Ngày soạn: 04 /11/2012 Tuần 12 Ngày dạy: 05 /11/2012 Tiết 12 : LỰC ĐẨY ÁCSIMÉT “Lồng ghép GDBVMT” I/ Mục tiêu: 1/ Kiến thức: Mô tả được hiện tượng về sự tồn tại của lực đẩy Ác-si-mét 2/ Kỹ năng: Vận dụng được công thức về lực ẩy Ác-si-mét F = V.d. 3/ Thái độ: Ổn định, tập trung, phát triển tư duy trong học tập II/ Chuẩn bị: * HS: Mỗi nhóm: - Chậu đựng nước, khăn, giá treo, lực kế, quả nặng, cốc đựng nước, bình tràn. - Bảng so sánh kết quả TN H10.2 * GV: H10.1 III/ Tổ chức hoạt động dạy và học Điều khiển của GV Hoạt động tương ứng của HS * Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ và tổ chức tình huống học tập (5’) 1/ Kiểm tra bài cũ : + Trái Đất và mọi vật trên Trái Đất đều chịu tác dụng của áp suất nào? + Nêu ví dụ chứng tỏ sự tồn tại áp suất khí quyển? 2/ Tổ chức tình huống học tập: - GV: Khi kéo nước từ dưới giếng lên ta thấy gàu nước khi còn ngập dưới nước nhẹ hơn khi đã lên khỏi mặt nước hay nặng hơn? - GV: Vậy tại sao lại có hiện tượng này ta sẽ tìm được câu trả lời trong bài học hôm nay. Hoạt động 2: Tìm hiểu lực tác dụng lên một vật khi nhúng chìm trong chất lỏng (10’) - Yêu cầu Hs đọc C1 và phân tích các bước thực hiện TN theo H 10.2. - GV quan sát các nhóm làm TN, uốn nắn kịp thời sai sót về thao tác. - Cho HS nhận xét từ kết quả P1 < P của các nhóm để trả lời C1. ?Hãy nêu đặc điểm của lực đã tác dụng lên vật trong trường hợp TN. -Yêu cầu HS trả lời và hoàn thành C2. - GV thông báo lực có đặc điểm trên được gọi là lực đẩy Acsimét. - Yêu cầu Hs mô tả 2 hiện tượng về sự tồn tại của lực đẩy Ác-si-mét. * Hoạt động 3: Tìm hiểu về độ lớn của lực đẩy Acsimét. (15’ ) ? Độ lớn của lực được tính bằng cách nào? - Gv thông báo về dự đoán của Acsimet qua truyền thuyết (mục 1) - Có nhiều TN khác nhau để khẳng định dự đoán này. TN 10.3 để kiểm tra lại. - GV yêu cầu HS quan sát 3 bước TN và nêu được mục đích của mỗi bước: + Từ B2 (b) hỏi HS về độ lớn của lực đẩy Acsimet + So sánh thể tích của nước tràn ra và thể tích vật nặng. + B3 (c): Số chỉ lực kế lại chỉ giá trị P1. Cho ta biết điều gì? - GV tiến hành TN các bước TN 10.3. HS quan sát, đọc kết quả và ghi lên bảng. - Xử lý số liệu : Gọi F là độ lớn của lực đẩy Acsimet, P là trọng lượng của thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ, Tính F và P theo P1, P2, P3à so sánh gía trị F và P. Từ đó giải quyết C3. - Từ khẳng định này ta có thể xây dựng công thức tính độ lớn của lực đẩy Acsimét. - Yêu cầu HS nhắc lại công thức tính P theo V và d ? - Nhắc lại hệ đơn vị thường dùng của d (N/m3) và V (m3) * Tích hợp GDBVMT: - Các tàu thủy lưu thông trên biển, trên sông là phương tiện vận chuyển hành khách và hàng hóa chủ yếu giữa các quốc gia. Nhưng động cơ của chúng thải ra rất nhiều khí gây hiệu ứng nhà kính. * Hoạt động 4 :vận dụng ( 11’ ). - Yêu cầu cá nhân suy nghĩ Hs hoàn thành C4, C5, C6. Trên cơ sở đó tổ chức thảo luận nhóm để đưa ra ra câu trả lời đúng nhất. Hoạt động 5: Củng cố và dặn dò (4’) - GV hệ thống lại nội dung của bài qua bản đồ tư duy: - GV HDVN: + Vẽ lại và học bài theo bản đồ tư duy + Làm BT trong SBT + Đọc “có...biết” + Chuẩn bị bài thực hành: Nghiệm lại lực đẩy Áscimet (chuẩn bị mẫu báo cáo thực hành) - Ổn định lớp – báo cáo sĩ số 1 HS lên bảng trả lời câu hỏi. HS khác chú ý lắng nghe, nêu nhận xét. HS: Nhẹ hơn. I/ Tác dụng của chất lỏng lên một vật đặt trong nó. - HS tiến hành TN và báo cáo kết quả lên bảng kẻ sẵn. Nhóm P(N) P1 (N) So sánh P và P1 1 2 - Hs trả lời C1: Khi nhúng chìm một vào vào chất lỏng, chất lỏng đã tác dụng vào vật 1 lực đẩy lên. Lực này có điểm đặt vào vật, phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên. - HS hoàn thành kết luận C2 Kết luận Một vật nhúng trong chất lỏng bị chất lỏng tác dụng một lực đẩy hướng từ dưới lên trên theo phương thẳng đứng - HS lắng nghe - HS trả lời 1. Nâng một vật ở dưới nước ta cảm thấy nhẹ hơn khi nâng vật trong không khí; 2. Nhấn quả bóng bàn chìm trong nước, thả tay ra quả bóng bị đẩy nổi lên mặt nước. II/ Độ lớn của lực đẩy acsimét: 1/ Dự đoán - Hs đọc mục 1 và biết được được dự đoán của Acsimet là: Độ lớn của lực đẩy bằng trọng lượng phần chất lỏng bị chiếm chỗ. 2/ Thí nghiệm kiểm tra : *B1 (a): Số chỉ của lực kế cho biết P1 là trọng lượng của vật nặng + cốc A. *B2 (b): Số chỉ lực kế cho ta biết giá trị P2 < P1: à chứng tỏ vật nặng bị chất lỏng đẩy lên 1 lực. - Độ lớn lực đẩy F = P1 – P2. - Thể tích của nước tràn ra bằng thể tích của vật nặng. *B3 (c): Trọng lượng của thể tích tràn ra (cũng là thể tích của vật nặng). Các số liệu của TN: a/ P1 = .N. b/ P2 = .N. c/ P3 = .N. Từ kết quả trên: à F = P1 – P2 P = P3 – P2 HS rút ra được: F = P. C3: Khẳng định dự đoán của Acsimet về độ lớn của lực đẩy của của chất lỏng là đúng. 3.Công thức tính độ lớn của lực đẩy Acsi mét: - HS trả lời: FA = d. V Trong đó: V: thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ (m3) d: Trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3) FA: Lực đẩy Acsimét (N) -Biện pháp GDBVMT: Tại các khu du lịch nên sử dụng tàu thủy dùng nguồn năng lượng sạch (năng lượng gió) hoặc kết hợp giữa lực đẩy của động cơ và lực đẩy của gió để đạt hiệu quả cao nhất. III/ Vận dụng: - Cá nhân Hs suy nghĩ C4, C5 , C6. à các nhóm thảo luận để hoàn chỉnh: C4: Vì gàu nước chìm trong nước bị nước tác dụng 1 lực đẩy Acsimet hướng từ dưới lên. C5: Có độ lớn bằng nhau: ( cùng d, cùng V) C6: Thỏi nhúng vào nước chịu lực đẩy Acsimet lớn hơn vì dnước lớn hơn ddầu trong khi thể tích của phần nước và của phần dầu bị chiếm chỗ là bằng nhau - Cá nhân Hs trả lời theo yêu cầu của Gv IV/ Những vấn đề cần rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: