Tuần: 37 Ngày soạn: .../.../2016 Tiết: 70 Ngày dạy: ..../.../2016 KIỂM TRA HỌC KÌ II I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Kiểm tra, đánh giá mức độ hiểu biết của học sinh qua các nội dung đã học. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng sử dụng một số câu lệnh để viết chương trình, sử dụng phần mềm Yenka. 3. Thái độ: - Thái độ nghiêm túc trong giờ kiểm tra. II. Chuẩn bị: 1. Đồ dùng, thiết bị: - Giáo viên: Đề kiểm tra in sẵn, giáo án. - Học sinh: Ôn tập bài kĩ ở nhà. 2. Phương pháp: - Làm bài thi trên giấy. III. Tiến trình kiểm tra: 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số 2. Thông báo nội quy giờ kiểm tra 3. Phát đề kiểm tra I. MA TRẬN ĐỀ Mức độ Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tống TN TL TN TL TN TL Bài 7: Câu lệnh lặp 1 0,5 1 0,5 1 0,5 3 1,5 Bài 8: Lặp với số lần chưa biết trước 1 0,5 1 3 2 3,5 Bài 9: Làm việc với dãy số 1 0,5 1 0,5 1 2 3 3 Bài 12: Quan sát hình không gian với phần mềm Yenka 1 0,5 1 0,5 1 1 3 2 Tổng 4 2 3 1,5 4 6,5 11 10 Tỷ lệ(%) 20 15 65 100 Phòng GD&ĐT Huyện MĐrăk Trường PTDTBT THCS Tô Hiệu KIỂM TRA HỌC KÌ II Môn: Tin học Họ và tên:.. Lớp: .. Điểm Lời nhận xét của giáo viên II. ĐỀ KIỂM TRA A. Phần trắc nghiệm: (4 điểm - mỗi câu 0,5 điểm) Hãy chọn một đáp án đúng nhất. Câu 1. Trong Pascal, câu lệnh nào sau đây được viết đúng? A. for i := 4 to 1 do writeln(‘A’); B. for i := 1 to 10 do; writeln(‘A’); C. for i := 1 to 100 do writeln(‘A’); D. for i =1 to 10 do writeln(‘A’); Câu 2. Trong câu lệnh lặp: for n:= 0 to 6 do begin ... end; Câu lệnh ghép được thực hiện bao nhiêu lần? A. 7 lần; B. 6 lần; C. 5 lần; D. Không lần nào. Câu 3. Cho đoạn chương trình: j:= 1; for i:= 0 to 10 do j:= j+1; Sau khi thực hiện chương trình trên, giá trị của biến j bằng bao nhiêu? A. 11; B. 12; C. 13; D. 14. Câu 4. Cú pháp đầy đủ của câu lệnh While do là: A. While do ; B. While ; ; C. While to do; D. While do ; Câu 5. Trong Pascal, câu lệnh khai báo biến mảng nào sao đây đúng? A. a : array[10..1] of integer; B. b : array(1..100) of real; C. c : array[1..15] of integer; D. d : array[-2..5] of real; Câu 6. Trong câu lệnh khai báo biến mảng, phát biểu nào sau đây đúng: A. Chỉ số đầu và chỉ số cuối là 2 số thực; B. Chỉ số đầu chỉ số cuối; C. Kiểu dữ liệu có thể là String hoặc real; D. Chỉ số đầu > chỉ số cuối; Câu 7: Để mở một tệp tin đã lưu của phần mềm Yenka, ta thực hiện lệnh: A. File\New. B. File\Save. C. File\Exit. D. File\Open. Câu 8: Các tệp lưu mô hình có phần đuôi mở rộng là: A. Yka. B. ggb. C. xls. D. doc. B. Phần tự luận: ( 6 điểm) Câu 1: (2 điểm) Cho thuật toán sau: B1: j ß 0; T ß 105; B2: Nếu T< 20 thì chuyển qua B4; B3: j ß j + 5; T ß T – j; B4: In ra kết quả T và j; a) Hãy cho biết, khi thực hiện thuật toán trên, máy tính sẽ thực hiện bao nhiêu vòng lặp và giá trị của T và j là bao nhiêu (1,5 điểm) b) Viết chương trình thể hiện thuật toán trên. (1,5 điểm) Câu 2: (2 điểm) Viết chương trình tính tổng các phần tử chia hết cho 2 trong dãy N số nguyên nhập từ bàn phím. Với N cũng được nhập từ bàn phím. Câu 3: (1 điểm) Nêu các thao tác thay đổi mẫu thể hiện hình cho các mô hình trong phần mềm Yenka ? III. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM A. Phần trắc nghiệm: (4 điểm – mỗi câu đúng 0,5 điểm). Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án C A B D C B D A B/ Phần tự luận: (6 điểm) CÂU ĐÁP ÁN ĐIỂM Câu 1 a Khi thực hiện thuật toán trên, máy tính sẽ thực hiện 06 vòng lặp và T = 0; j = 30. 1,5 b Chương trình thể hiện thuật toán: Program Bai_1; Var j,T: integer; Begin j := 0; T := 105; While T >= 20 do begin j := j + 5; T := T - j; end; Writeln(‘T= ’, T); writeln(‘j= ’, j); Readln; End. 1,5 Câu 2 Program Tính_tong; Var n, i, S : integer; a : array[1..100] of integer; Begin Write(‘Nhap so phan tu N = ‘); Readln(n); For i := 1 to n do Begin Write(‘Nhap phan tu thu a[‘,i,’]= ‘); readln(a[i]); End; S := 0; For i : = 1 to n do Begin If a[i] mod 2 = 0 then S:=S+a[i]; End; Writeln(‘Tong cac phan tu chia het cho 2 S=’,S); Readln; End. 2 Câu 3 Các thao tác thay đổi mẫu thể hiện hình: 1. Nháy đúp chuột để mở hộp thoại tính chất của hình. 2. Chọn lệnh thay đổi kiểu bề mặt Surface apperance. 3. Trong hộp thoại tiếp theo, chọn Use material và chọn mẫu trong danh sách Material phía dưới. 1 NGƯỜI RA ĐỀ DUYỆT CỦA TỔ TRƯỞNG Lê Công Nam Nguyễn Văn Dũng DUYỆT CỦA CHUYÊN MÔN Bùi Viết Luyện
Tài liệu đính kèm: