rồi chúng cũng bớt xù xì lởm chởm mà tròn dần trên chặng đường tôi đi. Và chính những dòng nước cuốn tôi đã xoa dịu và làm lành những vết thương của tôi. Cùng với đớn đau, tôi học được nhiều bài học quý báu và cuối cùng, tôi trở thành một hòn sỏi láng mịn như bây giờ.
6. Một con chuột rơi vào trong lu gạo, số gạo trong lu vẫn còn một nửa, sự cố ngoài ý muốn này khiến nó vui mừng không sao tả được. Sau khi xác định là không có nguy hiểm gì, nó liền bắt đầu cuộc sống ăn rồi lại ngủ, ngủ rồi lại ăn trong cái lu gạo. Rất mau, lu gạo sắp cạn kiệt, nhưng nó rốt cuộc vẫn không thoát khỏi sự cám dỗ của những hạt gạo, nên tiếp tục ở lại trong lu. Cuối cùng, gạo đã ăn hết, chuột ta mới phát hiện rằng mình không thể nhảy ra ngoài được nữa, lực bất tòng tâm.
7. Mẫu đơn là vua các loài hoa. Có anh nhà giàu, mua được một gốc, trong ở giữa sân.Khi hoa nở, màu đỏ rực rỡ, lá xanh rợp mát. Người nào đi qua trông thấy cũng thốt lên: “ Hoa đẹp biết bao!”. Anh nhà giàu nghe người ta chỉ khen hoa, mà không thấy nói gì đến cành lá, bèn xén trụi cánh lá. Rốt cuộc ai thấy cũng lắc đầu, nhíu mày bỏ đi. Anh nhà giàu hoang mang không hiểu, làu bàu: “ Sao hôm qua thì ngợi khen hoa thế, mà hôm nay thấy hoa lại lắc đấu như vậy”.
8. Đứng từ dưới đất nhìn lên, con người đều thấy sao trời lấp lánh, sáng ngời, nhưng khi con người tiến gần sao trời sẽ phát hiện ra rằng các ngôi sao cũng giống như trái đất - gồ ghề, không bằng phẳng, xung quanh đầy bụi bặm.
9. "Một gia đình nọ vừa dọn đến ở trong một khu phố mới. Sáng hôm sau, vào lúc ăn điểm tâm,đứa con thấy bà hàng xóm giăng tấm vải trên giàn phơi. "Tấm vải bẩn thật" - Cậu bé thốt lên, "Bà ấy không biết giặt, có lẽ bà ấy cần một thứ xà bông mới thì giặt sẽ sạch hơn". Người mẹ nhìn cảnh ấy nhưng vẫn im lặng. Cậu bé vẫn cứ tiếp tục lời bình phẩm ấy mỗi lần bà hàng xóm phơi tấm vải. Ít lâu sau, vào một buổi sáng, cậu bé ngạc nhiên vì thấy tấm vải của bà hàng xóm rất sạch, nên cậu nói với mẹ: "Mẹ nhìn kìa! Bây giờ bà ấy đã biết giặt tấm vải sạch sẽ, trắng tinh rồi!" Người mẹ đáp: "Không, sáng nay mẹ đã lau kính cửa sổ nhà mình đấy".
NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
A.SẮP XẾP THEO CHỦ ĐỀ
1.YÊU NƯỚC – NGƯỜI LÍNH:
_Đồng chí, Làng, 
_Bài thơ về tiểu đội xe không kính
_Những ngôi sao xa xôi
_Mùa xuân nho nhỏ (khổ 2 và 3)
_Ánh trăng
2.THIÊN NHIÊN
_Mùa xuân nho nhỏ
_Sang thu
_Đoàn thuyền đánh cá
_Bến Quê 
_Cảnh ngày xuân
_Kiều ở lầu Ngưng Bích
3.TÌNH CẢM GIA ĐÌNH
_Bếp lửa
_Nói với con (đề này ra rồi)
_Con cò 
_Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
_Chiếc lược ngà
4.CON NGƯỜI LAO ĐỘNG
_Đoàn thuyền đánh cá
_Lặng lẽ Sa Pa
5.LÒNG KÍNH BÁC HỒ
_Viếng lăng Bác
6.NGƯỜI PHỤ NỮ
_Chuyện người con gái Nam Xương
_Kiều ở lầu Ngưng Bích
_Chị em Thúy Kiều (nghệ thuật tả người qua biện pháp ước lệ)
7.NGƯỜI ANH HÙNG (TRUNG ĐẠI)
_Hoàng Lê nhất thống chí (hối thứ 14)
_Lục Vân Tiên
B.THƠ THEO CHỦ ĐỀ VÀ BÀI THƠ
1.NGƯỜI LÍNH
*Chống Pháp:
Lũ chúng tôi 
Bọn người tứ xứ, 
Gặp nhau hồi chưa biết chữ 
Quen nhau từ buổi "Một hai" 
Súng bắn chưa quen, 
Quân sự mươi bài 
Lòng vẫn cười vui kháng chiến 
Lột sắt đường tàu, 
Rèn thêm đao kiếm, 
Áo vải chân không, 
Đi lùng giặc đánh. 
Ba năm rồi gửi lại quê hương. 
(Nhớ, Hồng Nguyên)
*Chống Mỹ:
Chuyện kể rằng: Em, cô gái mở đường
Để cứu con đường đêm ấy khỏi bị thương
Cho đoàn xe kịp giờ ra trận
Em đã lấy tình yêu Tổ quốc của mình thắp lên ngọn lửa
Đánh lạc hướng thù. Hứng lấy luồng bom
(Khoảng trời – Hố bom, Lâm Thị Mỹ Dạ)
2.NGƯỜI PHỤ NỮ
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son
(Bánh trôi nước, Hồ Xuân Hương)
Rằng: hồng nhan tự thuở xưa
Cái điều bạc mệnh có chừa ai đâu ?
Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung
3.CON NGƯỜI LAO ĐỘNG
Yêu biết mấy, những bước đi dáng đứng 
Của đời ta chập chững buổi đầu tiên 
Tập làm chủ, tập làm người xây dựng 
Dám vươn mình cai quản lại thiên nhiên! 
Yêu biết mấy, những con người đi tới 
Hai cánh tay như hai cánh bay lên 
Ngực dám đón những phong ba dữ dội 
Chân đạp bùn không sợ các loài sên! 
(Mùa thu mới, Tố Hữu)
4.LÒNG KÍNH BÁC HỒ
Muốn dừng bên Bác lâu hơn
Chân xa từng bước, đầu còn ngoái sau
Đường về chim hót cành cao
Nắng lên, ấm áp biết bao triệu người
Mà thương Bác lạnh không nguôi
Uớc gì gửi được nắng trời vào lăng ?
(Lần đầu viếng Bác, Vương Trọng)
5.TÌNH BÀ CHÁU
Tiếng gà trưa 
Mang bao niềm hạnh phúc 
Đêm cháu về nằm mơ
Giấc ngủ hồng sắc trứng.
Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu tổ quốc 
Vì xóm làng thân thuộc 
Bà ơi cũng vì bà 
Vì tiếng gà cục tác 
Ổ trứng hồng tuổi thơ
(Tiếng gà trưa, Xuân Quỳnh)
DÀN Ý KIỂU BÀI NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
DẠNG 1: PHÂN TÍCH THƠ
I.MB: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nội dung chính và trích đề à chuyển ý
II.TB: 
A.Tổng: Khái quát: chủ đề, mạch cảm xúc, hoàn cảnh sáng tác, cảm hứng, xuất xứ
B.Phân: Triển khai Luận điểm + Luận cứ (dẫn chứng + lí lẽ) à Bình
C.Hợp: Đánh giá nội dung – nghệ thuật, liên hệ
III.KB: Khẳng định giá trị nội dung, suy nghĩ bản thân
*NGHỆ THUẬT TRONG THƠ: 
_Biện pháp tu từ, hình ảnh thơ, màu sắc âm thanh, giọng điệu, nhịp điệu, cấu trúc, từ ngữ, nhịp thơ, cảm xúc của nhân vật trữ tình, nhạc điệu (ví dụ: Thanh bằng chiếm ưu thế à tạo âm điệu êm ái du dương), hình tượng trong thơ
DẠNG 2: PHÂN TÍCH TRUYỆN
I.MB: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nội dung chính và trích đề à chuyển ý
II.TB: 
A.Tổng: Khái quát: chủ đề, tình huống truyện, hoàn cảnh sáng tác, cảm hứng, xuất xứ
B.Phân: Triển khai Luận điểm + Luận cứ (dẫn chứng + lí lẽ) à Làm bật lên nhân vật, tác phẩm (Nhân vật là linh hồn của tác phẩm)
C.Hợp: Đánh giá nội dung – nghệ thuật, liên hệ
III.KB: Khẳng định giá trị nội dung, suy nghĩ bản thân
*NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN
_Nhân vật: lời nói, cử chỉ, hành động, suy nghĩ của nhân vậtà GỬI GẮM ?
_Tình huống truyện
_Ngôi kể, tác dụng ngôi kể 
_Chi tiết truyện (ví dụ: chiếc lược ngà, vết thẹo, cái bóng)
_Kết cấu truyện, chủ đề 
*LƯU Ý: 
_Truyện được khai thác trong bối cảnh như thế nào
_Truyện tiêu biểu cho tầng lớp nào 
_Hoàn cảnh sáng tác tác động như thế nào đến truyện 
_Không gian và thời gian là nghệ thuật của thơ ca, là sự giãi bày tâm trạng của các thi nhân thông qua lăng kính chủ quan của mỗi nhà thơ bằng trái tim nhạy cảm.
DẠNG 3: PHÂN TÍCH CÙNG CHỦ ĐỀ HAI ĐOẠN THƠ
I.MB: Giới thiệu 2 tác giả, 2 tác phẩm, nội dung chính, Chủ đề và trích đề à chuyển ý
II.TB: 
A.Tổng: Khái quát chủ đề, mạch cảm xúc, hoàn cảnh sáng tác, cảm hứng, xuất xứ của mỗi tác phẩm à Lý luận văn học
B.Phân: Triển khai Luận điểm + Luận cứ (dẫn chứng + lí lẽ) à Bình
*Luận điểm 1: Đoạn thơ 1 à phân tích à Chốt
*Luận điểm 2: Đoạn thơ 2 à phân tích à Chốt
C.Hợp: So sánh
_Giống và khác nhau: Nội dung – Nghệ thuật, cảm hứng sáng tác, hình tượng thơ, không gian thời gian
III.KB: Khẳng định giá trị nội dung, suy nghĩ bản thân
DẠNG 4: PHÂN TÍCH CÙNG CHỦ ĐỀ HAI ĐOẠN VĂN
I.MB: Giới thiệu 2 tác giả, 2 tác phẩm, nội dung chính, Chủ đề và trích đề à chuyển ý
II.TB: 
A.Tổng: Khái quát chủ đề, Tình huống truyện, hoàn cảnh sáng tác, cảm hứng, xuất xứ của mỗi tác phẩm à Lý luận về bối cảnh lịch sử
B.Phân: Triển khai Luận điểm + Luận cứ (dẫn chứng + lí lẽ) à Bình
*Luận điểm 1: Đoạn văn 1 à phân tích à Chốt
*Luận điểm 2: Đoạn văn 2 à phân tích à Chốt
C.Hợp: So sánh
_Giống và khác nhau: Nội dung – Nghệ thuật, cảm hứng sáng tác, hình tượng, không gian thời gian
III.KB: Khẳng định giá trị nội dung, suy nghĩ bản thân
DẠNG 5: PHÂN TÍCH CÙNG CHỦ ĐỀ MỘT ĐOẠN THƠ – MỘT ĐOẠN VĂN
I.MB: Giới thiệu 2 tác giả, 2 tác phẩm, nội dung chính, Chủ đề và trích đề à chuyển ý
II.TB: 
A.Tổng: Khái quát chủ đề, Tình huống truyện mạch cảm xúc, hoàn cảnh sáng tác, cảm hứng, xuất xứ của mỗi tác phẩm à Lý luận văn học + bối cảnh lịch sử
B.Phân: Triển khai Luận điểm + Luận cứ (dẫn chứng + lí lẽ) à Bình
*Luận điểm 1: Đoạn thơ 1 à phân tích à Chốt
*Luận điểm 2: Đoạn văn 2 à phân tích à Chốt
C.Hợp: So sánh
_Giống và khác nhau: Nội dung – Nghệ thuật, cảm hứng sáng tác, hình tượng, không gian thời gian
III.KB: Khẳng định giá trị nội dung, suy nghĩ bản thân
DẠNG 6: PHÂN TÍCH LÀM RÕ NHẬN ĐỊNH
I.MB: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, Chủ đề và trích nhận định à chuyển ý
II.TB: 
A.Tổng: Giải thích nhận định + Lý luận văn học
B.Phân: Lý luận + Triển khai Luận điểm + Luận cứ (dẫn chứng + lí lẽ) à Chứng minh 
*Luận điểm 1: Tác phẩm 1 à phân tích à Chốt
*Luận điểm 2: Tác phẩm 2 à phân tích à Chốt
C.Hợp: So sánh
_Giống và khác nhau: Nội dung – Nghệ thuật, cảm hứng sáng tác, hình tượng thơ, không gian thời gian
_Đánh giá nhận định à Giá trị văn học
III.KB: Khẳng định giá trị nội dung, suy nghĩ bản thân
DẠNG 7: PHÂN TÍCH MỘT ĐOẠN THƠ / ĐOẠN VĂN RỒI LIÊN HỆ
I.MB: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nội dung chính, Chủ đề và trích đề à chuyển ý
II.TB: 
A.Tổng: Khái quát chủ đề, mạch cảm xúc, hoàn cảnh sáng tác, cảm hứng, xuất xứ của tác phẩm à Đi sâu vào lí luận chủ đề 
B.Phân: Triển khai Luận điểm + Luận cứ (dẫn chứng + lí lẽ) à Bình
*Luận điểm 1: Tác phẩm 1 à phân tích à Chốt
*Chuyển ý: Cùng viết về đề tài  nhà văn / nhà thơ đã giãi bày tâm trạng và niềm cảm xúc  của mình thông qua  Đến với bài thơ / truyện ngắn (giới hạn đề) người đọc sẽ cảm nhận được sự đồng điệu giữa trái tim và lòng yêu thơ ca, nghệ thuật của 
C.Hợp: So sánh
_Giống và khác nhau: Nội dung – Nghệ thuật, cảm hứng sáng tác, hình tượng thơ, không gian thời gian
_Chỉ ra điểm gặp gỡ à Đánh giá và lí luận
III.KB: Khẳng định giá trị nội dung, suy nghĩ bản thân
*LƯU Ý:
_Phân tích NGHỆ THUẬT à NỘI DUNG
_Phải gọi tên phép tu từ
_Phân tích giá trị NHÂN ĐẠO. Học sinh cần làm rõ các ý:
	+Bày tỏ sự cảm thông, thương xót của tác giả
	+Lên án, tố cáo những thế lực chèn ép, độc ác, chà đạp phẩm cách
	+Đề cao những giá trị vẻ đẹp của con người

Tài liệu đính kèm:

  • docxngu_van_9.docx