Giáo án lớp 8 Môn Lịch sử - Tiết 45: Kiểm tra 1 tiết

doc 4 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 741Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 8 Môn Lịch sử - Tiết 45: Kiểm tra 1 tiết", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án lớp 8 Môn Lịch sử - Tiết 45: Kiểm tra 1 tiết
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 45: KIỂM TRA 1 TIẾT
I. Mục tiêu kiểm tra:
	- Nhằm kiểm tra khả năng tiếp thu kiến thức phần lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến cuối thế kỉ XIX so với yêu cầu của chương trình. Từ kết quả kiểm tra các em có thể tự đánh giá mình trong quá trình việc học tập nội dung trên, từ đó điều chỉnh hoạt động học tập các nội dung sau.
	- Đánh giá được quá trình giảng dạy của mình, để từ đó có thể điều chỉnh phương pháp, hình thức dạy học nếu thấy cần thiết.
	- Kiến thức:
	+ Trình bày được quá tình thực dân Pháp xâm lược nước ta.
	+ Đánh giá được thái độ của Triều đình Huế, nhân dân trước việc thực dân Pháp đánh chiếm các nơi của nước ta.
	+ Nắm được các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần Vương. Chọn ra được khởi nghĩa tiêu biểu, tại sao.
	- Kỹ năng: 
	Rèn cho học sinh kỹ năng làm bài trắc nghiệm, trình bày, viết bài, vận dụng kiến thức để phân tích, đánh giá sự kiện.
II. Hình thức kiểm tra.
 -Trắc nghiệm: 30%
- Tự luận: 70% 
III. Thiết lập ma trận :
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1858 - 1884)
Biết được quá trình xâm lược của thực dân Pháp
Số câu: 4
Số điểm: 1
Trình bày được nội dung của Hiệp ước triều đình Huế đã ký với Pháp. 
Số câu:1/3
Số điểm: 1
Biết được các sự kiện lịch sử ứng với các mốc thời gian
Số câu: 1
(a,b,c,d)
Số điểm: 1
Lý giải thái độ của Triều đình Huế, nhân dân trước sự xâm lược của thực dân Pháp.
Số câu: 1/3
Số điểm: 1
Nhận xét Đánh giá được thái độ của triều đình Huế trước sự mất nước. 
Số câu: 1/3 +1
 Số điểm: 3 
Số câu: 7 (5TN + 2TL)
Số điểm 7,0đ = 70%
Phong trào kháng Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX
Biết được những nét cơ bản của phong trào kháng Pháp cuối thế kỉ XIX.
Đánh giá được ý nghĩa của phong trào cần vương
Số câu: 4
Số điểm: 1
Số câu: 1
Số điểm :2 
Số câu: 5
Số điểm 3
Tỉ lệ: 30%
 Số câu: 8
Số điểm: 2
Số câu: 1/3
Số điểm: 1
Số câu: 1
Số điểm:1
Số câu: 1/3
Số điểm:1
Số câu: ½+2
Số điểm:5
Số câu: 12
Số điểm:10
Tỉ lệ: 100%
IV . Đề bài: 
Phần A Trắc nghiệm khách quan ( 3,0 đ ) 
 I. Hãy khoanh tròn vào chữ cái in hoa đứng trước câu trả lời đúng
Câu 1: Thực dân Pháp bắt đầu xâm lược nước ta ở:
A. Cửa biển Ba Lạt ngày 31/8/1858 B. Cửa biển Quảng Yên ngày 01/9/1858.
C. Cửa biển Đà Nẵng ngày 01/9/1858 D. Cửa biển Hải Phòng ngày 17/2/1858.
Câu 2: lãnh tụ chỉ huy quân ta chống Pháp ở Đà nẵng là:
	A. Nguyễn Danh Phương B. Nguyễn Tri Phương.
	C. Trương Định D. Nguyễn Trung Trực.
Câu 3: Người nói câu nói nổi tiếng “ Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây” là:
	 A.Trương Định. B. Nguyễn Hữu Huân.
	 C. Nguyễn Trung Trực. D.Nguyễn Đình Chiểu
Câu 4: Đầu năm 1867 các tỉnh Nam kì rơi vào tay Pháp là:
	A. Ba tỉnh miền Đông.
	B. Ba tỉnh miền Tây.
	C. Ba tỉnh miền Đông và tỉnh Vĩnh long
	D. Sáu tỉnh Nam Kì.
Câu 5: Phong trào Cần Vương diễn ra qua 
	A. Hai giai đoạn B. Ba giai đoạn.
	C. Bốn giai đoạn. D. Năm giai đoạn.
Câu 6. Khởi nghĩa Yên Thế là 
	A. Phong trào của nông dân. B. Phong trào Cần Vương.
	C. Phong trào của binh lính. D. Phong trào của dân tộc ít người.
Câu 7. Nội dung cơ bản của Chiếu Cần Vương là
Kêu gọi các văn thân, sĩ phu đứng lên cứu nước.
Kêu gọi các văn thân và nhân dân chống phái chủ hòa.
Kêu gọi các văn thân, sĩ phu lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa.
Kêu gọi các văn thân và nhân dân giúp vua cứu nước.
Câu 8 . Căn cứ Ba Đình được xây dựng ở 
A. Huyện Bá Thước tỉnh Thanh Hóa 
B. Vùng núi Lam Sơn miền Tây Thanh Hóa
C. Vùng Mã Cao miền Tây Thanh Hóa
D. Ba làng: Mậu Thịnh, Thượng Thọ, Mỹ Khê ( Nga Sơn-Thanh Hóa)
II . Điền sự kiện lịch sử vào các mốc thời gian sau
Câu 9 
a. Tháng 2/1859
b. Ngày 5/6/1862
c.Từ1859 – tháng 8/1864
d. Tháng 6/1867
Phần tự luận(7đ)
Câu 1: (3đ) Nêu nguyên nhân dẫn đến việc kí hiệp ước Giáp tuất? Trình bày nội dung của hiệp ước? Hiệp ước dẫn đến hậu quả gì?
Câu 2: (2đ) Em có nhận xét gì về việc triều đình Huế kí các Hiệp ước với Pháp? Tinh thần chống Pháp của nhân dân ta từ năm 1858-1884?
Câu 3: (2đ) Trình bày ý nghĩa lịch sử của phong trào Cần Vương?
V. Đáp án:
Trắc nghiệm:
Câu 1: C. Câu 2: B. Câu 3: C. Câu 4: B. Câu 5; A. Câu 6: A. Câu 7: D
Câu 8: D
Câu 9: a. Pháp tấn công Gia Định.
	 b. Nhà Nguyễn kí hiệp ước Nhâm tuất.
	 c. Nhân dân Nam kì kháng Pháp.
	 d. Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây Nam kì.
Tự luận:
Câu 1: (3đ)
a. Hoàn cảnh:
- Khi Pháp kéo vào Hà Nội, nhân dân ta anh dũng chống Pháp
- Tại các tỉnh đồng bằng, ở đâu Pháp cũng vấp phải kháng cự của nhân dân ta.
 - Ngày 21-12-1873, Pháp bị thất bại ở Cầu Giấy, Gác-ni-ê bị giết.
 - Song triều đình ký Hiệp ước Giáp Tuất (15/3/1874): thừa nhận sáu tỉnh Nam Kì thuộc Pháp, đổi lại Pháp phải rút khỏi Bắc kì.
b. Nội dung:
- Triều đình công nhân 6 tỉnh Nam kì thuộc Pháp.
- Pháp rút khỏi Bắc kì.
c. Hậu quả:
- Làm mất một phần quan trọng chủ quyền, lãnh thổ, ngoại giao và thương mại của Việt Nam.
Câu 2:(2đ) 
Vì quyền lợi của giai câp, dòng họ nhà Nguyễn đã kí các hiệp ước với thực dân Pháp, đi từ đầu hàng từng bước đến đầu hàng toàn bộ.
Những hiệp ước đã biến nước ta trở thành nước nửa phong kiến, nửa thộc địa.
Câu 3: (2đ).
Phong trào Cần vương thể hiện tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
Gây cho Pháp nhũng tổn thất nặng nề.

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_kiem_tra_1_tiet_su_8_K2_Xan.doc